Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

29 tháng 6, 2011

Lời nguyện 27

Lạy Chúa
khi đến với Chúa
con tháo bỏ đôi giầy :những tham vọng của con
con cởi bỏ đồng hồ : thời khóa biểu của con,
con đóng lại bút viết : các quan điểm của con,
con bỏ xuống chìa khóa : sự an toàn của con,
để con được ở một mình với Ngài,
lạy Thiên Chúa duy nhất và chân thật.

Sau khi được ở với Ngài,
con sẽ xỏ giầy vào
     để đi theo đường của Chúa,
con sẽ đeo đồng hồ
     để sống trong thời gian của Chúa,
con sẽ mở bút ra
     để viết những tư tưởng của Chúa,
con sẽ cầm chìa khóa lên
     để mở những cánh cửa của Chúa.
                                                                  Amen

24 tháng 6, 2011

10 tips giúp bạn cải thiện chụp ảnh chân dung

         Chụp chân dung là chủ đề được nhiều người chụp nhất và dưới đây là 10 cái tips giúp bạn có thể cải thiện được kỹ năng chụp ảnh chân dung của mình
1. Ánh sáng là chìa khóa:      Ánh sáng tốt nhất để chụp chân dung là ánh sáng ‘Rembrandt’. Ánh sáng Rembrandt là ánh sáng thường được dùng trong studio, tác dụng chính của nó chiếu ánh sáng nhẹ lên một nữa khuôn mặt của chủ thể, nữa kia có thể tối hơn, tạo ra một hình ảnh 3 chiều. Kỹ thuật này tạo một hình tam giác sáng trên gò má gần camera. Hình tam giác sáng cần điều chỉnh sao cho ở ngay dưới mắt và không lan xuống dưới mũi.

       Ánh sáng Rembrandt cơ bản nhất được thiết lập với một đèn chính nên đặt ở vị trí tạo một góc 45 độ so với đường thằng nối giữa máy ảnh với nhân vật và ở vị trí cao hơn nhân vật một chút. Như trong hình:
Cũng có thể đặt thêm một tấm phản quang  về phía mặt tối của chủ thể nếu cần thiết:
2. Giữ sự mềm mại:        Ánh sáng gay gắt sẽ làm cho ảnh chân dung không đẹp, vì vậy cần tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời và tìm bóng râm nếu có thể. Tốt nhất là nên chụp vào một ngày trời có mây, hoặc, nếu chụp trong nhà, bạn cũng có thể treo rèm cửa màu sáng để có thể phản quang.

3. Tạo không gian:

       Chụp trong một căn phòng chật chội sẽ làm cho chủ thể của bạn không thoải mái, đều này là một tai nạn trong việc chụp chân dung. Nên chụp ở những căn phòng rộng rãi, sử dụng ống kính với tiêu cự dài (như 75mm) để có thể tạo không gian đằng sau chủ thể.
4. Bỏ đi những cảnh lộn xộn:      Trong nhiều trường hợp, nếu bạn muốn tập trung sự chú ý của người xem vào chủ thể hơn là nhìn các cảnh xung quanh, hãy chụp với khẩu độ lớn để làm giảm độ sâu trường ảnh, nó sẽ làm mờ hậu cảnh phía sau chủ thể.

5. Lấy nét chính xác:

       Chuyển sang chế độ tự động Single-point và lấy nét vào con mắt của chủ thể. Nếu khuôn mặt của chủ thể đối diện trực tiếp với máy ảnh, hãy lấy nét vào khoảng chính giữa của đôi mắt.

6. Sắp xếp bố cục:


        Bố cục mà khuôn mặt của chủ thể được đặt ở trung tâm khung hình rất dễ gây nhàm chán. Thay vào đó, hãy sắp xếp bố bục sao cho khuôn mặt hướng về phía trên bên phải hoặc trái của khung hình, với góc nhìn của khuôn mặt hướng về trung tâm.

7. Đầu và vai:


      Khi chụp ảnh có đầu và vai, hơi nghiêng nhẹ đầu xuống hoặc lên sẽ làm giảm sự nhô lên của trán hoặc cằm.

8.Hãy thử chụp toàn bộ:

       Với những ảnh chân dung toàn bộ cơ thể, hoặc những bức ảnh từ eo trở lên, hãy xoay chủ thể của bạn một góc nghiêng từ máy ảnh, nó gây cảm giác nhẹ nhàng và tạo hiệu ứng gầy đi. Nếu đã chụp toàn bộ chân dung, hãy tránh những bức ảnh chỉ có một nữa cánh tay hoặc chân hoặc các khớp.

9. Tạo góc nhìn mới:

        Cố gắng để cho chủ thể tạo những tư thế khác nhau như uốn khủy tay, đầu gối, lưng nhẹ nhàng để tạo ra những góc chụp hấp dẫn theo các đường cong của cơ thể.

10. Xóa bỏ các thiếu sót:

          Bức ảnh chân dung của bạn dù có đẹp đến đâu nữa thì cũng có một vài thiếu sót nhỏ, vì vậy hãy dành ít thời gian sau khi chụp để xử lý ảnh hậu kỳ qua Photoshop hoặc Lightroom, để bức ảnh có thể đẹp và nghệ thuật hơn.

 (Dịch theo Photoradar)

16 tháng 6, 2011

Nguyệt thực toàn phần

Ngày 16/06/2011.Người dân ở nhiều nơi trên thế giới vừa được chứng kiến cảnh tượng mặt trăng chuyển dần sang đỏ trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần dài kỷ lục, (100 phút ) Xin xem ảnh

Hương Thu thực hiện

14 tháng 6, 2011

Lời Nguyện 26

Lạy Chúa Giêsu,
nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại
chọn những cầu thủ bóng đá,
những tài tử điện ảnh
làm thần tượng cho đời mình.

Hôm nay
Chúa cũng muốn biết chúng con chọn ai,
và chúng con thật sự đắn đo
trước khi chọn Chúa.

Bởi chúng con biết rằng
chọn Chúa là lội ngược dòng,
theo Chúa là bước vào con đường hẹp:
con đường nghèo khó và khiêm nhu,
con đường từ bỏ và phục vụ.

Hôm nay, chúng con chọn Chúa
không phải vì Chúa giàu có,
      tài năng hay nổi tiếng,
nhưng vì Chúa là Thiên Chúa làm người.
Chẳng ai đáng chúng con yêu mến bằng Chúa.
Chẳng ai hoàn hảo như Chúa.

Ước gì chúng con can đảm chọn Chúa
nhiều lần trong từng ngày,
qua những chon lựa nhỏ bé,
để Chúa chiếm lấy toàn bộ cuộc sống chúng con,
và để chúng con
thông hiệp vào toàn bộ cuộc sống của Chúa.
                                   Amen

13 tháng 6, 2011

Lời Nguyện 25

Ngài đã xuống tận đáy lòng con,
Ngài đã xuống tận đáy lòng con,
xin cho con chỉ tập trung
vào tận đáy lòng con.

Ngài là thượng khách của lòng con,
xin chi con bước vào nhà
là chính đáy lòng con.

Ngài chọn cư ngụ trong lòng con,
xin cho con biết ngồi yên
ngay tại đáy lòng con.

Duy Ngài ở lại trong con,
xin cho con biết chìm sâu
xuống tận đáy lòng con.

Duy Ngài hiện diện trong lòng con,
xin cho con biết xóa mình
khi ngài ở bên con.

Khi con đã gặp ngài,
không còn con và Ngài nữa.
Con chẳng là gì cả
và Ngài là tất cả
          Amen

12 tháng 6, 2011

13.06 THÁNH ANTÔN PADUA, LINH MỤC VÀ TIẾN SĨ HỘI THÁNH (1195 - 1231)


Lòng tôn sùng rộng rãi và mạnh mẽ đối với thánh Antôn Padua thật lạ lùng so với những sự kiện đời Ngài. Ngài sinh năm 1195 có lẽ gần Lisbonne, với tên gọi là Fernandô. Cha Ngài là hiệp sĩ và viên chức tại triều đình hoàng đế Alphongsô thứ II, vua nước Bồ Đào Nha. Fernadô được gởi đi học trường nhà thờ chánh tòa tại Lisbonne. Nhưng vào tuổi 15, Ngài gia nhập dòng thánh Augustinô.
Sau hai năm tại nhà dòng, Ngài xin được chuyển về Coimbra vì bạn bè đến thăm quá đông. Tu viện Coimbra có một trường dạy Thánh kinh rất danh tiếng. Tám năm trời Fernadô nỗ lực học hỏi và đã trở thành học giả sâu sắc về thần học và kinh thánh.
1. Biến cố thay đổi
Ngày kia với nhiệm vụ tiếp khách, Ngài săn sóc cho 5 tu sĩ Phanxicô đang trên đường tới Morocco. Về sau họ bị tàn sát dã man và thi hài họ được đưa về Coimbra để tổ chức quốc táng. Fernadô mong ước hiến đời mình cho cánh đồng truyền giáo xa xăm.
Nôn nóng với ước vọng mới, Fernadô phải tiến một bước bất thường đầy đau khổ là rời bỏ dòng Augustinô để nhập dòng Phanxicô. Nhà dòng đặt tên Ngài là Antôn và chấp thuận cho Ngài tới Moroccô. Nhưng vinh dự tử đạo không được dành riêng cho Ngài. Ngài ngã bệnh và phải trở về nhà, Trên đường về, con tàu bị bão thổi bạt tới Messina ở Sicyly. Thế là An tôn nhập đoàn với anh em Phanxicô nước Ý. Có lẽ thánh nhân có mặt trong cuộc họp ở Assisi. Năm 1221, và gặp thánh Phanxicô ở đây. Ít lâu sau Ngài được gởi tới viện tế bần ở Forli gần Emilia để làm những công việc hèn hạ.
2. Biến cố hai.
Dầu vậy một biến cố bất ngờ khiến người ta khám phá ra khả năng đặc biệt của thánh nhân. Trong một lễ nghi phong chức ở Forli nhà giảng thuyết đặc biệt vắng mặt. Không ai dám thay thế. Cha giám tỉnh truyền cho An tôn lên tòa giảng. Antôn làm cho khán giả kinh ngạc. Người ta thấy ngay trước được rằng: Ngài là một nhà giảng thuyết bậc nhất. Hậu quả tức thời không Ngài được chỉ định làm nhà giảng thuyết trong cả Italia. Đây là một thời mà Giáo hội cần đến những nhà giảng thuyết hơn bao giờ hết để chống lại các lạc thuyết.
Kể từ đó nhà tế bần Forli không còn gặp lại Antôn nữa. Ngài du hành không ngừng bước từ miền nam nước Ý tới miên Bắc nước Pháp, hiến trọn thời gian và năng cực cho việc giảng dạy. Sự đáp ứng của dân chúng đã khích lệ Ngài nhiều, các nhà thờ không đủ chỗ cho người đến nghe. Người ta phải làm bục cho Ngài đứng ngòai cửa. Nhưng rồi đường phố và quảng trường đã lại chật hẹp quá và người ta lại phải mang bục ra khỏi thành phố tới những cánh đồng hay sườn đồi, nơi có thể dung nạp những 20, 30, 40 ngàn người đến nghe Ngài. Nghe tin Ngài đến đâu, thì nơi đó tiệm buôn đóng cửa, chợ hoãn phiên họp, tòa ngưng xử án. Suốt đêm dân chúng từ khắp hướng đốt đuốc tụ về. Dường như bất cứ ai một lần chịu ảnh hưởng của thánh Antôn thì không có gì chống lại được sự lôi cuốn bởi các bài giảng của Ngài.
3. Chủ trương.
Ngài thường mạnh mẽ chống lại sự yếu đuối của hàng tu sĩ qua những tội nổi bật trong xã hội đường thời như: tính tham lam, nếp sống xa hoa, sự độc đoán của họ. Đây là một giai thoại điển hình: khi Ngài được mời để giảng ở hội đồng họp tại Bourges, dưới sự chủ tọa của tổng giám mục Simon de Sully. Với những lời mở đầu "Tibi loquor cornute" (Tôi xin thưa cùng Ngài đang mang mũ giám mục trên đầu), thánh nhân tố giác vị giám mục mới Ngài tới, làm mọi thính giả phải kinh ngạc.
Cũng tại Bourges, nên ghi lại một phép lạ lừng danh về một con lừa thờ lạy bí tích cực trọng. Với một người Do thái không tin phép Bí tích Mình Thánh.
Thánh nhân nói : - Nếu con lừa ông cưỡi mà quỳ xuống và thờ lạy Chúa ẩn mình dưới hình bánh thì ông có tin không ?
Người Do thái nhận lời thách thức. Hai ngày ông ta không cho lừa ăn rồi dẫn tới chỗ họp chợ, giữa một bên là lúa mạch và bên kia thánh Antôn kiệu Mình Thánh Chúa đi qua, con vật quên đói quay sang thờ lạy Chúa.
Mùa chay cuối cùng thánh Antôn giảng ở Padua. Và người ta còn nhớ mãi về sau nhiệt tình mà thánh nhân đã khơi dậy. Dân địa phương đã không thể nào tìm ra thức ăn lẫn chỗ ở cho đoàn người đông đảo kéo tới. Nhưng sau mùa chay này, thánh nhân đã kiệt sức. Ngài xin các bạn đồng hành đưa về nhà thờ Đức Maria ở Padua để khỏi làm phiền cho chủ nhà trọ. Không nói được nữa. Ngài dừng chân ở nhà dòng Đức Mẹ người nghèo ở Arcella.
Tại đây, người ta đặt Ngài ngồi dậy và giúp Ngài thở. Ngài bắt đầu hát thánh thi Tạ ơn và qua đời giữa tiếng ca ngày 13 tháng 6 năm 1231.

Tác giả Hạnh Tích Các Thánh

LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG: BÌNH AN CHO CÁC CON


L ễ Hiện Xuống ABC                                        
Bình An Cho Các Con
Gio 20:19-31: 19 Vào lúc xế chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi ở của các môn đồ các cửa đều đóng kín, vì sợ người Do Thái; Ðức Yêsu đã đến, đứng giữa họ, và Ngài nói: “Bình an cho các ngươi!” 20 Nói thế rồi, Ngài cho họ thấy tay chân và cạnh sườn Ngài. Các môn đồ mừng rỡ, vì được thấy Chúa. 21 Một lần nữa, Ngài nói với họ: “Bình an cho các ngươi! Cũng như Cha đã sai Ta, Ta cũng sai các ngươi ” 22 Nói thế rồi, Ngài thổi hơi trên họ và nói với họ: “Hãy chịu lấy Thánh Thần. 23 Các ngươi tha tội cho ai, thì tội họ được tha; các ngươi cầm giữ tội ai, thì tội họ bị cầm giữ!”
24 Thôma, nghĩa là “sinh đôi”, là một người trong nhóm Mười hai, không ở với họ khi Ðức Yêsu đến. 25 Các môn đồ khác nói với ông: “Chúng tôi đã thấy Chúa!” Ông nói với họ: “Nếu nơi tay Ngài, tôi không thấy các đấu đinh, và tra tay tôi vào lỗ đinh, cùng tra bàn tay tôi vào cạnh sườn Ngài, tôi sẽ không tin!” 26 Tám ngày sau, các môn đồ ở trong (nhà), có Thôma ở với họ, Ðức Yêsu đến, đang lúc các cửa đều đóng kín; Ngài đứng giữa họ và nói: “Bình an cho các ngươi!” 27 Ðoạn Ngài nói với Thôma: “Hãy đem ngón tay ngươi đặt đây, này tay Ta; hãy đem tay ngươi tra vào cạnh sườn Ta và đừng ở như người cứng tin, mà là như người thành tín!” 28 Thôma đáp lại và nói với Ngài: “Lạy Chúa tôi và là Thiên Chúa của tôi!” 29 Ðức Yêsu nói với ông: “Bởi thấy Ta, ngươi đã tin. Phúc cho những ai không thấy mà tin!”
30 Ðức Yêsu đã làm trước mặt các môn đồ của Ngài nhiều dấu khác lạ nữa, không viết lại trong sách này. 31 Các điều đã viết đây, là để anh em tin rằng: Ðức Yêsu chính là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa; và bởi tin thì anh em được có sự sống nhờ Danh Ngài.

Bối cảnh của đoạn 20:19-23 là buổi chiều cùng ngày Phêrô và Gioan chạy ra mồ Chúa (20:1-10). Chúa hiện ra cho các môn đệ sau khi Maria tin cho họ biết là cô đã thấy Người. Có thể phân đoạn nầy thành hai dựa trên lời Chúa nói: “Bình an cho các con” (20:19.21). Một hành động được kèm theo sau mỗi lời nầy: Chúa cho các ông xem tay và cạnh sườn (20:20a), Người sai các ông đi và ban Thánh Thần (20:21b-22). Theo sau hành động của Chúa là thái độ của các môn đệ: vui mừng vì thấy Chúa (20:20b) và lãnh nhận quyền tháo gỡ tội lỗi (20:23).
Chúa Giêsu ban bình an lần thứ nhất để chứng tỏ Người đã sống lại. Vì sợ người do thái mà các môn đệ đã mất bình an. Dấu hiệu bên ngoài của điều nầy là họ đóng chặt mọi cánh cửa. Họ lo sợ người do thái vì người do thái đóng vai trò chủ chốt trong việc bắt và đóng đinh Người (18:12). Nhiều người khác cũng đã phải sợ quyền lực nầy, nhất là trong những chuyện liên quan đến Người (7:13; 9:22; 19:38). Hơn nữa, trước những sự kiện Phêrô và Maria Mađalêna đã thuật lại, họ càng xao xuyến thêm. Phải tin vào ai? Chúa Giêsu đã báo cho họ trước là đừng để tâm hồn xao động, cả khi bị bắt bớ vì Người đã ban cho họ sự bình an của Người (14:27; 16:33). Lần nầy rất ý nghĩa, việc ban bình an của Người kèm theo việc cho các môn đệ thấy vết thương ở tay và cạnh sườn. Đó là những dấu vết của cuộc thương khó mà Người đã chịu bởi tay người do thái (19:34). Nhưng Người đã sống lại. Người đã chiến thắng sự chết mà được xem như là biện pháp cuối cùng và hiệu quả nhất người do thái đã nghĩ đến để tiêu diệt Người. Do đó, không còn lý do gì để phải sợ hãi nữa những người ấy chỉ giết được thân xác. Ngược lại, họ vui mừng vì đã thấy và gặp lại Người. Nỗi vui mừng ấy từ nay không ai lấy mất được (16:22; 20:20).
Chúa Giêsu ban bình an lần thứ hai để sai các môn đệ đi và mở ra giai đoạn mới. Để thực hiện, Chúa Giêsu đã làm cho các môn đệ những điều mà Chúa Cha đã làm cho Người: ban sứ mạng và Thánh Thần. Người sai họ đi như Chúa Cha đã sai Người vào trần gian (17:18). Họ lãnh nhận cùng một sứ mạng như Người đã lãnh nhận. Người ban cho họ Thánh Thần mà Người đã lãnh nhận trong ngày khởi đầu sứ vụ (1:33). Bây giờ Người đã được tôn vinh, nên Người có thể ban Thánh Thần ấy lại cho các môn đệ của Người (x. 7:39). Hơn nữa, trong lời ban bình an (cc. 19.21) Người bảo đảm cho họ cả sự hiện diện luôn mãi của Người.
Với quyền tháo gỡ tội lỗi được ban cho các môn đệ (c. 23), Chúa Giêsu muốn họ chuẩn bị tâm hồn con người để đón nhận tin mừng về sự phục sinh của Người; việc mà Người đã làm khi khởi đầu việc rao giảng (x. Mk 1:14-15). Tuy nhiên, lúc nầy vì Người đã hoàn tất công trình cứu chuộc và đã biểu lộ cách rõ ràng Người là Con Thiên Chúa đã sống lại trong vinh quang phục sinh, nên lời mời gọi tin vào tin mừng (x. Mk 1:15) sẽ đồng nghĩa với một chọn lựa: tin vào Chúa Kitô sống lại thì được cứu độ, không tin vào Người thì bị kết án (x. 3:18). Đó là lý do tại sao Người ban cho các môn đệ quyền tháo gỡ tội lỗi dựa trên phán đoán ai tin hay không tin vào Chúa Giêsu sống lại.
Chúa Giêsu sống lại ban sự bình an không sợ hãi sự chết cho những ai tin vào Người. Sự bình an ấy ban cho họ sức mạnh để loan báo tin mừng Người đã phục sinh.
Bối cảnh của phần hai (20:24-29): không gian vẫn là tại căn phòng nơi các tông đồ đang tụ họp (20:19); thời gian là “tám ngày sau” (20:26). Bố cục của đoạn có thể phân chia như sau: – Tôma, người vắng mặt trong lần hiện ra trước (20:24); – Lời chứng của các tông đồ và Tôma không tin (20:25); – Đối thoại của Chúa Giêsu và Tôma (20:26-28); – Kết luận của Chúa Giêsu (20:29).
Tôma không có mặt với các tông đồ khác trong lần Chúa Giêsu hiện ra trước (20:19-23). Lời chứng của các tông đồ: “Chúng tôi đã thấy Chúa” (20:25a) giống như lời của Maria Mađala (20:18). Tương quan giữa “thấy” và “tin” rất được nhấn mạnh (1:50; 3:36; 4:48; 19:35), và đặc biệt trong trình thuật về sự sống lại. Gioan “đã thấy và đã tin” (20:8), Maria Mađala đã thấy Chúa (20:18), các tông đồ cũng đã thấy (20:20.25). Phần Tôma, thấy để có thể tin không đủ; ông muốn có thêm kinh nghiệm “đụng chạm” nữa. Ông đặt điều kiện “nếu tôi không… thì tôi không”, nghĩa là nếu Chúa không thực hiện những điều kiện của ông, thì không vẫn từ chối tin vào lời chứng của các tông đồ khác (x. 20: 25b). Maria Mađala muốn giữ thân xác Chúa Giêsu lại (x. 20:17), còn Tôma muốn đụng chạm đến các vết thương ở tay, chân và cạnh sườn Người. Các vết thương nơi tay và chân do bị đóng đinh (19:18), và nhất là vết thương ở cạnh sườn do một người lính đâm thủng (19:34) là những yếu tố rất cần thiết giúp cho các tông đồ tin. Chúng giúp cho các tông đồ tin là Đấng Sống Lại cũng chính là Đấng Đã Bị Đóng Đinh, và đã có một chứng nhân giữa họ thấy Người bị đâm ở cạnh sườn (x. 19:34). Bởi đó, Người đã cho các tông đồ thấy “tay và cạnh sườn” (20:20). Họ thấy và họ đã tin. Còn Tôma, không chỉ thấy, mà còn muốn đụng tay vào những vết thương ấy. Vậy, ông đặt cho Chúa Giêsu một điều kiện phải thực hiện để ông có thể tin.
Chúa Giêsu và Tôma (20:26-28). Tám ngày sau, Chúa Giêsu lại hiện ra giữa các tông đồ lúc cửa đang đóng, và lời chào như lần trước: “Bình an cho các con” (20:19.21.26). Điều nầy cho thấy sự liên hệ với đoạn trước (20:19-23). Hơn nữa, chỉ dẫn về thời gian “sau tám ngày” đối chiếu với “ngày thứ nhất” (20:1) “cùng ngày hôm ấy” (20:19) cho thấy các lần hiện ra Chúa Giêsu cố ý thực hiện trong ngày của Chúa. Lần nầy, có Tôma hiện diện, và Chúa Giêsu có cơ hội thực hiện những điều kiện của ông. Người ra những mệnh lệnh cho ông: “hãy xỏ ngón tay vào” “hãy đặt tay vào” các vết thương của Người (20:27); đồng thời, “Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” (20:27c). Người cho ông thực hiện kinh nghiệm cách thể lý điều kiện ông đã đặt ra. Rồi Người mời gọi ông vượt qua bên kia lòng tin có điều kiện ấy, để chỉ tin vào Người. Điều kiện cần thấy mới tin, hoặc có thêm kinh nghiệm đụng chạm, không phải là điều Chúa Giêsu ưa chuộng (x. 3:36). Vì có nhiều Người thấy mà vẫn không tin (x. 6:30.36). Tôma đã chấp nhận thách đố của Người, và đã tuyên xưng: “Lạy Chúa của tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (20:28). Martha cũng tuyên xưng tương tự như thế vào Chúa Giêsu trong biến cố Lazarô được làm cho sống lại (x. 11:27), sau khi Chúa Giêsu tự xưng chính Người là sự sống lại và sự sống (11:25). Như thế, lời tuyên xưng nầy cho thấy Tôma tin là Chúa Giêsu đã sống lại; đồng thời qua đó, ông bước vào niềm tin của các tông đồ khác và của Maria Mađala vào Chúa Sống Lại khi họ nói là họ đã thấy “Chúa” (x. 20:8.18.20.25.28; 21:7.12). Vậy, từ niềm tin có điều kiện, Tôma đã nhận biết Đấng Sống Lại và hết cứng lòng tin.
Phúc cho những ai không thấy mà tin (20:29). Tin mừng về Đấng Sống Lại phải được loan báo theo lệnh truyền. Maria Mađala nhận lệnh đi báo lại cho các tông đồ (20:17); các tông đồ loan báo cho Tôma (20:25). Và dĩ nhiên, tin mừng nầy còn được loan truyền cho các thế hệ tiếp nối theo sau. Đấng Sống Lại sẽ ra đi. Không thể tất cả có thể làm kinh nghiệm như Tôma và các tông đồ. Bởi đó, mối phúc “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (20:29) cho thấy lời loan báo “Chúng tôi đã thấy Chúa” (20:18.25) của những chứng nhân đầu tiên là quan trọng hơn cả và đầy đủ rồi để có thể tin là Chúa Giêsu đã sống lại (20:18.25; 1Gio 1:1) và không cần mỗi người phải có một kinh nghiệm thấy Người và đụng chạm Người cách thể lý.
Chúa Giêsu Sống Lại không còn ở trong điều kiện xác phàm như lúc Người đến trần gian, nên việc thấy Người bằng mắt xác phàm cũng không cần thiết nữa. Chỉ tin vào lời chứng của các tông đồ về Chúa Sống Lại là đủ.
Lm Đặng Quang Tiến

Máy ảnh chống nước, chống va đập mới của Ricoh

Ricoh PX có thể hoạt động dưới độ sâu 3 mét trong 60 phút hoặc chịu va đập khi rơi từ độ cao 1,5 mét.

Mẫu máy ảnh compact mới của Ricoh sử dụng cảm biến CCD độ phân giải 16 Megapixel tích hợp khả năng ổn định hình ảnh. Ricoh PX có ống kính zoom quang 5x tương đương dải tiêu cự 28-140mm, quay video chuẩn HD 720p và hỗ trợ độ nhạy sáng ISO từ 100 đến 3.200.
Màn hình phía sau máy có kích thước 2,7 inch. Theo thông báo của Ricoh, PX có thể chịu va đập khi rơi từ độ cao 1,5 mét và hoạt động trong nước dưới độ sâu 3 mét khoảng 60 phút.
Ricoh cũng bán kèm các mẫu máy ảnh nhiều vỏ silicon bảo vệ máy với nhiều màu sắc. Hãng máy ảnh, thiết bị văn phòng Nhật Bản hiện chưa công bố ngày bán và giá chính thức model này.

Ricoh PX có kiểu dáng vuông vức, ít điểm nhấn.


Màn hình phía sau kích thước 2,7 inch.


Ricoh PX có thể quay video chuẩn HD.

Vỏ silicon nhiều màu sắc cho Ricoh PX.
             Sohoa(ApL)

7 tháng 6, 2011

Cải thiện chức năng chụp Macro

  • Ảnh macro mở ra cho chúng ta một thế giới hoàn toàn mới lạ, tuy nhiên chụp ảnh macro có vài điều khó khăn nhất định. Với những hướng dẫn sau, hi vọng bạn có thể hiểu được rõ ràng hơn với thể loại ảnh này.




1.     Sử dụng tripod:Trong ảnh macro, với một sự chuyển động dù là nhỏ nhất của máy ảnh trong thời gian phơi sáng cũng có thể cho ra kết quả xấu. Sử dụng một tripod vững chắc với một bộ điều khiển chụp ảnh từ xa hoặc bằng dây cáp để giữ máy ảnh không chuyển động khi bạn chụp.
2.     Tốc độ màn trập:Tốc độ màn trập nhanh không những làm giảm nguy cơ máy ảnh rung lắc mà còn bỏ được hiệu ứng mờ khi chủ thể chuyển động, đặc biệt là khi bạn chụp một bông hoa ngoài trời cũng có thể sẽ bị những cơn gió thổi qua làm lung lay.
3.     Thiết lập khẩu độ:Để tối đa hóa độ phóng đại, ống kính macro có độ sâu trường ảnh rất nhỏ, vì vậy bất cứ vật gì cách nhau một vài milimet ở phía trước và phía sau điểm lấy nét sẽ bị mờ.Vì vậy sử dụng khẩu độ nhỏ sẽ đem lại cho bạn độ sâu trường ảnh tốt hơn nhưng cũng sẽ đòi hỏi bạn sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn.
4.     Độ nhạy:Để giữ tốc độ màn trập nhanh một cách hợp lý, trong khi cũng sử dụng khẩu độ khá nhỏ khoảng f/11 tới f/16, hãy tăng độ nhạy sáng của máy ảnh (ISO)




5.     Mirror lock-up:Thiết lập này sẵn có trong thiết lập menu custom của máy ảnh. Thiết lập này khóa gương của bạn và tránh máy ảnh rung lắc khi gương bật lên.
6.     Dùng Flash:Flash có thể mang lại chi tiết của những vật thể nhỏ và cung cấp sự linh hoạt cho tốc độ màn trập và khẩu độ. Tuy nhiên, nên sử dụng flashgun trong ảnh macro vì khoảng cách gần của chủ đề đến máy ảnh sẽ làm giảm ánh sáng từ pop-up flash.




7.     Lấy nét bằng tay:Lấy nét là một việc rất quan trọng khi chụp với độ sâu trường ảnh nhỏ, vì vậy để autofocus sau đó di chuyển vị trí máy ảnh để lấy đúng điểm lấy nét là một việc sai lầm. Thay vào đó, chuyển sang chế độ lấy nét bằng tay để chọn ra vùng nào mà bạn muốn nó rõ ràng.
8.     Chụp những con côn trùng:Khi chụp ảnh Macro, mọi người thường chụp hoa trước sau đó là chụp những con côn trùng. Với những con côn trùng nhỏ đó, nó có thể trở nên đáng sợ và lạ lẫm hơn qua sức mạnh của ống kính Macro.
                             (ApL)

6 tháng 6, 2011

06.06 THÁNH NOBERTÔ (1080 - 1134)


Thánh Noberto sinh khoảng năm 1080 tại Xanten, Ngài là con út trong một gia đình vương giả và có họ với nhà vua. Theo truyền thống cao thượng, Ngài đã được dự tính cho làm linh mục. Nhưng thời còn niên thiếu, Noberto đã sống quá xa lý tưởng. Giàu có của cải cũng như dồi dào sinh hư, lại có bản chất dễ dãi, Noberto cho mình vào những buổi lễ linh đình và những cuộc vui chơi thế gian. Không bao giờ một ý tưởng đứng đắn lại có thể xóa tan được những ảo tưởng Ngài nuôi dưỡng trong lòng.
Điều may mắn là khi ham vui như vậy, Ngài vẫn không sao nhãng việc học hành. Nhờ vậy, Noberto thông hiểu mọi khoa học, vua Henty mến chuộng Noberto và thâu dụng vào triều đình. Tuy nhiên Noberto vẫn tiếp tục nếp sống xưa. Biết rằng: chỉ có nhân đức mới mang lại hạnh phúc cho tâm hồn, nhưng Noberto lại yêu chuộng "xiềng xích" và không can đảm bẻ gãy được.
Một ngày kia Noberto cỡi ngựa đến một làng ở miền Wesphale. Ngài dẫn theo một giai nhân đi tìm thú vui. Khi đến giữa một đồng cỏ thì một cơn giông tố nổi lên sấm chớp dữ dằn. Khó tìm được một nơi trú ngụ, nên Ngài phi ngựa nước rút mong sớm tới đích. Nhưng một cú sét đánh ngay vào chân ngựa. Con vật hoảng hốt hất tung Kỵ sĩ xuống đất. Noberto nằm bất tỉnh tại chỗ như chết trong một giờ. Tỉnh dậy Noberto kêu lên như thánh Phaolô ngày trước : - Lạy Chuá, Chúa muốn con làm gì ?
Một tiếng nói bên trong đáp lại : - Hãy tránh sự dữ và làm điều lành.
Noberto chỗi dậy và quyết đền bù đời sống đã qua. Khi trở lại triều đình , Ngài trở về Xanten, sống những thinh lặng nội tâm, mặc áo nhặm và dành trọn thời gian cho viêc suy gẫm cầu nguyện. Từ đó, Ngài đã không còn đặt một giới hạn nào cho bậc trọn lành nữa, Ngài đã dành hai năm sám hối để dọn mình chịu chức linh mục và chỉ dâng thánh lễ đầu tiên sau 40 ngày chuẩn bị trực tiếp, Ngài bán hết mọi của cải, phân phát cho người nghèo rồi đi chân không đến xin Đức giáo hoàng ban quyền cho đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Những bài giảng nhất là chính đời sống gương mẫu của Ngài đã tạo nên được nhiều cuộc hối cải là lùng. Chính trong khi thực hiện nỗ lực tông đồ này mà thánh Noberto đã thiết lập tu viện ở Premontré, thường được gọi là dòng áo trắng.
Năm 1126, Noberto được đặt làm Tổng giám mục tại Magdburg. Đức tân giám mục vẫn không giảm bớt khắc khổ đi chân không, Ngài nỗ lực đổi mới giáo phận với nhiệt tâm của một thánh nhân bậc nhất. Trong nỗ lực ấy, Ngài phải chịu dựng biết bao là khó khăn, người ta tìm cách cản trở đến độ muốn mưu sát Ngài, nhưng lòng quả cảm và sự nhẫn nại đã đưa Ngài tới thành công. Trong một ít năm, Ngài đã sửa lại được những lạm dụng và làm cho mọi chỗ nên đạo đức hơn. Ngài thường nói: - Tôi đã ở trong triều đình đã rút vào đơn độc, đã được dặt nhiều chức vụ, nhưng tôi đã không tìm thấy được điều gì đẹp hơn là được phụng sự Chúa và thuộc trọn về Ngài.
Ở vào địa vị tổng giám mục, thánh Noberto từ đây cũng ảnh hưởng tới Giáo hội ngày càng nhiều hơn. Ngài là bạn của thánh Bernadô và đã giúp đỡ thánh nhân chống lại giáo hoàng giả Anacletus, Ngài cũng đã thành công trong việc chống lại lạc thuyết của Chúa trong bí tích Thánh Thể.
Sau bao nhiêu nỗ lực để đổi mới lòng đạo đức trong giáo phận thánh Noberto qua đời vì kiệt sức vào năm 1134.

Tác giả Hạnh Tích Các Thánh

5 tháng 6, 2011

05.06 THÁNH BONIFACIÔ, GIÁM MỤC TỬ ĐẠO (673 - 754)

THÁNH BONIFACIÔ, GIÁM MỤC TỬ ĐẠO (673 - 754)

Tác giả Hạnh Tích Các Thánh
Thánh Bônifaciô có tên sơ khởi là Winfrid. Ngài là người Saxon miền nam, sinh ở Creditôn gần Exêter, năm 673, thời đó, phong trào truyền giáo rất mạnh mẽ ở nước Anh. Gia đình Ngài thường là nơi dừng chân của rất nhiều nhà truyền giáo. Winfrid rất thích gần gũi ở những con người thánh thiện này và không bỏ mất một lời nào các Ngài kể lại và năng hỏi thăm về những chân lý các Ngài rao giảng. Một ngày kia Winfrid hỏi các Ngài phải làm gì để được cứu rỗi ? Các vị thừa sai trả lời: - Phải nỗ lực để nên tốt lành với mọi người và đừng nghĩ đến mình.
Nghe những lời này, Winfrid muốn lên đường ngay để rao giảng Tin Mừng cho lương dân. Ngài đã xin cha đi tu nhưng cha Ngài đã từ chối. Ngài ngã bệnh khiến cha Ngài hốt hoảng và đã chấp nhận.
Winfrid nhập dòng ở Exeter và vì thiện chí học hỏi của Ngài, người ta gởi Ngài tới Nursling để học kinh thánh, thơ văn và văn phạm, năm 717, Winfrid đã trở thành một giáo sĩ nổi bật của miền nam Saxon và được đề nghị làm tu viện trưỏng tu viện Nursling. Nhưng Ngài đã quyết định gia nhập nhóm truyền giáo. Angle-saxon lên đường tới Frisia. Vẫn quan tâm đến các công việc của nước Anh cho đến hết đời, Ngài giữ liên lạc thư từ rất thường xuyên nhưng không hề viếng nước Anh lần nào nữa.
Miền đất Winfrid muốn đến rao giảng Tin Mừng là một vùng thuộc nước Đức và nằm giữa hai giòng sông Rhin và Danube. Cả người Rôma lẫn người Pháp đã không thuần hoá được dân chúng hung dữ của miền này. Nhưng một cuộc chiến bùng nổ giữa bá ước Ratborol và Charles Martel, khiến Ngài không cập bến được. Ngài hướng về Roma với một nhóm hành hương và xin sự chẩn nhận của Đức giáo hoàng. Đức Thánh cha Grêgoriô II đã chúc lành cho tu sĩ này và ban cho mọi người quyền hạn để mang Nước Chúa đến cho dân Đức còn đang thờ ngẫu tượng.
Rời Rôma, Người rảo qua các miền Lombardie, Baviere và Thuringia học hiểu ngôn ngữ và giữ các phong tục địa phương của đám dân. Ngài muốn truyền bá Tin Mừng. Ngài đã đến Frisia, đến giữa nước Đức, và lập được nên một nhà nguyện, một tu viện ở Hambourg. Thành quả này làm phấn khởi cũng như thúc đẩy tình yêu nơi vị tông đồ. Những cuộc trở lại đạo này ngày một nhiều.
Năm 722 Đức giáo hoàng gọi Winfrid về Roma và tấn phong Ngài làm giám mục. Đức Giáo hoàng nói : - Từ nay con sẽ mang tên là Bônifaciô, nghĩa là "người thi ân". Đây là lần đầu tiên một tòa giám mục ở xa đã theo thực hành địa phương của Italia và đã tỏ bày sự tuân phục đối với Đức Giáo hoàng .
Bônifaciô lại lên đường truyền giáo với tư cách giám mục. Ngài sẽ không ở Frisia dưới quyền Willibord, nhưng muốn mở ra một lãnh địa mới ở Tây Đức. Ngài đã bắt đầu ở Hesse miền Thuringia là nơi Ngài đã đến đốn một cây sồi cổ thụ. Dân chúng đặt tên cho cây sồi này là "sức mạnh thần Jupiter". Thánh nhân đã triệt hạ cây cổ thụ cách dễ dàng lạ lùng rồi dùng cây dựng nhà thờ kính thánh Phêrô. Dân chúng thờ ngẫu thần đã giận dữ vì sợ bị thần minh oán phạt. Họ tuốn đến đe dọa thánh nhân. Nhưng khi nghe Ngài nói rất hay và đầy tình đầy nghĩa, nhiều người đã trở lại đạo.
Charles Martel lúc ấy sẵn sàng đem binh lực phục vụ Kitô giáo. Tuy nhiên Đức Giám mục Bônifacio đã không muốn cậy dựa vào sức mạnh mà chỉ dùng tình thương để cải hóa các tâm hồn. Ngài đã thiết lập nhiều tu viện và kêu gọi sự trợ giúp từ nước Anh gởi tới. Đã có nhiều linh mục, nghệ sĩ, văn sĩ, tới góp công và nhiều người khác đóng góp của cải cho việc truyền giáo. Cứ như thế mà thánh Bônifacio đã có thể trao phó cộng đoàn nhỏ bé và mới mẻ cho các tu sĩ coi sóc rồi lại lên đường tiếp tục mở mang nước Chúa.
Đức giáo hoàng Gregoriô III phong đức Bônifacio lên chức Tổng giám mục và trao cho trách nhiệm thiết lập các toà giám mục ở nước Đức. Sau cuộc viếng thăm Rôma lần thứ ba, Ngài nhận sứ mệnh tổ chức Giáo hội ở hữu ngạn sông Rhin. Suốt 7 năm đi rao giảng Tin Mừng ở Hesse, Ngài đi vào khu rừng phân cách Hesse và Thuringia. May mắn, nhà truyền giáo được hứơng dẫn tiến về thung lũng Fuloda. Cùng với các tu sĩ, Ngài phá rừng đào đất và xây dựng tu viện Fulda. Tu viện này sẽ trở nên thành trì của đời sống tôn giáo trí thức của dân man rợ thời Trung Cổ.
Đức Tổng giám mục Bônifacio chọn Mayence làm toà tổng giám mục. Carlôan con của Charles martel chọn đời sống tu trì và nhường quyền kế vị cho Pépin. Ông này muốn được một đức giám mục lớn phong vương. Trong một lễ nghi long trọng ở Soissons, vị tông đồ đã đặt vương miện lên đầu Pépin le Brej. Sau đó không kể gì đến tuổi già, Ngài lại lên đường truyền giáo.
Ngài xuống thuyền với 50 người tùy tùng gồm có các linh mục, tu sĩ và các sinh viên. Đoàn thuyền tới giữa các cánh đồng lầy lội. Cư dân của vùng này còn sống rất hoang dại. Các nhà truyền giáo rao giảng Tin Mừng cho họ. Đức cha Bônifacio hẹn các tân tòng ở Dokum, gần bờ bể, ngày 5 tháng 6 năm 756, hôm ấy là lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lúc vừa cử hành thánh lễ thì một đoàn người mang khí giới xông tới, Bônifacio quay về với các bạn và nói: - Can đảm lên, khí giới này không làmgì được linh hồn.
Các lương dân xông vào sát hại các nhà truyền giáo. Một nhát búa bổ xuống Đức Tổng giám mục và cuốn Phúc âm Ngài đang cầm trong tay.
Xác thánh nhân được đưa về chôn cất ở nhà thờ chánh tòa Fulda. Thư viện còn lưu giữ được cuốn sách bị chặt đứt của thánh nhân.

Lời Nguyện 24

Lạy Chúa Giêsu,
xin biến đổi con,
xin biến đổi con từ từ qua cầu nguyện.

Mỗi lần con thấy Chúa,
       xin biến đổi ánh mắt con.
Mỗi lần con rước Chúa,
       xin biến đổi môi miệng con.
Mỗi lần con nghe lời Chúa,
       xin biến đổi tai con.

Xin làm cho khuôn mặt con ngời sáng hơn
sau mỗi lần gặp Chúa.

Ước chi mọi người thấy nét tươi tắn của Chúa
trong nụ cười của con,
thấy sự dịu dàng của Chúa
trong lời nói của con.

Thế giới hôm nay không cần những kitô hữu
có bộ mặt chán nản và thất vọng.

Xin cho con biết nhẫn nại và can đảm
cùng đi với Chúa và với tha nhân
trên những nẻo đường gập ghềnh.
                    Amen

3 tháng 6, 2011

03.06 THÁNH CAROLÔ, PHÊRÔ LWANGA, VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO (1885 - 1887)



03.06 THÁNH CAROLÔ, PHÊRÔ LWANGA, VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO (1885 - 1887)


Dân da đen sống ở miền Ouganda, Trung Phi thuở ấy chưa hề nghe đến tên Chúa. Ma quỉ còn thống trị họ với mọi thứ phù phép. Họ chém giết lẫn nhau và ăn thịt nhau nữa. Trẻ em bị bỏ rơi. Đàn bà bị coi như thú vật phải làm việc mệt nhọc và bị sát hại theo sở thích của đàn ông.
Ngày kia hai cha thừa sai Lourdel và Livinhac đến với họ sau một cuộc hành trình đầy cực khổ. Các Ngài đến gặp nhà vua trong chòi của ông và buổi đầu mọi sự tốt đẹp. Các Ngài tận tụy phục vụ.
Dân da đen đã không bao giờ tưởng tượng được điều các vị thừa sai nói cho lại là điều tốt đẹp như vậy: Họ có một người cha trên trời đã yêu thương họ đến nỗi đã ban con mình là Chúa Giêsu đến cứu chuộc họ, và Chúa Giêsu lại chết trên thánh giá đã họ được về trời với Người, như thế họ lại không yêu mến vâng phục Người để được gặp lại Người trong hạnh phúc bất tận sao ? Để được như vậy, họ quyết yêu thương nhau theo luật Chúa để nên tốt hơn. Khi đã cố gắng lãnh phép Rửa tội. Chúa Giêsu đổ tràn ơn thánh vào trong lòng họ và kết hợp với họ trong Bàn tiệc Thánh Thể.
Nhà Vua cũng rất thích điều các Cha nói. Những điều các Ngài rao giảng làm cho các phù thủy và bọn người Ả rập buôn người giận dữ. Một thị động bị vu oan và bị thiêu sống. Anh ta xin được rửa tội và đã can đảm chịu cực hình, các nhà thừa sai cảm thấy cơn bách hại đã đến nên vội rửa tội cho những người đã được chuẩn bị rồi rút lui với một số trẻ em các Ngài đã chuộc lại được. Các Ngài rút lui về bờ hồ phía nam, là nơi bệnh đậu mùa đang giết hại rất nhiều người. Số đông trẻ em sắp chết đều được rửa tội.
Các Ngài nói với một em bé 9 tuổi : Hãy cầu nguyện xin Chúa Giêsu cứu chữa con. Nhưng em bé trả lời : - Bây giờ được làm con Thiên Chúa, con không sợ chết nữa.
Được ba năm, nhà vua qua đời, các vị thừa sai trở lại, dân chúng mừng rỡ. Dân được rửa tội trước đã rửa tội cho nhiều người khác nữa. Việc tông đồ khởi sắc nhưng một viên chức của Tân vương đã gieo nghi ngờ đối với các thành quả của các Kitô hữu, nhất là đối với Giuse Mukasa, thủ lãnh các thị đồng, người đã chống lại sự vô luân của ông. Ông ta tâu vua rằng: các Kitô hữu mưu chiếm ngôi vua. Các phủ thủy bảo rằng bọn khởi xướng phải chết. Vua tin họ và Giuse bị thiêu sống. Lý hình muốn trói Ngài lại nhưng Ngài nói:- Tôi chết vì đạo mà lại tìm cách thoát thân sao ? Một Kitô hữu không có sợ chết đâu.
Nhà vua nghĩ rằng bản án nầy sẽ làm cho các Kitô hữu khiếp sợ. Trái lại, ngày càng có nhiều người theo đạo. Khi đi săn về, ông gọi tiểu đồng Mwafou 14 tuổi lại, và khi biết rằng em đang học đạo với một thiếu niên tên là Denis, ông truyền dẫn Denis lại, la lớn : - Tên nô lệ khốn khiếp, ngươi dạy đạo hả ?
Và ông dùng lưỡi dao tẩm thuốc độc hạ sát Denis.
Giận dữ đi ra, ông gặp Honôrat và hỏi : - Mày cũng là Kitô hữu hả ?
- Phải.
Và Hônôrat bị tra khảo, bị xẻ thịt. Bấy giờ vua khám phá ra một tân tòng là Giacôbê và tra gông vào cổ. Về nhà ông thúc trống tập họp các đao phủ lại. Bọn đao phủ và các phù thủy nhảy múa như được thoát khỏi ngục. Ngược lại tại các nhà thị đồng quang cảnh như thần tiên. Carôlô Lwanga, chiến sĩ anh dũng nhất của triều đình đã rửa tội cho em bé Kizitô và ba trẻ em khác, dọn mình cho các em chịu chết cách thánh thiện.
Ngày 28 tháng 5, nhà vua truyền thiêu sống các thị đồng dám cầu nguyện. Mwa-Ga là con một đao phủ. Ba em khẩn khoản xin em trốn đi, nhưng em từ chối. Một chiến sĩ Kitô giáo nói với vua : - Con lên trời và cầu nguyện cho Đức Vua.
Các phạm nhân mạnh dạn tiến đi chịu khổ hình, gặp Pontianô tên đao phủ hỏi anh : - Mày biết cầu nguyện không ?
Vừa trả lời "biết" Pontianô bị chém đầu ngay. Những người khác nói : - Ở trên trời Pontianô sẽ cầu nguyện cho chúng ta được can đảm chịu chết.
Các vị tử đạo bị kềm cứng trong gông cùm trong khi người con của đao phủ bị ép đến với cha mẹ. Họ phải đợi sáu ngày để chuẩn bị giàn thiêu, đã đến ngày xử, Mwaga nhảy xổ đến nhập bọn tại pháp trường, các vị tử đạo nói với nhau : - Chính tại nơi đây chúng mình được thấy Thiên Chúa.
Các Ngài bị đặt trên các tấm phên như những cây đuốc sống. Người ta đốt chân các vị tử đạo để mong các Ngài thôi cầu nguyện, nhưng các Ngài đã trả lời : - Còn sống, chúng tôi sẽ không ngừng cầu nguyện.
Một phù thủy nói với các Ngài : Thiên Chúa sẽ không giải thoát các Ngài đâu. Brunô trả lời : - Ông không đốt cháy linh hồn chúng tôi được đâu, nhưng nó sẽ bay lên thiên đàng.
Giàn thiêu được đốt lên. Lời kinh lạy cha của các thánh còn vượt trên những tiếng la hét man rợ và những tiếng nổ lốp đốp của lò lửa. Người ta biết được là các Ngài đã chết khi hết nghe tiếng các Ngài cầu nguyện.
Ông vua da đen tự nhiên chắc rằng sau tội ác này, chẳng còn bóng dáng Kitô hữu nào trong xứ sở của ông nữa. Nhưng ngày nay, Ouganda có hơn nửa triệu tín hữu.

Tác giả Hạnh Tích Các Thánh