Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

31 tháng 8, 2011

10 MẸO ĐỂ CHỤP ẢNH ĐẸP

      Không cần phải là một thợ ảnh chuyên nghiệp với những chiếc máy "khủng", bạn vẫn có thể chụp những bức ảnh đẹp nhờ chú ý đến một số yếu tố trong bức ảnh như sự đối xứng, sự trùng lặp, chiều sâu...
                                                      1. Sự đối xứng và cân bằng
     Sự cân bằng và đối xứng mang lại cho bức ảnh một bố cục đơn giản, rõ ràng và tạo ra sự dịu mắt với người xem. Bạn có thể sử dụng các yếu tố sẵn có như đường kẻ, hình khối, vật thể và màu sắc để đạt được điều này.

                                                                    2. Sự lặp lại
     Những chủ thể lặp lại liên tục trong bức ảnh tạo ra cảm giác nối tiếp không ngừng, gây ấn tượng mạnh về thị giác và sự độc nhất. Bất cứ khi nào nhìn thấy những chủ thể có tính chất này, bạn nên ngay lập tức chớp lấy thời cơ để có thể chụp những bức ảnh cuốn hút
3. Sự đơn giản và ngọt ngào
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng: sự đơn giản là số một. Loại bỏ phiền phức, loại bỏ phiền nhiễu, loại bỏ lộn xộn đôi khi sẽ giúp bức ảnh của bạn trở nên đẹp hơn. Càng nhiều vật thể không xuất hiện trong tấm ảnh, khả năng truyền tải câu chuyện và ý tưởng của bạn tới người xem càng cao.
                                                                    4. Sự tập trung
     Với mọi thể loại ảnh, việc tập trung vào chủ thế chính sẽ khiến chủ đề bức ảnh bạn chụp nối bật hơn. Bạn có thể thực hiện bằng cách phóng đại, khiến cho vật thể trông lớn hơn, cao hơn hoặc sắc nét hơn so với các thành phần phụ khác.
                                                                5. Chiều sâu của ảnh
Tiền cảnh sẽ gia tăng chiều sâu cho bức ảnh của bạn và làm nổi bật chủ thể chính ra khỏi hậu cảnh. Bên cạnh đó, quy luật 1/3 và quy tắc đường dẫn trong ảnh sẽ giúp bức ảnh của bạn có chiều sâu hơn.
 6. Thiên nhiên
Nếu bạn đang ở trên một cánh đồng, một thành phố hay một vùng quê, hãy tìm ra những cái nhìn mới để thêm tính tự nhiên cho mỗi bức ảnh. Quan sát xung quanh và tìm kiếm những yếu tố như nước, đất hay cây cỏ có thể thêm vào trong khung hình. Kĩ thuật này sẽ nhấn mạnh chủ đề trong ảnh một cách hiệu quả.
                                            Khi cần nhấn mạnh bề rộng... hãy đặt ngang máy
7. Chân dung hay toàn cảnh
Sử dụng phán đoán của bạn cho mỗi lần chụp ngang máy hay dọc máy. Đặt máy dọc khi bạn muốn nhấn mạnh làm nổi bật chiều cao của chủ thể. Đặt máy ngang khi muốn nhấn mạnh bề rộng.
Khi cần nhấn mạnh chiều rộng... hãy dựng máy lên
8. Câu chuyện của bạn là gì?
Một trong những mẹo quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là “chuyện trong ảnh”. Hãy tự hỏi mình muốn truyền tải điều gì trong bức ảnh tới người xem. Có thể đó là một cảm giác xúc động, một sự phấn khích, một khoảnh khắc hay một chút tò mò?
Nếu ngay cả bạn cũng không biết bức ảnh của mình sẽ mang nội dung gì thì dù bạn chụp với bất kỳ kỹ thuật nào thì người xem cũng sẽ không có một chút ấn tượng với bức ảnh đó.
9. Bạn sẽ không hoàn thành nếu không thử lại
Không phải bạn chỉ cần chụp một bức ảnh và cảm thấy ưng ý như vậy là xong. Bạn hãy thử chụp lại với nhiều góc độ, ống kính và khoảng cách và xem các kết quả. Sẽ rất đáng ngạc nhiên, vì bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới
Chụp với nhiều góc chụp, ống kính và khoảng cách khác nhau sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn
                            Crop ảnh cho phép bạn sửa lại những lỗi sai về bố cục trong khi chụp
     Chụp với nhiều góc chụp, ống kính và khoảng cách khác nhau sẽ cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn
Không phải bức ảnh nào cũng có bố cục chuẩn ngay từ lúc chụp. Do đó, kỹ thuật Crop là người bạn quen thuộc của các nhiếp ảnh gia.
Các công cụ, phần mềm chỉnh sửa ảnh trong nhiếp ảnh ngày nay cho phép các bạn có thể crop một cách dễ dàng để bố cục lại những tấm ảnh của mình và sửa lại những điểm sai khi chụp ảnh.
Tuy nhiên, đừng quá làm dụng điều này mà làm mất đi khả năng ngắm khung hình khi chụp của bạn
(apl)

Năm phút cho lời Chúa

trái tim rỘng mỞ
Đức Giêsu rời hội đường... họ xin Người chữa cho mẹ vợ ông Phêrô…tức khắc bà chỗi dậy phục vụ các ngài. (Lc 4,38-39)
Suy niệm: “Kitô giáo không bàn về ý tưởng, nhưng bàn về hành động được gợi hứng do tình thương” (Chân phước Ozanam). Sau khi rao giảng, Đức Giêsu rời hội đường, đi vào nhà ông Phêrô để tìm chút nghỉ ngơi, yên tịnh. Thế nhưng, khi nghe thấy tiếng kêu van nài của con người, Ngài đáp trả không chút đắn đo hay do dự. Với Ngài, nhu cầu cấp thiết của đồng loại không bao giờ là sự quấy rầy. Với Ngài, tình thương dành cho tha nhân phải được ưu tiên hàng đầu, trên cả thói quen hay sức khỏe của mình. Bà mẹ vợ của Phêrô cũng đáp trả không kém nhiệt tình: ngay sau khi được chữa lành, bà liền lo cơm nước phục vụ các ngài và gia đình. Bà hiểu rằng mình được phục hồi sức khỏe quý hơn vàng là để dùng sức khỏe ấy phục vụ những người thân cận.
Mời Bạn: “Được cứu để phục vụ” cũng phải là châm ngôn sống của bạn. Nhìn lại đời mình, bạn có thể nhận ra bao ân huệ Chúa ban: sức khỏe quý giá, khả năng quý báu, tư cách quý trọng... mời bạn tạ ơn Chúa bằng thái độ cụ thể là sử dụng chúng để phục vụ người chung quanh, noi gương mẹ vợ ông Phêrô.
Chia sẻ: Có bao giờ tôi coi việc đáp ứng nhu cầu cấp bách của người khác là sự quấy rầy phiền hà cho mình không?
Sống Lời Chúa: Tôi sẽ thay đổi cách sử dụng những ân huệ Chúa ban: bớt chăm chút lo cho mình, để mở rộng quả tim chăm sóc những người lân cận.
Cầu nguyện:
     Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết noi theo mẫu gương nhạy bén, sẵn sàng phục vụ của Chúa. Xin cho chúng con không bao giờ cảm thấy bị quấy rầy trước những nhu cầu cấp bách của người chung quanh. Amen

LÒNG TỐT CỦA MẸ DẠY CON MUỐN TIẾP TỤC SỐNG


George Washington, một trong những nhà anh hùng của nền độc lập Hoa Kỳ, thường được đề cao như một người con chí hiếu đối với mẹ mình.
Sau những trận chiến cam go nhất, giữa những công việc nặng nề của một nguyên thủ quốc gia, ông thường về nhà thăm viếng và trò chuyện lâu giờ với người mẹ già.
Một hôm, ngạc nhiên về sự gắn bó của ông đối với mình, mẹ đã đặt câu hỏi như sau: "Tại sao con lại chịu khó mất hằng giờ như vậy để ngồi bên cạnh mẹ?".
Vị tổng thống của nước Mỹ đã trả lời như sau: "Thưa mẹ, ngồi bên cạnh mẹ để lắng nghe mẹ nói, không phải là một việc mất giờ. Bởi vì, sự thanh thản và lòng tốt của mẹ dạy con còn muốn tiếp tục sống".
Hôm đó, Giáo Hội mừng lễ Mẹ đi viếng bà thánh Ysave. Giáo Hội đặt lễ này vào cuối tháng năm như cao điểm của tháng hoa.
Sự vội vã lên đường của Mẹ Maria để đi thăm người chị họ cưu mang trong lúc tuổi già là biến cố khai mạc sứ mệnh của Mẹ: đó là sứ mệnh của một người Mẹ luôn có mặt để phù trợ con người. Sự hiện diện ấy đã củng cố niềm tin của bà Ysave. Sự hiện diện ấy đã đem lại niềm an ủi vô bờ cho Gioan Tẩy giả.
Bên cạnh Chúa Giêsu, từ việc cưới Cana cho đến dưới chân thập giá, và những ngày đầu của Giáo Hội, Mẹ luôn có mặt để nâng đỡ, để ủi an, để củng cố niềm tin của mọi người.
Một cách âm thầm nhưng vô cùng gần gũi, ngày nay lúc nào Mẹ cũng có mặt trong Giáo Hội và trong từng phút giây của cuộc sống chúng ta.
Tưởng niệm biến cố Mẹ lên đường đến viếng thăm bà Ysave trong ngày cuối tháng hoa này, mỗi người Kitô chúng ta được mời gọi để tin tưởng hơn bao giờ hết sự hiện diện đầy ưu ái của Mẹ có sức mang lại cho chúng ta niềm vui, sự can đảm để tiếp tục dấn bước trong cuộc lữ hành trần gian này.
Những lúc mệt mỏi trong cuộc sống, những lúc tối tăm bao trùm cuộc sống, những lúc hụt hẫng đến độ không còn biết nương tựa vào ai, chúng ta hãy chạy đến với mẹ. Một vài Kinh Kính Mừng mà chúng ta có thể chỉ đọc một cách máy móc, đó chính là những giây phút chúng ta đến ngồi bên Mẹ. Ðó không là những phút giây vô ích, trái lại sự thanh thản của Mẹ, lòng quảng đại của Mẹ sẽ là nguồn nâng đỡ chúng ta.


Tác giả Veritas
 

30 tháng 8, 2011

CHỤP ẢNH CHÂN DUNG

     Để có được một bức ảnh khuôn mặt hoàn thiện, người chụp phải quan tâm tới nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là điều tiết ánh sáng và tập trung điểm nhìn một cách hợp lý.
Ngay cả với dân chuyên nghiệp, nhiếp ảnh khuôn mặt (headshot) luôn là một thử thách "khó nhằn" vì thể loại này yêu cầu cao về thiết bị cũng như kỹ thuật của người cầm máy.
Một vài gợi ý sau sẽ giúp bạn dễ dàng làm quen và có được những bức ảnh chụp khuôn mặt ưng ý.
1. Tập trung vào ánh mắt
     Ánh mắt tạo nên sức hấp dẫn cho thể loại ảnh cận khuôn mặt.
     Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Một đôi mắt trong vắt, tinh nghịch luôn thu hút được sự chú ý và gây nhiều thiện cảm đối với người xem. Vì vậy, hãy cố gắng lấy nét vào ánh mắt nhằm thể hiện một phần nội tâm và tính cách của đối tượng trên ảnh.
2. Chú ý góc nhìn của ảnh
      Chụp hướng từ trên xuống nhấn mạnh đôi mắt, đồng thời giúp cằm và hai má thanh tú hơn.
      Với những thước chụp cận, góc nhìn ảnh hưởng lớn đến cách xem và cảm nhận ý tưởng. Ngoài ra, góc chụp còn quyết định hướng và cường độ ánh sáng chiếu vào khuôn mặt. Đối với phụ nữ, bạn nên chụp hướng từ trên xuống nhằm tạo cảm giác đôi mắt to hơn, cằm và hai má thanh tú hơn. Đối với nam giới, có thể chụp hơi chếch lên trên để nhấn mạnh vào các đường nét và góc cạnh trên khuôn mặt.

3. Sử dụng ánh sáng khuếch tán
     Thành phần quan trọng nhất trong ảnh chân dung là màu da. Để da mịn và hồng hào, bạn nên sử dụng ánh sáng khuếch tán trắng có cường độ vừa phải. Góc chiếu phải hơi xiên để phả nhẹ lên da nhằm làm nổi bật các đường nét bao quanh khuôn mặt nhưng không làm hiện rõ các nhược điểm.
4. Thêm ánh sáng biên
     Ánh sáng biên tạo ra chiều sâu và tách hẳn mẫu ra khỏi hậu cảnh.
     Để tăng chi tiết cho những thước chụp cận khuôn mặt, bạn có thể thêm một chút ánh sáng biên chiếu trực diện từ phía sau, xuyên qua mái tóc. Ánh sáng biên còn giúp tạo ra chiều sâu cho bức ảnh và tách hẳn mẫu khỏi hậu cảnh. Có thể tạo ánh sáng biên bằng cách dùng đèn flash rời hoặc tận dụng ánh mặt trời buổi sáng.
5. Sử dụng ống kính
     Những ống kính góc rộng và siêu rộng thường gây ra hiện tượng méo hình khá nặng nề khi chụp cận. Vì vậy, loại ống kính này chỉ được sử dụng trong một vài trường hợp hãn hữu như ảnh chân dung biếm họa. Đối với thể loại nhiếp ảnh khuôn mặt thông thường, nên sử dụng ống fix tiêu cự dài (90 mm hoặc lớn hơn) để tiếp cận đối tượng từ xa và tạo hiệu ứng xóa phông hiệu quả.
6. Tạo không khí thoải mái
     Tạo không khí thoải mái là nguyên tắc đầu tiên trong nhiếp ảnh khuôn mặt.
     Nguyên tắc đầu tiên của nhiếp ảnh khuôn mặt là phải tạo không khí làm việc thoải mái giữa người chụp và mẫu. Có như vậy, bức hình thu được mới thật sự tự nhiên, sinh động. Bạn có thể tranh thủ hỏi han hay kể vài mẩu truyện cười trong quá trình chụp. Hãy sẵn sàng máy ảnh để "bắt" nhanh những khoảnh khắc ngắn ngủi như lúc mẫu đang cười hay đang tập trung suy nghĩ...
    ( ApL)

Năm phút cho lời Chúa

là âm vang cỦa tin mỪng
Mọi người kinh ngạc nói với nhau: “Lời ấy lạ lùng thật ! Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho quỷ và quỷ phải xuất.” Và tiếng đồn về Đức Giêsu lan ra khắp nơi trong vùng. (Lc 4,36)
Suy niệm: Một linh mục kể câu chuyện thú vị như sau: “Mới hôm nào ở chợ Bến Thành Sài Gòn, có một người phong xin ăn. Anh này dữ lắm, không vừa ý ai là anh cắn. Riết rồi ai cũng sợ và không dám đến gần anh. Cuối cùng, cảnh sát báo trạm Da liễu. Được tin ấy, dì đến tận nơi và nhận ra đó là một người bệnh bỏ trại. Dì đến nắm tay anh nói: “Trời ơi, sao anh lại ở đây? Lên xe rồi về với dì!” Anh ngoan ngoãn như một chú chiên con. Mọi người thấy  vậy hỏi nhau: “Bà này là ai vậy?” Bà ấy chính là nữ tu Maria Regina Phạm Thị Ngọc Loan (V21.7.93) mà các bệnh nhân phong thân thương gọi là Dì Hai Bến Sắn. Ngày xưa người ta cũng đã kinh ngạc về Đức Giêsu: “Ông này là ai vậy?” Người đương thời ngạc nhiên về Lời nói đầy uy quyền của Đức Giêsu, về chính Ngài, Đấng là Tin Mừng, cũng như người ta ngạc nhiên về chị Maria Ngọc Loan, âm vang của Tin Mừng.
Mời Bạn: Cũng hãy có thái độ kinh ngạc về Lời nói đầy uy quyền, đầy sức mạnh của Đức Giêsu. Bạn hãy để Lời Ngài biến đổi đời bạn, khiến người lân cận cũng ngạc nhiên về lối sống của bạn, lối sống âm vang của Tin Mừng.
Sống Lời Chúa: Để là âm vang của Tin Mừng, tôi sẽ tập sống hiền hoà và nhiệt thành trong việc phục vụ anh em.
Cầu nguyện:
         Lạy Chúa Giêsu, chúng con thích thú trước uy quyền của Lời Chúa. Xin cho chúng con không chỉ khâm phục, nhưng còn biết hành động, cư xử, suy nghĩ theo những giá trị Tin Mừng mà Chúa dạy, để rồi chúng con trở thành âm vang của Tin Mừng ấy.


MỘT CHỖ KHỦNG KHIẾP

 Câu chuyện xảy ra tại một nhà giam bên Liên Xô. Một cựu tù nhân, bà Arsenjeff, thuật lại một kinh nghiệm mắt thấy tai nghe diễn ra tại đó, nơi bà gọi là "Một chỗ khủng khiếp" như sau: Một buổi chiều kia, một cô gái trẻ cùng bị giam với chúng tôi kề miệng vào tai tôi khẽ nói: chị biết mai là ngày gì không? Rồi không đợi tôi trả lời, cô ta nói tiếp: "Mai là ngày lễ Phục Sinh".
Nghe thế, tôi tự hỏi: "Lễ Phục Sinh đã đến rồi sao, lễ của niềm vui và hy vọng? Nhưng trong tù, niềm vui của chúng tôi đã héo úa và khô cằn. Còn niềm hy vọng?...". Tôi đi lại trong phòng và không dám suy nghĩ tiếp.
Bỗng một tiếng reo vang nổi lên phá tan bầu không khí nặng nề: "Ðức Kitô đã sống lại thật".
Quá sức sửng sốt, các nhân viên trở nên bất động như những tượng gỗ. Có lẽ trong tâm trí, họ giận dữ lên án một diễn tiến không bao giờ xảy ra tại đây. Sau một lúc yên lặng, tôi nghe tiếng giày nặng nề tiến đến gần phòng giam của chúng tôi. Rồi cửa phòng được mở tung. Hai nhân viên giận dữ hỏi ai đã xướng câu mê tín dị đoan và hùng hổ túm lấy cô gái, lôi cô ta sền sệt ra khỏi phòng.
Một tuần lễ sau, cô ta được thả về phòng giam, mặt cô ta xanh xao, người gầy đi thấy rõ. Qua tuần lễ Phục Sinh, người ta đã biệt giam cô vào một phòng không có lò sưởi, để cái lạnh thấu xương và cơn đói hành hạ thân thể một con người họ cho là cuồng tín. Sau khi nằm yên tại một góc phòng hồi lâu, cô ta vẫy tay gọi tôi lại thều thào: "Dù sao tôi cũng đã tuyên xưng niềm tin vào sự Phục Sinh trong trại giam. Những cái khác không quan trọng gì cho lắm". Nói xong cô cố gắng mỉm cười và tôi thấy ánh mắt cô vẫn lóe sáng lên như dạo nào.
Ðược dịp tuyên xưng niềm tin Phục Sinh cách đặc biệt như cô gái trên thật hiếm hoi. Nhưng mẫu gương can đảm của cô phải nhắc nhở chúng ta cố gắng thực thi lời nguyện chúng ta luôn cùng nhau xướng lên sau những lời truyền phép: "Chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho đến khi Chúa lại đến".
Tuyên xưng việc Chúa sống lại bằng cách hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của sự chết, của những đau khổ, của những vấn đề khó khăn. Cuộc sống của chúng ta không chỉ đóng khung và chấm cùng tại đó. Nhưng người mang niềm tin Phục Sinh phải chiến đấu để vượt qua, để lướt thắng những khó khăn, hạn chế những đau khổ, những sự dữ, những tội lỗi, để phát huy cuộc sống mới của những tạo vật được tái sinh nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Chúa Kitô.

Tác giả Veritas

 

29 tháng 8, 2011

Cận cảnh dinh thự "con ma nhà họ Hứa"

         Nấp sau vẻ đẹp tráng lệ, uy nghiêm của Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM là cả một giai thoại li kỳ, huyền bí xoay quanh ngôi biệt thự lẫn chủ nhân của nó.
Giai thoại ly kỳ về "con ma nhà họ Hứa"
Tòa nhà này trước kia là của ông Hui Bon Hoa, người Sài Gòn quen gọi là nhà chú Hỏa. Ông không chỉ được biết đến là một trong đại tứ gia lừng lẫy của Sài Gòn thời bấy giờ, mà còn nổi tiếng với các giai thoại ly kỳ về xuất thân và sự giàu có lạ thường, về ngôi nhà có 99 cửa, ngôi mộ thất lạc... Trong đó câu chuyện về "con ma nhà họ Hứa" là giai thoại được thêu dệt nhiều nhất và li kỳ nhất.
                                                  Toàn cảnh nguy nga của ngôi biệt thự
Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có 100 cửa nhưng sau bị buộc phải bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh Toàn quyền, nên dinh thự chỉ có 99 cửa. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại cho rằng ngôi nhà này có ma. Nhiều người kể đã không ít lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc. Từ đó, dư luận bắt đầu thêu dệt không ít câu chuyện kì bí.
Giai thoại về hồn ma trong dinh thự Chú Hỏa khiến nhiều người tò mò đến mức trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề "Con ma nhà họ Hứa" (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng, với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc...). Đây là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh Việt Nam, dù kỹ xảo "nhát ma" lúc ấy còn khá thô sơ.
Kiến trúc cổ, tráng lệ
Ngôi nhà không chỉ huyền bí bởi sắc màu giai thoại mà còn khiến không ít người phải trầm trồ bởi vẻ đẹp tráng lệ, lối kiến trúc tinh vi, cổ kính mang dáng dấp châu Âu thời phục hưng. Thế mới biết vì sao ngôi nhà được chọn làm trụ sở của bảo tàng Mỹ thuật, chứ không phải bất cứ ngôi nhà nào khác trong thành phố.
                                           Cửa sổ thiết kế tinh vi với thủy tinh màu tráng lệ
Tòa nhà được xây dựng theo phong cách Baroque, một trong những trường phái kiến ​​trúc nổi bật của châu Âu thế kỷ 16. Từ cổng ra vào, cầu thang đến cửa phía trước là một khối hùng vĩ, cân đối và quyến rũ, hiếm gặp trong thành phố.
Kiến trúc lôi cuốn và tráng lệ bởi sự giao thoa di sản văn hóa Á - Âu. Lối kiến trúc hình chữ U theo thuyết phong thủy, mái nhà dốc lợp ngói âm dương, hàng hiên tạo bằng dàn khung sắt cầu kỳ; duyên dáng, cột trụ theo kiến trúc Hy Lạp, các đầu gờ được bố trí phù điêu hoa lá mô phỏng kiến trúc Pháp với cửa sổ thiết kế tinh vi với thủy tinh màu tráng lệ.
Không chỉ sở hữu ngôi biệt thự tuyệt đẹp này, Chú Hỏa còn là chủ nhân của nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Sài Gòn thời bấy giờ như khách sạn Majectic, bệnh viện Từ Dũ, trung tâm cấp cứu Sài Gòn, nhà khách Chính phủ…
Năm 1987 toà nhà được cải tạo thành bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, và chính thức mở cửa đón khách tham quan vào năm 1991. Bảo tàng hiện lưu giữ hơn 20.000 tác phẩm qua nhiều thời kỳ lịch sử như: Óc Eo, Chămpa, thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, gốm Lý - Trần - Lê, đồ chạm gỗ, cẩn xà cừ... , tác phẩm của các danh họa Việt Nam từng học tại trường Mỹ thuật Gia Định, Mỹ thuật Đông Dương, sưu tập ký họa kháng chiến... đến nay.
Chiêm ngưỡng dinh thự tuyệt đẹp của “Con ma nhà họ Hứa”:
                                                           Lối cầu thang duyên dáng
                    Thang máy nội bộ dành cho toà nhà 4 tầng cho thấy sự xa hoa của ngôi biệt thự
                                      Bộ sưu tập gốm cổ được trưng bày bên trong bảo tàng
                                                           Tác phẩm mỹ thuật hiện đại
                                                         Tác phẩm trưng bày ngoài trời
                                                                                          Theo Huyền Châu (Bưu điện Việt Nam)
cooltext540305069.gif image by Apollok2

Tại sao chọn ảnh trắng đen?

Ảnh trắng đen tạo ra một bức tranh cùng một tông màu, giúp bạn tập trung vào kết cấu, bố cục và hình dáng của chủ thể.
Chúng ta đang thấy và sống trong một thế giới đầy màu sắc. Một thế giới màu sắc phản ánh chúng ta đang phát triển như thế nào. Vậy tại sao lại chọn ảnh trắng đen khi ngày nay các công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại cho chúng ta những màu sắc đẹp nhất.
       Ảnh trắng đen là vĩnh cửu hay nói cách khác nó không bị lỗi thời theo giời gian, nhưng còn nhiều hơn thế, nó biến đổi bức ảnh trong một lĩnh vực không phải là trừu tượng và cũng không phải là thực tế. Ảnh trắng đen vẽ lại một bức ảnh theo màu sắc tinh tế, huyền ảo của màu xám và một bố cục mới cho bức ảnh. Nó còn làm tăng chiều sâu của chủ thể và mở rộng các ý tưởng tiềm năng trong nhiếp ảnh.
Chiếc cầu ở ven biển miền trung California. Theo tông màu trắng đen tạo ra một màu sắc huyền ảo
File Raw và thời đại vàng của ảnh trắng đen:
Thực tế thì hầu hết các bức ảnh sẽ đẹp hơn nếu có màu sắc, nhưng có một vài chủ đề sẽ đẹp, lạ và có chiều sâu hơn khi chuyển sang ảnh trắng đen.
        Cách đây hơn 80 năm khi mà Ansel Adams (1902-1984) cho ra đời những bức ảnh nghệ thuật trắng đen đầu tiên vào năm 1927 thì lúc đó nó được coi là một nghệ thuật nhiếp ảnh cao cấp, vì khi đó để có một bức ảnh trắng đen nghệ thuật thì cần làm trong phòng tối với các hóa chất và công cụ phức tạp. Nhưng ngày nay, trong thời đại kỹ thuật số, chúng ta có thể dễ dàng chuyển sang ảnh trắng đen mà vẫn giữ được nét tinh tế khi làm thủ công.
        Người ta thường sử dụng Adobe Photoshop Lightroom và Adobe Camera Raw để chuyển sang ảnh trắng đen. Với các phầm mêm này bạn có thể cho ra nhưng kết quả đáng kinh ngạc với những bức ảnh có chiều sâu và độ tương phản cao.
       Cái mà cũng tạo nên cuộc cách mạng thực sự trong việc tạo ảnh trắng đen ngày hôm nay đó là sử dụng file Raw. Khi bạn chụp bằng film, thì trước khi chụp bạn phải quyết định xem loại film nào để đặt vào máy ảnh trước khi bấm máy và không thể thay đổi cuộn film trong lúc đang chụp trừ khi bạn chụp hết film. Nhưng hôm nay, với công nghệ file Raw, nó giúp ta thoát khỏi các quyết định khó khăn đó vào thời điểm chụp. Hơn thế nữa nó giúp chúng ta tạo ra nhiều phong cách ảnh trắng đen khác nhau chỉ trong cùng một tập tin và có thể thiết lập lại từ đầu khi bạn muốn.
Ảnh con rùa trở về biển thuộc vườn quốc gia Costa Rica.
 Niềm vui của sự khám phá:
     Một trong những lý do thuyết phục nhất cho việc chụp ảnh trắng đen ngày nay là ảnh trắng đen cho phép các nhiếp ảnh gia và người xem khảo sát và nghiên cứu một số thành phần cơ bản của kết cấu, bố cục và hình dáng chủ thể. Một nhiếp ảnh gia chụp ảnh màu thường sẽ tin vào các sự tương phản màu sắc để tạo ra sự phân biệt giữa các yếu tố trong một khung hình. Với ảnh trắng đen, họ cân nhắc các ánh sáng tương phản nhau, các khoảng trống đơn giản, kết cấu, các đường và hình dáng. Sự nghiên cứu khắt khe đó giúp mở rộng sự hiểu biết của những thứ mà chúng ta chụp và những thứ mà chúng ta xem.
      Ví dụ: trong hình con voi dưới đây, nếu chụp ảnh có màu chắc chắn sẽ không để lại ấn tượng gì cho bạn, nhưng nếu chuyển qua trắng đen, nó làm nổi bật lớp da bị bong ra, kết cấu của các cọng lông và các vết sẹo qua năm tháng.
Ảnh trắng đen tập trung các kết cấu, bố cục và hình dáng của chủ thể
Zone system:Khi chụp ảnh trắng đen người ta thường sử dụng Zone system.
Zone system là kỹ thuật nhiếp ảnh được phát triển bởi Ansel Adams và Fred Archer vào năm 1939-1940. Ngày xưa, trong thời đại phim nhựa chưa phát triển lắm, họ đã đưa ra một hệ thống gồm 11 vùng trị số thời chụp (từ 0 đến X theo số đếm của ký tự La Mã), trong đó, trị số vùng 0 được xem là vùng đen tuyệt đối, còn vùng X gọi là vùng trắng tuyệt đối (không chi tiết). Vùng V là vùng đặt trị số thời chụp.
0 I II III IV V VI VII VIII IX X
- Vùng 0 là vùng tối, vùng đen tuyệt đối
- Vùng I là vùng tối, gần như không còn chi tiết.
- Vùng II là vùng tối, còn rất ít chi tiết.
- Vùng III là vùng tối, với khá nhiều chi tiết.
- Vùng IV là vùng tối, với đầy đủ chi tiết có thể nhận diện được.
- Vùng V là vùng đặt trị số thời chụp, nơi những chi tiết sáng rõ giá trị nhất được tái hiện.
- Vùng VI là vùng sáng, với đầy đủ chi tiết ghi nhận được.
- Vùng VII là vùng sáng, với khả năng thấy được khá nhiều chi tiết.
- Vùng VIII là vùng sáng, không còn thấy nhiều chi tiết nữa.
- Vùng IX là vùng sáng, khó có thể thấy được chi tiết nào.
- Vùng X là vùng sáng tuyệt đối, hoàn toàn không có khả năng thấy được chi tiết gì nữa.

Dùng Zone system như thế nào ?
      Khi nhìn vào ống ngắm, ta sẽ thấy một cái thanh nằm ngang có thông số từ -2 -1 0 +1 +2. Ở dưới thanh ngang này có một cái mũi tên, mũi tên này chỉ vào đâu thì đó chính là thông số mà máy ảnh đo cho mình so với độ sáng trung bình (gray 18%). Có thể hiểu nôm na là: -2 là tối đen, -1 là tối vừa, 0 là trung bình (gray card), +1 là sáng hơn, +2 là rất sáng. Nếu mũi tên không lọt vài vùng -2 -> +2 thì sẽ rất khó có thể cứu được, kể cả photoshop (mọi người hay gọi là đen quá hoặc cháy).
     Ví dụ:khi focus vào một tờ giấy đen, máy sẽ cho mình một thông số (có thể đúng hay sai), ví dụ nó chỉ vào -1. Đấy là máy nói quyết định thế. Nếu bấm máy lúc này thì tờ giấy đen nó không đen hẳn mà hơi sáng một chút. Nhưng ta biết rõ rằng vì tờ giấy đen, mũi tên phải chỉ vào -2 thì mới đúng. Vì vậy, ta có thể chỉnh bù sáng (Exposure compensation) nếu xài Av/Tv 1 stop. Nếu xài Manual mode thì chỉnh lại thông số cho phù hợp.
        Ngược lại nếu là một tờ giấy trắng thì thông số đúng lại là +2. Như vậy ta sẽ làm chủ máy. Những người chụp landscape rất thành thạo với kỹ thuật này. Ví dụ chụp bình minh chẳng hạn, người ta phải đo sáng foreground, sau đó đo sáng bầu trời. Tìm ra sự chênh lệch giữa 2 vùng sáng này. Sau đó quyết định dùng Graduated Neutral Density (GND) bao nhiêu stop cho phù hợp.
      Làm sao biết vùng đang đo sáng ở Zone mấy? Cái này phải luyện tập, sai nhiều rồi sẽ đúng.
     Tóm lại, cách dùng Zone System như sau:
+ Chuyển sang chế độ đo sáng partial hay spot metering.
+ Focus vào vật mình muốn chụp, máy sẽ cho mình thông số ánh sáng bằng mũi tên ở view finder.
+ Ta sẽ tự quyết định di chuyển mũi tên đó vào vùng mình cho là đúng (bằng cách thêm hoặc bớt sáng).
Dùng Zone System cần phải luyện tập rất nhiều, giống như các cụ chụp máy cơ ngày xưa vậy! Thao tác cũng lâu hơn các cách khác, nhưng lại có cái thú vị của nó!

 (Dịch từ outdoorphotographer)

Năm phút cho lời Chúa


ngôn sỨ là vẬy đó!
Vua Hêrôđê nể sợ ông Gioan vì biết ông là người công chính thánh thiện.” (Mc 6,20)
Suy niệm: Trong thân phận một ngôn sứ, Gioan Tẩy Giả kết thúc cuộc đời với bản án tức tưởi: chết do lời hứa danh dự hão của một ông vua mê đắm quyền lực và tửu sắc, do sự “thù vặt” của một phụ nữ. Thật đau thương! Tại sao người công chính lại trả giá đắt như vậy? Thưa, bởi vì ông là ngôn sứ của Thiên Chúa. Một ngôn sứ luôn phải chỉ ra những bất công, sai lầm của thời đại, kể cả của những thế lực vua chúa quan quyền. Vì thế, cái chết bất công là điều không tránh khỏi. Ông là hình ảnh báo trước Đức Giêsu, Đấng đến sai ông, Đấng cũng bị nộp, bị giết chết cách bất công. Ơn gọi làm ngôn sứ là vậy đó: chúng ta có thể bị thua thiệt trước mặt người đời, nhưng được vinh dự lớn lao là được trở giống như Đức Giêsu, Thầy của mình.
Mời Bạn: Nhiều người hôm nay chống lại luật hôn nhân một vợ một chồng, sự chung thủy trọn đời mà Giáo hội vâng lời Chúa truyền dạy. Người ta có thể tức tối Giáo hội giống như bà Hêrôđia ghét Gioan, vì Giáo Hội đang trung thành sống vai trò ngôn sứ của mình. Bạn và tôi hãy xây dựng Giáo Hội bằng cách dám sống ơn gọi làm ngôn sứ giữa đời.
Sống Lời Chúa: Ngôn sứ là người dám sống theo Lời Chúa, dù Lời này trái ngược với dòng đời. Xét mình để nhận ra tôi đang sống theo sự hướng dẫn của Lời Chúa hay theo những châm ngôn “khôn lỏi” của thế gian.
Cầu nguyện:
     Lạy Chúa, nhiều lúc con muốn sống theo sự “khôn lỏi” của lời người đời, để được yên thân. Xin cho Lời Chúa thấm nhập vào cung cách sống của con, để dù chịu thiệt thòi, con vẫn tin rằng chỉ có Lời Chúa mới ban cho con sự sống đời đời. Amen.

ÐỈNH CAO


Ðỉnh Everest cao nhất thế giới của dãy Hy Mã Lạp Sơn như có một ma lực hấp dẫn những người leo núi thiện nghệ. Ai đã vướng vào môn thể thao leo núi xem đó như là một giấc mơ, nếu ngày nào đó họ đặt được chân trên đỉnh núi cao 8,880 thước, quanh năm phủ tuyết này, nhưng chỉ có một số ít người thực hiện được giấc mộng ấy và rất nhiều người đã bỏ mình dọc theo con đường lên đỉnh.
Trên những con đường ấy, người ta thấy hai bia mộ ghi những dòng chữ sau đây: bia thứ nhất đề "Họ thấy được lần cuối cùng trong lúc gắng sức leo lên". Và bia thứ hai tưởng niệm một huấn đạo viên chỉ viết vỏn vẹn một câu "Ông ta chết trong lúc đang leo".
Nếu đời sống là một cuộc tranh đấu không ngừng thì để sống đạo và hành đạo cũng thế. Ðiều quan trọng không phải là thành công hay thất bại, mà là chỗi dậy và tiến bước. Phải gọi là thẳng tiến thì đúng hơn, vì câu tâm niệm của các Kitô hữu phải là: "ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, nhưng kém hơn ngày mai".
Bí quyết thành công thứ hai là không bao giờ chúng ta nên đi trên con đường nên thánh một mình, hãy noi gương những người đi trước, những thánh nhân và hãy cùng nhau tiến bước. Và nhất là hãy đi vào những vết chân Chúa Giêsu đã để lại.
  

Tác giả Veritas

THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỊ TRẢM QUYẾT, ngày 29/8


THÁNH GIOAN TẨY GIẢ BỊ TRẢM QUYẾT, ngày 29/8
Mc 6, 17-29
VỊ THÁNH CAN ĐẢM VÀ CƯƠNG QUYẾT

Những trang Tin Mừng của thánh sử Marcô nói về Gioan Tẩy Giả quả thực gây ấn tượng mạnh cho những ai tìm gương một vị thánh can đảm dám nói lên sự thật, mặc dầu khi biết rằng nói lên điều mình phải nói sẽ nhận lại hậu quả không lường trước:” Vị Thánh đó là Gioan Baotixita, vị ngôn sứ kiên cường không bao giờ sợ chết “. Phúc Âm của thánh Marcô 6, 14 viết :” Vua Hêrôđê nghe biết về Đức Giêsu, vì Người đã nổi danh. Có kẻ nói : “ Đó là ông Gioan Tẩy Giả từ cõi chết chỗi dậy, nên quyền làm phép lạ mới tác động nơi ông. “ Kẻ khác nói :” Đó là ông Êlia”. Kẻ khác nữa lại nói :
“ Đó là một ngôn sứ như một trong các ngôn sứ. “ Vua Hêrôđê nghe thế liền nói : “ Ông Gioan, ta đã cho chém đầu, chính ông đã chỗi dậy ! “ ( Mc 6, 14-16 ).
Những câu Tin Mừng của thánh Marcô chúng ta vừa nghe trên đây minh chứng :” Vua Hêrôđê đang lo âu về sự hiện diện của Chúa Giêsu và cho thấy sự tàn ác của một cường bạo Hêrôđê đã đang tâm truyền lệnh chém đầu Gioan Tẩy Giả vì Người dám nói lên sự thật : Vua không được lấy vợ của anh Ngài “ ( Mc 6, 18 ).
Đọc đoạn Tin Mừng 6, 17-29 của thánh Marcô trong ngày lễ kính nhớ thánh Gioan Tẩy Giả chúng ta thấy thật chua xót và mỉa mai. Cái chua xót bởi vì chỉ với một lời hứa với đứa con gái riêng của người vợ loạn luân của mình bà Hêrôđia ( Mc 6, 23 ). Vua sẵn sàng cho lệnh chém đầu Gioan Tẩy Giả. Cái chua xót càng dâng cao khi Vua Hêrôđê cho thị vệ chém đứt đầu Gioan Tẩy Giả và đặt trên mâm theo lời xúi giục của bà Hêrôđia ( Mc 6, 24-25 ). Sự việc càng mỉa mai hơn khi Vua vừa tỉnh vừa say và để hồn mình mê ly theo điệu vũ của đứa con gái của bà Hêrôđia ( Mc 6, 22 ). Đối với chúng ta đọan Tin Mừng của thánh Marcô 6, 26 càng làm chúng ta ngao ngán vì con người dâm ô, bạo tàn và chà đạp sự thật, chà đạp công lý và vượt trên cả pháp luật của đất nước mà Hêrôđê trị vì :” Nhà Vua buồn lắm, nhưng vì lời thề, và khách dự tiệc, nên không muốn thất hứa với con gái Hêrôđia “.
Một lệnh truyền của một bạo Chúa trong lúc say xưa chè chén với bọn bá quan văn võ và các thân hào miền Galilê trong ngày sinh nhật của mình ( Mc 6, 21 ). Một lời hứa dựa trên cảm tính, hết sức thô bạo và coi thường luật pháp của mình, Hêrôđê đã
làm một việc hết sức tàn nhẫn, giết chết một vị ngôn sứ vô tội để thỏa mãn thú tính đê hèn của mình. Cái chết của Gioan Tẩy Giả đã là một lời cảnh tỉnh tất cả những ai
quyết định thiếu khôn ngoan, thiển cận, ích kỷ, đê hèn chỉ nghĩ tới mối lợi đê tiện của cá nhân mình mà quên đi việc lớn lao hơn :” đại nghĩa”. Thánh Gioan Tẩy Giả đã chết đi nhưng sự ra đi của Ngài được nâng cao trên đài danh vọng, danh vọng của những vị ngôn sứ đích thực, những ngôn sứ dám nói lên sự thật, vì Gioan Tẩy Giả cũng đã chịu cầm tù, đau khổ trong tù ngục, và chết để làm chứng cho những lời rao giảng của mình.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã sống hoàn toàn đúng nghĩa của một vị ngôn sứ chân chính, đích thực, Ngài đã hoàn toàn đáp trả lại lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa:” Ngài đã không sợ hãi, lớn tiếng trước mặt các Vua Chúa. Ngài đã hiến mạng sống cho công bình và chân lý “. Thánh Gioan Tẩy Giả đã vạch mặt chỉ tên mọi người sống bê tha, tội lỗi. Lời rao giảng sám hối và phép rửa cải tà qui chánh, cải hoá nội tâm của Ngài đã nói lên một sự thực muôn đời : “ Tất cả đều phải sám hối và ăn năn “. Thánh nhân đã không chùn bước trước những thế lực mạnh nhất lúc đó là Hêrôđê. Ngài đã can đảm nói lên việc Hêrôđê cướp vợ của anh mình là Philíp, nàng Hêrôđia…Sự can đảm và cương quyết của Ngài đã bị cường bạo đè bẹp bằng lời hứa thật đê hèn và thô bạo. Nhưng cái chết của thánh Gioan Tẩy Giả đã minh chứng cho chân lý ngàn đời :” Sự thật sẽ giải phóng tất cả “.
Gioan Tẩy Giả đã chết đi để bảo vệ cho sự thật, minh chứng cho Chúa Giêsu:” Đấng là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” ( Ga 14, 6 ).
Gioan Tẩy Giả chỉ là vị  ngôn sứ dọn đường cho Chúa cứu thế :” Tôi chỉ là tiếng kêu trong hoang địa, để dọn đường cho Chúa đến “ ( Mc 1, 23 ) và khi Đấng Thiên Sai đến, thánh nhân xác định rõ ràng :” Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi “
( Ga 3, 30 ). Thánh Gioan Tẩy Giả đã trở nên chứng nhân tuyệt vời và hoàn hảo nhất nơi Đức Kitô Giêsu.
Lạy Thánh Gioan Tẩy Giả, xin cầu bầu cho chúng con trước ngai toà Chúa để niềm tin của chúng con được nâng cao hầu chúng con luôn sẵn sàng đáp trả lại lời mời gọi của Chúa:” làm chứng nhân cho Chúa Giêsu trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời “. Amen.
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

28 tháng 8, 2011

Năm phút cho lời Chúa

đưỢc mỜi gỌi đỂ tỪ bỎ
“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16,24)
Suy niệm: Cuộc sống luôn đặt chúng ta trước những chọn lựa, mà lựa chọn thì phải từ bỏ. Có những điều xấu cần phải từ bỏ và cũng có những điều tốt phải từ bỏ để chọn điều tốt hơn. Chẳng hạn: người cha bỏ ngày nghỉ cuối tuần để đi làm thêm, kiếm tiền cho gia đình. Nếu từ bỏ vì yêu, chúng ta sẽ không cảm thấy bị mất mát hay thiệt thòi, nhưng trái lại, rất nhẹ nhàng và hạnh phúc. Chúa Giêsu hôm nay đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ mình theo Ngài, nghĩa là phải chọn Ngài, đặt Ngài lên trên mọi giá trị, kể cả giá trị cao nhất là cái tôi của mình. Ngài đòi ta vác thập giá theo Ngài, nghĩa là chọn con đường hẹp Ngài đã đi: con đường hẹp bỏ trời cao xuống đất thấp, của nghèo khó, đau khổ, hy sinh, từ bỏ ý riêng và chết nhục nhã trên thập giá để ý Cha được nên trọn.
Mời Bạn: Tâm điểm đời sống Kitô hữu là Chúa Giêsu Kitô. Vì thế, mọi giá trị vật chất hay chính mạng sống mình cũng trở nên tương đối trước Ngài, Đấng Tuyệt Đối. Tất cả những thứ đó phải được từ bỏ khi cần để thanh thoát, nhẹ nhàng vác thánh giá theo Chúa trong tin yêu. Bạn vẫn yêu thương gia đình, bè bạn, tạo vật, nhưng dưới Chúa và trong Chúa, ngõ hầu Chúa thật sự là trung tâm điểm đời sống bạn.
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn khi dành một giờ đồng hồ để đến với thánh lễ.
Sống Lời Chúa: Dành năm phút mỗi ngày để suy niệm Lời Chúa hầu tâm hồn được bình an và hạnh phúc.
Cầu nguyện:
     Lạy Chúa Giêsu, xin cho con chọn Chúa mỗi ngày qua những chọn lựa của mình. Xin giúp con từ bỏ những thói hư tật xấu để nhờ ơn Chúa, con được siêu thoát theo Chúa suốt đời.

NGƯỜI TÍN HỮU CUỐI CÙNG


Tiểu thuyết gia Graham Greene thuật câu chuyện ông dự định viết như sau:
Ðây là một chuyện giả tưởng sẽ xảy ra trong tương lai rất xa, khi toàn thế giới chỉ còn được thống trị do một đảng duy nhất. Cảnh đầu tiên ở trong câu chuyện diễn ra trong một khách sạn nhỏ vào lúc màn đêm đã bao trùm vạn vật. Một người khách già nua, mệt nhọc, xốc xếch trong chiếc áo đi mưa đã phai màu, mang một chiếc xách tay tiến vào khách sạn, xin thuê một phòng. Ông ta viết tên họ, nghề nghiệp và địa chỉ vào bản lý lịch và chệnh choạng đi lên phòng. Người quản gia nhìn vào bản lý lịch và buộc miệng hỏi anh thư ký:
- Anh có biết ai đấy không?
- Làm sao tôi biết được. Anh thư ký trả lời.
- Ðức Giáo Hoàng đấy! Người quản gia quả quyết để anh thư ký tròn xoe đôi mắt hỏi vặn lại: Ðức Giáo Hoàng? Ðức Giáo Hoàng là gì?
Ðạo công giáo lúc ấy đã bị tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn Ðức Giáo Hoàng là người duy nhất được sống sót. Mạng Ngài còn được dung tha vì hai lý do: thứ nhất, đẻ chứng minh cho chính Ngài và cho mọi người là Giáo Hội đã chết và thứ hai, để theo dõi xem có tín hữu nào còn lần mò đến để tiếp xúc với Ngài không.
Khi đã biết chắc chắn 100% là duy có Ngài là độc nhất còn mang đức tin công giáo, nhà độc tài cho độ Ngài đến và tự tay lảy có súng, kết liễu cuộc đời người tín hữu cuối cùng. Nhưng trong giây phút, giữa lúc bóp cò và Ðức Thánh Cha chết, một ý tưởng lóe ra trong đầu óc nhà độc tài: Có thể điều này ông tin lại có thật, thì sao?
Xuyên qua đời sống tính nhân của các tín hữu, có thể những người xem thấy đời sống chứng tá của họ tự hỏi: Tại sao họ lại sống như thế? Tại sao họ không chạy theo trào lưu, sống như nhưng kẻ khác, thời bây giờ ai lại không mánh mum lừa đảo, chợ đen chợ đỏ, v.v...? Lý tưởng nào hay ai đã ghi hình ảnh trên họ? Tại sao họ lại sống ở giữa chúng ta? Như thế đời sống chứng nhân đã là một sự tuyên xưng thầm lặng của tín hữu, nhưng nó rất mãnh liệt và hữu hiệu. Ðó là những lời phát biểu của Ðức cố Giáo Hoàng Phaolô VI trong lời giáo huấn của Ngài mang tựa đề "Truyền giáo trong xã hội tân tiến", Chúa Giêsu đã khẳng định: "Các con là muối đất", "Các con là ánh sáng thế gian". Ngài gọi những tín hữu như thế với lòng xác tín là họ xứng đáng để phơi bày và chia sẻ cho anh chị em đang sống bên cạnh.
  

Tác giả Veritas