Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

31 tháng 10, 2012

ĐIỀU RĂN TRỌNG NHẤT



Tin Mừng Mc 12,28b-34  
Khi ấy, có một người trong các kinh sư đến gần Đức Giê-su và hỏi: "Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu?" Đức Giê-su trả lời: "Điều răn đứng hàng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó." Ông kinh sư nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ." Đức Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: "Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!" Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.

MỘT NGÀY ÐỂ NHỚ ÐẾN THẦN DỮ


Hôm nay ngày cuối tháng 10. Buổi chiều ngày cuối tháng 10 được người Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng của Mỹ gọi là Halloween, nghĩa là vọng lễ các thánh.
Có lẽ do những rơi rớt còn lại của một ngày lễ ngoại giáo bắt nguồn từ thời những người Celtic trước Công nguyên, ngày vọng lễ các thánh mang màu sắc ảm đạm ma quái.
Trong các cửa tiệm, hàng hóa được trưng bày một khung cảnh quái dị: những hình nộm được tô vẽ với một bộ mặt của thần chết, những màng nhện trắng xóa giăng mắc khắp nơi, những đồ chơi trẻ em cũng được khoác lên những nét kinh hãi quái dị. Trên màn ảnh truyền hình cũng như tại các rạp chiếu bóng, đa số các phim trình chiếu đều mang nội dung quái đản, kinh dị. Buổi tối ngày Halliween, thanh niên thiếu nữ thường cải trang thành ma quái để đi từng nhà ca hát và kể cho nhau nghe chuyện ma quái.
Phải chăng mỗi năm người ta dành một ngày để nhắc nhở về sự hiện hữu và tác quái của thần dữ? Nhưng liệu con người ngày nay còn ý thức được tội lỗi và sự tác động củ thần dữ không?
Thi sĩ Baudelaire của Pháp đã có lần nói: "Sự thành công của ma quỷ là thuyết phục được con người rằng nó không hiện hữu".
Với những khám phá mới trong ngành tâm lý học cũng như bệnh lý học, người ta cho rằng tất cả những vụ quỷ ám mà Kinh thánh nói đến chỉ là những hiện tượng tâm lý bệnh hoạn mà ngày nay khoa học có thể tìm ra nguyên nhân. Với luận điệu ấy, con người ngày nay tự hào đã loại trừ ma quỷ ra khỏi cuộc sống.
Có lẽ ngày nay, người ta ít có dịp chứng kiến những vụ quỷ ám nhãn tường như Thánh kinh đã ghi lại. Tuy nhiên, dù muốn dù không, không ai có thể chối cãi được một sức mạnh luôn cày xéo tâm hồn con người, luôn lôi kéo con người đến chỗ tự hủy và hủy diệt lẫn nhau. Mãi mãi câu nói của thánh Phaolô vẫn đúng cho kinh nghiệm của mỗi người: "Ðiều thiện tôi muốn làm thì tôi không làm, điều ác tôi không muốn là, thì tôi lại làm". Có một sức mạnh vô hình nào đó luôn khuyến dụ, luôn lôi kéo con người vào tội ác... Thánh Phêrô hẳn không thể nào quên được lời cảnh cáo của Chúa Giêsu: "Hỡi Satan, hãy tránh khỏi mặt Ta". Trong lá thư đầu tiên gửi cho các tín hữu, vị Giáo Hoàng đầu tiên đã nhắn nhủ: "Hãy tỉnh thức luôn. Kẻ thù của anh em là ma quỷ như sư tử luôn gầm thét lượn quanh, tìm mồi để cắn xé. Anh em hãy chống cự và kiên vững trong Ðức Tin".
Là người tín hữu, chúng ta không ngừng cầu nguyện bằng chính lời Kinh của Chúa Giêsu: "Xin cứu chúng con khỏi ác thần". Ước gì lời Kinh ấy luôn nhắc nhở chúng ta về sự tác động liên lỉ của ma quỷ trong cuộc sống của từng người chúng ta. Nhưng chúng ta không phải hãi sợ bởi vì chúng ta không chiến đấu một mình mà cùng với và bằng chính sức mạnh của Ðấng đã nói: "Ðừng sợ hãi, vì Ta đã thắng thế gian".




Tác giả Veritas

VIÊN ÐÁ QUÝ


Edith Stein, đó là tên của một người đàn bà mà chúng ta thường nghe nhắc đến nhiều lần nhân chuyến viếng thăm lần thứ hai của Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tại Tây Ðức năm 1987.
Stein theo tiếng Ðức có nghĩa là đá. Ðây không phải là một viên đá tầm thường, nhưng là một viên ngọc quý đã được tôi luyện giữa lò lửa của hận thù, chiến tranh. Viên ngọc quý Stein đã được gọt đẽo và nung nấu trước tiên trong sự dửng dưng vô tôn giáo của những trào lưu tục hóa sau đệ nhất thế chiến.
Lên 14 tuổi, Edith Stein đã mất hòa toàn niềm tin vào Thiên Chúa của tổ phụ Arbaham. Nhưng cho dù con người có chối bỏ Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn tiếp tục theo đuổi con người. Cuộc săn đuổi kỳ diệu ấy đã đưa con người đến ngõ cụt của cuộc sống. Nhưng chính khi đứng trước bức tường tưởng chừng như khôg thể vượt qua được, Thiên Chúa đã đưa cánh tay của Ngài ra để nâng con người lên. Ðó là điều đã xảy ra cho Edith Stein khi cô chứng kiến gương kiên nhẫn của một người thiếu phụ Công Giáo. Chiến tranh đã cướp đi người chồng thân yêu, người đàn bà ấy vẫn lấy Ðức Tin vào Chúa Kitô để vượt thắng mọi đau khổ, thử thách... Edith Stein thú nhận: Thập giá của Ðức Kitô đã đem lại sức mạnh kiên hùng cho người phụ nữ và do đó, cũng phá vỡ bức tường cứng lòng tin của cô.
Trong ánh sáng của thập giá Ðức Kitô, Edith Stein đã tìm lại được niềm tin vào chính Thiên Chúa của người Do Thái... Nhưng ánh sáng đó đã gắn liền với cả cuộc đời còn lại của cô như một định mệnh: Giữa những đổ vỡ và tàn ác của chiến tranh, Edith đã tìm lại được định hướng cho cuộc đời. Thánh giá đã được gắn liền với tên cô từ đó: Têrêxa Benedicta Della Croce, Têrêxa được thập giá chúc lành.
Thập giá của Ðức Kitô mà cô đã vác lấy qua cái chết đau đớn trong lò hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz đã biến cô trở thành một viên ngọc quý có giá trị cứu rỗi cho cả một dân tộc mà cô hằng yêu mến.
Ở đâu và bất cứ lúc nào cũng có thập giá. Ðã mang tiếng khóc vào đời, con người tiến bước trong cuộc sống với tất cả gánh nặng của thập giá... Tại sao Thiên Chúa đã để cho con người phải đau khổ? Mãi mãi dường như con người sẽ không bao giờ tìm được câu giải đáp cho vấn đề đau khổ. Chúa Giêsu không bao giờ đặt vấn đề và cũng không bao giờ đem lại một giải đáp cho vấn đề.
Trong thinh lặng, Ngài đã vác lấy thập giá và khi sống lại, Ngài cho chúng ta thấy rằng thập giá là con đường dẫn đến sự sống. "Hãy vác lấy thập giá và theo Ta", đó là lệnh truyền của Ngài. Mang lấy thập giá với tinh thần chấp nhận và mến yêu, chúng ta sẽ thấy ánh sáng bừng lên trong cuộc sống. Mang lấy thập giá, chúng ta sẽ thấy Tình Yêu mạnh hơn sự chết. Mang lấy thập giá, chúng ta sẽ chiến thắng được hận thù và thất vọng.




Tác giả Veritas

CÁC ÔNG LÀ QUÁI VẬT


Cuốn phim E.T. (nghĩa là người đến từ bên ngoài trái đất) đã là khởi đầu cho những giả thuyết về sự hiện hữu của nhiều giống người khác trên hành tinh. Chúng ta hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó những người này đến viếng thăm trái đất của chúng ta. Có lẽ họ sẽ phải học hỏi rất nhiều nơi chúng ta. Họ sẽ nghiên cứu về các tôn giáo hiện hữu trên mặt đất. Họ sẽ tra cứu mọi thứ  triết thuyết và mọi lẽ khôn ngoan cũng như bao cái điên rồ của con người� Sau cùng họ sẽ điều tra về những người Kitô và khám phá ra rằng thủ lãnh của họ là Giêsu Kitô� Chúng ta hãy thử tưởng tượng cuộc đối thoại giữa họ và những người Kitô. 
- Ông Giêsu Kitô là ai? 
Một người Kitô sẽ trả lời: 
- Ô�ng là một người Do Thái, ông đã được muôn dân trông đợi từ ngàn xưa. Ông đến như một vị tiên tri để cứu thoát trần thế. 
- Thế nhưng họ đã làm gì với ông ta? 
- Thưa, họ đã đóng đinh ông vào thập tự. 
Và một người trong cuộc đối thoại sẽ thêm: 
- Phải, có lẽ ông ta đã không đến đúng lúc. Giả như  ông đến bây giờ đây, thì mọi sự có lẽ sẽ khác� Người ta sẽ thông cảm với ông, sẽ yêu mến ông và như vậy, tình huynh đệ đại đồng như chúng ta hằng mong ước sẽ được thực hiện� Thực là đáng tiếc, ông Giêsu đã đến không đúng lúc. Thật là một tai nạn đáng tiếc. 
Một người Kitô khác có lẽ sẽ phản đối: 
- Tôi không đồng ý. Chúa Giêsu có đến lúc nào và ở đâu, thì mọi sự cũng sẽ diễn ra như thế thôi. 
Theo dõi cuộc đối thoại, không chừng người đến từ hành tinh khác sẽ phát biểu: 
- Vậy thì các ông là những quái vật. 
Có lẽ giống người của chúng ta trên mặt đất này là những quái vật. Và chính vì thế mà Chúa Giêsu đã đến để cứu độ chúng ta. Ngài đã yêu thương chúng ta. Ngài đã thể hiện lòng nhân từ đối với chúng ta, bởi vì chúng ta là những quái vật. 
Chúng ta hãy thử nhìn vào các giống vật đang chia rẽ sự  sống với chúng ta trên mặt đất này. Chúng nó có thể cắn xé những con thú khác không thuộc giòng giống của nó. Nhưng chúng nó không bao giờ giết hại cắn xé lẫn nhau. Còn giống người của chúng ta thì sao? 
Nhưng thập giá của Ðức Kitô không chỉ là một mặc khải về tính cách quái vật của con người, nó còn là một thể hiện của Tình Yêu Thiên Chúa dành cho con người. Ðó là dấu chỉ của Tình Yêu, của Hòa Bình. 
Người Kitô mang trên người, vẽ trên người, dấu thập giá để ca tụng Tình Yêu của Thiên Chúa cũng như để nói lên thiện chí xây dựng Hòa Bình của họ. 
Ước gì dấu thánh giá chúng ta làm mỗi ngày sẽ luôn nhắc nhở cho chúng ta về Tình Yêu kỳ diệu của Thiên Chúa cũng như mời chúng ta không ngừng xây dựng Hòa Bình với tất cả những người xung quanh.




Tác giả Veritas

CHUYẾN XE CUỘC ÐỜI


Cách đây hơn một trăm năm, khi đường sắt vừa mới được phát minh, nhu cầu đi lại mỗi lúc một bành trướng, một văn sĩ nọ, trong quyển lịch sử của xe lửa và đường sắt, đã ghi ra một số chỉ dẫn cho hành khách. Trong một chương có tựa đề "Những lời khuyên trước khi lên đường", ông đã đưa ra vài căn dặn như sau: "Trước khi bắt đầu cuộc hành trình, hành khách nên quyết định: mình sẽ đi đâu, sẽ lên chuyến xe lửa nào và ở đâu, tại nơi nào sẽ đổi tàu...".
Trong một đoạn khác, ông nhắc nhủ hành khách như sau: "Khuyên quý khách mang theo hành lý càng ít bao nhiêu càng tốt... Riêng với các bà, các cô, không được phép mang quá ba hành lý và năm gói nhỏ".
Những lời khuyên trên đây xem chừng như không có chút giá trị nào đối với hệ thống đường sắt hiện tại ở Việt Nam. Chen chúc nhau để có được một chỗ ngồi thích hợp, đã là quá lắm rồi, còn chỗ đâu để xác định số hành lý phải mang theo.
Nhưng dù thanh thản trong một con tàu đầy tiện nghi, hay chen chúc nhau trong một wagon chật hẹp bẩn thỉu, mỗi khi bước vào xe lửa, ai trong chúng ta cũng được mời gọi để tưởng nghĩ đến chuyến đi của cuộc đời... Ðời cũng là một chuyến đi.
Bước lên chiếc xe lửa của cuộc đời, ai trong chúng ta cũng được mời gọi để chuẩn bị cuộc hành trình bằng một số câu hỏi cơ bản: tôi sẽ đi về đâu? Tôi phải mang những gì cần thiết cho cuộc hành trình?
Trên một số tuyến đường liên tỉnh tại Phi Luật Tân, thỉnh thoảng hành khách có thể đọc được một bảng hiệu có thể làm cho họ phải giật mình suy nghĩ: có thể đây là chuyến đi cuối cùng của bạn. Thật ra, ít có ai khi lên đường, lại có ý nghĩ ấy. Có lẽ người ta nghĩ đến công việc, nghĩ đến gia đình, nghĩ đến những thú vui đang chờ đợi hơn là phải dừng lại với ý nghĩ của một cái chết bất ngờ.
Thái độ khôn ngoan nhất mà Chúa Giêsu thường lặp lại trong Tin Mừng của Ngài: đó là "Các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết ngày nào, giờ nào". Con người sinh ra để chết. Nói như thế không hẳn là một phát biểu bi quan về cuộc đời, mà đúng hơn là một cái nhìn trong suốt về hướng đi của cuộc đời.
Giá như ai trong chúng ta cũng biết rằng: công việc ta đang làm trong giây phút này đây là công việc cuối cùng trong cuộc đời, thì có lẽ mọi việc đều có một ý nghĩa và một mục đích khác hẳn.




Tác giả Veritas

BẤT NGỜ


Như một chuyện khó tin mà có thật: đó là chuyện của một chàng thanh niên Tây Ðức một mình lái chiếc Cessna cánh quạt nhỏ, vượt qua hành lang 400 dặm trên lãnh thổ Liên Xô, rồi an toàn đáp xuống Quảng Trường Ðỏ, gần điện Cẩm Linh... Trước khi đáp xuống vào lúc 7 giờ tối, phi cơ còn lượn 3 vòng chung quanh mộ của chủ tịch Lênin.
Người thanh niên Tây Ðức tên là Matthias Rust này đã điềm tĩnh bước ra khỏi phi cơ, ký sổ lưu niệm cho một số khách hiếu kỳ và khâm phục. Sau đó, công an Liên Xô đã đến tóm cổ anh đưa đi mất.
Trong suốt một cuộc hành trình dài, anh chỉ bị phi cơ tuần thám của Liên Xô theo dõi mà không làm cản trở. Có thể họ cho phi cơ của anh định làm chuyện kỳ lạ khác người cho nên không bắt anh đáp xuống nửa đường. Phi cơ lại bay rất thấp cho nên đã tránh được sự kiểm soát của các dàn Radar. Dù sao đây cũng là một chuyện khó tin chưa từng xảy ra trên một lãnh thổ có một hệ thống phòng thủ chặt chẽ như Liên Xô.
Sự thành công của chiếc phi cơ nhỏ này đã khiến cho nhà cầm quyền Liên Xô e ngại và giật mình về sự phòng thủ sơ sót của mình. Sau một cuộc họp khẩn cấp của Bộ Chính Trị, Tổng Trưởng Quốc Phòng và Bộ Trưởng Không Quân đã bị cách chức. Trong khi đó thì chủ tịch Gorbachov lại nói một câu khôi hài như sau: "Chúng ta phải cám ơn anh chàng Tây Ðức này vì nhờ có anh ta mà chúng ta mới cải tổ hệ thống phòng thủ của chúng ta chặt chẽ và cẩn thận hơn".
Nhiều người đã xem lời phát biểu trên đây phản ánh tinh thần phục thiện và cởi mở của chủ tịch Gorbachov.
Sự thành công của chàng thanh niên Matthias Rust khi đáp xuống Quảng trường Ðỏ có thể được xem như một tai nạn trong hệ thống phòng thủ của Liên Xô.
Tai nạn là một bất ngờ mà con người không bao giờ lường trước được... Không ai học được chữ ngờ trong cuộc sống. Có một cái gì đó luôn ở ngoài tầm tay, ở ngoài khả năng của con người. Bài học thông thường nhất mà ai cũng có thể học được từ một tai nạn: đó là không ai làm chủ được chính sự sống của mình.
Người Kitô luôn được mời gọi để tìm ra ý nghĩa của các biến cố. Biến cố nào xảy đến trong cuộc sống cũng là một lời ngỏ của Thiên Chúa đối với con người. Ngài nhắc nhở cho con người biết rằng Chủ Tế của sự sống chính là Ngài. Ngài kêu mời con người luôn sẵn sàng để đến với Ngài trong cuộc gặp gỡ tối hậu. Ngài cho con người thấy những giới hạn của mình để biết hướng về Ngài với tất cả tin tưởng phó thác.




Tác giả Veritas

XIN CHO CON ÐƯỢC THAY ÐỔI CHÍNH CON


Một triết gia Ấn Ðộ đã nhìn lại quãng đời đi của mình như sau: Lúc còn trẻ, tôi là một người có đầu óc cách mạng. Lời cầu nguyện duy nhất mà tôi dâng lên Thượng Ðế là: Lạy Chúa, xin ban cho con nghị lực để thay đổi thế giới.
Ðến tuổi trung niên, tôi mới nhận thấy rằng một nửa đời tôi đã qua đi mà tôi chưa thay đổi được một người nào. Lúc đó, tôi mới cầu nguyện với Thượng Ðế: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn được biến cải tất cả những người con đã gặp gỡ hằng ngày, nhất là gia đình con, bạn bè con. Và như vậy là đủ cho con mãn nguyện rồi.
Nhưng giờ đây, tóc đã bạc, răng đã long, ngày tháng còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay, tôi mới nhận thức rằng tôi đã khờ dại biết chừng nào. Giờ này, tôi chỉ còn biết cầu nguyện như sau: Lạy Chúa, xin ban cho con ơn được thay đổi chính con.
Nếu tôi biết cầu nguyện như thế ngay từ lúc đầu, thì tôi đã không phí phạm quãng đời đã qua.
Người xưa đã có lý khi dạy chúng ta: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ... Theo trật tự của cuộc cạch mạng, thì cách mạng bản thân là điều tiên quyết.
Một nhà cách mạng nào đó đã nói: chỉ cần 10 người như thánh Phanxicô thành Assisi thì cuộc diện thế giới sẽ thay đổi. Cuộc cách mạng đầu tiên mà bất cứ vị thánh nào cũng khởi sự đó là cách mạng bản thân.
Chúa Giêsu đã chuẩn bị 3 năm sống công khai bằng 30 năm âm thầm, 40 đêm ngày ăn chay cầu nguyện... Và lời kêu gọi đầu tiên của Ngài là: hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.
Ai trong chúng ta cũng biết câu châm ngôn: Thà thắp lên một ngọn đèn hơn là ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối. Nếu mỗi người, ai cũng đốt lên ngọn đèn của mình, nếu mỗi người, ai cũng đóng góp phần ít ỏi, nhỏ mọn của mình, thì có lẽ thế giới này sẽ bớt lạnh lẽo hơn vì lòng ích kỷ... Không ai nghèo đến nỗi không có gì để cho người khác. Chúng ta hãy bắt đầu bằng món quà nhỏ mọn, có khi vô danh của chúng ta. Một giọt nước nhỏ là điều không đáng kể trong đại dương, nhưng nếu không có những giọt nước nhỏ kết tụ lại, thì đại dương kia cũng sẽ chỉ là sa mạc khô cằn.

Tác giả Veritas

CON CHIM SÁO


Trong một tập thơ mang tựa đề "Có muôn nghìn lý do để sống", Ðức Cha Helder Camera, vị giám mục người Brazil nổi tiếng là vị tông đồ của người nghèo đã ghi lại câu chuyện ngụ ngôn sau đây: Bên cạnh nhà tôi, có một con chim sáo quanh năm ngày tháng sống giữa trời... Tôi vẫn có thói quen nói chuyện với nó. Một hôm, tôi hỏi chú sáo có nơi ngủ nghỉ không. Nó ngạc nhiên trả lời: "Có chứ!... Màn là trời, chiếu là đất. Có bao giờ thiếu đâu".
Do những đòi hỏi của trí khôn loài người, tôi mới hỏi nó: "Thế thì những lúc mưa gió, chú trú ngụ ở đâu". Nó nhanh nhẩu trả lời: "Bộ ông nghĩ là thỉnh thoảng tôi không cần tắm gội sao?" Tôi hỏi nó có đói không. Con chim sáo mỉm cười đáp: "Ðiều mà tôi muốn là được hót. Tôi sinh ra để hót mà...". Và nó cất tiếng hót như sau: "Hỡi loài người kiêu ngạo. Hãy nói cho ta biết đi: liệu ngươi không chết sao?".
Tôi cứ nài nỉ để chú sáo nhận món quà tôi biếu: đó là một ít bánh mì có thịt... Chú sáo lại được dịp cười cợt sự ngây ngô của tôi. Nó bảo tôi: "Ông không biết là loài sáo chúng tôi không có ăn bánh mì và thịt như các ông sao?".
Lần kia, tôi hỏi chú sáo có cầu nguyện không. Nó không hiểu được câu hỏi của tôi. Nó chỉ cười trả lời: "Có mấy chú nhóc con lấy đá ném tôi. Nhưng tôi bay đi, tôi cười và tôi hót".
Một lúc nào đó, tôi có ý nghĩ đưa con sáo vào bệnh viện để nhờ các bác sĩ tìm ra căn bệnh của nó và chữa trị cho nó. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng nó chỉ là một con chim.
Qua câu chuyện ngụ ngôn trên đây, có lẽ Ðức Cha Helder Camera muốn gợi lên cho chúng ta cái thảm trạng của con người ngày nay: chiến tranh, chết chóc, đau khổ đều phát xuất từ chỗ con người không chấp nhận nhau. Ai cũng muốn người khác phải suy nghĩ như mình, phải hành động như mình, phải sống như mình. Ý thức hệ nào cũng cho là ưu việt và muốn áp đặt trên người khác ngay cả bằng bạo lực.
Ngày nay, con người mỗi lúc một ý thức hơn về sự đa diện của các nền văn hóa, của các khuynh hướng chính trị, của các tôn giáo... Sự trưởng thành của nhân loại được thể hiện qua chính sự chấp nhận ấy: chấp nhận sự khác biệt của tha nhân, chấp nhận tư tưởng của người khác. Khoan dung là thái độ mà con người ngày nay đang cần hơn bao giờ hết.


Tác giả Veritas

24 tháng 10, 2012

THUA THAY CHO TOI NHIN THAY DUOC

Tin Mừng Mc 10,46-52   Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người hành khất mù, tên là Bác-ti-mê, con ông Ti-mê, đang ngồi ở vệ đường. Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!" Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!" Đức Giê-su đứng lại và nói: "Gọi anh ta lại đây!" Người ta gọi anh mù và bảo: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!" Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh?" Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.

XIN MỞ MẮT LINH HỒN CON

HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN B Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52

I.       HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mc 10,46-52
(46) Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-cô. khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-cô, thì có một người hành khất mù, tên là Bác-ti-mê, con ông Ti-mê, đang ngồi ở vệ đường. (47) Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: “Lạy ông Giê-su, Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” (48) Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi. Nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!”. (49) Đức Giê-su đứng lại và nói: “Gọi anh ta lại đây!” Người ta gọi anh mù và bảo: “Cứ yên tâm đứng dậy, Người gọi anh đấy!” (50) Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy, mà đến gần Đức Giê-su. (51) Người hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh mù đáp: “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được”. (52) Người nói: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!” Tức khắc anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.
2. Ý CHÍNH:
Trên bước đường đi về Giê-ru-sa-lem để chịu tử nạn và phục sinh, thì tại thành Giê-ri-cô, Đức Giê-su đã chữa cho một người mù tên là Bác-ti-mê, đang ngồi ăn xin bên vệ đường, vì anh đã tin cậy nơi Người. Qua phép lạ mở mắt người mù này, Người muốn mở mắt đức tin cho các môn đệ, để họ thấy được ý nghĩa sứ mạng cứu thế mà Người sắp thực hiện là: “Qua đau khổ thập giá để vào vinh quang phục sinh”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 46: + thành Giê-ri-cô: Giê-ri-cô có nghĩa là “mặt trăng”, một thành ở thung lũng sông Gio-đan, cách biển Chết 5 cây số và cách Giê-ru-sa-lem khoảng 25 cây số. Thời Xuất hành, Giê-ri-cô là thành đầu tiên mà con cháu Gia-cóp, dưới sự lãnh đạo của Gio-su-ê tiến chiếm được (x. Gs 5,13tt). Dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành cũng nhắc đến đoạn đường từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-cô (x. Lc 10,30). + có một người hành khất mù: Hành khất là người ăn xin. Đây là một người đói khổ về vật chất, đang cần được giúp đỡ. Anh ta còn bị mù, tượng trưng cho người đang đi trong tăm tối vì chưa nhận biết và tin Đức Giê-su. Có thể Đức Giê-su chữa một lúc hai người mù (x Mt 20,30), nhưng ở đây Mác-cô chỉ ghi lại một người và nêu rõ tên là Bác-ti-mê. + ở vệ đường: đồng nghĩa với “đầu đường xó chợ”, nói lên hoàn cảnh bơ vơ không nơi nương tựa của ngươi mù. anh ta tượng trưng cho số phận đau khổ của “Người nghèo của Đức Gia-vê”, đối tượng được Đức Giê-su ưu tiên mời gia nhập vào Nước Trời của Người.    
- C 47-48: + Đức Giê-su na-da-rét: Giê-su nghĩa là “Giavê cứu độ”. trong Thánh Kinh có một số người cũng tên là Giê-su (x.Hc 50,27; Lc 3,29; Cl 4,11). Để phân biệt, người ta thường thêm tên quê hương vào sau tên gọi. Giê-su nói đây chính là Đức Giê-su quê làng Na-da-rét. + Con Vua Đa-vít: Anh mù gọi Đức Giê-su kèm tước hiệu “Con Vua Đa-vít” cho thấy nhiều người Do thái đã tin Đức Giê-su là “Đấng Thiên Sai”, nhưng họ lại đang mong đợi một Đấng Thiên Sai trần thế, đến giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc Rôma (x. Mt 22,42; Ga 7,42). + “Xin dủ lòng thương tôi”: Lời cầu xin này nói lên sự khiêm hạ và lòng tin mạnh mẽ của anh mù vào quyền năng Đức Giê-su. Anh trông cậy Người sẽ làm cho anh được sáng mắt như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm về sứ mệnh của Đấng Thiên Sai: “Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò...” (Is 35,5-6). + Nhiều người quát nạt bảo anh im đi: Một số người ở gần anh mù tỏ vẻ bực tức trước việc anh ta kêu la lớn tiếng. Họ bắt anh mù phải im lặng để họ nghe được lời Đức Giê-su lúc đó đang vừa đi vừa giảng dạy. + Nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con Vua Đa-vít! Xin dủ lòng thương tôi”: Vì tin vào tình thương và quyền năng của Đức Giê-su Thiên Sai, nên anh mù bất chấp mọi rào cản: Người ta càng cấm, thì anh lại càng kêu la thống thiết hơn: “Lạy Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!”.
- C 49-50: + Người ta gọi anh mù và bảo: “Cứ yên tâm, đứng dậy! Người gọi anh đấy”: Thái độ của đám đông đối với anh mù đã thay đổi: Từ khinh thường nạt nộ đến tôn trọng và nhỏ nhe với anh. + Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su: Áo choàng là một vật thiết thân đối với khách bộ hành và người ăn xin. Nó thường được dùng làm dù che nắng gắt ban ngày và làm mền đắp cho ấm ban đêm. Vậy mà khi nghe nói “Người cho gọi anh đấy”, anh ta liền vất áo choàng lại, đứng bật dậy mà chạy mau về phía Đức Giê-su, như thể anh đã được sáng mắt rồi vậy.
- C 51-52: + “Anh muốn tôi làm gì cho anh?”: Dù đã biết rõ anh mù muốn xin gì rồi, nhưng Đức Giê-su vẫn tạo cơ hội để anh ta biểu lộ đức tin. + “Xin cho tôi nhìn thấy được”: Anh mù không xin tiền bạc hay đồ ăn thức uống như mọi khi, mà chỉ xin được sáng mắt, được nhìn thấy mọi sự như bao người khác. + “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh”: Điều kiện để được Đức Giê-su cứu chữa là phải có đức tin, như khi Người chữa lành cho hai người mù (x. Mt 9,29), chữa người phong cùi (x. Lc 17,9)... + Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi: Anh mù chỉ xin được sáng mắt thể xác, nhưng Đức Giê-su lại ban cho anh được sáng cả mắt linh hồn, để anh có đức tin trọn vẹn, nhìn thấy được con đường Người sắp đi và can đảm bước theo Người lên Giê-ru-sa-lem, trải qua mầu nhiệm “qua đau khổ vào vinh quang” để sau này được hưởng ơn cứu độ muôn đời.
HỎI: 1-Thành Giê-ri-cô là thành nào? Sách Xuất hành đề cập tới tên thành này trong trường hợp nào? Đức Giê-su cũng nói tới tên thành này trong dụ ngôn nào? 2- Số người mù được Đức Giê-su chữa lành trong 2 Tin Mừng Mat-thêu và Mác-cô có giống nhau không? Tại sao? 3-“ngồi ở vệ đường” nói lên hòan cảnh của người mù này ra sao? 4-Tên gọi Giê-su nghĩa là gì? Tại sao Đức Giê-su được người mù gọi là Giê-su Na-da-rét? 5-Qua việc kêu cầu Đức Giê-su với danh hiệu “Con Vua Đa-vít”, người mù biểu lộ đức tin thế nào về Người? Còn dân Do Thái lại đang trông mong một Đấng Thiên Sai theo nghĩa nào? 6-Lời kêu xin của người mù cho thấy đức tin của anh vào Đức Giê-su ra sao? 7-Tại sao dân chúng lại cấm anh mù kêu lớn tiếng? Lý do nào khiến anh mù càng kêu la thống thiết hơn? 8-Anh mù đã phản ứng thế nào với chiếc áo chòang thiết thân khi nghe biết Đức Giê-su đang gọi anh đến với Người? 9-Tại sao Đức Giê-su lại hỏi anh mù muốn được Người làm gì dù đã nghe rõ lời kêu xin của anh? 10- Trong Tin Mừng, Đức Giê-su luôn đòi người ta phải có điều kiện gì để được Người làm phép lạ? 11-Ngòai việc được sáng mắt thể xác, anh mù còn được Người ban ơn gì về linh hồn?

II.   SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng bật dậy mà đến gần Đức Giê-su (Mc 10,50):
2. CÂU CHUYỆN:
Vào một buổi chiều năm 1945, tại nhà ga Ve-ro-na nước I-ta-li-a, khá đông dân chúng tập trung tại sân ga và đang náo nức chờ đón một số binh lính là người thân của họ trở về từ các trại tập trung của Đức Quốc Xã. Lúc đó, một người lính trẻ bị mù hai mắt cũng đang lần mò từng bước trên sân ga. Khi tiến gần đến chỗ một phụ nữ lớn tuổi đang đứng chung với mấy người thân trong gia đình, đột nhiên anh lính mù dừng lại rồi kêu to lên: “Mẹ!”, và rồi hai mẹ con đã ôm chầm lấy nhau khóc nức nở. Một lúc sau, khi phát hiện ra cặp mắt của con trai đã bị mù hòan tòan, bà mẹ liền hỏi: “Con ơi, mắt con đã bị mù như thế này thì sao lúc nãy con lại nhìn thấy mẹ giữa bao nhiêu người khác như vậy?”. Anh lính trẻ liền đáp: “Thưa mẹ, tuy mắt con không thể nhìn thấy mặt mẹ như trước đây, nhưng chính trái tim đã mách bảo con là mẹ cũng đang có mặt tại đây để chờ đón con. Khi từ trên xe lửa bước xuống sân ga, con cứ đi theo sự mách bảo của trái tim và đến lúc con linh cảm chắc chắn mẹ đang ở rất gần bên con, thì tự nhiên con buột miệng la to lên “Mẹ!” và quả thật con đã gặp lại được mẹ đó”.
3. SUY NIỆM:
+ Gặp được Chúa nhờ sự mách bảo của con tim:
Người mù thành Giê-ri-cô trong Tin Mừng hôm nay đã đến với Đức Giê-su không nhờ cặp mắt thể xác nhưng nhờ cặp mắt trái tim của anh. Tuy anh không nhìn thấy Đức Giê-su, nhưng chính đức tin đã mách bảo anh và dẫn đưa anh đến được với Người. Trước đó anh đã nghe đồn Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và anh ao ước gặp Người để xin Người cho anh được sáng mắt. Vì thế khi biết có một đám đông đang tiến đến gần và nghe thấy tiếng của một vị Tôn sư (ráp-bi) đang vừa đi vừa giảng, anh mù dò hỏi và biết được vị Tôn sư đang nói kia chinh là Đức Giê-su Na-da-rét. Bấy giờ anh mù cảm thấy sung sướng vì sắp gặp được Đấng Thiên Sai. Anh liền la to lên rằng: “Lạy ông Giê-su, Con Vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!”. Dù bị nhiều người ngăn cấm, nhưng anh mù đã bất chấp tất cả và còn tiếp tục la to hơn. khi có người cho biết Đức Giê-su gọi anh đến gặp người thì anh liền quăng chiếc áo choàng đang cầm trên tay, nhảy chồm dậy và chạy mau đến với Người, giống như anh chưa từng bị mù. Sau khi hỏi han và biết rõ mong ước của anh, Đức Giê-su đã tuyên bố: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!”. Lập tức anh mù đã nhìn thấy được và đã tình nguyện theo Người đi lên Giê-ru-sa-lem.
+ “Lòng tin của anh đã cứu anh!”:
Anh mù đã nghe người ta đồn về Đấng Thiên Sai, con cháu Vua Đa-vít đã xuất hiện. Người có quyền năng và đầy lòng từ bi nhân ái. Người hay cứu giúp những kẻ bệnh tật nghèo khổ như anh. Anh mù đã đặt hết niềm tin tưởng và hy vọng ngày nào đó sẽ gặp được Người để được Người chữa lành bệnh mù thể xác. Khi nghe biết Đức Giê-su Vua Thiên Sai đang đến gần, anh mù đã tuyên xưng đức tin qua lời cầu xin thống thiết, phớt lờ sự phản đối của nhiều người trong đám đông. Anh đã vượt qua rào cản để mau chóng đến gặp Đức Giê-su bằng việc đứng bật dậy bỏ lại chiếc áo choàng thiết thân, chạy mau đến xin Người cho anh ơn sáng mắt. Sau đó anh còn tình nguyện đứng vào hàng ngũ các môn đệ đi theo Người lên Giê-ru-sa-lem.
+ Quyết tâm đi theo Chúa trong cuộc sống hôm nay:
Mỗi ngày chúng ta hãy xin Chúa mở mắt linh hồn chúng ta để nhận ra Chúa hiện diện qua những kỳ công Chúa làm trong thiên nhiên, nơi bản thân và dâng lời ngợi khen cảm tạ Chúa.
Mỗi khi gặp sự khó khăn không biết con đường phài đi, chúng ta hãy xin Chúa mở mắt đức tin để lắng nghe Lời Chúa trong Thánh Kinh, phụng vụ, tìm hiểu ý Chúa muốn và mau mắn xin vâng. Khi gặp rủi ro thất bại, chúng ta hãy tín thác cậy trông vào Chúa và theo Chúa đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” như anh mù trong Tin Mừng hôm nay.
4. THẢO LUẬN: 1)Làm thế nào để nhận ra ý Chúa muốn trong cuiộc sống hằng ngày? 2)Khi gặp phải tai nạn hay điều trái ý, bạn cần làm gì để đi con đường “Qua đau khổ vào trong vinh quang” của Chúa Giê-su?
5. NGUYỆN CẦU:
Lạy Chúa Giê-su. Như người mù ngồi bên vệ đường, xin Chúa hãy mở mắt linh hồn con để con nhìn thấy bản thân con với nhiều yêu hèn khuyết điểm, với lối giữ đạo giả hình bề ngòai mà thiếu chiều sâu đức tin bên trong… hầu con quyết tâm sám hối và nhận được ơn Chúa chữa lành.
Xin cho con nhìn thấy Chúa đang hiện diện trong lòng con, để con năng tâm sự với Chúa.
Xin cũng mở mắt đức tin giúp con nhìn thấy Chúa đang hiện diện trong thiên nhiên, để con dâng lời ngợi khen Chúa.
Xin cho con nhìn thấy Chúa đang hiện diện trong thánh lễ và nơi Nhà Tạm để con năng đến nghe Lời Chúa dạy, kết hiệp mật thiết với Chúa qua việc rước lễ và chia sẻ niềm vui của Chúa cho mọi người chúng con tiếp xúc.
Xin cho con nhìn thấy Chúa đang hiện diện nơi người chung quanh, nhất là những người nghèo hèn, khuyết tật hay đang tuyệt vọng…để con động viên an ủi và ân cần phục vụ họ như phục vụ chính Chúa, hầu nên chứng nhân tình thương của Chúa giữa lòng xã hội hôm nay. 
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH
www.hiephoithanhmau.com

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XIX THƯỜNG NIÊN NĂM B

LỜI CHÚA (Mt 17, 22-27

           Khi thầy trò tụ họp ở miền Ga-li-lê, Đức Giêsu nói với các ông : “ Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người , và ngày thứ ba Người sẽ chỗi dậy.” Các môn đệ buồn phiền lắm.
           Khi thầy trò tới Ca-phác-na-um, thì  những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phê-rô: “ Thầy các ông không nộp thuế sao ?” Ông đáp : “ Có chứ !” Ông về tới nhà, Đức Giêsu hỏi đón ông : “ Anh Si-mon, anh nghĩ sao ? Vua chúa trần gian bắt đóng sưu nộp thuế ? Con cái mình hay người ngoài ?” Ông Phê-rô đáp : “ Thưa, người ngoài.” Đức Giêsu liền bảo : “ Vậy thì con cái được miễn. . Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì  bắt lấy, mở miệng nó ra : anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan ;  anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh”.
SUY NIỆM:
          Bài Tin Mừng hôm nay chia làm hai phần rõ rệt, phần đầu chỉ gồm hai câu vắn gọn, Thánh sử Matthêu nêu bật nội dung tiên báo về cuộc thương khó lần thứ hai của Chúa Giêsu, phần cuối gồm bốn câu Chúa Giêsu hé mở một chút về danh phận thiên tính của Ngài qua việc nộp sưu thuế cho đền thờ theo luật Do Thái.
          Thường tình trong đời sống xã hội, ai cũng thích nghe và thích loan báo tin vui, tin thành công, tin chiến thắng, cho những người thân tín của mình. Nhưng với Chúa Giêsu thì đoạn Tin Mừng Mt 17, 22-23 này lại đi ngược cái lẽ thường tình ấy. Một lần nữa Ngài lại loan báo về cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Ngài cho các môn đệ, khi họ sum họp. Ngài tiên báo thời điểm đã gần kề “ Con Người sắp bị nộp vào tay người đời”. Đối tượng là người đời, là người thuộc ve trần gian, về thế giới của bóng đêm, tội lỗi và sự dữ. Người đời sẽ làm gì  Ngài? “ Họ sẽ giết chết Người”. Đấy là cách con người đối xử với một người mà họ thọ ơn. Người đến chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỉ, cho người chết sống lại... nhưng họ lại biết ơn bằng cách “ giết chết”. Đọc đến đây chúng ta không thể hiểu mầu nhiệm của Tình Yêu Thiên Chúa. Một Tình Yêu vượt trên mọi hiểu biết, một Tình Yêu có kích thước dài, rộng, cao, sâu ( x.Êp 3,18-19) “ ngày thứ ba Người sẽ chỗi dậy”. Đây chính là tiền Tin Mừng Phục Sinh. Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng Phục Sinh ngay khi Ngài vẫn sống trong kiếp con người. Chúng ta thấy thái độ các môn đệ rất buồn phiền khi nghe hung tin này. Đó là lẽ thường tình, không ai muốn thua thiệt, thất bại hay chết chóc. Nhưng Con Thiên Chúa đã chọn Thập giá làm đường dẫn tới vinh quang.
          Ca-phac-na-um là một thành miền Ga-li-lê. Khi Đức Giêsu và các môn đệ đến thành này thì  gặp những người thu thuế cho đền thờ. Đây là thuế hàng năm mà mỗi người Do thái đến tuổi, phải đóng thuế cho việc chi tiêu trong Đền thờ. Mỗi người sẽ phải nộp hai quan. Lúc này, Chúa Giêsu là người có danh tiếng và uy thế trong vùng, nên người Do Thái quan tâm và để ý xem Ngài có nộp thuế cho đền thờ không ? có chống lại những qui tắc của đền thờ không ?.
          Họ hỏi ông Phêrô “ Thầy các ông không nộp thuế sao? ( c .24 ). Ông Phêrô đáp ngay: Có chứ. Điều này Phêrô khẳng định và xác định mạnh mẽ về danh phận con người của Đức Giêsu. Ngài là người Do Thái, tuân giữ luật Môsê và nộp thuế đó là chuyện đương nhiên. Phêrô cho rằng ý nghĩ của mình đúng, nên ông trả lời chắc chắn như vậy. Ông không hỏi Chúa Giêsu xem ý Ngài thế nào và ông cũng không trả lời với những người đã hỏi ông : vì sao họ không hỏi trực tiếp Chúa Giêsu. Ông tin vào trực giác, vào cảm nhận của mình về Thầy mình. Đó là một con người sống trong đất nước Do Thái, sinh trưởng trong phong tục, văn hoá và mang trong mình dòng máu Do Thái, thì  ắt hẳn chuyện nộp thuế là chắc chắn rồi. Nhưng khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi đón ông. Ngài cất lời gợi mở cho ông về thiên tính của Ngài “ Anh nghĩ sao ? Vua chúa trần gian bắt ai nộp thuế ? Con cái hay người ngoài ?. Một câu hỏi chỉ là để xác định cho rõ. Một câu hỏi mà ta thấy ai có trí khôn cũng có thể trả lời được. Và Phêrô thưa chỉ có người ngoài nộp thuế mà thôi. Chúa Giêsu nhấn mạnh làm cho rõ hơn : Vậy con cái được miễn ( c.26). Ở đây Chúa Giêsu giới thiệu mình là Con Thiên Chúa, không cần phải nộp thuế cho đền thờ, nơi Thiên Chúa ngự trị, nơi con người dâng lễ vật lên Thiên Chúa.
           Và Đức Giêsu nói tiếp: “Nhưng để khỏi làm gai mắt họ...”. Nếu Đức Giêsu không nộp thuế theo lập luận Ngài là Con Thiên Chúa, thì  người Do Thái sẽ cho Ngài là nói phạm thượng khi tự cho mình là Thiên Chúa. Đây chưa phải là lúc, là giờ mà Ngài bày tỏ chân tính của mình như Ngài ở trước toà Philatô. Lúc ấy Ngài nhận và tự xưng là Đấng Mêsia, là Vua ( x. Lc 23,3) hoặc Ngài đã tuyên xưng mình là Đức Kitô, là Con Thiên Chúa khi vị Thượng tế hỏi Ngài, đến độ ông ta phải xé áo mình ra vì cho rằng đó là lời nói phạm thượng ( x. Mc 14,61-64). Vì chưa đến giờ Ngài về cùng Cha , nên Ngài nói tiếp... Anh ra biển thả câu... bắt cá... lấy bốn quan nộp thuế cho phần Thầy và phần anh. Tình tiết này khiến chúng ta thấy lý thú khi đọc. Vì sao Chúa Giêsu không lấy tiền trong túi để nộp thuế ? Tại sao con cá có đồng tiền quan lại là con cá câu trước nhất? Qua những vấn đề được đặt ra chúng ta thấy Chúa Giêsu đang tỏ lộ dần thiên tính của Ngài. Ngài như biết trước vận mệnh, những điều xảy ra trong tương lai. Ngài chứng tỏ mình có khả năng trên mọi vật, mọi sự kiện. Tất cả như đang tiến hành theo kế hoạch của Ngài. Ngài là Đấng điều khiển dòng lịch sử này. Ngài là chủ thế giới  muôn loài, là chủ lịch sử.
           Lạy Chúa Giêsu, ngày nay con người đang loại dần Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của họ. Đã có đôi lần chúng con thầm trách người Do Thái sao kém lòng tin, nghi ngờ về quyền năng và Tình Yêu của Chúa. Nhưng, bây giờ chúng con lại bước trên những lối đi ấy. Chúng con đang chối từ, đang gạt Thiên Chúa ra khỏi đời mình, ra khỏi quỉ đạo vũ trụ vì cho rằng con người đang làm chù thời gian bằng chất dược liệu trường sinh bất tử; con người đang làm chủ vũ trụ bằng cách thay trời làm mưa, làm nắng. Con người đang muốn thống trị thiên nhiên, thống trị địa cầu. Nhưng chính những lúc khoa học tiến bộ lên tới đỉnh cao thì con người lại cảm thấy hụt hẫng, trống vắng và cô đơn lạ lùng. Xin cho mỗi người chúng con biết nhận ra một điều : Chỉ có Thiên Chúa mới lấp đầy những khao khát về chân, thiện, mỹ mà thôi.
  Nữ Tỳ Thánh Thể.

HƯƠNG PHÁP CHÚA DÙNG TRỊ THAM QUYỀN CHỨC ??

Mục đích nào các Tông đồ đi theo Chúa ? Động cơ nào thúc đẩy các Tông đồ bỏ mọi sự đi theo Chúa ? Bài Phúc âm hôm nay ( Mc 10, 35-45) “lật tẩy” lòng dạ các ngài. Vị nào cũng nuôi một tham vọng làm ông lớn, cai trị người ta trong Nước Chúa. Muốn mà chưa dám nói ra thôi hoặc chưa có dịp nói ra.
          
Có lẽ đã đến lúc phải nói ra vì Chúa Kitô lên Giêrusalem để thiết lập vương quốc của Ngài ở đó nên Tông đồ Giacôbê và Gioan thưa với Chúa : Xin Thầy cho chúng con một người được ngồi bên tả, một người bên hữu trong vinh quang Nước Thầy. Các Tông đồ khác nghe biết tức sôi lên.
Chúa không quở mắng hai vị, chỉ phê bình các ngài ngây thơ quá, không biết mà cứ xin. Chúa nói : “Các ông không biết rõ điều các ông xin”, rồi Chúa nhấn mạnh việc phải làm, điều sắp phải chịu mà các Tông đồ phải chia sẻ với Chúa bằng câu hỏi : Các ông có thể uống chén tôi phải uống và chịu thanh tẩy thứ thanh tẩy tôi phải chịu không ? (nghĩa là chịu chết chịu nhục). Giacôbê và Gioan đồng loạt thưa : Thưa vâng. Chúa chấp nhận lời ưng thuận của hai ngài, nhưng lại nói rõ không phải vì thế mà được chức lộc bên tả bên hữu, vì quyền bính và phúc lộc là ơn huệ Thiên Chúa Cha định đặt, cho ai thì kẻ ấy được.
Phương pháp Chúa dùng là “uống chén đắng” đề đập tan tham vọng quyền chức. Rõ ràng khi Chúa chịu chết trên Thánh giá , mộng quyền chức, tiền bạc của các Tơng đơ và mơn đệ tan tành : Hai mơn đệ về làng Emau, chỉ cĩ hai Tơng đồ chạy ra mộ xem hư thực thế nào,cịn các vị khác đang sống trong thất vọng hồn tồn . Và  Chúa sống lại lột xác Tơng dồ, mơn đệ
Bài  Tin Mừng nầy  thánh Marcơ viết sau biền cố Chúa chịu chết và sống lại lâu năm  nĩi lên lịng nhiệt thành của các Tơng đồ phục vụ  , tức là nĩi lên thành quả của phương pháp giáo dục các Tơng đồ của Cháa  !
Quyền bính và chức vụ trong Nước Chúa khác hẳn quan niệm trần gian vì quyền bính và địa vị ở trần gian là để cai trị dân, hống hách, bắt nạt người dưới, còn quyền bính, địa vị trong Nước Chúa là để phục vụ, giúp đỡ mọi người. Ra lệnh trong Nước Trời không phải là bắt người ta phải vâng lời, nhưng là kêu gọi người ta hiệp thông, tham dự việc mà Thiên Chúa kêu gọi họ vì mọi thứ bắt ép, làm mất tự do đều không có giá trị trước mặt Chúa. Chúa tôn trọng tự do mỗi người, người chờ mong mỗi người tự ý đáp ứng lời kêu gọi của Chúa. Chính sự đáp ứng một cách tự do mới có giá trị vì mới có tình yêu. Chính vì thế, cai trị trong Nước Trời là phục vụ, là giúp đỡ người ta hiểu biết để tự do cải hóa, tự quay về với Chúa. Người phục vụ là kẻ dùng tự do đáp ứng nhiều nhấtá .
Các Tơng đồ đã sống như kẻ phục vụ  các  tín hữu của các giáo đoàn  mà các ngài cần phải dạy dỗ họ , giúp họ từ bỏ ham muốn,  giúp đùng quyền  phục vụ , tránh đi hống hách, sai khiến cộâng đoàn. Đối với chúng ta, lời Chúa dạy hôm nay vẫn phải vang lên mạnh ù vì “quan niệm quyền bính trần gian” thường len lỏi vào khi ta hành sử, khi ta thi hành nhiệm vụ. Thái độ bực tức, đòi điều kiện, sắp đặt chương trình, giờ giấc v.v… đôi khi là biểu hiện của thứ cai trị chứ không phải của phục vụ. Dĩ nhiên, phục vụ phải có chương trình, có trật tự mới đạt kết quả hữu hiệu cho mọi người, nhưng nó có nguy cơ cai trị. Phải tách nó ra, loại trừ nó.
                                                   Lm Fx Nguyễn hùng Oánh

NGÀY LIÊN HIỆP QUỐC


Vào năm 1945, ba quốc gia gây chiến Ðức, Italia, Nhật mang bộ mặt tan tác tả tơi của những nước bại trận. Ða số những thành phố lớn tại Ðức, cũng như hai thành phố Hiroshima và Nagasaki tại Nhật chỉ còn là những đống gạch vụn, những thành phố chết.
Hình ảnh của thế giới, nhất là tại các quốc gia bị chiến tranh tàn phá trong những năm "39-45" có lẽ không khác gì bộ mặt của trái đất sau trận lụt Ðại Hồng Thủy, khi trận lụt vĩ đại gây ra do những trận mưa lũ kéo dài 40 ngày đêm đã giết hại mọi sinh vật, như tác giả sách Khởi Nguyên viết: "Mọi loài xác thịt động đậy trên đất đều tắt thở: chim chóc, thú vật, mãnh thú... tất cả các vật trên cạn đều bị xóa sạch trên mặt đất từ người cho đến xúc vật, côn trùng và chim trời...".
Từ đống tro tàn của thế chiến thứ hai, một ý nghĩa đã được manh nha và Liên Hiệp Quốc đã thành hình với mục đích bảo vệ an ninh và xây dựng hòa bình. Vì như một chính trị gia đã phát biểu: "Nếu con người không hủy diệt chiến tranh, chiến tranh sẽ hủy diệt con người".
Nhưng từ ngày tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 1945 đến nay không biết bao nhiêu cuộc chiến song phương cũng như nội bộ đã xảy ra. Những bàn tay con người vẫn được dùng để giơ gươm, để lảy cò, để bấm nút nhữntg khí giới giết người. Vì thế súng vẫn nhả đạn và máu tươi vẫn tuôn rơi, lòng đất mẹ vẫn thấm máu con người.
Ngày 24 tháng 10 hằng năm, bao nhiêu lá cờ của mọi quốc gia đã được trưng lên trong những buổi lễ kỷ niệm ngày Liên Hiệp Quốc được thành lập, bao nhiêu sinh hoạt đã được tổ chức để nhắc nhở con người, không phân biệt màu da, tiếng nói, không phân biệt tín ngưỡng hay quan niệm về thể chế chính trị, ý nghĩa của tổ chức mang mục đích bảo vệ an ninh và xây dựng hòa bình.
Nhưng thiết nghĩ, hòa bình thế giới không thể được thiết lập nếu lòng người chưa đạt được sự an bình, vì nếu những tâm tình ganh ghét, ghen tuông, nghi kỵ, nếu những tư tưởng lợi dụng, đàn áp, bóc lột vẫn còn âm ỉ cháy trong lòng chúng ta, thì ngọn lửa chiến tranh vẫn còn có thể bùng cháy bất cứ lúc nào.




Tác giả Veritas

CÙM CHÂN CHÓ


Sách Lã Thị Xuân Thu có chép một câu chuyện như sau: Nước Tề có người xem tướng chó rất giỏi. Một người hàng xóm tới nhờ anh ta tìm cho một con chó biết bắt chuột. Ít lâu sau, anh mang đến một con chó và nói: "Con chó này tốt lắm, ông cứ dùng sẽ vừa ý".
Người hàng xóm tin theo, nhưng mấy năm qua, con chó không bắt được con chuột nào cả. Người hàng xóm phàn nàn, anh ta liền nói: "Con chó này tốt, nhưng nó chỉ có tài săn bắt hươu nai, bây giờ muốn nó bắt chuột thì phải buộc chân sau nó lại". Người hàng xóm đã nghe theo và quả nhiên con chó bắt chuột rất hay.
Có cùm một chân lại, con chó mới có thể bắt được chuột. Phải chăng, đó không phải là hình ảnh của rất nhiều người thành công trong những địa hạt lớn, trong những công tác xã hội, trong những việc làm ở quy mô lớn, nhưng lại thất bại trong gia đình hay trong chính cuộc sống cá nhân của mình. Người ta nghĩ rằng chỉ có những công việc vĩ đại mới có giá trị. Người ta phân bua rằng việc trong nhà, việc ở xó bếp là việc của đàn bà.
Thế nhưng có ai nghĩ rằng hạnh phúc của gia đình tùy thuộc rất nhiều vào những công việc xó bếp ấy. Và những công việc vô danh ấy cũng đòi hỏi nhiều hy sinh, nhẫn nhục và tình yêu hơn tất cả những đại cuộc khác. Công việc càng nhỏ nhặt, càng vô danh thì càng nhiều phiền toái và càng đòi hỏi nhiều phấn đấu hơn. Nếu không bióêt cùm chân lấy một chân, nếu không biết hy sinh, nhẫn nhục, một người mẹ trong gia đình không thể chịu đựng năm kia tháng nọ tất cả những phiền toái ấy.

Tác giả Veritas

22 tháng 10, 2012

HÒN VỌNG PHU


Giữa Nha Trang và Tuy Hòa, khoảng xa lộ 21 và sông Hinh, gần quận Khánh Dương có một ngọn núi tên là Vọng Phu, có nghĩa là trông đợi chồng.
Theo tục truyền trong dân gian thì thuở xưa có một gia đình sống hạnh phúc ở gần chân núi. Khi giặc giã nổi lên ở biên thùy, người chồng theo lệnh vua, tòng quân ra ngoài biên ải để chống quân thù, để lại người vợ trẻ và đứa con đang còn bú mớm. Người vợ trẻ ở nhà chờ chồng, mỗi ngày bế con trèo lên ngọn núi ngóng về phía biên cương xem có dáng chồng trở về hay không. Thời gian trôi qua nhưng đoàn quân chưa thấy về, người vợ và đứa con chờ đợi mãi hóa thành đá. Người đời biết chuyện nên gọi đó là Hòn Vọng Phu.
Có lẽ đây chỉ là một ngọn núi được cấu tạo bởi nhiều loại đá khác nhau. Theo thời gian, mưa gió sói mòn loại đá mềm, để lại hình dạng mường tượng như một người bồng con ngồi trông ra phía biển. Người dân ta đa sầu đa cảm, lại thêm cảnh nước luôn loạn ly, đã mượn hình dạng của núi để diễn tả tâm sự trông đợi chồng của người thiếu phụ Việt Nam.
Ðiều làm cho xao xuyến cảm động ở đây là lòng chung thủy của một thiếu phụ, dù đói no, đau yếu hay mạnh khỏe, vẫn trước sau một lòng thương yêu chồng, xem chồng như là lẽ sống của cuộc đời.
Rung động trước dạ trung kiên của người thiếu phụ Việt Nam qua hình ảnh Hòn Vọng Phu, chúng ta không khỏi không cảm động trước Tình Yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Dù núi dời, dù đồi chuyển, dù con người có bội bạc phôi pha, Thiên Chúa vẫn luôn chung thủy trong Tình Yêu của Người. Càng thấm thía tình thương của Chúa, chúng ta càng cảm thấy Người là lẽ sống và là tất cả của cuộc sống.




Tác giả Veritas

HAI CHA CON VÀ CON LỪA


Một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà người Mỹ thường kể cho con cái nghe nhất đó là câu chuyện: "Hai cha con và con lừa". Có hai cha con dắt con lừa ra chợ bán. Cha ngồi trên lưng lừa, con đi bộ theo sau. Người đi đường thấy thế bèn nói: "Cha gì mà không biết thương con! Ngồi trễm trệ trên lưng lừa, trong khi con phải đi bộ!". Nghe vậy, người cha bèn nhảy xuống khỏi lưng lừa và nhường cho con cưỡi lừa. Ði được một chốc, hai cha con lại nghe người hai bên đường chỉ trích: "Ðồ con bất hiếu, ngồi ung dung trên lưng lừa, trong khi cha lại đi cuốc bộ". Nghe như vậy, hai cha con mới bảo nhau: "Chỉ còn một cách để cho thiên hạ khỏi nói là hai ta cùng cưỡi lừa".
Thế là hai cha con cùng leo lên lưng lừa. Nhưng đi được một quãng, họ lại bắt đầu nghe một lời phê bình khác: "Thật là đồ vô nhân đạo! Làm sao con lừa chịu đựng cả một sức nặng như thế".
Nghe thế, hai cha con lại vội nhảy xuống khỏi lưng lừa. Lần này thì cũng có người phê bình: "Ðồ dại dột, có lừa mà không dám cưỡi lại phải đi bộ". Hai cha con không biết nghĩ sao, đành phải nai lưng khiêng con lừa đến chợ.
Ðôi khi chúng ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều vì những lời khen chê của thiên hạ. Dĩ nhiên chúng ta cần phải biết lắng nghe những ý kiến xây dựng của những người có thiện chí muốn giúp đỡ chúng ta. Tuy nhiên chúng ta không nên để mình bị "rung động" bởi những lời dèm pha thiếu nền tảng của người khác.
Trong Giáo Hội cũng có những người mắc phải chứng bệnh thích chỉ trích phê bình người khác. Họ quên rằng mình cũng chỉ là những con người đầy khiếm khuyết. Họ là những gai nhọn hoặc dấm chua trong Giáo Hội. Sự hiện diện của họ thường gây sứt mẻ hơn là góp phần xây dựng Giáo Hội trong tình yêu thương và hiệp nhất.

Tác giả Veritas

21 tháng 10, 2012

THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM ĐỨC TIN TẠI GIÁO XỨ THIÊN ÂN

     Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và hưởng ứng lời mời gọi của Giáo Hội sẽ cử hành NĂM ĐỨC TIN 2012-2013 .Với tinh thần học hỏi , sống và làm chứng.
     Tại nhà thờ Giáo Xứ Thiên Ân ,vào lúc 09h30, Chúa nhật 21-10-2012,đã tổ chức Thánh Lễ  Khai mạc Năm Đức Tin và đồng thời Khánh thành tầng hai Nhà Sinh Hoạt Giáo Lý.
     Đến dự gồm các Quý Cha,Quý Dì và Quý Khách, Cha Chánh Xứ Giuse Lê Hoàng, làm Nghi thức làm phép tầng hai nhà sinh hoạt giáo lý . Và chủ sự Thánh Lễ Khai Mạc Năm Đức Tin.Nghi thức sai đi...


GIÁO HẠT TÂN SƠN NHÌ KHAI MẠC NĂM ĐỨC TIN ( 2012-2013 )

               GIÁO HẠT TÂN SƠN NHÌ KHAI MẠC NĂM ĐỨC TIN
  Vào lúc 8 giờ sáng ngày 20 tháng 10 năm 2012 . Tại Giáo Xứ Tân Hương tưng bừng cờ hoa , biểu ngữ rực rỡ  . Quý chức của 17 Giáo Xứ  trong Hạt Tân Sơn Nhì đã về tập trung ,  trong niềm vui phấn khởi đón chào  ngày khai mạc năm đức tin .
   Sau khi ổn định vào vị trí có rước kiệu Đức Mẹ xung quanh Nhà thờ , cùng đi Rước có Quý Cha Đồng tế  , có Quý Dì , đại diện Quý chức của các Giáo Xứ , các Đoàn thể Công Giáo Tiến Hành  trong Hạt ,  cuộc rước kết thúc tới cuối Nhà thờ , sau đó có nghi thức khai mạc năm Đức tin .
    Cha Hạt trưởng  đánh trống  khai mạc năm  Đức tin . Cha nói lên tầm quan trọng của năm Đức tin , Cha kêu gọi tất cả Quý  chức và Giáo dân trong hạt hãy  nghe theo tiếng gọi của Đức Thánh Cha mang Tin Mừng đến cho mọi người . Cánh cửa Nhà Thờ đươc mở ra , Cha Hạt trưởng và các Cha tiến vào Thánh đường , chính thức khai mạc năm Đức tin Hạt Tân Sơn Nhì  .
     Sau đó có Thánh lễ tạ ơn , Cuối lễ có nghi thức trao Nến Đức tin  cho 17 vị đại diện các Giáo Xứ trong Hạt . Cuối lễ Ông Chủ tịch HĐMV Hạt phát biểu cám ơn Quý Cha ,  Qúy Dì và Cộng đoàn . Nghi thức khai mạc năm Đức tin của Giáo Hạt Tân Sơn Nhì thành công tốt đẹp .


20 tháng 10, 2012

SỰ KIỆN


NGÀY MAI CHÚA NHẬT 21 THÁNG 10, ĐỨC THÁNH CHA SẼ CỬ HÀNH THÁNH LỄ  PHONG THÁNH CHO 7 VỊ THÁNH MỚI CỦA GIÁO HỘI:
1. Giovanni Battista Piamarta, Người Ý, sinh năm 1841 và là người sáng lập ra hai tu dòng.
    2. Jacques Berthieu, một linh mục dòng Tên người Pháp, bị bắn chết vì bảo vệ đức tin Kitô hữu tại Madagascar năm 1896.
3. Một nữ tu Mary Núi Camel, người Tây Ban Nha. Người đã sáng lập dòng Nữ Tu Vô Nhiễm Nguyện Tội.
    4.Marianne Cope, Nữ tu, năm2 1888 đã theo cùng cha thánh Damien Molokai đến xứ sở Hawaii chăm sóc người cùi.
...

5. Kateri Tekakwitha, người thổ dân da đỏ ở Mỹ, năm 1676 đã bị đuổi ra khỏi bộ lộc vì bà đã theo đạo Công Giáo
    6. Pedro Calungsod, một thanh thiếu niên, vị thánh thứ hai trong lịch sử của Phi Luật Tân. Cậu ta đã bị giết năm 1672 vì bảo vệ các nhà truyền giáo.
7. Anna Schäfer, người luôn khao khát được làm truyền giáo. Năm 1901 bà bị bỏng nặng ở chân và rồi suốt 24 năm trên giường bệnh, bà đã góp phần vào công cuộc cưú rỗi các linh bằng chính sự đau đớn của mình.

     VINH DANH CHÚA CHA, CHÚA CON, VÀ CHÚA THÁNH THẦN. AMEN.

Truyền giáo bằng chứng tá: ai cũng có thể làm được

Khánh Nhật truyền giáo

Có lẽ chúng ta đã nghe nói nhiều đến việc truyền giáo. Và thường chúng ta nghĩ rằng đó là việc của các linh mục, các nam nữ tu sĩ, của tiểu ban truyền giáo, hay của một số người có ơn gọi đặc biệt như thánh Phaolô, thánh Phanxicô Xaviê, v,v…, chứ chẳng phải là việc của mình. Tuy nhiên, truyền giáo là ơn gọi, là trách nhiệm gắn liền với mọi người Kitô hữu. Bao lâu còn là Kitô hữu, bấy lâu còn phải loan báo Tin Mừng. Có thể chúng ta không có khả năng lôi kéo, thuyết phục để cho người khác theo đạo, nhưng “nói” cho người khác biết về đạo bằng chứng tá đời sống thì ai ai cũng có thể làm được. Vậy chứng tá cụ thể đó là gì?

- Trước hết là chứng tá bằng đời sống cầu nguyện hy sinh

Đây là hoạt động đi đầu và không thể thiếu trong việc loan báo Tin mừng. Nhìn thấy gương chúng ta cầu nguyện, gương chúng ta hy sinh, người ta sẽ được đánh động, được cảm hoá. Nếu đời sống tâm linh của chúng ta được cắm rễ sâu trong đời sống cầu nguyện hy sinh, thì mọi việc ta làm đều có giá trị truyền giáo, đều có khả năng làm cho người khác nhận biết Chúa và đem lại rất nhiều lợi ích cho các linh hồn. Như vậy, ngồi ở nhà, chúng ta vẫn có thể truyền giáo. Về điểm này, thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu là mẫu gương tuyệt vời cho chúng ta noi theo. Ngài nói: “Dù cúi xuống nhặt một cây kim vì lòng yêu mến Chúa, tôi cũng có thể cứu được một linh hồn”. 

Không ai có thể nói là tôi không có thì giờ để cầu nguyện. Không ai có thể nói là tôi không có cơ hội để hy sinh. Và để rèn luyện được nếp sống thấm nhuần tinh thần cầu nguyện hy sinh, có sức giới thiệu Đức Kitô cho người khác, thiết tưởng chúng ta có thể nhờ đến Chuỗi Kinh Mân Côi. Nhờ Mẹ dẫn chúng ta bước đi từng bước nhỏ trên đường vâng phục thánh ý Chúa và phục vụ các linh hồn. 

- Thứ đến là chứng tá bằng lối sống hiệp nhất yêu thương

Truyền giáo bằng việc giảng dạy, bằng sách báo, bằng các lớp Giáo Lý, bằng các lễ nghi, bằng các hoạt động tôn giáo, thực tế là rất cần. Nhưng cách truyền giáo hữu hiệu nữa là chính nếp sống đạo đức nổi trội của chúng ta về sự hiệp nhất yêu thương: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ của Thầy là anh em hãy thương yêu nhau”. Tình yêu thương hiệp nhất ấy được thể hiện qua cách suy nghĩ, cách phán đoán, cách chọn lựa, cách đối xử, cách phản ứng, cách hiện diện, cách phục vụ nói năng, ăn uống, giải trí, cách dùng thời giờ, sức khoẻ, của cải, v.v… 

Những dấu chỉ yêu thương hiệp nhất giữa mọi người trong gia đình, trong hội đoàn, trong giáo họ, giáo xứ là dấu chỉ loan báo Tin mừng hữu hiệu nhất, giá trị nhất. Ngược lại, nếu thiếu tình bác ái yêu thương thì những việc tông đồ truyền giáo sẽ phản tác dụng. Xin dẫn chứng :

Một cô gái ngoại giáo lấy người Công giáo, láng giềng, bà con thấy cô ta đẹp người đẹp nết, nên giục cô ta vào đạo. Cô ta trả lời: “Khi nào cháu thấy đạo Chúa hơn đạo Phật, cháu mới vào”. Tìm hiểu, người ta mới biết được bà mẹ chồng dù rất siêng năng đọc kinh, dự lễ, và đã từng bỏ ra gần cả một chục triệu bạc cùng với nhiều bà khác giúp cha sở đi Roma xin ơn Đức Giáo hoàng, nhưng bà đã từng sang giật nồi, lấy niêu của một bà hàng xóm nghèo chưa có tiền trả nợ cho bà. Cô dâu in trong lòng hình ảnh không tốt về mẹ chồng và về đạo. Bởi đó cô nhất quyết không theo đạo bao lâu chưa thấy người theo đạo sống tốt hơn.

Một khi tất cả nếp sống của chúng ta phảng phất hương thơm của tình hiệp nhất yêu thương thì dù ở đâu, nếp sống ấy cũng là truyền giáo.

- Sau nữa là chứng tá bằng nếp sống có văn hóa, văn minh 

Ngày hôm nay, xã hội đang phải đối diện với biết bao tệ nạn, môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng, các giá trị đạo đức luân lý bị băng hoại. Chính vì thế nỗ lực của xã hội là xây dựng nếp sống lành mạnh, có văn hoá, văn minh. Đi đâu chúng ta cũng thấy có các bảng hiệu “khu phố văn hoá”, “thôn văn hoá, ấp văn hoá”…, lẽ nào chúng ta lại đứng ngoài, lẽ nào chúng ta lại không chung tay góp sức mình vào việc đó. Dĩ nhiên, nền văn hoá mà chúng ta phải xây dựng không phải là văn hóa sự chết, văn hoá tiêu diệt sự sống, mà là nền văn hóa bảo vệ và thăng tiến sự sống, sự sống ngay từ khi còn trong lòng mẹ. Nền văn minh mà chúng ta phải kiến tạo không phải là văn minh của nền khoa học kỷ thuật khô cứng hay của chủ nghĩa duy vật hưởng thụ cực đoan, mà là nền văn minh của tình thương, nền văn minh của lòng bao dung tha thứ. 

Như mọi người khác, người Công Giáo cũng đang hiện diện tại mọi môi trường xã hội hôm nay. Chúng ta cũng làm ăn sinh sống trong mọi lĩnh vực: kinh doanh, sản xuất, buôn bán… với mọi hoàn cảnh từ thương gia đến kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, công nhân viên. Cũng làm việc, cũng mưu sinh, nhưng chúng ta làm việc với tinh thần khác: tinh thần công bình bác ái và phục vụ hy sinh. 

Xin Chúa cho mỗi người chúng ta luôn ý thức được sứ mạng truyền giáo bằng chứng tá của mình, đặc biệt trong Năm Đức Tin, để ra sức sống tinh thần cầu nguyện hy sinh, yêu thương hiệp nhất, đồng thời nỗ lực xây dựng một cuộc sống tốt đạo đẹp đời hầu cho danh Chúa được ngày một cả sáng hơn. Amen.
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Thành Long