Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

31 tháng 1, 2012

CLB Nhiếp Ảnh & Video Tân Phú Chuyến đi sáng tác ( Bến Lức Long An ).


ĐỨC GIÊSU CHỮA NHIỀU KẺ ỐM ĐAU

Chúa Nhật V Mùa Thường Niên Năm B
Tin Mừng:  Mc 1,29-39

Hôm ấy, vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-mon và An-rê. Có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-mon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài. Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói, vì chúng biết Người là ai. Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Ông Si-mon và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: "Mọi người đang tìm Thầy đấy!" Người bảo các ông: "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó." Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỷ.


KỲ QUAN CỦA THẾ KỶ 19


Ngày 31 tháng 1, cách đây đúng một thế kỷ, thế giới mất đi một người mà ông Rattazzi, thủ tướng nước Italia, thời bấy giờ nổi tiếng là người chống báng Giáo Hội, đã phải thốt lên: "Ngài là kỳ quan vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 19. Cả nước Pháp đã suy tôn Ngài như một vị Thánh Vinh sơn đệ Phaolô của thế kỷ". Con người đó chính là Thánh Don Bosco. 
Thánh nhân chào đời năm 1815 tại miền Piemonte, thuộc mạn bắc nước Italia. Mẹ Ngài là bà Magarita mong ước cho Ngài được làm linh mục. Nhưng bà đã dặn dò con mình: "Mẹ đã sinh ra trong nghèo khó, mẹ đã sống trong nghèo khó, mẹ cũng muốn chết trong nghèo khó. Nếu con muốn làm linh mục để giàu có, mẹ sẽ không bao giờ bén mảng đến với con". 
Don Bosco đã thực hiện lời khuyên của mẹ. Không những Ngài đã sống nghèo, nhưng chỉ sống với người nghèo, nhất là trẻ em nghèo. Ngài đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm, thu nhặt những trẻ em lang thang đầu đường xó chợ. 
Nếu mãi đến năm 1848, Karl Marx mới đưa ra tuyên ngôn kêu gọi giới công nhân đứng lên, đoàn kết đấu tranh cho quyền lợi của họ, thì trước đó, Don Bosco cũng đã tranh đấu cho giới công nhân rồi. 
Thời của Thánh nhân, kỹ nghệ mới phát triển, nhiều vấn đề xã hội được đặt ra. Thánh nhân chủ trương không chỉ mang lại cho giới trẻ một nền giáo dục về mặt tinh thần hay tu đức, mà còn giúp cho giới trẻ một nghề nghiệp trong tay. Thánh Don Bosco đã được xem như là cha đẻ của những trường huấn nghệ ngsày nay. 
Phương pháp sư phạm được Thánh nhân đề ra nhắm đến sự đề phòng hơn là trừng phạt. Thay vì chữa trị những sai trái, tốt hơn là đề phòng để những sai trái không xảy ra. Trong tất cả mọi sự, tình thương và sự dịu dàng là cơ sở cho tất cả mọi cư xử của Thánh Don Bosco. 
Hiền lành và vui vẻ là hai nhân đức trội vượt trong sự thánh thiện của Thánh Don Bosco. Với sự hiền lành đầy cảm thông, Thánh nhân nhìn mọi người bằng chính cái nhìn của Chúa Giêsu. Cái nhìn đó muốn nói với tội nhân hay bất cứ một tâm hồn xấu xa nào rằng: "Bạn có một giá trị cao cả. Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương bạn. Bạn đừng ngã lòng". 
Ði đôi với sự hiền lành chính là vui vẻ. Châm ngôn của Thánh Don Bosco chính là: Phụng sự Chúa trong vui tươi. Sự vui vẻ của Thánh Don Bosco là liều thuốc hữu hiệu nhất cho thời đại đầy ohiền muộn và chán nản của chúng ta. Niềm vui của Thánh nhân xuất phát từ một xác tín cơ bản trong Kitô giáo của chúng ta: Thiên Chúa là Tình Yêu. Do đó những người được Thiên Chúa yêu thương không thể nào buồn thảm được. 
Sứ điệp của Thánh Don Bosco vẫn luôn hợp thời, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Giữa một xã hội mà tương quan con người được xây dựng trên thù hận, nghi kỵ, bon chen, giành giật, lừa đảo. Thánh Don Bosco nói với chúng ta rằng: Con người vẫn còn đáng thương yêu, vẫn còn đáng tôn trọng và tin tưởng. 
Giữa một xã hội mà sự buồn thảm đang ngự trị, Thánh nhân muốn đem lại cho chúng ta nụ cười của lạc quan. Nụ cười lạc quan đó chỉ có thể nở rộ khi con người còn tin tưởng ở Tình Yêu của Thiên Chúa. Giữa những mất mát từng ngày, Thánh Don Bosco mời gọi chúng ta hãy tìm kiếm lại mọi sự trong Tình thương của Chúa.

Tác giả Veritas
 

TÌNH YÊU LÀ SỨC MẠNH VẠN NĂNG


Ngày 30 Tháng Giêng cách đây đúng 40 năm, Mahatma Gandhi, người cha già của dân tộc Aán Ðộ đã vĩnh viễn ngã gục sau mấy nhát gươm của một thanh niên Aán Giáo quá khích. 
Hôm đó, như thường lệ, Gandhi được hai người cháu dìu đi cầu nguyện. Cả một đám đông đang đi theo đằng sau Ngài. Bỗng nhiên, một thanh niên từ trong đám đông sấn tới đâm bổ vào Người của vị cha già dân tộc. Ba nhát gươm đâm xới xả vào một thân thể khô gầy vì không biết bao nhiêu hy sinh cho đất nước. 
Thinh lặng bao chùm lấy đám đông. Người ta chỉ còn nghe được hai tiếng từ miệng của vị thánh "Rama, Rama" nghĩa là "Chúa ơi, Chúa ơi". Với một cố gắng cuối cùng, Ngài giơ hai tay lên, đan lại trong một cử chỉ cầu nguyện và tha thứ, rồi ngã gục. 
Người thanh niên Aán Giáo quá khích đã sát hại Gandhi vì anh không thể chấp nhận ssược sự kiện Gandhi bày tỏ lòng quảng đại yêu thương ngay cả với những người Hồi Giáo. 
400 triệu người Aán Ðộ đã than khóc và để tang cho vị cha già của dân tộc. Không khí buồn thảm cũng bao trùm khắp thế giới. Mọi người đều cảm nhận rằng ngày hôm đó trái đất trở nên cằn cỗi, nghèo nàn hơn, bởi vì đã mất đi một người con vĩ đại, một người con đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc mà không cần dùng đến khí giới của bạo động và hận thù. Chính Ngài đã từng nói: Tình Yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có. 
Tình Yêu là sức mạnh khiêm tốn nhất, nhưng cũng là sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay. 
Chiến tranh và không biết bao nhiêu vấn đề mà thế giới ngày nay đang phải giải quyết, dường như thế giới chỉ muốn giải quyết bằng bạo động, bằng vũ khí giết người. Sức mạnh vạn năng mà thế giới đang có trong tay là tình yêu, chỉ có một số ít người đang dùng đến. 
Mục sư Luther King, người da đen, đang sử dụng khí giới của tình yêu. Oâng đã ngã gục, nhưng hàng triệu người da đen được đứng lên làm người như người da trắng. Giám mục Desmond Tutu, người Nam Phi da đen cũng đang đi theo vết chân của Gandhi và Luther King. Mẹ Têrêxa thành Calcutta cũng đang dùng khí giới của tình thương để cho những người không nhà không cửa, những người hấp hối đầu đường xó chợ được sống và chết như những con người. 
Tất cả những mẫu gương trên đây chỉ là những phản ánh của một tình yêu trọn vẹn hơn, đó là tình yêu của Ðấng đã chịu chết cho người mình yêu. Chính Ngài đã nói: Khi nào Ta chịu treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo tất cả mọi người về với Ta. 
Người Kitô chúng ta đang ở trong sức kéo ấy. Ngài đã cho chúng ta được sát nhập vào thân thể của Ngài và truyền cho chúng ta chính sức sống của Ngài. Người Kitô chỉ có thể là người Kitô khi họ sống bằng chính Sức Sống và Tình Yêu của Ngài.


Tác giả Veritas
 

ÐỨNG NÚI NÀY TRÔNG NÚI NỌ


Một tác giả nọ đã kể lại một câu chuyện ngụ ngôn về con lừa, con rùa và một con ruồi mà tuổi thọ chỉ vỏn vẹn một ngày như sau: Nhận thấy kiếp sống của mình quá vắn või, con ruồi đã than thân trách phận như sau: "Nếu tôi có được nhiều thì giờ hơn, thì có lẽ mọi sự sẽ dễ dàng hơn. Các bạn cứ nghĩ xem: chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tôi phải sinh ra, phải lớn lên, phải học hỏi kinh nghiệm, phải vui hưởng cuộc sống, phải đau khổ, phải già rồi cuối cùng phải chết? Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 24 tiếng đồng hồ". 
Con lừa quanh năm ngày tháng chỉ bị đày đọa trong những việc nặng nhọc thì lại than vãn: "Giả như tôi chỉ có 24 tiếng đồng hồ để sinh ra, để sống thì có lẽ tôi sẽ hạnh phúc hơn, bởi vì cái gì tôi cũng nếm thử được một chút và cái gì tôi cũng chỉ phải chịu đựng trong một khoảnh khắc". 
Ðến lượt con rùa, nó phát biểu như sau: "Tôi không hiểu được các bạn. Tôi đã sống được 300 năm nhưng tôi vẫn không thấy đủ giờ để kể hết những kinh nghiệm tôi đã trải qua. Khi được 200 tuổi, tôi chỉ ước mơ được chết cho xong. Tôi thương hại chú ruồi, nhưng tôi lại ghen với ông bạn lừa". 
Sau khi đã kể cho nhau nghe kinh nghiệm sống của mình, xem chừng như không thấy ai thỏa mãn kiếp sống của mình. Người thì than phiền sống quá ngắn, người thì ngán ngẩm vì sống quá lâu. Cuối cùng, ba chú mới rủ nhau đến vấn kế con nhện, vì con nhện vốn được xem là một con vật khôn ngoan. Sau khi nghe mọi lời kể lể, con nhện mới dõng dạc ban cho mỗi con một lời khuyên. Với con rùa, nó nói như sau: "Hỡi lão rùa già, đừng than phiền nữa. Hỏi thử có ai được giàu kinh nghiệm cho bằng lão chưa?". 
Quay sang con ruồi, con nhện ra lệnh: "Hỡi chú ruồi, chú cũng đừng than thân trách phận nữa. Hỏi thử có ai có nhiều trò vui cho bằng chú không?". 
Với chú lừa, thì xem ra lời cảnh cáo của con nhện có vẻ nặng nề hơn cả: "Còn đối với ông bạn lừa, tôi không có lời khuyên nào cho ông bạn cả. Oâng bạn là người bất mãn suốt đời. Oâng bạn vừa muốn được sống lâu như lão rùa lại vừa muốn sống ngắn ngủi như chú ruồi. Trời nào có thể làm vừa lòng chú". 
Câu chuyện ngụ ngôn trên đây có thể nói lên sự bất mãn thường xuyên trong tâm hồn của con người. Thất bại hay thành công, nghèo hèn hay sang trọng, dốt nát hay thông minh, bệnh tật hay khỏe khoắn. Xem chừng như không bao giờ con người cảm thấy hoàn toàn hài lòng với chính mình, với người khác và với cuộc sống. con người dễ dàng đứng ở núi này nhìn sang núi nọ. Tựu trung, có lẽ sự bất mãn là biểu hiện của một thiếu sót lớn lao trong tâm hồn con người: đó là thiếu sót Tình Yêu. Có tình yêu, người ta sẽ không còn bất mãn. Có tình yêu, xem chừng người ta cũng không màng đến thời gian. Một tác giả nào đó đã nói: "Thời gian qúa chậm đối với những kẻ chờ đợi và sợ hãi. Thời gian lại quá dài đối với những kẻ than phiền. Nhưng với những người đang yêu, thì thời gian không còn nữa". 
Phải chăng tình yêu không là liều thuốc để chữa trị căn bệnh bất mãn trong lòng người? Có chấp nhận chính mình, có yêu thương chính mình, chúng ta sẽ không còn phải than thân trách phận nữa. Có yêu thương tha nhân, chúng ta sẽ thấy được tha nhân là nguồn hạnh phúc của mình. Có yêu đời, chúng ta mới đời dễ thương.

Tác giả Veritas
 

NHÂN VÔ THẬP TOÀN


Theo một cổ truyện của người Hồi Giáo, thì Nasruddin là hiện thân của những người độc thân khó tính. Trong một buổi trà dư tửu hậu, khi được hỏi về lý do tại sao ông không bao giờ lập gia đình, Nasruddin đã giải thích như sau: "Suốt cả tuổi thanh niên, tôi đã dành trọn thời giờ để tìm kiếm người đàn bà hoàn hảo. Tại Cairo, thủ đo của Ai Cập, tôi đã gặp một người đàn bà vừa đẹp vừa thông minh, với đôi mắt đen ngời như hạt oliu. Ðẹp và thông minh, nhưng người đàn bà này không có vẻ dịu hiền chút nào. Tôi đành bỏ Cairo để đi Baghdad, thủ đô Iraq, để may tìm ra người đàn bà lý tưởng tôi hằng mơ ước. Tại đây, tôi đã tìm thấy một người đàn bà hoang hảo như tôi mong muốn, nghĩa là nàng vừa đẹp, vừa thông minh và cũng có tấm lòng quảng đại nữa. Nhưng chỉ có điều là hao chúng ta không bao giờ có đồng quan điểm với nhau về bât cứ điều gì. 
Hết người đàn bà này đến người đàn bà khác: người được điều này, người thiếu điều kia. Tôi tưởng mình sẽ không bao giờ tìm được người đàn bà lý tưởng cho cuộc đời. Thế rồi, một hôm tôi gặp được nàng, người đàn bà cuối cùng trong cuộc tìm kiếm của tôi. Nàng kết hợp tất cả những đức tính mà tôi hằng mong muốn, nghĩa là nàng vừa đẹp, vừa thông minh, vừa quảng đại tử tế. Nàng đúng là người đàn bà hoàn hảo. 
Nhưng cuối cùng, tôi đành phải quyết ở độc thân suốt đời. Các bạn có biết tại sao không? Nàng cũng đang đi tìm một người đàn ông hoàn hảo. Và tôi đã được nàng chấm như một người đàn ông còn quá nhiều thiếu sót.
Người đàn ông suốt đời độc thân trong câu chuyện trên đây đã quên một trong những quy luật cơ bản nhất của cuộc sống: đó là luật thích nghi. Thay vì bắt người khác và cuộc sống phải thích nghi với chúng ta, chính chúng ta phải là người thích nghi với người khác và cuộc sống. người đàn ông trong câu chuyện đã tìm được người đàn bà lý tưởng, nhưng chỉ tiếc rằng ông chưa biết trở thành một người đàn ông lý tưởng để có thể ăn đời ở kiếp với người đàn bà ấy. 
Tâm lý thông thường của con người là thích đòi hỏi người khác hơn là đòi hỏi chính mình. Chúng ta đòi hỏi người khác phải thế này thế nọ với chúng ta, nhưng chúng ta quên rằng chúng ta chưa làm những gì người khác cũng trông chờ nơi chúng ta. 
Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta khuôn vàng thước ngọc để xử sự trong cuộc sống: "Những gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi, thì ngươi cũng đừng làm điều đó cho người khác". Nếu chúng ta không muốn ai đối xử bất công với chúng ta, chúng ta hãy sống công bình. Nếu chúng ta không muốn ai cư xử hẹp hòi ích kỷ với chúng ta, chúng ta hãy sống quảng đại, độ lượng. Nếu chúng ta không muốn người khác cau có với chúng ta, chúng ta hãy luôn mang bộ mặt của tươi vui, phấn khởi đến với người.


Tác giả Veritas

ỐNG ÐIỆN THOẠI SỐNG


Xã hội càng văn minh, kỹ thuật càng tân tiến, thì người già càng bị ngược đãi. Tại Roma chẳng hạn, với khoảng 3 triệu dân cư, người ta ước tính có đến trên sáu trăm ngàn người già. Chỉ có một số nhỏ được săn sóc đàng hoàng, đa phần phải trải qua một trong những thử thách lớn nhất của tuổi già là cô đơn và nhiều sự ngược đãi khác.
Từ bao lâu nay, các tu sĩ thuộc cộng đồng Thánh Egidio đã dấn thân một cách đặc biệt trong việc bảo vệ quyền lợi của người già. Nay, cộng đồng còn đưa ra một sáng kiến mới gọi là "Cú điện thoại chống lại bạo động và bênh vực quyền lợi của người già". Với sáng kiến này, cộng đồng đã thiết lập một đường dây điện thoại đặc biệt nhằm giúp cho những người già đang sống một mình hoặc bà con thân thuộc của họ có thể liên lạc để xin trợ giúp tron bất cứ nhu cầu nào. Túc trực điện thoại trên đường dây này là 60 nhân viên, tất cả đều đã từng có kinh nghiệm trong nhiều ngành khác nhau như luật pháp, cán sự xã hội, y tá, nói chung trong mọi lĩnh vực có liên quan đến các vấn đề của người già. 
Qua sáng kiến trợ giúp trên đây, nhiều người già cả đã ý thức hơn về quyền lợi của họ cũng như tìm được nhiều an ủi đỡ nâng qua chính những người chỉ túc trực ở điện thoại để lắng nghe. 
Một tác giả đã viết về sự cô đơn như sau: "Cô đơn là cho đi mà không có người nhận, muốn nhận mà chẳng có ai cho. Cô đơn là chờ đợi, mà cái mình chờ chẳng bao giờ đến. Như hai bờ sông nhìn nhau mà vẫn nghìn trùng cách xa bởi dòng sông. Nên cô đơn là gần nhau mà vẫn cách biệt. Không phải cách biệt của không gian mà là cách biệt của cõi lòng. Bởi đó, vợ cô đơn bên chồng, con cái cô đơn bên cha mẹ. Càng gần nhau mà vẫn cách biệt thì nỗi cô đơn càng cay nghiệt mà vẫn phải gần nhau thì lại càng cô đơn hơn. Tôi cô đơn khi tôi bị vây bọc bởi những con sông thờ ơ, những mây mù ảm đạm. Tôi có thể cô đơn vì tôi không đến với những người khác…". 
Những dòng trên đây như muốn nói lên một sự thật: ai trong chúng ta cũng đều có thể rơi vào cô đơn. Trong bất cứ tuổi tác nào, trong bất cứ địa vị nào trong xã hội, ai cũng có thể làm mồi cho cô đơn. Liều thuốc để ra khỏi sự cô đơn, chính là ra khỏi chính mình để làm cho người khác bớt cô đơn. Xã hội sẽ được ấm tình người hơn nếu mỗi người biết ra khỏi cái vỏ ích kỷ hẹp hòi của mình để đến với người khác, để trở thành một đường dây điện thoại sống cho người khác.


Tác giả Veritas
 

THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI


Hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của Thánh Phaolô.
Theo Sách Công Vụ các sứ đồ, quyển sử ký ghi lại trong giai đoạn tiên khởi của Giáo Hội, Saolê, tên gọi Do Thái của Phaolô, là một thanh niên phong thái và đầy nhiệt huyết đối với Ðạo. Vừa thụ huấn xong với một thầy Rabbi nổi tiếng trong nước, Saolê xung phong đi săn lùng những người môn đệ của Ðức Kitô mà anh cho là một bè phái đi ngược lại với Ðạo giáo.
 Một hôm, đang trên đường đi Damascô để lùng bắt các môn đệ của Chúa Giêsu, anh đã bị một luồng Sáng đánh quật té xuống khỏi ngựa và từ trong ánh sáng ấy, anh đã nhận ra tiếng nói của Chúa Giêsu: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt hại". 
Từ đó, sự hăng say bách hại các Kitô hữu đã biến thành lòng nhiệt thành phụng sự Giáo Hội của Ðức Kitô. Thiên Chúa đã sử dụng Phaolô làm khí cụ Truyền Giảng Tin Mừng cho Dân Ngoại, tức là các dân tộc ở ngoại Do Thái Giáo. 
Cuộc trở lại của Thánh Phaolô đã đánh dấu một khúc quan trọng nhất trong lịch sử của Giáo Hội tiên khởi. Tin Mừng không chỉ giới hạn trong ranh giới của Do Thái cũng như lề luật Maisen, Tin Mừng còn là một nối dài của Do Thái Giáo, nhưng chính là một Tôn Giáo mới cho mọi dân tộc, mọi văn hóa.
Giáo Hội tưởng niệm biến cố trở lại của thánh Phaolô như cao điểm của tuần lễ cầu cho hiệp nhất. Nơi thánh Phaolô, con người đã dám vượt ra khỏi ranh giới của dân tộc, của Ðạo Giáo của mình, để tuyên bố: Hãy trở thành Hy Lạp với người Hy Lạp, La Mã với người La Mã, nô lệ với người nô lệ. Giáo Hội nhận ra kiểu mẫu đích thực của hiệp nhất. Sự hiệp nhất chỉ có thể thực hiện được, nếu mỗi người môn đệ của Chúa Giêsu có đủ can đảm ra khỏi chính mình. Phải chăng đó không là đòi hỏi đầu tiên của sự trở lại? 
Theo từ điển tiếng Việt của Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội, "trở lại" nghĩa là về nơi mình ra đi. 
Nơi mình đã xuất phát, nơi mình đã ra đi đối với người Kitô chúng ta là gì nếu không phải là Thiên Chúa. Như vậy, trở lại chính là quay trở về với Thiên Chúa.
 Sự quay trở lại ấy đòi hỏi một sự từ bỏ tận căn và một thái độ sẵn sàng tuyệt đối. Chúng ta phải đọc lại sự trở lại của Thánh Phaolô: Phaolô là một người thanh niên hăng say với lý tưởng. Lý tưởng của anh chính là phụng sự Chúa hết mình bằng cách tiêu diệt những kẻ mà anh cho là Tà Ðạo. Nhưng trong phút chốc, lần ngã ngựa đau điếng cả người hôm đó đã buộc anh phải xoay chiều hoàn toàn: Những gì anh cho là Tà Ðạo trước kia nay anh phải xem lại Chính Ðạo. Phaolô phải quay ngược đường trở lại. Từ bỏ tất cả những gì mình hằng ôm ấp từ trước đến nay, từ bỏ con đường mình đang đi, Phaolô đã trở thành một khí cụ mềm nhũn trong tay Chúa.
 Ra khỏi chính mình, từ bỏ chính mình để trở thành khí cụ trong tay Chúa: đó là đặc điểm của sự trở lại trong Kitô giáo chúng ta.
 Sự trở lại đó không chỉ là sự quay về với Chúa của những người không tín ngưỡng, của những người từ chối Giáo Hội khác, nhưng là đòi hỏi từng ngày của người Kitô. Mỗi lúc một đến gần với cùng đích của chúng ta là chính Chúa: đó là lý tưởng của người Kitô chúng ta.
 Càng đến gần với Chúa càng sẵn sàng trở nên khí cụ của Chúa, chúng ta càng đến gần với tha nhân. 
Xin Thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại hôm nay, giúp chúng ta hiểu được sự trở lại đích thực mà người Kitô chúng ta phải theo đuổi mỗi ngày.


Tác giả Veritas
 

QUỐC KHÁNH CỦA AUSTRALIA


Hôm nay 26 tháng 01 là ngày quốc khánh của người Australia.
Ngày 26/01/1788, lá cờ của nước Anh lần đầu tiên được cắm trên lãnh thổ của Australia, đánh dấu đợt định cư đầu tiên của 730 người. 730 cựu tù nhân này đã được coi như là thủy tổ của đa số người dân Australia này nay.
Ðối với chính phủ Anh thời bấy giờ, việc lưu đày các tù nhân qua một vùng đất xa lạ là một biện pháp giúp giải quyết vấn đề ứ đọng tại các nhà tù trong nước. Nhưng đối với 730 người lần đầu tiên của Australia này,  thì đây là cơ hội để làm lại cuộc đời. Dù muốn dù không, người dân Australia chính hiệu ngày nay không thể phủ nhận được sự kiện là quốc gia của họ đẫ được lhai sinh do những con người mà xã hội muốn xua đuổi cho rảnh tay.
Ngày nay, Australia được xếp vào hạng những nước tiên tiến về mọi mặt. Nhưng có lẽ họ không thể quên được công ơn xây dựng của cha ông họ, dù tông tích của họ có là một quá khứ xấu xa đến đâu.
Câu chuyện lập quốc của nước Australiacó thể giúp chúng ta hiểu được phần nào hai chữ Quan Phòng trong Kitô giáo của chúng ta. Lời của thánh Phaolô là một xác quyết về sự quan phòng ấy: nơi nào có tội lỗi càng nhiều, nơi đó Thiên Chúa càng ban ơn dồi dào.
Lịch sử của dân Israel và lịch sử ơn cứu rỗi cũng cho chúng ta thấy một chuỗi những vấp ngã của con người và một chuỗi những can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúa. Mỗi lần con người phạm tội là mỗi lần Thiên Chúa ban ơn như một khởi điểm cho một công trình mới tốt đẹp hơn.
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ hai Thánh Timôtê và Titô, hai người con tinh thần và cộng sự viên gần gũi của thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại ngày hôm qua. 
Cũng giống như Thánh Phaolô, Timôtêmang hai dòng máu Hy Lạp và Do Thái. Do Thái xem Ngài như một đứa con ngoại hôn. Nhưng cái tư thế bị ruồng rẫy đó đã khiến cho Timôtê trở thành gạch nối giữa Tin Mừng và văn minh của những dân tộc ở ngoài Do Thái giáo. Trong 15 năm sát cánh bên cạnh Thánh Phaolô để phục vụ các cộng đoàn Ephêsô, Timôtê đã để lại một mẫu gương hy sinh, nhẫn nhục và bác ái cao độ. 
Cũng giống như Phaolô và Timôtê, Titô cũng đến từ thế giới dân ngoại. Ngài cũng được Chúa sử dụng để loan báo Tình Thương của Ngài cho mọi tạo vật. 
Oân lại cuộc đời của ba vị Thánh thuộc thế giới dân ngoại này, chúng ta thấy động tác lạ lùng của ơn Chúa. Mọi người, dù thấp hèn đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng trong chương trình cứu rỗi của Chúa. Mọi người đều có thể là trung gian nhờ đó ơn Chúa được thông ban cho người khác. Thế giới không được cứu rỗi nhờ những gì chúng ta làm, mà nhờ những gì Thiên Chúa thực hiện qua cuộc sống của chúng ta.


Tác giả Veritas
 

HÃY TRIỆT HẠ THẬP GIÁ


Gibert Keith Chesterton, một văn sĩ Công giáo người Anh, qua đời năm 1936, đã mô tả thảm họa của vua thần trong một quyển tiểu thuyết mang tựa đề: "Bầu trời và Thập Giá". Một giáo sư vô thần tên là Lucifer được ông cho ngồi bên cạnh một tu sĩ tên là Michel trên một chuyến máy bay xuyên qua Anh quốc. 
Khi máy bay đi qua London, giáo sư Lucifer bỗng nhìn thấy thập giá trên tháp chuông nhà thờ chánh tòa. Không tự chế được, ông đã thốt lên lời sỉ vả đối với Kitô Giáo. Vị tu sĩ mới xin phép kể câu chuyện như sau: "Tôi cũng biết có một người thù ghét thập giá như ông. Bất cứ nơi nào có thập giá, ông ta cũng tìm đủ mọi cách để triệt hạ cho bằng được. Bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật có hình thập giá ông đều xé nát. Ngay cả chiếc thập giá bằng vàng trên cổ người vợ, ông cũng tìm cách giành giật để kéo ra khỏi người bà. Oâng nói rằng thập giá là một biểu trưng của sự độc ác dã man, hoàn toàn đối nghịch với niềm vui, với cuộc sống.
 Ngày nọ, không còn chịu đựng nổi hình thù của thập giá nữa, ông đã leo lên tháp chuông nhà thờ của giáo sứ, tháo gỡ thập giá và ném xuống đất. Sự thù hận đối với thập giá không mấy chốc đã biến thành điên loạn… Một buổi chiều mùa hè nóng bức nọ, ông đứng tựa vào một balcon gỗ, miệng phì phà khói thuốc. Bỗng chốc, ông thấy nguyên chiếc balcon gỗ biến thành một đạo binh thánh giá. Rồi trước mặt, đằng sau lưng ông, nơi nào cũng có thập giá. Hoa cả mắt lên, ông cầm chiếc gậy trên tay để đánh đổ tát cả những cây thập giá. Vào trong nhà, bất cứ những gì làm bằng gỗ cũng được ông nhìn thấy với hình thù của thập giá. Không còn dùng gậy để đạp đổ nữa, người đàn ông đành phải dùng đến lửa mới may ra tiêu diệt được thập giá. Ngọn lửa bốc cháy thiêu chụi căn nhà. Ngày hôm sau, người ta tìm thấy xác của người đàn ông đáng thương trong dòng sông bên cạnh nhà.
 Câu  kết luận mà văn sĩ đã đặt trên môi miệng vị tu sĩ là: "Nếu bạn bắt đầu bẻ gãy thập giá, bạn sẽ không chóng thì chày phá hủy chính cái thế giới có thể sống được này". Với cái chết của Ðức Kitô, thập giá trở thành biểu trưng của một sự chiến thắng: đó là chiến thắng của Tình yeu trên hận thù. Nơi nào có thập giá, nơi đó có người còn tin ở sức mạnh của tình yêu. Ðạp đổ thành giá có nghĩa là nâng cao hận thù chết chóc lên cao và chối bỏ tình yêu. Một thế giới không có tình yêu là một thế giới của chết chóc. Bất cứ một con người có lý luận bình thường nào cũng có thể thấy được điều đó.
 Ngày nay, con người vẫn còn tiếp tục chối bỏ và chà đạp thập giá. Không cần phải leo lên tháp chuông nhà thờ để có thể triệt hạ thập giá; hình thù của thập giá, dấu chỉ của Tình Yêu, đã được vẽ trên mỗi một con người. Xúc phạm đến con người cách này hay cách khác cũng đã là một triệt hạ thập giá rồi.

Tác giả Veritas

CHÚA GIÊSU ÐI XEM BÓNG ÐÁ


Một linh mục Aán Ðộ chuyên về huấn luyện tu đức là cha Anthony de Mello đã tưởng tượng ra một câu chuyện như sau: Chúa Giêsu than phiền là Ngài chưa được một lần tham dự một trận túc cầu. Chúng tôi bèn đưa Ngài đi xem một trận đấu rất gay go giữa một đội Tin Lành và một đội Công Giáo. Ðội Công Giáo làm bàn trước một không. Chúa Giêsu vỗ tay hoan hô và tung cả mũ lên trời. Vài phút sau, đội Tin Lành lại làm bàn. Lần này Chúa Giêsu cũng vỗ tay reo hò và tung mũ lên trời.
 Một khán giả ngồi bên cạnh lấy làm khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu. Oâng ta lấy tay đập lên vai Ngài rồi hỏi: "Ê ông bạn, ông bạn ủng hộ bên nào vậy?". Xem chừng như vẫn còn bị khích động bởi trận đấu, Chúa Giêsu trả lời: "Tôi hả? Tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi đến đây là chỉ để thưởng thức trận đấu thôi". Người khán giả khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu, nay lại càng bực bội hơn. Oâng quay sang người bên cạnh và nói nhỏ: "Hắn là một tên vô thần".
 Trên đường trở về nhà, chúng tôi chất vấn Chúa Giêsu về tình hình tôn giáo trên thế giới. Chúng tôi nói với Ngài: "Thưa Chúa, những con người có tôn giáo thật là buồn cười. Họ tưởng rằng Chúa Giêsu chỉ đứng riêng về phía họ và nghịch lại với những người thuộc tôn giáo khác".
 Chúa Giêsu gật đầu tỏ vẻ ưng ý. Ngài nói: "Ðó là lý do tại sao ta không ủng hộ tôn giáo mà chỉ ủng hộ con người. Con người quan trọng hơn tôn giáo. Con người trọng hơn ngày Sabbat. Chúng con nên biết là chính những người có tôn giáo đã treo Ta lên thập giá".
 Câu chuyện tưởng tượng trên đây cho chúng ta thấy rằng một trong những vết thương lớn nhất của nhân loại trải qua mọi thời đại: đó là thái độ bất khoan dung đưa đến những cuộc chiến tranh tôn giáo. Con người ai cũng bị cám dỗ nhân danh Thượng Ðế, thần minh và hệ tư tưởng của mình để triệt hạ, để loại trừ, để bách hại người khác. Kỳ thực, có tôn giáo nào mà không dạy sự khoan dung, lòng nhân từ đối với mọi người?
 Chúa Giêsu đến để mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa là Cha của mọi người. Ngài là Ðấng làm cho mặt trời mọc lên cho người lành cũng như kẻ dữ. Ngài yêu thương những kẻ nhận biết và yêu mến Ngài cũng như những kẻ chối bỏ và thù ghét Ngài. Ngài muốn chúng ta yêu thương nhau như anh em cùng một gia đình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta là Ðấng mà người ta cũng sẽ chối bỏ nếu người ta khước từ chính anh em đồng loại của mình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải là Ðấng mà người ta cũng sẽ xúc phạm nếu xúc phạm đến con người.


Tác giả Veritas

NGƯỜI HÀNH KHẤT QUẢNG ÐẠI


Bangladesh là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Dĩ nhiên, trong một nước nghèo, thì hành khất vẫn là nghề thịnh hành nhât. Một nhà truyền giáo đã thuật lại một trường hợp hành khất lạ lùng như sau:
Sau một ngày làm việc nặng nhọc, một người đàn ông nọ đi về nhà mình không ngoài một phương tiện nào khác hơn là đôi chân. Người đàn ông dừng lại dưới một bóng cây và thiếp ngủ. Dáng vẻ của ông tiều tụy đến độ người qua lại lầm ông với một người hành khất. Không ai bảo ai, kẻ qua người lại đều dừng lại và bỏ vào chiếc mũ của ông vài đồng xu nhỏ. Không mấy chốc, chiếc mũ cũ kỹ đầy tiền.
  Vừa thức giấc, người đàn ông ngạc nhiên trước sự quảng đại của khách qua đường. Oâng đếm từng đồng xu nhỏ: số tiền còn lớn hơn cả một ngày công của ông. Người đàn ông mỉm cười về nghề hành khất bất đắc dĩ của mình. Chợt nhìn thấy xung quanh mình có nhiều người hành khất đui mù tàn tật, người đàn ông lặng lẽ đi đến từng người và chia đều cho họ số tiền ông đã thu được và tiếp tục đoạn đường còn lại.
 
Adam Smith, kinh tế gia nổi tiếng của Tô Cách Lan vào thế kỷ thứ 18 đã nói một câu mà K.Marx đã lập lại trong một tác phẩm của ông. Câu nói đó là: "Một nước giàu có là một nước trong đó có nhiều người nghèo". Câu định nghĩa về sự phồn thịnh ấy vừa nói lên sự nghèo đói về mặt tinh thần mà những người sống trong một nước giàu có thể cảm nghiệm được, nó cũng nói lên những bất công xã hội mà những người nghèo trong một nước giàu phải gánh chịu.

 
 Bần cùng thường sinh ra đạo tặc. Những nước nghèo là những nước có nhiều tệ đoan xã hội. Tuy nhiên, cũng chính trong cảnh nghèo ấy, người ta thường gặp được nhiều tấm lòng vàng. Cảnh nghèo có thể đưa con người đến chỗ giành giật xâu xé, nhưng cũng có thể khiến cho con người dễ cảm thông với người khác và san sẻ quảng đại hơn. Nhưng dĩ nhiên, chỉ có ai có tinh thần khó nghèo đích thực mới hiểu được giá trị của cảnh nghèo và sự thôi thúc của lòng quảng đại. "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó". Chúa Giêsu để lại cho chúng ta điều khoản cơ bản ấy của Hiến Chương Nước Trời. Có khó nghèo thực sự, con người mới cân lường được sự chóng qua của tiền của vật chất. Có khó nghèo thực sự, con người mới có thể mở mắt để nhìn thấy cảnh nghèo xung quanh. Có khó nghèo thực sự, con người mới dễ cảm thông và mở rộng quả tim và lòng bàn tay để trao ban.



Tác giả Veritas
 


 

CHIẾC KHĂN TAY VẤY MỰC


Ruskin là một nghệ sĩ, phê bình nghệ thuật kiêm xã hội học người Anh sống vào cuối thế kỷ 19.
 Một hôm, có một người đàn bà quý phái mang đến cho ông xem một chiếc khăn tay đắt tiền đã bị vấy mực. Bà ta xuýt xoa tiếc rẻ vì chiếc khăn tay đã hoàn toàn mất giá trị của nó. 
Ruskin không nói gì, ông chỉ xin cho ông mượn chiếc khăn tay trong một ngày. Ngày hôm sau, ông trao lại chiếc khăn tay cho người đàn bà mà cũng không nói một lời nào. Nhưng khi trải chiếc khăn tay ra, người đàn bà hết sức ngạc nhiên, bởi vì từ một vết mực trong góc của chiếc khăn, nhà nghệ sĩ đã biến thành một bức tranh tuyệt mỹ.
 Chiếc khăn tay có vấy mực tưởng đã bị vứt đi, nay đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật để đời.
 Những người có niềm tin vào cuộc sống không bao giờ bỏ cuộc trước những thất bại. Họ luôn biết biến những thất bại ấy thành khởi đầu của một thành công vĩ đại hơn. 
Người có niềm tin vào Thiên Chúa cũng luôn nhìn vào thất bại, rủi ro, đau khổ trong cuộc sống như cơ may của một ân phúc cao cả và dồi dào hơn.
 Dạo tháng 6 năm 1990, mục sư Anh giáo Michael Lapsley, người Zimbabwe bên Phi Châu, vì là mục sư Tuyên úy của tổ chức Quốc đại Châu Phi bao gồm các lực lượng tranh đấu cho quyền lợi của người da đen Nam Phi, đã bị quân khủng bố đặt chất nổ khiến ông bị cụt hai tay, mù một mắt và hỏng lỗ tai. Trong một tuyên ngôn công bố sau đó, ông đã viết như sau: "Họ đã lấy mất đôi tay của tôi. Nhưng tôi không buồn, bởi vì tôi không dùng đến võ khí để cần phải có đôi tay. Họ đã lấy mất một phần đôi mắt của tôi và thính giác của tôi, nhưng tôi vẫn còn có thể dâng hiến lời nói để tiếp tục rao giảng một cách xác tín và mạnh mẽ hơn".
 Người ta vẫn thường nói: Yêu là chết trong lòng một ít. Tình yêu đích thực luôn luôn đòi hỏi hy sinh, mất mát. Nhưng chỉ có đôi mắt tình yêu mới nhận ra giá trị của những mất mát ấy.
 Qua cái chết trên thập giá như một tiêu hao hoàn toàn, Chúa Giêsu đã bày tỏ Tình Yêu của Thiên Chúa cho nhân loại, ánh sáng của Tình Yêu đã chiếu sáng qua sự mất mát ấy. Qua những hao mòn trong từng ngày của cuộc sống Mẹ Maria, Tình Yêu của Thiên Chúa cũng được tiếp tục bày tỏ. Có cái chết độc ác, tức tưởi của Chúa Giêsu trên thập giá, thì cũng có cái chết âm thầm từng ngày của Mẹ Maria. Ngày nay, tình Yêu của Thiên Chúa cũng cần có những mất mát, hao mòn khác của người Kitô để được tiếp tục bày tỏ cho con người, bởi vì sứ mệnh của người Kitô chính là bổ túc cho những gì còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Ðức Kitô.


Tác giả Veritas
 

CHUYỆN MỘT KHU RỪNG


Một câu chuyện có thật đã được kể về nguồn gốc của một khu rừng như sau: Một ông lão người Pháp nọ, sau khi vợ qua đời, đã mang đứa con trai duy nhất của ông đến một vùng đất khô cằn nhất của Miền Trung nước Pháp để lập nghiệp. Thật ra, người đàn ông chỉ muốn quên đi cái quá khứ khó khăn vất vả. 
Vùng đất khô cằn nơi ông đặt chân đến chỉ còn vỏn vẹn năm ngôi làng nhỏ với rất ít dân cư sống trong những căn nhà siêu vẹo đổ nát, đa số đã bỏ lên những thành phố lớn để tìm công ăn việc làm. Oâng lão trên 60 tuổi đưa mắt nhìn khung cảnh xung quanh và đi đến kết luận: nếu không có cây cối, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, cả vùng này sẽ trở thành sa mạc hoang tàn. Sau khi đã dọn chỗ cho đàn cừu và một số gia súc khác, ông lão bắt đầu đi bộ dọc theo các lối đi và nhặt từng hạt dẻ. Oâng chọn những hạt dẻ tốt để riêng và ngâm vào nước. Khi mặt trời vừa lên, ông dùng một thanh sắt nhọn moi những lỗ nhỏ và đặt cứ mỗi lỗ một hạt dẻ.
 Ngày ngày như thế, trong liên tiếp 3 năm, ông lão đã trồng được 100 ngàn cây dẻ con. Oâng hy vọng rằng ít nhất 10 ngàn cây còn sống sót. Oâng cũng hy vọng rằng Chúa sẽ cho ông sống được thêm vài năm nữa để làm cho xong công tác trồng cây này. 
Ông qua đời năm 1947, hưởng thọ 89 tuổi. Từ những hạt dẻ ông đã cặm cụi moi từng lỗ bỏ vào, nay nước Pháp đã có được một trong những khu rừng đẹp nhất thế giới. Trong ba khóm rừng mỗi khóm dài 11 cây số, những cây dẻ xanh tươi cao lớn đã có mặt để giữ nước mưa, làm cho cây cối xung quanh được xanh tươi và biến khu đồi khô cằn ngày xưa thành những dòng suối róc rách. Chim chóc đã trở lại. Sự sống cũng chớm nở. Dân chúng từ từ trở lại các ngôi làng cũ để xây nhà và làm lại cuộc đời.
 Sự sống của thiên nhiên thường giúp con người bớt cô đơn. Ðồng ruộng, cây cỏ xanh tươi, tiếng chim ca hót thường khơi dậy niềm vui sướng trong lòng người. Ðó là lý do khiến cho những người sống ở thôn dã dễ có tâm hồn thanh thản và lạc quan vui sống hơn người thành thị. 
Lớn lên ở thôn dã, chứng kiến cảnh gieo trồng của người nông dân, Chúa Giêsu đã mượn những hình ảnh của những sinh hoạt thôn dã ấy để nói về Nước Trời. Người gieo trồng nào cũng có niềm tin và sự lạc quan. Gieo hạt giống vào lòng đất là đặt tất cả niềm tin tưởng phó thác của mình vào thiên nhiên. Có hạt rơi xuống đất tốt, có hạt rơi bên vệ đường, có hạt rơi trong bụi gai. Nhưng kết quả cuối cùng vẫn là vụ mùa tươi tốt. Có những hạt rơi vào đất tốt, có những hạt rơi bên vệ đường, có những hạt rơi vào bụi gai. Có những kết quả trông thấy, có những âm thầm đau khổ, có những bách hại dữ dội, nhưng cuối cùng Giáo Hội của Ðức Kitô vẫn tồn tại và sinh ra được nhiều hoa trái của niềm Hy Vọng.

Tác giả Veritas

BÀN CHÂN NĂM NGÓN


Một người thanh niên tên là Tony Melendez bỗng trở nên quen thuộc với nhiều người kể từ khi Ðức Gioan Phaolô II đến viếng thăm tiểu bang California, Hoa Kỳ dạo mùa hè năm 1987. Nhiều người đã chứng kiến buổi lễ tiếp đón Ðức Thánh Cha hôm đó và khó quên hình ảnh vô cùng cảm động khi vị Giáo Hoàng bước xuống từ một lễ đài cao để ôm hôn một người thanh niên đang hát với tiếng đàn Guitar của mình. Ðiều gì đã làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho nhiều người? 
Tony là hiện thân của niềm Hy Vọng. Tony đã chào đời không có hai cánh tay. Nhưng Tony đã vận dụng những ngón chân của mình để học đàn guitar. Không những thế, anh còn dùng chân trong nhiều công việc khác như xếp quần áo, vắt một ly nước chanh.
 Anh đã biết biến sự tàn tật kém may mắn của mình thành một khả năng thuần thục. Ngạc nhiên trước khả năng lạ lùng ấy của anh, nhiều người đã hỏi anh: "Bí quyết nào đã giúp anh chẳng những chấp nhận chính mình để sống bình thường mà còn sử dụng guitar một cách tuyệt diệu như thế?". Anh đã trả lời như sau: "Tôi đã cầu nguyện: Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con theo thánh ý Chúa. Tôi đã tự hiến cho Chúa như một của lễ sống động và Chúa đã nhậm lời tôi". 
Không ai trong chúng ta chọn lựa được sinh ra hay không sinh ra. Không ai trong chúng ta chọn lựa làm đàn ông hay đàn bà. Không ai trong chúng ta chọn lựa được làm người xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu sang hay nghèo hèn. Dưới mắt người đời, mỗi người chúng ta đến trong trần gian này với cả một định mệnh. Người ta vẫn nói: có người sinh ra dưới một ngôi sao xấu, có người sinh ra dưới một ngôi sao tốt, có người kém may mắn.
 Nhưng trong ánh mắt Tình Yêu của Thiên Chúa, thì số phận nào cũng là một hồng ân cao cả. Trong chương trình Quan Phòng của Ngài, mỗi người, dù nhỏ bé hèn mọn, dù tàn tật bất hạnh đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng. Do những bất trắc của thiên nhiên, hay do hậu quả của tội lỗi, nhiều người phải sinh ra với tất cả một gánh nặng của bất hạnh. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc vì những hư hỏng ấy, Ngài luôn có một chương trình cho mỗi người. Lắm khi chúng ta thấy được những kỳ diệu của Thiên Chúa được thể hiện qua những bất hạnh, mất mát của con người.

Tác giả Veritas

19 tháng 1, 2012

Giờ G

(Chúa nhật III Thường niên, năm B – Giao thừa Tân niên 2012)

 

Đến một thời điểm quan trọng nào đó, người ta thường nói: “Giờ đã điểm”, tức là “lúc hành động”. Người ta gọi là Giờ G. Có thể Giờ G mang nghĩa tốt hoặc xấu. Và đó là lúc “chạy nước rút”, vì nếu nước đến chân rồi thì nhảy cũng không kịp. Chúng ta thấy “sốt ruột” khi nhìn chiếc đồng hồ cát chậm rãi chảy, nghĩ là còn lâu, nhưng rồi bất ngờ nó chảy hết cát. Bom nổ!
Trời sinh một bậc kỳ tài là để dùng vào một sứ mệnh nào đó. Nhưng trước khi trao sứ mệnh đó, trời bắt họ phải trải qua trăm cay ngàn đắng. Như người ta thường ví von: “Tài mệnh tương đố”, hoặc “Hồng nhan bạc phận”. Chắc hẳn đó là sự công bằng của Thiên Chúa. Khi được trao nhiệm vụ và mình chấp nhận thì phải chu toàn: Thà hối hận về những điều mình đã làm còn hơn hối tiếc về những điều chưa làm.
Mời gọi, đi theo, rồi hành động. Đó là một chuỗi động từ gắn kết và có hệ lụy với nhau thành một Tam-giác-sống, trước khi Giờ G điểm.
Lần thứ hai Chúa nói với tiên tri Giôna: “Hãy đứng dậy, đi đến Ninivê, thành phố lớn, và hô cho dân thành biết lời tuyên cáo Ta sẽ truyền cho ngươi” (Gn 3:2). Ông Giôna mau mắn đứng dậy và đi Ninivê. Kinh thánh cho biết Ninivê là “một thành phố cực kỳ rộng lớn, đi ngang qua phải mất ba ngày đường”. Ông vào thành và công bố: “Còn bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá đổ” (Gn 3:4). Dân thành tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chaymặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Thiên Chúa thấy việc họ làm, thấy họ bỏ đường gian ác mà trở lại, thế là Ngài đã không giáng tai họa xuống trên họ nữa.
Một trình thuật ngắn gọn mà đầy đủ, chúng ta đọc và dễ hình dung. Thiên Chúa là Đấng giàu Lòng Thương Xót, Ngài “không đành bẻ gãy cây lau bị giập và chẳng nỡ tắt tim đèn leo lét” (x. Mt 12:20). Người nào càng tội lỗi thì Ngài càng thương. Đó là điều rất thật mà đôi khi chúng ta không dám tin, vì Ngài đại lượng ngoài sức tưởng tượng và vượt sức chịu đựng của loài người. Suy nghĩ về chính cuộc đời mình thì chúng ta sẽ thấy rõ, không cần dẫn chứng đâu xa.
Thật vậy, lịch sử Giáo hội đã có nhiều chứng nhân về Lòng Chúa Thương Xót: Thánh vương Đa-vít, thánh nữ Maria Mađalêna, thánh giáo hoàng Phêrô, thánh Phaolô, thánh Augustinô,… Đặc biệt nhất là “thánh trộm” cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu. Tuy Chúa Giêsu có trí nhớ tốt nhưng lại mau quên, vì dù biết tay này là tên trộm cướp khét tiếng, thế nhưng nghe “hắn” năn nỉ mấy tiếng là Ngài đồng ý ngày: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23:43). Sướng rơn! Không ai “đã” như “thánh trộm” này vì ông là người đầu tiên được nối gót Chúa Giêsu vào Thiên đàng!
Đáp ca dùng Tv 25 với những lời thật tha thiết, từng câu như rót vào tâm trí: “Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con” (Tv 25:4). Xin như vậy thì sao Chúa lắc đầu được. Xin như vậy nghĩa là muốn thực hành theo Ý Chúa, mà Chúa rất thích người ta làm theo Ý Ngài. Đức Mẹ nhờ “xin vâng” mà được nên cao trọng, khiến mọi người mọi thời đều ca tụng Mẹ là “người diễm phúc” (Lc 1:48). Người có niềm tin yêu lại tiếp tục năn nỉ: “Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ, vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con” (Tv 25:5). Chưa yên tâm, chúng ta lại kể “chuyện cổ tích” cho Chúa nghe: “Lạy Chúa, xin nhớ lại nghĩa nặng với ân sâu Ngài đã từng biểu lộ từ muôn thuở muôn đời. Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến, nhưng xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng” (Tv 25:6-7). Tuổi trẻ luôn bồng bột và ngang ngược, càng có tuổi thì người ta càng “ngộ” ra và “khôn” ra. Chúa chỉ chờ chúng ta “nên người” như thế, vì “Chúa là Đấng nhân từ chính trực, chỉ lối cho tội nhân, dẫn kẻ nghèo hèn đi theo đường công chính, dạy cho biết đường lối của Người” (Tv 25:8-9).
Giờ G đã điểm. Người ta cứ đồn thổi ngày nọ, tháng kia sẽ tận thế. Đã rất nhiều lần như vậy. Và rồi người ta nhốn nháo lo sợ sốt vó, nhưng rồi không thấy “động tĩnh” gì, người ta lại “xả láng sáng về sớm”. Nay lại có “tiên tri giả” nói rằng tận thế sẽ xảy ra vào ngày 21-12-2012. Đúng là… “động trời”! Họ chỉ là những “thầy bói mù đoán mò”, những người yếu bóng vía, muốn “chơi nổi” hoặc không biết gì về Kinh thánh: “Về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả người Con cũng không, chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi” (Mt 24:36).
Làm không lo làm mà cứ lo… rình mò. Sống không lo sống tốt mà cứ phá đám. Tin không lo tin mà cứ dị đoan. Tuy nhiên, thánh Phaolô cũng cảm thấy ái ngại nên lại thủ thỉ: “Thời gian chẳng còn bao lâu” (1 Cr 7:29), và giải thích tường tận: “Từ nay, những người có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc, hãy làm như không khóc; ai vui mừng, như chẳng mừng vui; ai mua sắm, hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi” (1 Cr 7:30-31). Thật thế chứ còn thật thế nào nữa? Nghe mà vừa thấy “lạ” vừa thấy… rờn rợn, nhưng đó lại là sự thật “chăm phần chăm”!
Khi đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, Đức Giêsu vừa xác định vừa cảnh báo: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1:15). Ngài thấy ông Simôn với người anh là ông Anrê đang quăng lưới xuống biển, Ngài bảo: “Các anh hãy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mc 1:17). Họ lập tức bỏ chài lưới mà đi theo Chúa. Sau đó, Ngài thấy hai anh em Giacôbê và Gioan, con ông Dêbêđê, đang vá lưới ở trong thuyền, Ngài cũng gọi các ông. Và các ông bỏ cha mình ở lại trên thuyền mà đi theo Ngài.
Hai cặp tông đồ đầu tiên này đều mau mắn “đi theo” ngay sau khi “được mời gọi”. Động thái này rất quan trọng trong cuộc sống – cả đời và đạo, vì “vâng lời trọng hơn của lễ” (1 Sm 15:22 và Tv 50:8-9). Nhận biết Ý Chúa là điều không dễ, nhưng khả dĩ vui vẻ chấp nhận và “xin vâng” thì lại càng khó hơn nhiều. Con người rất yếu đuối, không có Chúa thì chúng ta không thể làm gì được, chỉ có nước mà BoTay.com (x. Ga 15:5).
Hôm nay là thời khắc cuối năm, Giờ G của sự chuyển giao. Năm cũ Tân Mão chấm dứt, hãy giã con Mèo yếu đuối. Năm mới Nhâm Thìn vừa sang, hãy vươn cao dáng Rồng để can đảm sống vuông tròn Ý Chúa và trách nhiệm làm người.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết đường lối của Chúa, và xin giúp chúng con vui vẻ chấp nhận mà tuân hành Tôn Ý Ngài hôm nay và suốt cuộc lữ hành trần gian này. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
  Tác giả bài viết: TRẦM THIÊN THU

SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG

CHÚA NHẬT III TN B Thưa quý OBACE, sai lầm thiếu sót, nó luôn gắn liền với thân phận con người, ai cũng có những lần sai lầm, thế nhưng con người lại rất khác nhau trong việc nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa chữa khắc phục.
      Có nhưng người thấy và biết mình sai nhưng không can đảm nhìn thẳng vào sai lầm của mình để sửa chữa mà đổ trách nhiệm cho người khác, hoặc là tìm cách biện minh, không dám đi bước trước trong việc sửa sai. Nhận ra khuyến điểm sai lầm và quyết tâm khắc phục, hành động đó được gọi là hối hận, và khi sự hối hận đi kèm theo một quyết tâm thay đổi đó là sám hối.
      Có lẽ sám hối la từ ngữ chúng ta nghe rất nhiều trong đời sống đạo, được lặp đi lặp lại dưới nhiều hình thức từ mùa chay đến mùa giáng sinh, và hôm nay những tuần lễ đầu tiên của mùa thường niên, chúng ta lại nghe lời Chúa kêu gọi: Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Việc sám hối mà Lời Chúa mời gọi là một quyết định có tính quyết liệt, nó không chỉ là sự hối hận và quyết tâm bên ngoài, mà là một sự thay đổi hoàn toàn (metavoia, U turn to God), thay đổi tận căn, cả trong tâm hồn, thay đổi từ suy nghĩ đến lời nói , hành động, chỉ khi , tư tưởng, suy nghĩ thay đổi thì con người mới thực sự thay đổi.
Bài đọc một là câu chuyện minh họa cho sự sám hối thay đổi của dân thành Ninivê; Nhưng trước hết là sự thay đổi của chính ông Giôna. Chúng ta còn nhớ khi được Chúa sai đi cảnh báo cho dân Ninivê, thì chính ông Giôna đã không muốn đi và ông còn tìm cách trốn tránh, vì ông nghĩ rằng Thiên Chúa chỉ là Thiên Chúa của Israel, Ngài chỉ cứu độ một dân Israel mà thôi, còn những dân khác là dân tội lỗi, thì cứ để cho họ chết trong tội của họ; Chính vì thế mà ông bỏ trốn, nhất định không đi rao giảng cho dân ninivê. Thế nhưng qua biến cố Chúa để cho con cá nuốt ông ba ngày và đưa ông vào bờ, ông đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ và lên đường.
Khi Giôna đến Ninivê, thì ông cũng không tin rằng dân Ninivê sẽ nghe lời cảnh báo của ông, thế nhưng, ông chỉ mới rao giảng có một ngày thì dân thành Ninivê từ vua đến dân, từ lớn đến bé, từ người đến súc vật đều sám hối tin vào Thiên Chúa, bỏ lối sống trụy lạc và công bố việc chay tịnh và sống nhiệm nhặt khổ chế để đền tội. Chính hành động sám hối và thật lòng thay đổi đời sống của dân Ninivê mà Thiên Chúa cũng thay đổi quyết định của Ngài, Ngài sẽ không giáng tai họa xuống trên họ nữa.
Khi Đức Giêsu đến, Ngài khai mở một triều đại mới một thế giới mới, thời đại của ân sủng, thế giới của tình yêu, một vương quốc Nước Trời, Ngài lại đòi mỗi người phải chấp nhận đi một bước dài hơn, xa hơn đó là sám hối và tin vào Tin Mừng. Đức Giêsu chính là Thiên Chúa làm Người, Ngài đến để bắt đầu công trình xây dựng Nước Trời ngay tại trần gian này. Sứ mạng của Gioan đã kết thúc, việc thanh tẩy Gioan không đủ đề tha thứ và chữa lành, chỉ có Đức Giêsu, mới có thể đem đến cho nhân loại Tin Mừng thực sự, đó là Tin Mừng Thiên Chúa yêu thương con người, Tin Mừng cứu độ giải thoát.
      Lời kêu gọi đầu tiên trong sứ mạng cùa Chúa Giêsu chính là lời kêu gọi: hãy sám hối và tin vào Tin Mừng, điều này có nghĩa là con người được mời gọi bước những bước liên tục đi cao và xa hơn. Con người chúng ta không dừng lại ở chỗ hối hận và trách mình, cùng không đổ lỗi cho người khác, mà sám hối là bước đầu tiên để có thể đón nhận được Tin Mừng. Tin Mừng ở đây chính là Lời của Chúa, là giới răn lề luật là giáo lý mới mà Chúa       Chúa Giêsu loan báo và Ngài bảo đảm cho những ai tuân giữ thì sẽ đón nhận được ơn cứu độ và sự sống đời đời. Tin Mừng của Đức Giêsu đòi mỗi người không thể sống thụ động, mà phải tích cực và làm mới lại tương quan của mình người với Thiên Chúa bằng những hành động cụ thể tức là lòng yêu mến đối với Chúa và với anh em.
Tin vào Tin Mừng còn là tin vào chính con người Đức Giêsu, vì Ngài là Tin Mừng của Thiên Chúa ban tặng cho nhân loại, tin vào Ngài là tin vào quyền năng Thiên Chúa ơ nơi Ngài, tin Ngài là Thiên Chúa thật và là người thật, là Đấng cứu độ mà Thiên Chúa đã hứa từ ngàn xưa, tin Ngài là Đấng duy nhất có thể giải thoát chúng ta khỏi quyền lực của ma quỷ, tội lỗi và sự chết, tin ngài là Đấng đem đến ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc sống chúng ta, và tin ngài là Đấng bảo đảm cho hạnh phúc ấy bằng cái chết và sự sống lại của Ngài.
Tin vào con người của Đức Giêsu còn là sống như Ngài đã sống, và làm những gì Ngài đã dạy và đã làm. Chính các tông đồ đầu tiên Simon Anre, Giacobe Gioan là những người đã nghe, đã đón nhận Tin Mừng của Đức Giêsu và đã chấp nhận bỏ lại đàng sau tất cả những gì là quen thuộc là tài sản, thuyền lưới, bỏ lại cả những người thân thiết để bắt đầu một con người mới, một nếp sống mới, sống với Chúa Giêsu và làm môn đệ của Ngài.
Thưa quý OBACE, Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng là lời mới gọi Chúa đang gửi đến cho mỗi người chúng ta, thúc đẩy chúng ta can đảm nhìn lại con người của mình với những bất toàn bất túc, những sai lầm thiếu sót với Chúa, với chính mình và với anh chị em, để rồi quyết tâm sửa chữa khắc phục và làm cho tốt hơn.
Chúa muốn chủng ta phải có một sư thay đổi tận căn chứ không nửa vời, thay đổi hoàn tòan chứ không hình thức, thay đổi cả con người từ suy nghĩ đế lối sống, những gì chưa tốt trong tương quan với Chúa với anh em, chúng ta cần sửa chữa và làm mới lại. Cụ thể là hãy làm hòa với Chúa, vì tội lỗi cùng những tính hư tật xấu, những thói quen xấu, nó làm chúng ta xa Chúa hoặc sống hời hợt với Chúa, hãy sửa lại để sống thuận thảo với Chúa như con với cha.
     Hãy xem xét lại các tương quan của chúng ta với vợ, chồng con cái, anh em, láng giềng, để nối lại mối dây thân thiện yêu thương; Hãy Tin vào Tin Mừng của Chúa Giêsu và lời hứa của ngài, hãy lấy Lời của Ngài để soi sáng cho mọi hành động của mình và gia đình, hãy tin nhận Đức Giêsu chính là Thiên Chúa và là Đấng có thể chỉ cho mỗi người những giải pháp tốt nhất cho cuộc sống, hãy dành cho ngài có một chổ ưu tiên trong gia đình và trong công việc, hãy đặt Ngài làm trung tâm mọi sinh hoạt của gia đình và hãy gặp gỡ Ngài thường xuyên bằng việc cầu nguyện, đọc kinh, dâng lễ và rước lễ.
      Với các bạn trẻ, sám hối là hãy dám quay đầu trở lại với Chúa bằng việc cầu nguyện dâng lễ, vì cơn sóng của tiền bạc, công việc và những lôi kéo của xã hội, những chơi bời hưởng thụ nó đang làm nhiều bạn xa Chúa, hãy quay về và thả một cái neo vững chắc vào tình yêu của Chúa, Chúa sẽ giử gìn các bạn khỏi những dập vùi của dòng đời, và sự xô đẩy cùa ma quỷ, xác thịt. Hãy tin và đón nhận Đức Giêsu như các môn đê đầu tiên hôm nay, hãy để cho Chúa Giêsu bước vào cuộc đời các bạn và dẫn dắt các bạn, chắc chắn Ngài sẽ bảo vệ và dẫn các bạn đi trên con đường hạnh phúc.
       Xin cho lời kêu gọi hãy sám hối và tin vào tin Mừng của Chúa Giêsu hôm nay luôn là lời cảnh tỉnh và là lời mời goi yêu thương cho mỗi chúng ta. Amen
Tác giả bài viết: Lm. Đỗ Đức Trí

BÀN CHÂN NĂM NGÓN


Một người thanh niên tên là Tony Melendez bỗng trở nên quen thuộc với nhiều người kể từ khi Ðức Gioan Phaolô II đến viếng thăm tiểu bang California, Hoa Kỳ dạo mùa hè năm 1987. Nhiều người đã chứng kiến buổi lễ tiếp đón Ðức Thánh Cha hôm đó và khó quên hình ảnh vô cùng cảm động khi vị Giáo Hoàng bước xuống từ một lễ đài cao để ôm hôn một người thanh niên đang hát với tiếng đàn Guitar của mình. Ðiều gì đã làm cho khung cảnh ấy trở nên khác lạ và giây phút ấy đã trở nên luyến nhớ cho nhiều người?        Tony là hiện thân của niềm Hy Vọng. Tony đã chào đời không có hai cánh tay. Nhưng Tony đã vận dụng những ngón chân của mình để học đàn guitar. Không những thế, anh còn dùng chân trong nhiều công việc khác như xếp quần áo, vắt một ly nước chanh. Anh đã biết biến sự tàn tật kém may mắn của mình thành một khả năng thuần thục. Ngạc nhiên trước khả năng lạ lùng ấy của anh, nhiều người đã hỏi anh: "Bí quyết nào đã giúp anh chẳng những chấp nhận chính mình để sống bình thường mà còn sử dụng guitar một cách tuyệt diệu như thế?". Anh đã trả lời như sau: "Tôi đã cầu nguyện: Lạy Chúa, xin nhận lấy con và dùng con theo thánh ý Chúa. Tôi đã tự hiến cho Chúa như một của lễ sống động và Chúa đã nhậm lời tôi". 

     
      Không ai trong chúng ta chọn lựa được sinh ra hay không sinh ra. Không ai trong chúng ta chọn lựa làm đàn ông hay đàn bà. Không ai trong chúng ta chọn lựa được làm người xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu đần, khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu sang hay nghèo hèn. Dưới mắt người đời, mỗi người chúng ta đến trong trần gian này với cả một định mệnh. Người ta vẫn nói: có người sinh ra dưới một ngôi sao xấu, có người sinh ra dưới một ngôi sao tốt, có người kém may mắn.
      Nhưng trong ánh mắt Tình Yêu của Thiên Chúa, thì số phận nào cũng là một hồng ân cao cả. Trong chương trình Quan Phòng của Ngài, mỗi người, dù nhỏ bé hèn mọn, dù tàn tật bất hạnh đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng. Do những bất trắc của thiên nhiên, hay do hậu quả của tội lỗi, nhiều người phải sinh ra với tất cả một gánh nặng của bất hạnh. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ bỏ cuộc vì những hư hỏng ấy, Ngài luôn có một chương trình cho mỗi người. Lắm khi chúng ta thấy được những kỳ diệu của Thiên Chúa được thể hiện qua những bất hạnh, mất mát của con người.

Tác giả Veritas

18 tháng 1, 2012

Sự Tích Bao Lì Xì Tết

Tặng tiền mừng tuổi vào dịp đầu năm hay những dịp lễ là một phong tục phổ biến ở các nước Đông Á. Phong tục này cũng vốn phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu vào dịp Tết Nguyên Đán, được gọi là tục lì xì.
Vào những ngày Tết người lớn thường tặng cho trẻ con một khoản tiền nho nhỏ, bỏ trong phong bao màu đỏ in hoa văn rất đẹp thường có ý nghĩa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, gọi là tiền mừng tuổi.


Truyện dân gian Trung Quốc kể lại, ngày xưa ở Đông Hải có một cây đào to, có rất nhiều yêu quái sống trong bộng cây, nào là hồ ly tinh, chuột tinh, sói già... Chúng luôn muốn ra ngoài để gây hại, nhưng bình thường luôn có các thần tiên ở hạ giới canh giữ chúng nên không con nào thoát ra ngoài được. Nhưng vào đêm giao thừa, khi tất cả thần tiên đều phải về trời để phân công lại nhiệm vụ, lũ yêu tinh lại có cơ hội tự do. Có một loại yêu quái gọi là con Tuy thường xuất hiện vào đêm giao thừa để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét lên và sẽ bị bệnh sốt cao hoặc ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho con Tuy hại con mình.
Một lần, có mấy vị tiên đi ngang nhà kia, hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ đứa trẻ. Cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền ấy vào vải đỏ. Khi con Tuy đến, những đồng tiền lóe sáng, nó sợ hãi bỏ chạy. Phép lạ này lan truyền ra, rồi cứ Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những chiếc túi màu đỏ tặng cho trẻ con. Tiền đó được gọi là tiền mừng tuổi.
Một truyền thuyết khác kể rằng, tục tặng tiền mừng tuổi bắt nguồn từ hoàng cung nhà Đường (Trung Quốc). Năm đó, Dương Quý Phi sinh hạ hoàng tử, được tin mừng vua Đường Huyền Tôn đích thân đến thăm và ban cho Dương Quý Phi một số vàng bạc gói trong giấy đỏ. Dương Quý Phi coi đó vừa là tiền mừng, vừa là chiếc bùa Hoàng đế ban tặng con trẻ để trừ tà. Việc này được đồn đại ra ngoài, từ cung đình lan rộng ra dân gian, nhiều người bắt chước tặng tiền mừng và cũng bắt đầu coi như tặng món lộc trừ tai họa, mang lại nhiều điều may mắn cho trẻ con.
Theo những nghiên cứu khác, tục mừng tuổi ở Trung Quốc đã có từ đời Tần. Vào thời gian đó, người ta dùng một sợi chỉ đỏ để xâu tiền thành một xâu theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở chân giường hoặc cạnh gối trẻ em. Xâu tiền đó gọi là tiền Áp Tuế giống như cách gọi của người Trung Quốc ngày nay, có nghĩa là món tiền mừng cho đứa trẻ, với mong ước đứa trẻ được tiền, được lộc có thể vượt qua tuổi đó với những điều tốt lành và may mắn.


lì xì - một phần đậm đà của phong vị Tết Việt
Từ "lì xì" được sử dụng phổ biến ở miền Nam Việt Nam được cho là có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, là cách đọc trại của từ "lợi thị" hoặc "lợi sự" (phát âm theo giọng Quan Thoại là li shi, theo giọng Quảng Đông là lì xì, lầy xì), có nghĩa gốc là một món đồ hay món tiền mang đến lợi lộc, vận tốt, vận may. Tặng lì xì là tặng món tiền thể hiện điều lành và may mắn cho đứa trẻ. Ngày nay, nó còn có ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe, thành đạt, hạnh phúc qua những câu chúc trên bao lì xì như "Hòa gia bình an", "Kim ngọc mãn đường", "Vạn sự như ý"...
Ở Việt Nam, theo tục lệ thì ở một số địa phương thì người nhỏ tuổi không lì xì người lớn hơn, vì vừa không đúng ý nghĩa, vừa bị cho là "hỗn". Tuy nhiên, ngày nay, tục lì xì đã cởi mở hơn, đặc biệt những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập thì có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà, để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an.
Theo Báo Thanh Niên