Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

28 tháng 2, 2012

Thế giới lung linh qua những quả cầu thủy tinh

Những bức tranh phong cảnh phản chiếu trên những quả cầu thủy tinh được nhiếp ảnh gia Simon Bond ghi lại mang đến cho người xem cảm xúc khác lạ về những cảnh đẹp của thế giới.
Đền Kek Lok Si trên đảo Penang ở Malaysia.

Tác giả của những bức ảnh này là Simon Bond đến từ Winchester, Hants (Anh). Anh đã đầu tư rất nhiều thời gian và niềm đam mê của mình để có thể chụp được những bức ảnh phong cảnh đẹp mê hồn phản chiếu qua những quả cầu thủy tinh. Đặc biệt, anh đã chụp được rất nhiều bức hình đẹp ở châu Á.

Còn đây là hình ảnh mặt trời.
Dãy núi Jiri của Hàn Quốc.
Một người bạn của tác giả. Bức ảnh chụp tại Hampshire, Anh.
Jaisalmer, Ấn Độ
Đất và trời.
Jeonju, Hàn Quốc
Sri Lanka thu nhỏ
Bức ảnh tác giả chụp một người bạn ở Hàn Quốc.
Đây là bức ảnh tác giả chụp vợ của mình tại Johdpur, Ấn Độ.


Theo: Infonet

CHUYẾN SÁNG TÁC TẠI CẦN ĐƯỚC CỦA CLB NHIẾP ẢNH & VIDEO TÂN PHÚ

Xin click vào link dưới đây

http://www.youtube.com/watch?v=03MBxID0deQ&feature=g-all-pls&context=G24edf4fFAAAAAAAAAAA

Thời giờ đã gần đến!

Mùa Chay về. Tiếp theo là Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh. Đây là Mùa Hồng Ân, là Mùa Cứu Độ. Bạn đã xưng tội chưa? Có vẻ như không thể Mùa Chay nào cũng trọn vẹn nếu không xưng tội. Nhiều nơi thường xuyên có giải tội, nhất là vào Mùa Chay. Xưng tội và rước lễ trong Mùa Chay cũng là giáo luật: “Xưng tội trong một năm ít là một lần” và “rước Mình Thánh Chúa Mùa Phục Sinh”.


Kinh Thánh xác định: “Dù tội đỏ như son cũng ra trắng như tuyết, dù như vải điều thẫm cũng hoá trắng như tuyết” (Is 1,18).

Có nhiều lý do khiến người ta trì hoãn hoặc từ chối xưng tội. Có lẽ đây là vài lý do phổ biến:

1. Tôi không cần xưng tội. Thật vậy không? Chắc chắn là nói dối, vì “ai cũng phạm tội” (x. Rm 5,12), như người ta thường nói: “Nhân vô thập toàn”. Mới sinh ra người ta đã có tội nên mới cần rửa tội. Hằng ngày, mỗi khi dâng lễ, ai cũng thú nhận: “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”, và rồi tiếp tục “xin Chúa thường xót chúng con” 3 lần và “lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá tội trần gian, xin thương xót chúng con” 2 lần nữa. Chúa không muốn chúng ta “nói nhỏ” với riêng Ngài mà muốn chúng ta công khai thú tội: “Anh em hãy thú tội với nhau và cầu nguyện cho nhau để được cứu thoát. Vì lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực” (Gc 5,16). Công khai thú tội để được công chính hoá: Lời cầu xin tha thiết của người công chính rất có hiệu lực. Như vậy, xưng thú tội lỗi là điều cần thiết, vì đó là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Kitô giáo.

2. Tôi ngại vì bỏ xưng tội lâu rồi. Đừng quên lời Thánh Phaolô: “Ở đâu nhiều tội lỗi thì ở đó nhiều ân sủng” (Rm 5,20). Hãy cầu nguyện bằng kinh Ăn Năn Tội để có thể cảm nghiệm được Hồng Ân Chúa dành cho chúng ta. Thật vậy, Chúa Giêsu đã xác định: “Con Người đến để cứu cái gì đã hư mất” (Mt 18,11), và Ngài nhấn mạnh: “Cha của anh chị em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất” (Mt 18,14). Có lẽ chúng ta chưa đủ tin nên mới thấy ngại. Tuy nhiên, đừng coi xưng tội chỉ là một nghi thức, vấn đề là thành tâm. Nghĩa là tội lỗi chúng ta có được Thiên Chúa tha thứ hay không là do chúng ta, vì “nhờ đức tin mà được cứu” (x. Mt 9,22; Mc 5,34; Mc 10,52; Lc 7,50; Lc 8,48; Lc 17,18; Lc 18,42) và “người công chính nhờ đức tin sẽ được sống” (Rm 1,17). Biết vậy rồi thì đừng ngại gì hết!

3. Tôi không có thời gian và không thuận tiện. Người muốn thì tìm ra phương tiện, người không muốn thì tìm ra lý do. Đó là loại triết lý dễ hiểu. Chúa Giêsu thiết lập chức linh mục để hối nhân có thể dễ dàng giao hoà với Thiên Chúa, đồng thời cũng để chúng ta có Chúa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20). Có những xứ có linh mục giải tội hằng ngày trước hoặc sau giờ phụng vụ, có những nhà dòng giải tội cả sáng và chiều các ngày trong tuần. Như vậy, nếu không tiện giờ này thì xưng tội giờ khác, không tiện ở nơi này thì xưng tội ở nơi khác. Có nhiều nơi để chọn lựa, đừng viện cớ mà biện hộ cho sự lười biếng của mình. Chúa luôn mong chờ tội nhân ăn năn sám hối, vì Ngài sẵn sàng bỏ 99 con chiên ngoan mà đi tìm 1 con chiên lạc (x. Mt 18,12-14; Lc 15,4-7). Chúng ta có thời gian rảnh rỗi hoặc làm những thứ khác, sao lại không có thời gian giao hoà với Thiên Chúa?

4. Tôi không có tội trọng nên không cần xưng tội. Có những vị thánh xưng tội hằng ngày. Đã đành chỉ phải xưng những tội trọng, nhưng đó là “điều kiện ắt có và đủ”. Đối với những tâm hồn đạo hạnh, tội nhẹ cũng khiến người ta cảm thấy “xa cách” Thiên Chúa. Tội trọng là những tội “nặng ký” thì dễ hiểu và dễ thấy, nhưng nhiều tội nhẹ cũng có thể làm tăng trọng lượng. Hãy tưởng tượng tội nhẹ như trái bong bóng hoặc nắm bông, một vài trái bóng hoặc một vài nắm bông không thấm vào đâu, nhưng nhiều trái bóng hoặc nhiều nắm bông có thể làm thay đổi trọng lượng rất rõ. Một bên là 1kg sắt và một bên là 1kg bông, có người có thể nghĩ ngay là sắt nặng hơn, nhưng thực sự hai bên bằng nhau vì đều là 1kg. Không thể nói hết thần học về tội lỗi, nhưng có những thứ tội “nổi cộm” như làm tổn thương người khác, tự dễ dãi với mình với những tư tưởng xấu, xem phim ảnh “đen”, bỏ lễ Chúa Nhật, kiêu ngạo, tự ái thái quá, lạm dụng Thánh Danh Chúa, từ chối bác ái với người nghèo… Nhiều thứ trong số đó có thể là tội trọng hoặc biến thành tội trọng. Tục ngữ cổ nói: Nemo judex in sua causa (không ai là thẩm phán trong vụ án của chính mình). Chúng ta thường không thấy cái xà trong mắt mình mà lại thấy cái rác trong mắt người (x. Mt 7,3-5; Lc 6,41-42). Ca dao Việt Nam cũng có câu:

Chân mình còn lấm bê bê
Lại cầm bó đuốc mà rê chân người.

Thật là nhiêu khê! Nhưng đừng lấy cớ “tôi không có tội trọng” mà thoái thác. Xưng tội thường xuyên (hằng tuần hay hằng tháng) là động thái khiêm nhường, đem lại lợi ích cho chúng ta là nhận lãnh thêm hồng ân và tránh được dịp tội trong tương lai.

4. Tôi không biết xưng tội gì. Ngày nay, đây là vấn đề phổ biến, vì việc đào tạo luân lý trong văn hoá của chúng ta, thậm chí cả những người Công giáo, không được chú trọng và có vẻ mơ hồ. Vả lại, ngày nay người ta muốn loại bỏ Chúa ra khỏi cuộ đời mình nên không còn cảm giác tội lỗi. Nếu thẳng thắn và nghiêm túc xét mình thì chúng ta sẽ thấy mình phạm nhiều tội hằng ngày. Vì không xét mình rõ ràng nên mới cảm thấy “không có tội gì để xưng”. Cơ bản là xét mình theo Mười Điều Răn và Sáu Điều Răn Hội Thánh, nếu cần thì dùng Kinh Thánh - chẳng hạn đoạn Kinh Thánh này:

Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: đó là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam, mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng. Chính vì những điều đó mà cơn thịnh nộ của Thiên Chúa giáng xuống trên những kẻ không vâng phục. Chính anh em xưa kia cũng ăn ở như thế, khi anh em còn sống giữa những người ấy. Nhưng nay, cả anh em nữa, hãy từ bỏ tất cả những cái đó: nào là giận dữ, nóng nảy, độc ác, nào là thoá mạ, ăn nói thô tục. Anh em đừng nói dối nhau, vì anh em đã cởi bỏ con người cũ với những hành vi của nó rồi, và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu. Vậy không còn phải phân biệt Hy Lạp hay Do Thái, cắt bì hay không cắt bì, man di, mọi rợ, nô lệ, tự do, nhưng chỉ có Đức Kitô là tất cả và ở trong mọi người. Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo. Ước gì ơn bình an của Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân. Ước chi lời Đức Kitô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan. Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng. Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giêsu và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha (Cl 3,5-17).

Chắc hẳn chúng ta không thấy “thoải mái” khi đọc những đoạn Kinh thánh như vậy, do đó mà cảm thấy… ngại xưng  tội! Chúa Giêsu nói: “Ai phạm tội là làm nô lệ cho tội” (Ga 8,34). Không ai muốn mình làm nô lệ cho người khác, huống chi là làm nô lệ cho tội lỗi!

Vậy hãy quyết tâm dành thời gian đi xưng tội, càng sớm càng tốt. Hãy quyết tâm sống Mùa Chay theo lời Thánh Phaolô: Chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hoà với Thiên Chúa. Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người. Quả thật, Chúa nói: “Ta đã nhận lời ngươi vào thời Ta thi ân, phù trợ ngươi trong ngày Ta cứu độ”. Vậy, đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ (2 Cr 5,20-21; 6,2).

Đến với Bí tích Hoà Giải là đến với Tình Yêu của Thiên Chúa, đến ản náu trong Thánh Tâm Chúa Giêsu, được tắm gội trong Nguồn Hồng Ân của Lòng Chúa Thương Xót. Đừng chần chừ, đừng lần lữa, vì “thời giờ đã gần đến!” (Kh 1,3; 22,10). Nếu chúng ta “hâm hẩm, chẳng nóng chẳng lạnh, Chúa sẽ mửa chúng ta ra khỏi miệng Ngài” (x. Kh 3,16).

Saigon – Mùa Chay 2012

Tác giả bài viết: Trầm Thiên Thu

5 phút mỗi ngày cho Lời Chúa tháng 3.2012

01/03/12 THỨ NĂM ĐẦU THÁNG TUẦN 1 MC Mt 7,7-12


lời cầu xin khôn ngoan nhất
“Anh em cứ xin thì sẽ được.(Mt 7,7)
Suy niệm: Sách Các Vua kể chuyện vua Salômôn trong một giấc mộng được Chúa cho phép muốn xin gì Ngài sẽ ban cho. Thay vì xin được sống lâu, nhiều của cải,… ông đã xin ơn khôn ngoan: “biết lắng nghe và phân biệt phải trái.” Điều đó đẹp lòng Thiên Chúa nên chẳng những Ngài đã ban cho ông ơn khôn ngoan mà cả những điều ông không xin Chúa cũng ban cho dồi dào. Chúa Giêsu cũng thúc giục chúng ta: “Anh em cứ xin thì sẽ được.” Không có mệnh lệnh nào đơn giản hơn mà chắc chắn hơn. Không thể có chuyện ta xin một điều mà Ngài lại ban một điều kém cỏi hơn như “xin bánh mà lại cho hòn đá” – ngay cả loài người bất toàn cũng không làm như thế. Trái lại, Thiên Chúa là Đấng tốt lành vô cùng, Ngài sẽ ban cho chúng ta những điều tốt lành gấp bội phần điều chúng ta xin.
Mời Bạn: Phải chăng Chúa nói như thế có nghĩa là hễ bạn cầu xin bất cứ điều gì là sẽ được với bất cứ giá nào không? Vâng đúng như vậy, nhưng với điều kiện thay vì cầu xin theo ý mình muốn thì bạn cầu xin cho “ý Chúa Cha được thể hiện.” Đó chính là lời cầu xin khôn ngoan nhất. Trong Vườn Dầu, trước khi chịu khổ nạn, Chúa Giêsu đã chẳng xin như thế sao: Xin đừng theo ý Con, mà xin vâng theo ý Cha? Quả vậy, cầu xin là hành trình đức tin tìm kiếm và vâng theo thánh ý Chúa.
Chia sẻ: Khi cầu xin bạn có tìm kiếm ý Chúa không? Khi cầu xin không được, bạn có tìm hiểu ý Chúa muốn gì không?
Sống Lời Chúa: Tâm niệm lời cầu xin của Chúa Giêsu: “Xin đừng theo ý con, mà xin vâng ý Cha” (x. Lc 22,42)
Cầu nguyện: Lạy Cha, nguyện danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Tác giả bài viết: 5phut Loi Chua

NỤ CƯỜI CỦA BÀ SARAH


Kinh thánh thuật lại rằng, khi bà Sarah, vợ của tổ phụ Abraham, một lão bà gần đất xa trời, được Chúa cho biết là sẽ cưu mang và sinh con, bà đã có một phản ứng thật là người và cũng thật là kỳ diệu: bà đã cười!
Phải, bà cụ già Sarah có lẽ đã cười nắc nẻ khi đứng trước một hoàn cảnh xem ra trớ trêu như thế: một người đàn bà trên 70 tuổi mà còn được Thiên Chúa cho có con!... Thiên Chúa xem ra thích khôi hài!
Và khi Thiên Chúa hỏi tại sao cười, Sarah lại chối rằng mình đã không hề cười. Có lẽ do sợ hãi mà Sarah đã nín cười. Sự sợ hãi có lẽ không còn cho con người được nhìn thấy khía cạnh đáng cười, đáng vui trong cuộc sống... Nhưng liền sau khi sinh con, bà Sarah đã tìm lại được óc khôi hài cho nên bà đã đặt cho đứa con một cái tên khá ngộ nghĩnh là Issac; Issac theo tiếng Do Thái có nghĩa là được sinh từ một người đã cười...
Cười, cười một cách lạc quan: có lẽ đó là một trong những nét nổi bật của người có niềm tin. Người ta thường định nghĩa rằng: một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn... Tất cả các vị thánh đều là những người có óc khôi hài. Các ngài là những con người đã từng biết cười với cuộc sống với tha nhân. 
Thánh Phanxicô thành Assisi, vị sứ giả của Hòa Bình, đã có lần tuyên bố: "Hãy trả lại sự buồn phiền cho ma quỷ, bởi vì chỉ có ma quỷ mới có đủ lý do để buồn phiền".
Cha sở họ Ars, là thánh Gioan Maria Vianey, mặc dù thường được người ta tạc tượng như một con người buồn bã, ảo não, nhưng kỳ thực không ai có tâm hồn vui tươi lạc quan như Ngài. Thánh nhân đã nói: "Linh hồn của những ai phục vụ Chúa đều được tràn ngập vui mừng, họ luôn luôn sống như nghỉ ngơi và luôn luôn sẵn sàng để ca hát..."
Thánh Thomas Moore khi bị đưa lên máy chém, đã nói đùa với người lý hình rằng hãy để cho ngài được giúp một tay, cho việc hành quyết được dễ dàng. Ngài còn nói thêm rằng, sau khi đã chém đầu ngài, chớ đụng đến bộ râu vì bộ râu của ngài không hề phản bội một ai...
Một vị tu sĩ nào đó vào thời Trung Cổ đã viết như sau: "Một nụ cười và óc khôi hài thu hút được nhiều người đến với tôn giáo hơn là những khuôn mặt dài vì ủ dột".
Chúa Giêsu bảo chúng ta rằng: khi ăn chay hãm mình hãy xức dầu thơm vào người.
Còn thứ dầu thơm nào quý giá hơn để tô thắm cho gương mặt của chúng ta cho bằng niềm vui.
Cuộc sống dù có trăm nghìn vất vả, đau thương vẫn là cuộc sống đã được Chúa trao ban như một kho tàng cao quý nhất.
Tình đời có đen bạc, nhân nghĩa có phôi pha: những con người đang sống với chúng ta vẫn là những người con cái Chúa và là anh em của chúng ta.
Hãy cười với cuộc sống, hãy cười với người anh em của chúng ta: đó là sứ điệp của Kitô Giáo mà trọng tâm chính là Mầu Nhiệm Phục Sinh. Qua Mầu Nhiệm ấy, Thiên Chúa đã cười cợt, thách thức tội lỗi và sự chết. Sự Sống và Niềm Hy Vọng đã phát sinh từ cái chết của Ðức Kitô.

Tác giả Veritas

27 tháng 2, 2012

Đức Giê-Su chịu Xa-Tan Cám dỗ


Tin Mừng: Mc 1,12-15            Sau khi Đức Giê-su chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xa-tan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người. Sau khi ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”

CÁM DỖ

Chúa Nhật I Mùa Chay B St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15


Anh hùng ca Odysseus -  một trong những tác phẩm cổ xưa của nhân loại có khoảng từ 2500 tới 3000 năm do nhà thơ vĩ đại Homer sáng tác, dài hơn 12 ngàn câu thơ, kể lại cuộc hành trình trở về quê nhà của người anh hùng Odysseus sau khi quân Hy Lạp hạ được thành Troy. Đó là một cuộc hành trình vượt biển đối diện với nhiều nguy hiểm mà Odysseus và các bạn hữu phải vượt qua. Giữa hành trình, có cuộc vượt đảo Sirens - đảo của cám dỗ. Trên đảo đó có các thần nữ hiện hình mỹ nhân đẹp tuyệt trần với lời hát quyến rũ ngây ngất. Mỗi khi một chiếc tàu chạy qua, các thần nữ cất tiếng hát cực kỳ mê đắm, quyến rũ đoàn thủy thủ làm cho họ mê hồn theo tiếng hát và không thể làm chủ được mình khiến tàu đâm vào đá, tàu đắm, đoàn thủy thủ thì làm mồi cho cá. Chỉ có hai lần tàu đi qua bằng an:
  • Tàu của Odysseus, vị thuyền trưởng, ông  nghe nói về đảo quyến rũ này nên ra lệnh dán sáp vào tai đoàn thủy thủ để không nghe được những tiếng hát quyến rũ của ma nữ, còn ông thì cho thủy thủ trói chặt vào cột buồm khi tàu qua đảo và ra lệnh không được cởi ông ra bất cứ vì lý do gì. Khi tàu từ từ đi ngang qua đảo, tiếng hát quyến rũ của ma nữ Siren cất lên, các thủy thủ đã được sáp dán kín tai nên không nghe tiếng hát của ma nữ. Chỉ có Odysseus nghe tiếng hát mê hồn khiêu gợi, ông chống cự đến mồ hôi hột đổ ra, gân và bắp thịt cổ nổi phồng lên, lòng ham muốn đam mê nơi ông nổi lên mãnh liệt, nhưng ông đã bị cột vào cột buồm. Nhờ thế mà ông không bị lôi kéo của các nàng ma nữ Siren khuất phục…
  • Tàu thứ hai đã đi qua đảo cám dỗ an bình là tàu do Jason khôn ngoan làm thuyền trưởng, đã nài nỉ Orpheus đi cùng  (Orpheus con trai của vua Oeagrus xứ Thracenữ thần thi ca (muse) Calliope). Tiếng hát cua Orpheus có thể làm xiêu lòng vạn vật, và khiến cho đất trời, thần linh phải rơi lệ.  Khi chiếc tàu đến gần đảo cám dỗ, âm nhạc của các ma nữ Siren quyến lòng nổi lên làm Jason và đoàn thủy thủ mê đắm sắp đầu hàng… Orpheus cầm lấy chiếc thụ cầm, lên dây và bắt đầu ca hát.  Tiếng nhạc của Orpheus hay và trong sáng hơn âm nhạc từ đảo cám dỗ; âm nhạc tuyệt vời của ông biến tiếng nhạc từ đảo thành những âm thanh chói tai. Lúc này đoàn thủy thủ lắng nghe Orpheus đàn hát át hẳn tiếng hát của ma nữ Siren nên chiếc tàu đã vượt qua đảo cám dỗ bình yên.
Hình ảnh ẩn dụ vượt đảo Siren trên gợi cho chúng ta thực tế về cám dỗ: chỉ có sức mạnh, mạnh hơn sức bình thường của con người mới giúp cho chúng ta vượt qua được cám dỗ. Nếu chỉ dựa vào sức riêng mình, chúng ta sẽ bị chước cám dỗ đánh bại. Chúng ta không thể có được sức mạnh giúp đỡ cho đến khi hạ mình cầu xin ơn Chúa giúp ta chống trả chước cám dỗ… 
Chúa Giêsu bi cám dỗ trong sa mạc (Mc 12-13) cả ba Tin Mừng Nhất Lãm (x. Mt 4,1-11; Lc 4,1-13) đều tường thuật việc Chúa Giêsu bị Satan cám dỗ trong hoang địa  trước lúc khởi đầu sứ mạng rao giảng, để đối chiếu với việc ông bà nguyên tổ bị cám dỗ trong vườn địa đàng thuở hoang sơ. Đức  Kitô ở trong hoang địa với dã thú như là một đối trưng của Ađam trong vườn Địa đàng năm xưa: Adam và Eva bị cám dỗ và vấp ngã đã gây nên tình trạng thù nghịch giữa loài người và dã thú, một hậu quả của sự sa ngã của Ađam. Đức Giêsu bị cám dỗ nhưng đã chiến thắng, nên Ngài ở trong hoang địa sống hài hoà với muôn loài và quan hệ thân tình với Thiên Chúa cho thấy đó là hoàn cảnh của nhân loại nếu Ađam đã không phạm tội. Một hoang địa biến thành địa đàng là hình ảnh mà ngôn sứ Isaia dùng để mô tả ơn cứu độ: "sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ, bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng" (Is 11,6), (xem thêm Is 11,6-9; 32, 14-20; 65,25).
Tin Mừng của Marco không nói đến chi tiết về các cuộc cám dỗ nhưng hai Tin Mừng Mattheu và Luca nói đến ba cuộc cám dỗ của Chúa Giêsu trong hoang địa (x. Mt 4,1-11; Lc 4,1-13), là những cơn cám dỗ hết sức tinh vi và nguy hiểm vì nó đánh đúng vào ba nhu cầu thiết yếu của con người: nhu cầu hưởng thụ vật chất, quyền lực cai trị và cái tôi muốn đề cao mình của con người.
Ngay từ thưở ban đầu có vũ trụ vạn vật, con người đã đối diện với chước mưu cám dỗ của Satan : ông tổ Adam Eva đã bị cám dỗ và sa ngã. Trong hành trình về đất hứa, đi trong hoang địa dân Israel đã gặp nhiều cám dỗ: Cám dỗ trở lại Ai cập để có bánh ăn. Cám dỗ bỏ Chúa khi thờ tượng con bê vàng. Cám dỗ thử thách sức mạnh Thiên Chúa. Và họ đã sa ngã vào những cám dỗ đó. Nay Đức Giêsu chính là hình ảnh của Israel mới, Ngài cũng sống trong sa mạc thời gian 40 ngày, bị cám dỗ nhưng đã chiến thắng…
Chúa Giêsu chịu cám dỗ,  “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa… nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân’’ (Pl 2, 6-7).
Vì trở nên người phàm như chúng ta, “Chúa Giê-su đã từng chịu thử thách về mọi phương diện như chúng ta’’ (Dt 4,15).
Ngài bị cám dỗ nhưng đã chiến thắng, để dẫn đưa chúng ta đối diện với cám dỗ, chiến đấu cậy nhờ ơn Thiên Chúa và chiến thắng. Ma quỉ rất khôn ngoan, chúng có những cách lừa đảo rất tinh vi giống như tiếng hát mê hồn của ma nữ Siren hay sự ngọt ngào của trái cấm mà nguyên tổ bi quyến rũ. Thật thế, cám dỗ nào cũng ngọt ngào hấp dẫn gây ra sự ảo tưởng để đánh lừa người ta, để đưa người ta vào bẫy và lúc đó không còn thể ra được. Nhưng đàng sau những cám dỗ chúng, khi đã bị khuất phục sa ngã hiện ra  thực tế thật thảm hại như sự sa ngã của nguyên tổ Adam Eva với trái cấm là bị ra khỏi vườn địa đàng, gây hậu quả liên đới cho cả con người mọi thời đại… như mê theo tiếng hát của ma nữ Siren là sẽ bị chìm sâu giữa lòng đại dương…
Trong cuộc sống thường này, con người luôn phải đối diện với cám dỗ, Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh thánh Phêrô: “Phêrô ơi, ma quỉ nó sàng con như sàng gạo ấy”(Lc 22,31). Chính những kinh nghiệm chiến đấu với cám dỗ, Phêro đã lưu ý anh chị em tín hữu: “ ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé » (1P 5,8)
Cám dỗ đưa chúng ta xa cách Thiên Chúa, nhưng nếu con người vững tin dựa vào ơn Chúa, dịp cám dỗ là dip thử thách lòng trung thành của ta với Chúa. Tuy nhiên sức con người yếu đuối không thể thắng được các chước của Satan nếu không có sự hỗ trợ của Chúa, cho nên Thánh Phaolô khẳng định: “ tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi” (Pl 4,13).
Trong kinh Lạy Cha chúng ta cầu nguyện mỗi ngày:“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” (Mt 6, 13; Lc 11, 4), có nghĩa là “đừng cho phép chúng con bước vào” cám dỗ, cũng nghĩa là đừng để ưng thuận theo cám dỗ hay “đừng để chúng con ngã gục trước sự cám dỗ” (Giáo lý Công giáo số 2846).
Một trong những phương thế giúp ta vượt qua được cám dỗ là thanh tẩy tâm hồn không ngừng, sống lại như Lời dạy của Thầy Giêsu:
“…Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" (Mc 1, 15).
Sám hối nhìn nhận bất toàn, tội lỗi xin ơn thanh tẩy tâm hồn để đón nhận Tin Mừng - nền tảng cho niềm vui và sự tin tưởng của chúng ta. Ai đón tiếp Tin Mừng và lưu tâm nghiền ngẫm, thì biết rằng Thiên Chúa ở gần bên để ban ơn cứu độ. Tin tưởng vào Tin Mừng - Lời Chúa thì luôn đứng vững; nếu không tin tưởng vào Lời Ngài thì sẽ sụp đổ. Đức Giêsu luôn trung thành với Thiên Chúa, Ngài đã dùng Thánh Kinh mà chiến đấu với cám dỗ Satan: như có Lời Kinh Thánh chép… (x. Mt 4, 4.7.10) và Ngài đã chiến thắng Satan.
Thật thế, khi dối diện với cám dỗ, luôn mang tâm tình sám hối đón nhận Tin Mừng là sức mạnh vượt sóng cám dỗ, thử thách vì :
"Với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con"
                                                (Tv 50, 17).

                           Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 25/02/2012
Tác giả bài viết: Lm. Vinh Sơn

ÐÁM ÐÔNG DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ


Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của danh họa Rembrandt, người Hòa Lan, sống vào thế kỷ 17, đó là bức tranh "Ba Thập Giá". Nhìn vào tác phẩm, ai cũng bị thu hút ngay vào trung tâm: giữa thập giá của hai người bất lương, thập giá của Chúa Giêsu trỗi lên một cách ngạo nghễ. Dưới chân thập giá là cả một đám đông mà gương mặt nào cũng biểu lộ hận thù oán ghét. Tác giả như muốn nói rằng không trừ một người nào mà không dính líu vào việc đóng đinh Chúa Giêsu.
Nhìn kỹ vào đám đông, người ta thấy có một gương mặt gần như mất hút vào trong bóng tối, nhưng một vài nét cũng đủ để cho các nhà chuyên môn chẩn đoán rằng đó chính là khuôn mặt của danh họa Rembrandt. Tại sao giữa đám đông của những kẻ đang đằng đằng sát khí khi tham dự vào cuộc thảm sát Chúa Giêsu, Rembrandt lại chen vào khuôn mặt của mình? Câu trả lời duy nhất mà người ta có thể đưa ra giải thích về sự hiện diện của tác giả giữa đám người lý hình: đó là ý thức tội lỗi của chính ông. Rembrandt muốn thú nhận rằng chính tội lỗi của ông đã đóng góp vào việc treo Chúa Giêsu lên thập giá. Và qua sự có mặt của ông, tác giả cũng muốn nói với mỗi người chiêm ngắm bức tranh rằng: họ cũng dự phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu.
Dưới cái nhìn lịch sử thì quả thực cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là hành động tội ác của những người Do Thái và La Mã cách đây hai ngàn năm. Phêrô đã chối bỏ Ngài. Philatô đã rửa tay để chối bỏ trách nhiệm của ông. Những người Do Thái đã cuồng tín kêu gào đóng đinh Ngài vào thập giá. Các binh sĩ La Mã đã đánh đập, hành hung Ngài và cuối cùng treo Ngài lên thập giá.
Dưới cái nhìn của người có niềm tin, thì cái chết của Ðức Kitô trên thập giá là một Mầu Nhiệm. Mầu Nhiệm bởi vì chúng ta lkhông thể hiểu được tại sao Con Một Thiên Chúa đã phải trải qua một thân phận đớn đau như thế? Mầu Nhiệm bởi vì một cách nào đó, người có niềm tin cũng cảm thấy mình đã thực sự tham dự vào việc đóng đinh ấy. Chúng ta tuyên xưng rằng Ngài đã chịu đóng đinh vì chúng ta, nghĩa là chính do tội lỗi của chúng ta mà Ngài đã phải bị treo trên thập giá. Tội lỗi của chúng ta ngày nay, cho dầu cách xa hai ngàn năm, vẫn là một chối bỏ, một tiếng reo hò, một sỉ vả hoặc chính một cái đóng đinh vào thân thể Ngài. Khi chúng ta chối bỏ người anh em, khi chúng ta đối xử tệ bạc với người anh em, khi chúng ta chối bỏ chính mình mà quên sự đau khổ của người xung quanh, đó chính là lúc chúng ta dự phần vào việc đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá.



Tác giả Veritas

DANH NGÔN

Tự trách mình nhiều mà trách người ít thì không ai oán giận.
LUẬN NGỮ
*******


Trẻ trung mãi cùng năm tháng đó là nghệ thuật sống chân chính.
E.THOLMANN
*******


Chẳng có gì đáng giá bằng nụ cười
và tình thương yêu của bạn bè.
H.BELLOC
*******


Con đường trải đầy lụa không bao giờ dẫn đến vinh quang.
L.FONTAINE.
*******


Qui tắc đầu tiên là phải tự mình kính trọng mình.
PYTHAGORE
*******


Thuận trời không bằng lợi đất,lợi đất không bằng lòng người hoà hợp.
MẠNH TỬ
*******


Quân tử đối với người trên không nịnh.
đối với người dưới không khinh.
KHỔNG TỬ
*******


Trước khi chê người khác hãy xét lại mình.
R. DIREOT
*******

26 tháng 2, 2012

8 tờ bạc khó làm giả nhất thế giới

Công nghệ làm tiền giả là mối lo của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, người ta không ngừng sáng tạo ra những phương pháp in tiền đặc biệt để chống bị làm giả.

Dưới đây là những tờ bạc khó làm giả nhất trên thế giới do tổ chức International Association of Currency Affairs nhận định.

1. Đồng 10.000 tenge của Kazakhstan


Đồng 10.000 tenge của Kazakhstan là đồng bạc đầu tiên trên thế giới dùng sợi đai an ninh có thể được nhìn thấy trên cả hai mặt. Kazakhstan là một trong những quốc gia cuối cùng trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) có tiền tệ của riêng mình. Năm 1995, quốc gia này mở nhà máy in đồng tenge đầu tiên.

2. Đồng 50 Peso của Mexico


Đồng 50 peso của Mexico được làm từ nhựa polymer ép thành lớp và có thể đổi màu từ các góc độ khác nhau. Điều này giúp giảm khả năng bị làm giả giảm đi rất nhiều. Đồng peso và những đồng đôla hiện nay có chung nguồn gốc từ đồng đôla Tây Ban Nha của thế kỷ 15. Đồng peso của Mexico là loại tiền tệ được giao dịch nhiều thứ 12 trên thế giới, nhiều thứ 3 tại châu Mỹ và nhiều nhất tại châu Mỹ Latin.

3. Đồng 1.000 kronor của Thụy Điển


Đồng kronor trở thành tiền tệ của Thụy Điển từ năm 1873. Đồng 1.000 kronor của quốc gia này sử dụng công nghệ dải vi thấu kính giống như trên đồng 100 USD mới của Mỹ. Bên cạnh đó, những họa tiết chìm khiến cho tội phạm làm giả phải bó tay.

4. Đồng 10 đôla Hong Kong


Những họa tiết phức tạp cùng với công nghệ mực in nổi khiến cho đồng 10 đôla Hong Kong khó có thể bị làm giả. Đôla Hong Kong là loại tiền tệ được giao dịch nhiều thứ 8 trên thế giới.

5. Đồng 10 rupee của Nepal


Công nghệ in trên chất liệu polymer sắc nét cộng với những sợi kim loại tinh tế là những đặc điểm giúp đồng bạc 10 rupee của Nepal rất khó bị làm giả.

6. Đồng 1.000 dinar của Iraq


Đồng bạc 1.000 dinar của Iraq được in mực nổi tạo nên những hiệu ứng đặc biệt trên nền hoa văn độc đáo. Bên cạnh đó, người ta sử dụng một loại mực đặc biệt chỉ có thể nhìn dưới tia cực tím để in đồng tiền này. Năm 2003, Iraq phát hành một loạt tiền mới gồm các mệnh giá 50, 250, 1.000, 5.000, 10.000, và 25.000 dinar. Những đồng bạc này có cùng thiết kế với loạt tiền được Ngân hàng Trung ương Iraq phát hành những năm 1970 và 1980. Đến năm 10/2004, đồng bạc 500 chính thức có mặt trên thị trường.

7. Đồng 20 Bảng của Anh


Công nghệ ba chiều khiến cho việc làm giả đồng 20 Bảng mới của Anh này gần như là không thể. Đồng Bảng là loại tiền tệ được giao dịch nhiều thứ 4 trên thế giới, sau đồng đôla Mỹ, euro và yên Nhật.

8. Đồng 100 USD mới của Mỹ


Là loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, đôla Mỹ luôn bị các thế lực tội phạm nhăm nhe làm giả. Để đảm bảo an ninh tiền tệ, Mỹ không ngừng phát minh những công nghệ tiên tiến trong việc in tiền. Trên đồng 100 USD được phát hành năm 2010, công nghệ in nổi đặc biệt cùng hiệu ứng đổi màu trên nền họa tiết phức tạp giúp cho đồng bạc này rất khó làm giả. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất đồng tiền này.

Tuyến Nguyễn (Theo Rediff

Tự học chụp ảnh: Tốc độ chụp

Tự học chụp ảnh: TÌM HIỂU MỘT SỐ THUẬT NGỮ MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ

AE lock (Automatic Exposure lock): Khoá giá trị lộ sáng

AF lock (Auto Focus lock): Khoá tiêu cự
AF
assist Lamp (Auto focus assist lamp): Đèn hỗ trợ canh nét tự động
Aperture: Khẩu độ hay độ mở ống kính
Aperture priority: Chụp ưu tiên khẩu độ (độ mở ống kính)
Auto
Bracketing Exposure: chụp bù trừ mức độ phơi sáng
Barrel Distortion
CCD/CMOS sensor
Chromatic Aberrations (purple fringing)
DOF (Depth of field): Vùng ảnh rõ hay độ sâu ảnh trường
Digital Zoom: Zoom kỹ thuật số
Effective Pixels: Điểm ảnh hữu ích
Exposure: Độ phơi sáng
Full Manual
Sensitivity (ISO): Độ nhậy sáng
Shutte
r Priority: Chụp ưu tiên tốc độ trập
Storage card: Thẻ nhớ
- PCMCIA PC Card
- Compact Flash Type I
- Compact Flash Type II
- SmartMedia
- Sony MemoryStick
- Các loại thẻ khác: Secure Digital, Multimedia Card, Sony MemoryStick Pro.
Types of metering: Các kiểu đo sáng
Viewfinder: Kính ngắm, Ống ngắm
Optical v
iewfinder (Kính ngắm quang học)
E
lectronic Viewfinder (LCD Viewfinder): Kính ngắm điện tử
TTL
Optical Viewfinder
White Balance: Cân bằng trắng

 
AE lock (Automatic Exposure lock): Khoá giá trị lộ sáng
Thể hiện khả năng của máy khoá độ mở ống kính và độ nhậy sáng giúp cho việc chụp nhiều ảnh khác nhau với cùng một giá trị lộ sáng. Điều này đặc biệt quan trọng khi chụp toàn cảnh (panorama), các ảnh nối với nhau phải có cùng một giá trị lộ sáng
Đây là tùy chọn (thường gặp trên các máy tự động) cho phép giữ cố định cự ly canh nét khi chụp ở chế độ tự động
Một số máy ảnh được trang bị đèn hỗ trợ canh nét. Đèn này thường nằm ngay phía trên ống kính, có tác dụng rọi sáng chủ đề định chụp trong điều kiện thiếu sáng do đó hỗ trợ hệ thống canh nét của máy ảnh (Các máy ảnh kỹ thuật số thường gặp khó khăn khi canh nét trong điều kiện thiếu sáng). Loại đèn này có tầm hoạt động ngắn thường không vượt quá 4 mét.
Một số máy đắt tiền được trang bị đèn canh nét phát ra tia hồng ngoại thay vì phát ra ánh sáng nhìn thấy được. Các đèn này có tầm hoạt động xa hơn, hỗ trợ canh nét tự động tốt hơn
Khẩu độ là một lỗ hổng trong ống kính thường được hình thành bởi các lá thép chồng lên nhau, các lá thép này sẽ di động tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho khẩu độ - nguyên tắc hoạt động này rất giống con ngươi của mắt người. Khẩu độ mở lớn sẽ cho ánh sáng đi qua ống kính nhiều hơn và ngược lại. Giá trị của độ mở ống kính thường được biểu thị theo 3 cách: f/8, F8, 1:8 (ba cách biểu thị này thể hiện cùng một độ mở). Giá trị này thực chất là tỉ lệ giữa độ dài tiêu cự của ống kính với đường kính của khẩu độ mở ra.
f= độ dài tiêu cự ống kính, A= đường kính của khẩu độ
Trị số f càng nhỏ thì độ mở của khẩu độ càng lớn. Trên ống kính thường được in hay khắc giá trị f nhỏ nhất (Độ mở lớn nhất)- giá trị nhỏ nhất này còn thể hiện độ “nhạy” của ống kính. Trên các máy thuộc dòng chuyên nghiệp thường có vòng chỉnh khẩu độ. Các máy canh nét tự động (autofocus) không có vòng chỉnh khẩu độ, độ mở lớn nhỏ của khẩu độ được điều khiển bằng điện tử , màn hình tinh thể lỏng LCD sẽ báo cho biết khẩu độ đang mở là bao nhiêu. Khi trị số f tăng lên một giá trị trong dãy giá trị độ mở ống kính (.. F2.0, F2.8, F4.0, F5.6, F8.0....) thì lượng ánh sáng đi qua ống kính sẽ giảm đi một nửa
Tùy chọn cho phép người dùng tự lựa chọn độ mở ống kính, tốc độ trập (shutter speed) sẽ do máy ảnh tính toán sao cho thu được ảnh có độ phơi sáng(exposure) phù hợp. Tùy chọn này đặc biệt quan trọng khi người chụp muốn kiểm soát vùng ảnh rõ (DOF: depth of field) hoặc tạo hiệu ứng đặc biệt (special effect
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ chế độ chụp cho phép chụp nhiều ảnh tại một thời điểm trên cùng một cảnh, mỗi ảnh chỉ khác nhau về độ phơi sáng. Mức khác biệt về giá trị phơi sáng giữa các ảnh thay đổi từ 0,3 EV (exposure value) đến 2,0 EV. Mức khác biệt này trên đa số máy đều có thể chọn được. Từ tự động (Auto) ở đây có nghĩa là máy sẽ tự động chụp 2 hay 3 hoặc 5 ảnh, trên một số máy người dùng còn có thể tự đặt số lượng ảnh chụp trên một lần bấm máy. Chế độ chụp này rất hữu dụng khi người chụp không chắc chắn mức độ phơi sáng nào là phù hợp nhất là khi chụp các cảnh có độ tương phản cao
Trong 3 ảnh trên: ảnh bên trái được chụp ở mức độ quá sáng (overexposure) các chi tiết ở vùng sáng sẽ bị mờ hoặc không rõ, ảnh ở giữa có mức độ phơi sáng phù hợp các chi tiết ở vùng tối và vùng sáng đều rõ nét, ảnh bên phải có mức độ phơi sáng quá tối (underexposure) các chi tiết ở vùng tối sẽ bị mờ hoặc không rõ nét
Đây là hiện tượng các đường thẳng nằm ở rìa ảnh bị uốn cong ỏ giữa, nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở thiết kế hình cầu của thấu kính. Hiện tượng này chỉ dễ nhận ra khi chụp ở góc rộng và có các đường thẳng nằm ở rìa ảnh. Đối với người chụp không chuyên nghiệp có lẽ không cần quan tâm đến hiện tượng này
Đây là bộ cảm biến ánh sáng nằm trong máy ảnh kỹ thuật số có tác dụng chuyển ánh sáng thu nhận từ môi trường bên ngoài sang tín hiệu điện tử. CCD bao gồm hàng triệu tế bào quang điện, mỗi tế bào có tác dụng thu nhận thông tin về từng điểm ảnh (Pixel
Để có thể thu được mầu sắc, máy ảnh kỹ thuật số sử dụng bộ lọc mầu (color filter) trên mỗi tế bào quang điện. Các tín hiệu điện tử thu được trên mỗi tế bào quang điện sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu kỹ thuật số nhờ bộ chuyển đổi ADC (Analog to digital converter). Vào thời điểm hiện tại có hai loại bộ cảm biến ánh sáng : CCD (Charged Couple Device) và CMOS (Complimentary metal-oxide). Giá thành sản xuất CCD thường đắt hơn so với CMOS, nguyên nhân chủ yếu là do CCD đòi hỏi phải có dây chuyền sản xuất riêng trong khi có thể sử dụng dây chuyền sản xuất chip, bảng mạch thông thường để sản xuất CMOS
Hiện tượng xuất hiện viền màu tím xung quanh các vật thể chụp
Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các máy ảnh bán chuyên nghiệp khi chụp các cảnh có độ tương phản cao. Nguyên nhân của hiện tượng này do sự khác biệt về bước sóng của các loại ánh sáng màu do đó thấu kính trong máy ảnh không có khả năng hội tụ chính xác toàn bộ ánh sáng chiếu vào lên mặt phẳng tiêu cự. Mức độ nặng nhẹ của hiện tượng này phụ thuộc vào chất lượng của thấu kính mà cụ thể là mức độ tán sắc của thấu kính. Để giảm bớt hiện tượng này các máy ảnh chuyên nghiệp được trang bị thêm một số thấu kính đặc biệt có chỉ số khúc xạ khác nhau nhằm tạo ra sự hội tụ chính xác lên mặt phẳng hội tụ (focal plane)
Người dùng còn có thể khắc phục hiện tượng này bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh (Photoshop..
Mặc dù chức năng chính của khẩu độ là điều khiển lượng ánh sáng đi qua, khẩu độ còn được dùng để mở rộng hay giới hạn khu vực hội tụ rõ nét trong hình ảnh. Cự ly khoảng cách mà các chủ đề hay sự vật hiện rỡ nét trong ảnh được gọi là vùng ảnh rõ hay chiều sâu ảnh trường (depth of field).Vùng ảnh rõ này thường nằm 1/3 phía trước tiêu điểm và 2/3 phía sau tiêu điểm. Khẩu độ đóng càng nhỏ (trị số f lớn) thì vùng ảnh rõ càng sâu, cảnh trước và sau tiêu điểm sẽ sắc nét hơn. Khẩu độ mở càng lớn (trị số f nhỏ) thì vùng ảnh rõ càng cạn, các cảnh phía trước và phía sau tiêu điểm (focus point) sẽ mờ đ
Khi xem xét hai ảnh trên dễ dàng nhận thấy: ảnh chụp với độ mở ống kính lớn (f/2.4) thì chỉ có tấm bưu thiếp đầu tiên là rõ nét (hai tấm phía sau đều mờ), ảnh chụp với độ mở ống kính nhỏ (f/8) hai tấm bưu thiếp phía sau sẽ rõ nét hơn.
Vùng ảnh rõ còn phụ thuộc vào:
- khoảng cách giữa máy ảnh đến cảnh chụp (subject distance), càng gần thì vùng ảnh rõ càng cạn.
-
độ dài tiêu cự (focal lenth), tiêu cự càng nhỏ thì vùng ảnh rõ càng sâu. Ảnh chụp bằng ống kính 28mm độ mở ống kính f/5.6 sẽ có vùng ảnh rõ sâu hơn ảnh chụp bằng ống kính 70mm cùng độ mở ống kính
Đây không phải là zoom thật sự, đây thực chất là việc máy ảnh cắt lấy phần trung tâm của cảnh rối dùng thuật toán nội suy để tạo ra ảnh, vì vậy zoom kỹ thuật số làm giảm chất lượng của ảnh bù lại khả năng zoom của máy được mở rộng
Hầu hết các nhà sản xuất đều ghi số lượng điểm ảnh có trên bộ cảm biến ánh sáng để chỉ độ phân giải của máy ảnh.Tuy nhiên độ phân giải thực phải là số lượng thực sự các pixel ghi nhận hình ảnh (không phải tất cả các tế bào quang điện có trên bộ cảm biến ánh sáng làm nhiệm vụ ghi nhận hình ảnh). Effective pixels (tuy không hoàn toàn chính xác) thường dùng để chỉ độ phân giải thực
Exposure: Độ phơi sáng
Tự động điều chỉnh mức độ phơi sáng (Automatic exposure control) là một trong những đặc tính không thể thiếu được đối với máy ảnh kỹ thuật số. Máy ảnh sẽ tự động đo cường độ ánh sáng từ đó xác định tốc độ trập và độ mở ống kính cho phù hợp với chủ đề chụp. Nhờ có đặc tính này người chụp chỉ còn phải tập trung đến chủ đề định chụp. Đặc tính này cũng cực kỳ hữu dụng khi chụp các chủ đề động khi mà thời gian để chuẩn bị lựa chọn chế độ chụp rất ngắn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu chỉ dựa vào chế độ tự động điều chỉnh mức độ phơi sáng, người chụp sẽ thu được những bức ảnh hoặc là quá sáng (overexposure) hoặc là quá tối (underexposure). Lúc này người dùng cần đến tùy chọn cho phép chỉnh giá trị phơi sáng EV (Exposure value) nhằm tăng giảm mức độ sáng của ảnh chụp. Một trong những biện pháp nhằm thu được ảnh chụp có độ phơi sáng phù hợp là chụp cùng lúc 3 ảnh. Ảnh đầu tiên có mức độ phơi sáng chuẩn theo như tính toán của máy, ảnh thứ 2 được tăng mức độ phơi sáng lên một giá trị, ảnh thứ ba được giảm mức độ phơi sáng xuống một giá trị. Sau đó người chụp sẽ quyết định ảnh chụp nào có mức độ phơi sáng phù hợp nhất trong 3 ảnh trên. Kiểu chụp này thường được gọi là chụp bù trừ (bracketing).
Mức độ phơi sáng bị ảnh hưởng hay phụ thuộc vào bốn yếu tố:
- Cường độ sáng (
Intensity) của ánh sáng hắt vào chủ đề, hay độ sáng (Luminance) của chủ đề phản chiếu tới máy ảnh.
- Độ nhậy sáng ISO
- Khoảng thời gian lộ sáng (điều khiển bằng tốc độ trập)

- Lượng sáng cho vào CCD (điều khiển bằng khẩu độ
Tùy chọn cho phép chỉnh cả tốc độ trập và độ mở ống kính (một tùy chọn không thể thiếu với nhưng người chuyên nghiệp). Người chụp ảnh có được khả năng kiểm soát hoàn toàn mức độ phơi sáng tạo thuận lợi tối đa cho việc sáng tạo ảnh. Tùy chọn này thường chỉ có ở các máy chuyên nghiệp và một số ít máy bán chuyên nghiệp
Đối với các máy ảnh truyền thống sử dụng film, chỉ số ISO biểu thị độ nhậy của film (film’s sensitivity), chỉ số ISO lớn thì film có khả năng nhạy sáng cao do đó sẽ thích hợp cho chụp ở tốc độ trập nhanh hay trong điều kiện thiếu sáng (low light). Tuy nhiên film có độ nhậy sáng càng lớn thì càng có xu hướng bị hiện tượng hạt mầu to (grainy).
Đối với máy ảnh kỹ thuật số, độ nhậy sáng phụ thuộc bộ cảm biến ánh sáng CCD/CMOS. Khác với máy ảnh dùng film người chụp bị phụ thuộc vào độ nhậy sáng của film, độ nhậy sáng của máy ảnh kỹ thuật số có thể chỉnh được. Khả năng chỉnh độ nhậy sáng ngay trên máy cũng là một ưu thế của máy ảnh kỹ thuật số khi so sánh với máy ảnh dùng film. Tuy nhiên CCD là thiết bị tương tự (analog) do đó khi tăng độ nhậy sáng có nghĩa là phải tăng cường khuyếch đại tín hiệu điện tử đồng nghĩa với việc khuyếch đại các tín hiệu nhiễu, ảnh cũng sẽ bị nhiễu màu nhiều hơn. Một vài tiến bộ gần đây trong công nghệ sản xuất chip đã cho phép tăng độ nhậy sáng vượt qua giá trị ISO 400 mà ít ảnh hưởng đến độ nhiễu màu
Tùy chọn cho phép người dùng tự điều chỉnh tốc độ trập, khẩu độ hay độ mở ống kính sẽ do máy tính toán nhằm thu được ảnh có độ phơi sáng phù hợp nhất. Tùy chọn này thường được sử dụng khi muốn tạo hiệu ứng đặc biệt, ví dụ như ảnh mờ của mặt nước trên sông, hoặc chụp bắt các cảnh động (hoạt động thể thao..)
Thẻ nhớ trong máy ảnh kỹ thuật số thực chất là một thiết bị lưu trữ di động chứa đựng thông tin về ảnh chụp dưới dạng kỹ thuật số (bit, bytes). Hầu hết các loại máy ảnh kỹ thuật số đều có thẻ nhớ đi kèm, chỉ một số ít máy ảnh có tích hợp sẵn bộ nhớ bên trong. Có rất nhiều loại thẻ nhớ có trên thị trường tuy nhiên chỉ có một số ít tỏ ra thông dụng.
Thẻ nhớ loại này có kích cỡ, giao tiếp giống hệt thẻ PCMCIA dùng cho máy tính xách tay do đó có thể cắm trực tiếp vào khe PCMCIA mà không cần adapter. Chỉ có các máy chuyên nghiệp SLR’s (single-lens reflects) là sử dụng loại thẻ nhớ này, cho đến thời điểm hiện tại loại thẻ nhớ này có 3 type: type I, II, III.
Có thể nói đây là loại thẻ nhớ thông dụng nhất hiện nay, các máy ảnh của NIKON và CANON đều sử dụng loại thẻ nhớ này. Ngoài ra có rất nhiều thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA) hỗ trợ định dạng này.
Kích thước thẻ: 43.0 x 36.0 x 3.3 mm
Điểm khác biệt duy nhất giữa type I và II là kích cỡ. Type II dầy hơn type I (5,5 mm so với 3,3 mm). Kích cỡ lớn hơn sẽ cho phép tăng dung lượng nhớ dễ dàng hơn.
Kích thước thẻ: 43.0 x 36.0 x 5.5 mm
SmartMedia mỏng hơn khá nhiều khi so với compact flash. Loại card này không có chip điều khiển nằm sẵn trong thẻ nhớ (khác với Compact flash có sẵn chip điều khiển) điều này đồng nghĩa với việc trong máy ảnh phải có chip điều khiển để nhận biết thẻ nhớ. Loại thẻ nhớ này thường thấy trong các máy ảnh Fujilm, Olympus…
Kích thước thẻ: 45.0 x 37.0 x 0.76
Khi Sony tung ra loại thẻ nhớ kích cỡ của viên kẹo cao su, không ai ngờ rằng nó lại trở nên phổ biến như hiện nay. Một trong những điểm yếu của loại thẻ này là dung lượng lưu trữ. Dung lượng tối đa cho đến thời điểm hiện tại là 128 MB.
Kích thước thẻ: 50.0 x 37.0 x 0.76
Các loại thẻ ít thông dụng hơn bao gồm: SecureDigital, Multimedia card cho đến gần đây là MemoryStick pro, XD card..
Không phải tất cả các vùng nằm trong chủ đề chụp đều có mức độ quan trọng như nhau đối với việc tạo nên bức ảnh cũng như quyết định mức độ phơi sáng của ảnh. Ví dụ như khi chụp phong cảnh, mức độ phơi sáng của chủ đề chụp ở gần sẽ quan trọng hơn là mức độ phơi sáng của bầu trời có trong chủ đề chụp. Đây là nguyên nhân các máy ảnh kỹ thuật số thường cung cấp các tùy chọn về các kiểu đo sáng.
 - Đo sáng theo ma trận (Matrix metering or multi-segment metering): Đây là kiểu đo sáng ngày càng trở nên phổ biến do có độ chính xác và độ nhậy cao. Chủ đề chụp được chia ra làm nhiều vùng (segment), mỗi vùng đều được đo sáng riêng biệt, sau đó các thông số đo được tổng hợp qua đó máy ảnh tính ra mức độ phơi sáng phù hợp nhất cho chủ đề định chụp.
- Đo sáng ưu tiên trung tâm (Center-weighted): Đây là kiểu đo sáng thường gặp. Máy ảnh đo sáng căn cứ theo toàn bộ hình ảnh thấy được trong kính ngắm nhưng nhấn mạnh vùng ở giữa kính ngắm (Thường là vùng quan trọng nhất trong chủ đề chụp)
 - Đo sáng điểm (Spot metering): Máy ảnh chỉ đo sáng một vùng rất nhỏ nằm giữa hình ảnh thấy được trong kính ngắm. Kiểu đo sáng này cho phép nhấn mạnh chỉ một vùng đặc biệt nằm trong chủ đề chụp thường được sử dụng khi chụp các chủ đề mà có hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối
Thuật ngữ chỉ một kiểu định dạng ảnh. Đây là kiểu định dạng ảnh rất phức tạp tuy nhiên cũng rất linh hoạt. Khi sử dụng định dạng ảnh này các dữ liệu số về ảnh đều được giữ nguyên không bị mất bởi các thuật toán “nén ảnh” nhằm làm giảm kích cỡ của file ảnh.
Định dạng ảnh TIFF không phải là một lựa chọn tốt cho việc lưu trữ ảnh đặc biệt là lưu trữ trên thẻ nhớ do các file này có kích thước quá lớn. Với máy ảnh 3 triệu điểm, ảnh chụp ở chế độ TIFF thường có kích thước lớn hơn 9 MB !.
Máy ảnh kỹ thuật số thường được trang bị một trong 3 loại kính ngắm: quang học, điện tử và loại quang học TTL. Kính ngắm quang học là loại phổ biến nhất. Vấn đề thường gặp nhất đối với kính ngắm là khả năng thể hiện chính xác toàn bộ khung hình định chụp (framing). Một số loại không định khung được chính xác theo chiều dọc hoặc chiều ngang, một số loại chỉ định khung được chính xác theo tỉ lệ phần trăm (thường là 80%-90%) khi so sánh với khung hình của ống kính, đây cũng là một trong những nguyên nhân mà hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số được trang bị màn hình LCD nhằm định khung (framing) được chính xác hơn.
Đây là loại phổ biến và có cấu trúc đơn giản nhất. Máy ảnh trang bị loại kính ngắm này đôi khi còn được gọi là “Máy ảnh kính ngắm thẳng” nhằm phân biệt với các máy SLR chuyên nghiệp. Tất cả các máy thuộc loại compact đều trang bị kính ngắm kiểu này. Loại kính ngắm này có cấu trúc đơn giản, dễ chế tạo tuy nhiên do kính ngắm và kính thu hình nằm ở hai vị trí khác nhau nên không thể gióng khuôn hình chính xác trên cùng một khu vực, để loại trừ lỗi này trên một số kính ngắm có các đường kẻ nhằm chỉ thị khung hình thực tế kính thu hình sẽ chụp (hình trên bên trái).
Kính ngắm điện tử thực chất là một màn hình LCD nhỏ hiển thị khung hình giống hệt với khung hình hiển thị trên màn hình LCD. Kính ngắm loại này thường có độ chính xác cao hơn và không bị lỗi thị sai.
Đây là loại kính ngắm tốt nhất thường thấy trên các máy ảnh SLR (single len reflects). Ống ngắm loại này trực tiếp lấy hình trên ống kính thu hình của máy ảnh thông qua hệ thống gương hoặc lăng kính phản chiếu do đó hoàn toàn loại trừ lỗi thị sai. Loại kính ngắm này chỉ có trên các máy ảnh cao cấp do việc chế tạo rất phức tạp và đắt tiền.
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống cân chỉnh mầu sắc cho phù hợp với loại ánh sáng có trong môi trường. Mắt người luôn luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với kiểu ánh sáng có trong môi trường,nhưng máy ảnh cần phải tìm điểm trắng (white point) lấy làm điểm gốc để cân chỉnh màu trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều có cơ chế tự động cân bằng trắng, máy ảnh sẽ tự động tính toán xem xét kiểu ánh sáng có trong môi trường rồi tìm ra mức độ cân bằng trắng phù hợp nhất. Hệ thống tự động này cho đến hiện tại không đáp ứng được tất cả các kiểu chiếu sáng một cách chính xác, cũng như không đáp ứng được tất cả nhu cầu của người chụp do đó trong máy ảnh còn có sẵn các tuy chọn cân bằng trắng trong các điều kiện chiếu sáng thường gặp nhất như: dưới ánh nắng, mây mù, dưới ánh đèn Neon, dưới ánh đèn vàng, dưới ánh đèn cao áp...Tất cả các tùy chọn này đều rất hữu ích khi được lựa chọn một cách phù hợp.
Các loại máy ảnh bán chuyên nghiệp còn cho phép người dùng tự cân bằng trắng thông qua chế độ “white preset or Custom preset”. Ở chế độ này máy ảnh đo điểm trắng dựa trên tờ giấy, card màu trắng qua đó tính toán nhiệt độ mầu (color temperature), ảnh chụp vì vậy sẽ có mầu sắc chuẩn xác hơn hoặc người dùng có thể sử dụng tính năng này tạo ra các ảnh có mầu sắc đặc biệt khác với thực tế (hiệu ứng ảnh).

Tự học chụp ảnh: Tốc độ chụp

Tự học chụp ảnh: Tốc độ chụp

Tốc độ chụp còn được hiểu là thời gian phơi sáng – exposure time
Chụp ảnh là thao tác thu nhận hình ảnh thông qua một lượng ánh sáng nhật định trong một khoảng thời gian nhất định. Để điều chỉnh lượng ánh sáng là chức năng của khẩu độ, như đã nói ở phần trên.
Còn khoảng thời gian nhận sáng được điều chỉnh bởi một bộ phận khác gọi là màn trập (shutter). Ở đây, thời gian được điều chỉnh gián tiếp bởi tốc độ đóng mở màn trập.
Trước khi chụp, màn trập trong trạng thái đóng, khi bấm máy thì màn trập mở ra để nhận ánh sáng và tiếp tục đóng lại để chấm dứt quá trình chụp ảnh. Khoảng thời gian này (mở ra và đóng lại) được gọi là thời gian phơi sáng (exposure time).
Để có thời gian phơi sáng dài, thì ta cho màn trập hoạt động (shutter speed) chậm, và ngược lại, để có thời gian phơi sáng ngắn hơn thì ta tăng tốc độ màn trập lên.
Tốc độ chụp được tính bằng 1/ giây (1/30s, 1/60s, 1/ 250s,…) ngoài ra, tốc độ chậm hơn nữa được đo bằng giây 1s, 2s,…Tốc độ càng nhanh thì thời gian phơi sáng càng chậm.
Đối với các máy ảnh cơ, hoặc máy ảnh số chuyên nghiệp, màn trập này là một cơ phận nằm trước bộ phận cảm nhận ánh sáng (là phím hoặc bộ cảm biến). Điều này giống như người ta dùng một tấm màn đen che cặp mắt của ta.Nhiệm vụ của nó là ngăn không cho ánh sáng tiếp xúc lên bộ phận cảm nhận. Cho đến khi được “cho phép” (tức là khi ta bấm máy). Màn trập sẽ lập tức chuyển động “vén mở bức màn” và để ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với bộ phận cảm nhận (có thể là phim hoặc bộ cảm biến) vầ sau đó thì đóng lại ngay.
Tác động của tốc độ đến đối tượng đang chuyển động
Đối với máy ảnh Compact, thì cơ cấu không thiết kế như màn trập cơ khí, nhưng việc phơi sáng dựa trên trên trạng thái làm việc của sensors.
Trong quá trình chụp ảnh, ánh sáng luôn tiếp xúc với sensors. Trong giai đoạn trước khi bấm máy, thì bộ cảm biến ở trạng thái OFF (vô cảm đối với ánh sáng rọi vào). Cho đến khi ra lệnh chụp (lúc ta bấm máy). Một dòng lệnh sẽ kích hoạt trạng thái bộ cảm biến chuyển sang trạng thái ON (cảm nhận ánh sáng) ngay lập tức. Và do vậy, ở đây cho ta một khái niệm về màn trập điện tử. Tuy có sự khác biệt về cấu trúc nhưng chức năng của nó đối với việc hình thành bức ảnh cũng không thay đổi.
Chụp chuyển động với ba tốc độ  khác nhau
Chụp chuyển động với ba tốc độ  khác nhau
Chụp chuyển động với ba tốc độ  khác nhau 
Về tác dụng tốc độ chụp nhanh thì cho ta những hình ảnh sắc nét, có thể “bắt dính”, làm “đông cứng” được các đối tượng đang chuyển động (hình 28), nhưng mặt khác do thời gian phơi sáng ít nên ảnh sẽ rơi vào tình trạng thiếu sáng.
Ngược lại, tốc độ màn trập chậm đi thì ánh sáng sẽ đi vào nhiều hơn, đầy đủ hơn.Nhưng nếu là đối tượng đang chuyển động thì chỉ thể sẽ “mờ” đi.
Đây không phải là khuyết điểm của máy ảnh số, nhưng là một đặc điểm của ngành nhiếp ảnh. Dựa vào những đặc điểm này người ta thường cho ra những bức ảnh nghệ thuật rất ấn tượng và đẹp mắt.
a. kết hợp tốc độ và khẩu độ
Về tác dụng, ở hình 29, ta thấy sự hỗ tương giữa 2 yếu tố khẩu độ và tốc độ đối với ánh sáng truyền vào.
Xét trên hai yếu tố ánh sáng và độ nét sâu, ta thấy tác động qua lại giữa khẩu độ và tốc độ như sau:
Tốc độ điều chỉnh độ dài thời gian ánh sáng đi vào, còn khẩu độ kiềm chế mức độ của nguồn sáng.
Khẩu độ lớn cho phép bức ảnh sáng lên nhưng không rõ nét (như đã biết ở phần khẩu độ). Ta có thể bổ khuyết điểm này bằng việc tăng tốc độ chụp (tức là giảm thời gian phơi sáng) để giảm bớt lượng ánh sáng nhận vào, đồng thời nhờ đó tăng thêm độ nét sâu của bức ảnh.
Khẩu độ nhỏ sẽ, hình ảnh sẽ có độ nét hơn nhưng sẽ làm cho tấm ảnh trở nên tối đi. Vì thế, ta bù đắp khuyết điểm này bằng việc giảm tốc độ chụp chậm đi (tức là tăng thời gian phơi sáng) nhằm gia tăng lượng ánh sáng nhận vào, bổ khuyết cho sự thiếu hụt độ sáng.
Tốc độ chụp
  1. Giả sử ta có một bức ảnh được tạo bởi khẩu độ f/4 và tốc độ là 1/ 125.
  2. Nếu phải giảm khẩu độ xuống f/5.6 thì bạn nên giảm tốc độ chụp xuống 1/60 để việc phơi sáng của bức ảnh được cân bằng như lúc đầu.
  3. Trong trường hợp bạn giảm khẩu độ thêm một mức là f/8, thì tốc độ tương ứng cần phải giảm xuống 1/3 để tăng thời gian phơi sáng lên bù lại cho khẩu độ đã thu nhỏ.
Sự bổ sung cho nhau giữa khẩu độ và tốc độ
Hình 30: Sự bổ sung cho nhau giữa khẩu độ và tốc độ
Với một cặp giá trị tốc độ và khẩu độ sẽ cho một mức độ phơi sáng. Để giữ mức độ phơi sáng đó, khi phải giảm khẩu độ  một cấp (vì môi trường dư sáng chẳng hạn) thì có thể tăng thời gian phơi sáng (giảm tốc độ) một mức và ngược lại.
Sự phối hợp này tựa như nguyên tắc cái “bập bênh” của trẻ em. Khi thông số này tăng lên/ giảm đi một mức thì thông số kia cần giảm đi/ tăng lên một cấp để tạo sự squân bình về độ sáng tối cho bức ảnh (hình 30).
Trong hình minh họa, khẩu độ, tốc độ được bố trí hai bên một bức ảnh mẫu. Có một đường nối kết hai cặp thông số đã tạo nên kết quả.
Các ví dụ tiếp theo cho thấy tác động điều chỉnh khẩu độ và tốc độ tương ứng sau
Ở ví dụ 2, khi phải giảm khẩu độ (f/4 --> f/5.6) thì cần thiết tăng bì trừ phần thời gian phơi sáng từ 1/25 --> 1/60 (giảm tốc độ là tăng thời gian).
Nguyên tắc đó cũng được áp dụng ở ví dụ 3, khi giảm khẩu độ xuống f/8 thì giảm tốc độ chụp xuống 1/30 để giữ quân bình cho mức phơi sáng của bức ảnh.
Lưu ý: về mặc lý thuyết của tốc độ chụp là như thế. Nhưng thực tế, để sử dụng tốc độ chậm từ 1/30 trở đi thì cần một tay nghề nhất định và những công cụ kèm theo (giá đỡ,…). Những người không chuyên như chúng ta thì chỉ nên tham khảo thêm. Vì ở những tốc độ chậm như vậy, máy ảnh rất nhạy cảm với sự rung tay, trong quá trình chụp ảnh. Điều này khiến bức ảnh bị mờ ngoài ý muốn.
b.Các chế độ ứng dụng của tốc độ và khẩu độ.
Đối với hầu hết các máy compact, thì tốc độ và khẩu độ ta điều không can thiệp được, tất cả đã được lập trình. Khi bộ phận đo sáng quét qua không gian ảnh chụp, thì nó đã tự động điều chỉnh theo chế độ chụp do ta cài đặt. Ta chỉ việc giữ nguyên máy ảnh và bâm chụp.
Tuy nhiên gần đây một số máy ảnh số cho phép ta kết hợp ưu thế của các chức năng khẩu độ và tốc độ để tạo ra những hiệu ứng độc đáo trên bức ảnh.
Ta có thể chọn các chế độ:
Tự động – Automatic/ Program mode
Ký hiệu là P. Với chế độ này, ta không can thiệp vào khẩu độ và tốc độ, nhưng máy sẽ tự động canh chỉnh. Mọi việc ta làm là tập trung vào đối tượng trước ống kính và bấm máy.
Chỉnh tay – Manual:
Ký hiệu là M. Nếu chọn chế độ này, ta sẽ tự canh chỉnh (chọn khẩu độ, tốc độ, đo sáng,…) và ấn định thông số theo sở thích mà không nhờ vào hệ thống của máy ảnh.
Chế độ ưu tiên khẩu độ - Aperture priority mode:
Ký hiệu là  Av- Aperture value: chế độ này hết sức hữu dụng khi ta cần tạo hiệu ứng độ nét sâu cho bức ảnh, tức là tạo ra phông mờ cho ảnh (hình 31).
Phông ảnh bị xóa mờ
Hãy chắc chắn rằng ta muốn tạo ra một hiệu ứng về phông nền. Với khẩu độ nhỏ thì bức ảnh sẽ có độ nét sâu về trường ảnh lớn, mọi chi tiết đều rõ nét. Còn khi muốn tạo một phông ảnh mờ nhạt hoặc làm mờ các vật thể phía trước hoặc phía sau điểm canh nét thì chọn khẩu độ lớn.
Khi đó, ta điều chỉnh khẩu độ theo ý mình, thì máy ảnh sẽ tự động canh chỉnh tốc độ thích hợp với khẩu độ đã được chọn để đạt được mức phơi sáng tốt nhất theo hoàn cảnh môi trường lúc đó
Chế độ ưu tiên tốc độ - Shutter priority mode:
Ký hiệu là Tv – time value: với chế độ này máy ảnh cho phép ta ưu tiên sử dụng tốc độ để tạo ra những hiệu ứng đên từ sự chuyển động. Ở đây, ta có thể làm đong cứng các đối tượng đang diễn ra (hình 32) với tốc độ chụp nhanh. Tùy thuộc vào chuyển động của sự vật, máy ảnh có thể đạt tới tốc độ cực (1/ 4000s, 1/ 8000s,…) để có thể bắt được trạng thái đang diễn ra của sự kiện đó. Chính vì vậy, ứng dụng này thường được sử dụng trong việc săn ảnh thể thao, hay đời sống vật.
Giọt nước bị bắt dính khi đang nẩy lên
Còn chụp ở tốc độ chậm (1/30, 1’, 2’,…) Sẽ giúp ta thu nhận chính những chuyển động như nó đang diễn ra trên bức ảnh. Sự thay đổi vi trí của sự vật được thu nhận liên tục (vì thời gian chụp được kéo dài). Trên bức ảnh các sự vật này sẽ có một bóng mờ dọc theo hướng chuyển động của sự vật đó, tạo một cảm giác sống thực về sự chuyển động. Toàn bộ bức ảnh là sự đan xen giữa đối tượng chính mờ do chuyển động và các đối tượng đứng yên. Điều này tạo nên sự khác biệt mạnh mẽ giữa sự vật cố định và di động (hình 33b).
Tốc độ 1/125
Tốc độ 1/60
Trong chế độ này, ta thấy:
Độ mờ do tốc độ mang lại chỉ ảnh hưởng đến đối tượng đang chuyển động mà thôi, các đối tượng tĩnh vẫn rõ nét. Và sự mờ đi này có định hướng theo chiều chuyển động của sự vật. đối với việc thay đổi khẩu độ ưu tiên cự, thì phông nền phía sau hoặc đối tượng phía trước điểm canh nét sẽ bị mờ và mờ toàn bộ và các đối tượng chính thì rõ nét. Thứ hai, độ mờ này diễn tả sự liên tục xuất hiện của đối tượng trong những vị trí khác nhau.
Do đó, tốc độ chụp càng chậm càng cho phép thể hiện vệt mờ càng nhuyễn tạo sự mềm mại và liên tục theo chuyển động của sự vật. như hình kế tiếp cho ta thấy sự khác biệt mang tính nghệ thuật.
(a) Tốc độ nhanh đã “đông cứng” được dòng suối đang chảy. Dòng nước đang chảy bỗng trở nên rời rạc như những hạt cát thủy tinh đang rơi rớt vương vãi. Do tốc độ thu nhận tín hiệu nhanh hơn tốc độ rơi của dòng nước nên đã “đông cứng” chuyển động các giọt nước ấy.
Tấm ảnh được thể hiện trong sáng mạnh mẽ nhưng “cứng hơn” tấm ảnh ở hình (b).
(b) Tốc độ chậm cho phép bắt tín hiệu trong khoảng thời gian dài hơn, khiến các đối tượng chuyển động sẽ trở nên mờ đi. Đặc điểm này phản ánh được chuyển động thực của dòng suối. Những giọt nước bé nhỏ, nối tiếp nhau tạo nên dòng chảy mịn màng và hối hả tuôn xuống.





Hình 34: tốc độ chụp nên những hiệu ứng nghệ thuật


hopa.vn (Theo anhkythuatso)