Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

31 tháng 8, 2012

ĐIỀU RĂN THIÊN CHÚA & TRUYỀN THỐNG PHÀM NHÂN


Tin Mừng Mc 7,1-8.14-15.21-23   Một hôm, có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến. Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa. Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng. Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?" Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân. Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm." … Sau đó, Đức Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo: "Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ: Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế… Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế."

30 tháng 8, 2012

XIN HIỆP LỜI CẦU NGUYỆN

BAN PHÁT KHÔNG NGỪNG

Trong một câu chuyện ngắn, văn hào Tolstoi của Nga đã ghi lại mẩu đối thoại của 3 người khách bộ hành như sau:
Mệt mỏi vì đường xa, ba người bộ hành đã dừng lại nghỉ chân bên một dòng suối trong vắt. Trong những giây phút thoải mái bên cạnh dòng suối, mỗi người mới phát biểu về lợi ích của nó.
Người thứ nhất lên tiếng: "Còn gì sung sướng bằng gặp được một dòng suối mát bên vệ đường! Nước suối trong vắt không những làm cho chúng ta được tươi mát, nhưng còn mời gọi chúng ta sống thành thật với nhau".
Người bộ hành thứ hai góp ý: "Dòng suối chảy như không ngừng muốn nói với tôi: Hỡi loài ngơừi, hãy làm việc! Hãy làm việc không ngừng để làm cho thế giới được tốt đẹp hơn".
Người bộ hành thứ ba, sau một phút trầm ngâm, mới thốt lên: "Những gì các bạn vừa phát biểu đều đúng cả. Nhưng còn có một điều quan trọng hơn nữa mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Các bạn hãy nhìn kìa, dòng suối này chảy không ngừng. Nó ban phát không ngừng, nó ban phát cho tất cả mọi người mà không đòi hỏi một sự đáp trả nào... Mỗi người chúng ta hãy sống cao thượng như thế".
Sự sống đang châu lưu trong tâm hồn chúng ta chính là Thần Khí của Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho chúng ta sức sống của Ngài, Tình Yêu của Ngài, mà không đòi hỏi một điều kiện nào nơi chúng ta.
Thiên Chúa chỉ muốn thông ban, Thiên Chúa chỉ muốn san sẻ và Ngài chờ đợi chúng ta cũng sống như thế. Nguồn suối đang châu lưu trong tâm hồn chúng ta, nhờ đó chúng ta được sống một cách tươi mát, luôn mời gọi chúng ta cũng hãy ban phát không ngừng.
Thánh Thần là ân ban của Thiên Chúa... Người Kitô nhận lãnh Thánh Thần cũng hãy trở thành ân ban của Thiên Chúa cho người khác. Càng trao ban, càng phân phát, người Kitô càng tìm gặp lại chính mình.


Tác giả Veritas

29 tháng 8, 2012

ĐAU THƯƠNG HÓA THÀNH HẠNH PHÚC

Lễ Thánh Monica - Ngày 27 / 8 Cha Henri J.M Nouwen viết: ” Khi hạnh phúc thì không thể buồn, và khi buồn thì không thể nào hạnh phúc “. Chúa Giêsu lại có cái nhìn và quan niệm, suy nghĩ khác. Ngài cho chúng ta thấy niềm vui thật sự thường được ẩn giấu giữa nỗi buồn phiền; hạnh phúc, hân hoan trong cuộc đời thường lại có nguồn gốc, căn nguyên trong đau đớn, cay đắng.
 Chúa Giêsu nói: ” Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác, nếu chúng ta không mất sự sống, chúng ta sẽ không tìm thấy sự sống; nếu Con Thiên Chúa không chết đi, Người không thể gửi Thần khí đến “ ( Ga 12, 24-25 ). 
Thánh nữ Monica không ở ngoài luật miễn trừ. Lịch sử ghi rằng, năm 22 tuổi, Monica có lòng đạo đức, nên vâng lời cha mẹ kết hôn với một chàng thanh niên thuộc gia đình giầu có, quý phái. Patricius tính tình ngang tàng, độc ác và tuổi lại gấp đôi Monica. Lời Chúa thực đã soi chiếu vào tâm hồn thánh nữ bởi vì Monica rất khổ tâm, nhưng thánh nữ vẫn vui vẻ vâng lời cha mẹ với tin tưởng sẽ cứu được linh hồn Patricius. Chúa có con đường của Ngài và ơn gọi, sự chọn lựa của Chúa là do tình thương nhưng không của Ngài. Monica đã cầu nguyện, khóc lóc không ngừng. Chúa đã nhận lời thánh nữ, do đó, Monica đã cải hóa được người chồng và mấy năm sau, Monica sinh được ba người con: Augustinô là con đầu lòng. Dù sống trong hoàn cảnh của gia đình chồng không có đạo. Nhưng Monica đã chu toàn sứ mạng làm vợ, làm mẹ và luôn giáo dục con cái đi theo đường lối của Chúa. Thánh nữ Monica hết mực yêu thương con cái, đặc biệt là Augustinô. Nhưng thử thách luôn rình rập, bủa vây Monica…Augustinô càng lớn càng hư. Chúa cho trí thông minh, Augustinô đâm lười biếng. Bị cha mẹ sửa phạt, Augustinô lừa dối cha mẹ, thầy cô giáo và bắt đầu từ đó theo chúng theo bạn ăn chơi trác tráng, trụy lạc. Được đi học xa ở thành phố, Augustinô chạy theo những làn sóng tôi lỗi, nhất là chạy theo bè rối Manikê chống lại đức tin. Đau khổ chồng chất khổ đau, Monica vẫn một mực tin tưởng vào tình yêu và sức mạnh của Thiên Chúa. Monica kiên trì cầu nguyện và làm nhiều việc lành phúc đức.
Những giọt nước mắt khổ đau không ngừng lăn trên gò má của bà mẹ Monica kiên tâm, bền chí. Ở đây làm chúng ta nhớ lại, Chúa Giêsu phục sinh đã quở trách hai môn đệ trên đường Emmaus sau cái chết và sống lại của Chúa: “ Hỡi những kẻ tối tăm, lòng chậm tin vào những lời các ngôn sứ ! Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao “ ( Lc 24, 25-26 ). Theo Cha Henri J.M Nouwen: ” Thiên Chúa đã cho chúng ta thấy một cách sống mới. Đó là sống đời sống chấp nhận đau khổ, không phải vì muốn đau khổ, nhưng biết rằng qua đau khổ sẽ có một cái gì mới nảy sinh. Đức Giêsu so sánh nỗi đau khổ chúng ta như “ đau khổ khi sinh đẻ “. Người nói: ” Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui, vì một con người đã sinh ra trong thế gian “ ( Ga 16, 21 ).
Những giọt nước mắt của bà mẹ Monica đau khổ, những giọt nước mắt sám hối và ăn năn, những giọt nước mắt kiên trì, không ngừng hy vọng. Những giọt nước mắt và lời cầu nguyện không ngừng của bà mẹ cậy trông, kiên trì và tin tưởng đã được Thiên Chúa nhận lời. Thánh giá trở thành niềm vui. Thánh giá thực sự là biểu tượng cho sự chết và sự sống, cho đau khổ và hạnh phúc, cho buồn phiền và hân hoan, cho thất bại và cho toàn thắng. Thánh giá hướng dẫn con đường cho mọi người đi.
Chúa đã hoán cải Augustinô qua nhiều thất bại cay đắng. Augustinô đã tìm đường trở về với Thiên Chúa. Chính vào đêm phục sinh, thánh Ambrosiô giám mục đã rửa tội cho Augustinô. Thánh giá biến thành niềm vui. Đau khổ biến thành hân hoan, hạnh phúc. Thánh nữ Monica và Augustinô đã trở về Phi Châu trong niềm hạnh phúc vô bờ. Nước mắt hạnh phúc của bà đã trở nên niềm vui không thể nào tả xiết ! Tuy nhiên, Chúa lại dẫn thánh nữ đi một con đường hoàn toàn theo ý Chúa. Thánh nữ đã qua đời thật bình an trong cuộc hành trình ấy vào năm 387.
Chúa đã thưởng công cho thánh nữ. Xác thánh nhân được chôn cất tại Otti và vào năm 1430, Đức Thánh Cha Martinô truyền đem xác thánh nữ về nhà thờ con của thánh nhân là Augustinô tại Roma.
Lạy thánh nữ Monica, xin cầu thay nguyện giúp cho các bà mẹ Công giáo luôn noi gương bắt chước thánh nữ: kiên trì, can đảm chịu đựng những thử thách, những đau khổ và luôn biết cầu nguyện không ngừng. Xin cho các bà mẹ Công giáo luôn yêu thương chồng, con, gia đình và biết xây dựng gia đình trong sự kính mến, tuân phục Chúa để mọi người nhận ra rằng: ” Không có Chúa chúng ta không thể làm gì được “. Amen.
Tác giả bài viết: Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT

CHÚA NHẬN XXI TNB: CHỌN LỰA VÀ QUYẾT ĐỊNH

Khi nói đến ăn thịt và uống máu con người là điều không thể chấp nhận từ xưa đến nay ở nơi những xã hội văn minh, và kể cả nơi những người Do Thái. Đối với giáo lý của người Do Thái, việc làm tổn hại đến thân thể của nhau đã bị trừng phạt, và họ cũng chỉ được phép ăn thịt một số loài mà thôi, còn riêng đối với máu lại là một luật cấm kỵ nghiên ngặt.
 Người Do Thái không được phép ăn máu, và không được đụng chạm tới, ai chạm tời máu thì bị mắc ô uế theo luật, vì theo họ máu là sự sống thuộc về Thiên Chúa và do Thiên Chúa làm chủ, nên con người không được phép đụng đến máu. Chính vì thế khi Chúa Giêsu nói về việc ăn thịt và uống máu của Người, thì những người Do Thái lấy làm chướng tai và không thể chấp nhận được, vì như thế là xúc phạm trầm trọng tới Thiên Chúa.
Sau một thời gian theo Chúa Giêsu, nghe lời Người giảng, thấy việc Người làm, các môn đệ phải có một chọn lựa dứt khoát riêng cho mình, hoặc tin hay không tin, đón nhận hay từ chối, bước theo hay bỏ cuộc. Khi nghe Chúa Giêsu giảng dạy giáo lý về bánh hằng sống và đòi buộc những người tin theo Chúa phải đón nhận lương thực là mình máu Người làm của ăn của của uống, thì cũng đã có một số môn đệ bỏ đi vì không chấp nhận được giáo huấn của Chúa. Để có thể đón nhận được Mình và Máu Chúa Giêsu và con người của Ngài, thì đòi phải có một đức tin được ban cho từ nơi Thiên Chúa.
Tin Đức Giêsu là Thiên Chúa không phải là điều dễ dàng đối với những người Caphanaum ngày xưa cũng như con người ngày nay, vì như ngày xưa người Do Thái chỉ nhìn thấy nơi Đức Giêsu là con ông Giuse làng Nazareth, là một chàng thanh niên ở trong làng, có hơn chăng thì ông Giêsu cũng chỉ như một trong các thày Raby, và ngày nay nhiều người vẫn không tin nhận Đức Giêsu, vì cho rằng Đức Giêsu và Tin Mừng của Ngài chỉ là sản phẩm của người Kitô hữu. Nhưng đối với những người Kitô hữu, thì Đức Giêsu chính là một vị Thiên Chúa quyền năng từ trời mà đến, là Đắng sáng tạo và làm chủ mọi vật mọi loài, làm chúa tể trên sự sống và sự chết. Tin Đức Giesu là dám cùng chết để được cùng sống với Ngài, dám đi vào con đường đau khổ của Ngài để bước vào vinh quang, là dám trao phó đời mình trong tay Ngài, kể cả để cho Ngài hoàn toàn sử dụng cuộc đời của mình. Với những đòi hỏi quyết liệt như vậy, đã có nhiều môn đệ rút lui không theo Chúa nữa.
Trong lúc có những môn đệ bỏ đi vì không thể đón nhận được giáo huấn của Chúa Giêsu, thì còn nhóm Mười Hai vẫn trung thành theo Chúa. Chúa Giêsu đã đưa ra cho họ chọn lựa: Còn anh em, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao? Simon Phêrô đã thay mặt anh em, nói lên sự xác tin và lòng trung thành của các ông vào Chúa Giêsu: Bỏ Thày chúng con biết theo ai? Thày mới có những lời ban sự sống đời đời. Các tông đồ đã tái khẳng định lòng trung thành của mình vào Chúa Giêsu, và bày tỏ lòng quyết tâm tin, yêu và bước theo Thày, vì chỉ có Thày mới có thể đem đến cho những người tin sự sống đời đời.
Theo Chúa Giêsu phải là một chọn lựa dứt khoát, không thể chấp nhận nước đôi hoặc bắt cá hai tay. Ngày xưa khi vừa mới đặt chân vào đất hứa, thì ông Giosuê đã quy tụ dân chúng tại thánh địa Sikhem, và đặt ra cho dân Israel một chọn lựa dứt khoát, hoặc là trung thành tôn thờ Thiên Chúa của Israel, hoặc là chọn bái lạy các thần của dân ngoại. Một lần nữa dân Israel công khai tuyên bố: Chúng tôi không có ý định lìa bỏ Thiên Chúa để chạy theo các thần khác của dân ngoại, vì chinh Thiên Chúa mới là Đấng dẫn đưa cha ông chúng tôi ra khỉ đất Aicập…, chúng tôi sẽ phụng thờ Người vì người là Thiên Chúa của chúng tôi.
Chọn Chúa, theo Chúa, không thể là thái độ lững thững tới đấu hay tới đó, cũng không phải là thái độ, hời hợt kéo lê cuộc đời mình, mà phải là một sự gắn bó cụ thể mật thiết, sống động, như hình ảnh Thánh Phaolô diễn tả, đó là gắn bó với Chúa với Hội Thánh như vợ chồng gắn bó với nhau. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và đã hy sinh cả tính mạng để cứu chuộc chúng ta, và Ngài vẫn hằng yêu thương bảo vệ chúng ta săn sóc cho chúng ta từ ngày từng giờ; tình yêu của Ngài dành cho con người không hề thay đổi cũng không bao giờ nhạt phai. Như người vợ yêu thương chồng, và như người chồng yêu thương che chở người vợ thế nào, thì tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta cũng như vậy, đồng thời chúng ta cũng phải đáp trả bằng tình yêu mến và gắn bó với Chúa như tình yêu của vợ chồng gắn bó với nhau. Nếu người nam và người nữ quyết định để thành vợ thành chồng của nhau, quyết định ấy không có gì thay đổi được, vì quyết định ấy là quyết định được Chúa chúc phúc, thì quyết định tin Chúa theo Chúa cũng phải là một quyết định vĩnh viễn và không bao giờ hối tiếc.
Thưa quý OBACE, cuộc sống con người luôn là những chọn lựa liên tục, khi đã chọn bên này, thì phải chấp nhận hy sinh từ bỏ bên kia, mà từ bỏ thì luôn luôn đau đớn và khó khăn. Khi chọn lựa theo Chúa cũng vậy, đã chọn Chúa, thì phải chấp nhận từ bỏ ma quỷ và những lôi kéo của thế gian, chọn Thiên Chúa là Đấng Thánh, thì phải từ bỏ những gì là tội lỗi xấu xa, Chọn làm môn đệ Đức Kitô thì phải chấp nhận từ bỏ những gì nghịch với Đức Kitô, chon đi theo con đường của Tin mừng là phải chấp nhận sự từ bỏ, khiêm hạ và hy sinh, chọn để được sự sống đời đời thì phải từ bỏ những gì làm tổn hại đến sự sống ấy, chọn hạnh phúc Nước trời thì phải bỏ những hạnh phúc gỉa tạo của thế gian.
Thưa các bậc làm cha mẹ, chúng ta sẽ chọn gì cho gia đình mình, có những lúc Chúa cũng đặt cho ta câu hỏi để thử lòng tín trung của chúng ta: Ông bà có muốn bỏ Chúa để chọn một cuộc sống dễ dãi không? Mỗi người cha người mẹ trong gia đình phải là người chọn để cho gia đình mình như thế nào, chúng ta chọn hạnh phúc hay bất hạnh, chọn công việc hay chọn con cái, nếu chúng ta chọn sư vật chất và theo đuổi nó đến cùng, tuy nó không hẳn là điều xấu, nhưng nó có thể làm cho gia đình chúng ta lạc hướng xa rời mục đích của cuộc sống hôn nhân gia đình; chúng ta chọn công việc, thì công việc nó sẽ chiếm trọn thời gian của chúng ta và nó nuốt chửng con cái của chúng ta. Còn khi chúng ta dám chọn Chúa, dám tuyên xưng như Thánh Phêrô: Bỏ Thày con biết đi theo ai, vì Thày mới có lời ban sự sống, thì Chúa cũng sẽ không thể bỏ chúng ta. Khi tuyên xưng như thế, tức là chúng ta tuyên xưng một niềm tin tuyệt đối trung thành, và tín thác nơi Chúa, đặt Chúa làm trung tâm của cuộc sống cá nhân và của gia đình, và cũng là lời cam kết dùng Lời của Chúa làm sức sống và là đường dẫn đưa ta và gia đình tới hạnh phúc.
Các bạn trẻ thân mến, ngày hôm nay các bạn đang đứng trước bao nhiêu sư hào nhoáng của xã hội, bao nhiêu mời chào lôi kéo của sư giàu sang tiện nghi, thoải mái, và lối sống buông thả tự do, cùng với biết bao nhiêu trào lư tư tưởng, quan điểm, lối sống, phong cách…, đứng trước một rừng những chọn giữa tốt và xấu như thế, đòi chúng ta phải quyết định, không thể lưỡng lự. Rất tiếc có nhiều người trẻ đã không dám chọn Chúa, không muốn Chúa can thiệp vào cuộc đời, họ đã chọn tư do buông thả và thế gian, họ chọn sự thoải mãi dễ dãi, chọn tiền bạc công danh sự nghiệp hơn Thiên Chúa, và có khi còn chọn đứng về phía đối nghịch với Thiên Chúa. Chắc chắn những chọn lựa như thế không phải là chọn lựa khôn ngoan, và không thể đưa tới hạnh phúc và bình an. Chỉ khi chúng ta dám chọn Chúa và chọn bước theo Tin Mừng của Người, thì chẳng những chúng ta không bị mất mát, trái lại chúng ta lại được Thiên Chúa trả lại cho chúng ta hạnh phúc ngay ở đời này và nhất là hạnh phúc đời sau.
Có nhiều bạn trẻ khác cũng đang đứng trước chọn lựa, chọn cho mình một con đường sống, một bậc sống, hoặc sống đời tu trì để có thể cống hiến và phục vụ nhiều hơn, hoặc là sống đời gia đình với những thách đố của gia đình, cả hai đều là những chọn lựa tốt. Để có được quyết định khôn ngoan sáng suốt, thì cần được ơn Thiên Chúa ban cho, vì thế, cần cầu nguyện để nhận ra tiếng Chúa mời gọi. Chọn để phục vụ và cống hiến cho nhiều người vẫn là một chọn lựa cao đẹp, và cũng đòi hỏi phải hy sinh những gì là riêng tư, hy sinh hạnh phúc cá nhân để vui với niềm vui của mọi người và hạnh phúc với hạnh phúc của mọi người, chọn lựa như thế cũng chính là chọn theo Đức Kitô và chọn Ngài làm gia nghiệp đời đời.
Xin Chúa cho chúng ta có một quyết định chọn lựa khôn ngoan phù hợp với thánh ý Chúa. Amen
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

CN 21 TN B : Chọn lựa: một hành vi không dễ

Cả anh em nữa, anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không? Chúa Giêsu không hỏi: anh em có tiếp tục theo Thầy không mà lại hỏi thẳng thừng: anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không. Một câu hỏi không thuộc dạng mời gọi như trước đây mà là đặt vấn đề chọn lựa rõ ràng, dứt khoát.

Kitô hữu chúng ta theo đạo không phải là theo một học thuyết mang tính triết lý hay thần học nào đó, nhưng là theo một "con người", theo một "ai đó", một "Đấng nào đó". Đấng hay con người mà chúng ta lựa chọn đi theo, lựa chọn để gắn bó, đó là Đức Giêsu Kitô. Chọn lựa một công việc để làm kế sinh nhai quả không mấy dễ. Chọn lựa một bậc sống thật lắm phân vân đủ bề. Chọn lựa một con người để làm bạn đời trăm năm cũng lắm sự nhiêu khê. Và chọn lựa Đấng để trao gửi hạnh phúc hôm nay và vĩnh cửu chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều. Vì thế, khi phải chọn lựa trong một vấn đề quan trọng, chúng ta cần có đủ cơ sở một cách nào đó.
Sau khi nhắc lại cho dân tình yêu của Thiên Chúa qua các kỳ công Người đã thực hiện để bảo vệ dân, Giosuê khẳng khái trước toàn dân rằng: “Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa” (Gs 24,15) . Và dân đã đáp lại rằng họ không hề có ý định bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác. Họ sẽ thờ phụng Thiên Chúa, vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của họ dùng quyền năng thực hiện những dấu lạ lớn lao để đem họ cùng với cha ông họ ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ mà vào đất hứa. Như thế, cơ sở để dân Chúa xưa chọn thờ phụng Người đó là vì Người đã giải thoát họ khỏi cảnh đời nô lệ.
Trước câu hỏi của Chúa Giêsu, một kiểu đặt vấn đề đòi hỏi có sự chọn lựa dứt khoát thì Phêrô đã thay mặt nhóm Mười Hai trả lời: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Không kể trường hợp một phần tử trong nhóm không tin, thì câu trả lời của Phêrô nói lên sự chọn lựa của cả tập thể Tông Đồ. Và sự chọn lựa ấy đặt cơ sở trên điều này: vì Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Để nói lên được những lời này, chắc chắn cùng với các bạn, Phêrô đã từng chứng kiến uy quyền của Thầy khi khiến nước lã hóa thành rượu ngon (x.Ga 2,1-12). Các vị đã từng nghe Thầy nói với viên sĩ quan cận vệ nhà vua rằng: “Ông cứ về đi, con ông sống” và đứa con trai của ông ta đang đang hấp hối đã đuợc cứu sống (x.Ga 4,46-54 ). Và các ngài chưa thể quên lời tạ ơn mới đây của Thầy đã giúp cho năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ no nê chỉ từ năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá (x.Ga 6,1-15).
Không ai tự nguyện dấn thân theo một lý tưởng, thực hiện một trách vụ hay gắn bó với một con người mà không ấp ủ một hoài bão, một ước mơ hay niềm hy vọng nào đó. Xưa, dân Do Thái chọn tôn thờ Thiên Chúa là để một mặt khỏi bị Người giáng họa, trừng phạt, mà trái lại sẽ được Người chúc phúc và che chở trước các “kẻ thù” lân bang (Gs 24,19-20).
Cái hoài bão, uớc mơ, đúng hơn là cái mục đích việc Phêrô thay mặt anh em chọn gắn bó với Thầy đó là vì “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”. Sự sống đời đời là một ước mơ của con người, mọi thời và mọi nơi. Dù đủ đầy của cải vật chất, dù nắm trong tay quyền sinh sát của bậc đế vương thì con người vẫn cảm nhận cái hữu hạn của cuộc sống đời này. Danh vọng quyền lực, của cải hay tiền tài không thể giúp ta kéo dài cuộc sống đến vô tận. Một thanh niên có nhiều sản nghiệp đã đến tham vấn Chúa Giêsu: Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời? Sau khi biểu anh ta giữ các giới răn, Chúa Giêsu đã mời gọi anh ta hãy bán của cải, phân phát cho người nghèo rồi đến mà theo Người (x.Mt 19,16-22; Mc 10,17-22; Lc 18,28-30).
Chọn lựa là hy sinh. Một câu nói cho thấy một lẽ tất yếu của việc chọn lựa, Chọn ra đi thì phải hy sinh chuyện không ở lại, chọn việc cất tiếng nói thì đương nhiên phải mất thái độ giữ im lặng, đã chọn tôn thờ Thiên Chúa thì phải bỏ các thần của dân ngoại (x.Gs 24,23)… Tuy nhiên sự hy sinh trong việc chọn lựa không chỉ dừng lại ở các nội dung xem như đối lập của sự chọn lựa mà còn có đó sự hy sinh ngay trong chính hành vi chọn lựa. Sự hy sinh ở đây được hiểu như một sự đánh cược, một sự dân thân, một sự “liều lĩnh” nào đó. Vì chưng, chúng ta vốn khó có được các cở sở một cách chắc chắn kiểu trăm phần trăm khi chọn lựa một điều gì đó. Chúng ta dễ nhận ra ngay hiện thực này qua việc các bạn thanh niên nam nữ chọn bạn đời hay chọn ơn gọi tu trì. Như thế, sự hy sinh ở đây có thể hiếu như sự can đảm dấn thân, chấp nhận nhiều “cái giá” phải trả khi chọn lựa. 
Cái giá mà chúng ta phải trả khi chọn lựa đi theo Chúa Giêsu, gắn bó với Người đó chính là “vác thập giá”. “Ai không các thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27). Cái giá mà Phêrô sẽ phải trả được Đấng Phục sinh báo trước: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đế nơi anh chẳng muốn. Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi Người bảo ông: “Hãy theo Thầy” (Ga 21,18-19).
“Thiên Chúa dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà cần có tôi” (thánh Âugustinô ). Tự do là một quà tặng cao quý Chúa ban cho loài người, loài cao trọng nhất trong các loài hữu hình Người dựng nên. Tự do là một ân ban cao quý và cũng là một thử thách ắt có của tình yêu. Được sống đời đời hay phải chết đời đời có nghĩa là được hạnh phúc bất diệt hay bị trầm luân mãi mãi, các khả thể này đang tùy ở sự lựa chọn của chúng ta. Ai lại không muốn được sự sống đời đời, được hạnh phúc bất diệt, nhưng vấn nạn khó vượt qua đó là chúng ta thường e ngại phải trả giá vì phải chọn lựa.
Tác giả bài viết: LM. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

NGÀI CÓ ĐÓ

Ngài có đó khi con tưởng mình đang cô đơn, Ngài nghe con khi chẳng ai đáp lời. Ngài yêu con khi mọi người lìa bỏ xa con, khi tình đời là mối dây oan, ân tình Ngài hằng luôn chan chứa”.

Ngài có đó khi con tưởng mình đang cô đơn, Ngài nghe con khi chẳng ai đáp lời. Ngài yêu con khi mọi người lìa bỏ xa con, khi tình đời là mối dây oan, ân tình Ngài hằng luôn chan chứa”.
(Nhạc sĩ LM. Ân Đức, Trích từ bài “Ngài Có Đó”)

***

Bạn thân mến,
“Ngài có đó”, một trong những chủ đề của Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay.
Ngài có đó, vào những ngày tang tóc khi môn đồ phải ủ dột then cài, cửa đóng.
Ngài có đó, với hai người lê bước về Emmaus, lòng đau như cắt, khi bóng ngả chiều tà.
Ngài có đó, khi hình ảnh người anh em Juda còn treo lơ lửng cuối vườn hoang.
Ngài có đó lúc Tôma, bán tín bán nghi rời bỏ cộng đoàn còn vất vưởng nơi phương trời nào.
Thế nhưng,
chính lúc mây đen phủ kín khung trời hy vọng của nhóm mười hai, chính lúc bão tố dập vùi con thuyền cộng đoàn môn đệ non trẻ, thì ngay lúc ấy, Đức Kitô, Đấng Phục Sinh, người về từ cõi chết bằng xương bằng thịt đang có đó; Ngài có đó, sừng sững giữa họ, “Bình an cho anh em!”, “Bình an cho anh em!”, một lời chào mà với Ngài, tưởng chừng như không có chuyện gì xảy ra.
Thì ra,
Ngài có đó, giữa những ký ức đắng cay về người thầy loang máu chiều tử nạn,
Ngài có đó, giữa những ký ức ngọt ngào nơi phòng tiệc yêu thương.
Ngài có đó, bao dung, tha thứ, thật dịu hiền,
Ngài có đó, chẳng vẻ gì chì chiết hay khiển trách.
Ngài có đó, chữa vết thương lòng, ban thêm sức mạnh,
Ngài có đó, biến tuyệt vọng thành hân hoan.
Ngài có đó, củng cố niềm tin, ban sức sống,
Ngài có đó, hồi sinh và ban thần lực.
Cả chúng ta hôm nay, cũng không ít lần đã phải trải qua đêm tối, đêm tối tâm hồn, đêm tối đức tin và đêm tối ngoại cảnh.
Chúa ở nơi đâu?
Khi ta chết lặng nhìn người thân nhắm mắt lìa đời;
khi nói lời vĩnh biệt với người mình yêu thương;
khi đắng cay cảm nếm đổ vỡ của một mối tình;
khi nghẹn ngào ngao ngán trước bất hiếu của một người con;
khi mất việc làm và kinh tế gia đình khủng hoảng;
khi thất bại trong làm ăn buôn bán;
khi học hành biết bao gian khổ mà đi thi lại bị lạc đề...
Ước gì, với những trải nghiệm yêu thương từng có trong đời ít là một lần với Đấng Phục Sinh, những lúc ấy ta vẫn vững tin rằng: Giêsu, Ngài đang có đó.
Ngài có đó, khi mất mẹ mất cha, bầu trời sụp đổ.
Ngài có đó, lúc cha mẹ mất con ngay khi con cái ở trong nhà.
Ngài có đó, khi mái ấm trở nên quán trọ, dửng dưng thờ ơ.
Ngài có đó, khi bữa ăn gia đình chỉ còn là bữa cơm bụi bên đường, lạnh lùng hờ hững…

***

Giữa bao sóng gió cuộc đời, chớ gì mỗi chúng ta vẫn mãi nghe được tiếng thì thầm yêu thương của Đấng Phục Sinh Hằng Sống:
“Này Thầy đây, khi con cô độc lẻ loi
Này Thầy đây, khi con kinh khiếp hãi hùng
Này Thầy đây, khi con bị loại trừ, tẩy chay
Này Thầy đây, khi con thấy trì trệ chẳng chút tiến bộ nào
Này Thầy đây, khi con thất vọng, sầu buồn
Này Thầy đây, khi con lắng lo, sợ hãi
Này Thầy đây, khi mọi người những muốn lánh xa con
Này Thầy đây, khi giữa con với bạn bè là một bức tường dựng đứng
Này Thầy đây, khi con bồi hồi và thức trắng
Này Thầy đây, khi ai đó làm con tổn thương
Này Thầy đây, khi nguy hiểm khôn lường
Này Thầy đây, khi con ốm đau cần được chăm sóc
Này Thầy đây, khi một mình con không đủ sức gánh nổi u sầu
Này Thầy đây, khi thế giới của con tan tành từng mảnh
Này Thầy đây, khi con cần được yêu và sẵn sàng chia sớt
Này Thầy đây, khi con trải qua cơn đau khốn cùng
Này Thầy đây, khi con không còn được ai lắng nghe
Này Thầy đây, khi con không thể đứng thẳng vì kiệt lực
Này Thầy đây, khi lương tâm con đã chai lì hư hỏng
Này Thầy đây, khi con gọi đến Thầy
Này Thầy đây, cả khi con lìa đời
Này Thầy đây, như thiên thần chở che lúc nguy khốn
Này Thầy đây, như mặt trời đem cho con hơi ấm và niềm vui
Này Thầy đây, như một người cha khiến con vững dạ
Này Thầy đây, như một người mẹ cùng con thổn thức
Này Thầy đây, như một trái tim luôn cùng con nhịp bước
Này Thầy đây, như đôi mắt luôn dõi theo trông chừng
Này Thầy đây, như cánh tay luôn nâng đỡ
Này Thầy đây, như áng mây phủ kín yêu thương
Này Thầy đây, như bàn tay chỉ đường
Này Thầy đây, như ánh thiều quang làm diệu vợi lối bước
Này Thầy đây, như tiếng nói thân thương: Ta luôn ở với con”.

LM. Minh Anh (Giáo phận Huế)

CÁI CHẾT CỦA MỘT TIÊN TRI


Qua lệnh truyền của một bạo chúa, một chiếc gươm gieo, một chiếc đầu rơi trong ngục tối. Ðó là những diễn tiến đã kết thúc cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả, một biến cố mà Giáo Hội mời gọi chúng ta tưởng niệm hôm nay.
Chúng ta đã thấy một lời thề thiếu khôn ngoan, một quan niệm thiển cận về danh dự của một bạo chúa cũng như lòng hận thù của một hoàng hậu lăng loàn đã đưa Gioan Tẩy Giả vào cái chết. Nhưng đây là cái chết đã nâng ngài lên cao trên đài danh vọng, danh vọng của các vị tiên tri đích thực, vì Gioan cũng bị đau khổ, giam cầm và chết vì lời mình rao giảng.
Gioan Tẩy Giả cũng đã tự ví mình là "tiếng kêu trong xa mạc: Hãy dọn đường lối cho ngay thẳng" và ngài đã đóng trọn vai trò này qua việc tích cực rao giảng và làm Phép Rửa thống hối. Tích cực vì ngài đã dám vạch mặt chỉ tên những vấp phạm của tất cả mọi người, không nể nang, không khiếp sợ, kể cả những tội lỗi của các vua chúa là những người nắm toàn quyền sanh sát thời bấy giờ, cụ thể là tội loạn luân của vua Hêrôđê và hoàng hậu Hêrôđiađê.
Qua đó, Gioan Tẩy Giả đã sống để nói lên sự thật và đã chết để bảo vệ sự thật: sự thật về hiện tình của xã hội, sự thật về thực trạng của từng cá nhân và sự thật về chính mình. Gioan tuyên bố rõ ràng ngài không phải là Ðấng Cứu Thế, nhưng chỉ là người được kêu gọi để đóng vai trò Tiền Hô chuẩn bị cho ngày Ðấng Cứu Tinh sẽ đến.
Mọi Kitô hữu chúng ta cũng được kêu mời để đáp lại tiếng gọi. Và mặc dù không ai có thể tái diễn vai trò của thánh Gioan Tẩy Giả, nhưng mọi Kitô hữu phải tiếp diễn sứ mệnh của ngài trong mọi hoàn cảnh mình đang sống. Ðó là sứ mệnh làm chứng nhân cho Chúa Giêsu.

Tác giả Veritas

28 tháng 8, 2012

CON YÊU CHÚA QUÁ MUỘN MÀNG


"Lạy Chúa, con yêu mến Chúa quá trễ: Ôi vẻ đẹp của ngàn xưa nhưng muôn thuở vẫn còn tươi mát, trẻ trung.
Con yêu mến Chúa quá trễ: Chúa ở bên trong tâm hồn, còn con, con sống hời hợt bên ngoài và chỉ chú tâm tìm kiếm Chúa ở đó.
Chúa hiện diện ở trong con nhưng con không sống ở trong Chúa. Nhiều tạo vật đã kềm hãm khiến con sống xa Chúa.
Chúa đã gọi tên con, Chúa đã lớn tiếng kêu gọi con, Chúa đã đâm thủng đôi tai giả điếc làm ngơ của con.
Chúa đã tỏa ánh sáng chiếu soi và đã phá tan màn đêm tối dày đặc nơi con.
Chúa thở ra hơi thơm ngào ngạt, con hít vào và con khao khát Chúa. Chúa đã chạm đến con và con luôn cảm thấy nung nấu được hưởng sự bình an của Chúa".
Trên đây là một đoạn trong quyển "Tự Thú" của thánh Augustinô, vị thánh Giáo Hội mừng kính hôm nay. Sau khi ăn năn trở lại, ngài đã nhận lãnh Phép Rửa vào năm 33 tuổi, chỉ sau đó 3 năm ngài được phong chức linh mục, 5 năm sau đó được đề cử làm giám mục thành Hippone.
Duyệt qua cuộc sống của thánh Augustinô, chúng ta có thể nói: Ngài là một tội nhân đã trở thành thánh nhân nhờ được Thiên Chúa đến gõ cửa lòng bằng câu nói mạnh mẽ của thánh Phaolô: "Ðừng sống theo dục tình và lạc thú dâm ô, nhưng hãy mặc lấy Ðức Giêsu Kitô".
Và kể từ đó, có thể nói được là Tình Yêu Thiên Chúa không bao giờ buông tha ngài, trái lại tạo trong tâm hồn ngài một sự khắc khoải và khao khát để đáp trả lại lời mời gọi yêu thương của Thiên Chúa.
Ngoài lời mời gọi và thôi thúc của Tình Yêu Thiên Chúa, quãng đầu cuộc đời của Augustinô, một tội nhân trở thành thánh nhân, có lẽ được vẽ lại bằng những nét chấm phá và những bàn tay cộng tác với ơn Chúa trong việc hoán cải như sau:
Trước tiên, cường độ của sức sống nơi ngài trên con đường thụt lùi xa lìa Thiên Chúa cũng như cường độ mãnh liệt hơn của sức sống ấy trên con đường tiến về Thiên Chúa.
Tiếp đến, những dòng nước mắt sầu đau và những kinh nguyện thành tâm của mẹ ngài, bà thánh Mônica dâng lên Thiên Chúa trong kiên tâm, bền chí ròng rã bao năm trời.
Và sau cùng là sự hướng dẫn tận tình của thánh Giám Mục Ambrôsiô.
Tất cả những yếu tố trên cộng lại đã giúp chuyển tình yêu cuộc sống thành một cuộc sống cho và vì Tình Yêu, như thánh nhân đã tự thú trong đoạn sách được trích dẫn ở trên: "Lạy Chúa, con yêu mến Chúa quá trễ, ôi vẻ đẹp của ngàn xưa, nhưng muôn thuở vẫn còn tươi mát, trẻ trung".


Tác giả Veritas

ĂN CẮP LỬA TRỜI

Thần thoại Hy Lạp có kể lại câu chuyện của thần Prométhée ăn cắp lửu trời để sáng tạo con người.
Theo óc tưởng tượng của người Hy Lạp, Thiên Triều do thần Zeus cai trị gồm có hai loại thần: các đại thần và tiểu thần. Tiểu thần là các vị thần đã bị nhóm các vị thần trung thành với Ngọc Hoàng Zeus đánh đổ... Trong số các tiểu thần thất sủng ấy, Prométhée là vị thần duy nhất vẫn còn được Ngọc Hoàng Zeus tín nhiệm nên ban cho quyền tạo dựng con người và súc vật trên mặt đất.
Ngày nọ, Prométhée và em của mình đã thí nghiệm khảt năng sáng tạo của họ. Họ dùng mọi yếu tố trên trần gian để nhào nặn nên con người... Thế nhưng, giống người mà họ tạo nên vẫn chết cứng bởi vì còn thiếu lửa. Nhưng lửa thì chỉ có các vị đại thần trên thiên triều mới nắm giữ. Thế là Prométhée đã lén đến lò rèn của thần Hephetus để đánh cắp lửa thiêng. Lửa ăn cắp từ thiên triều đx lan tràn khắp mặt đất làm cho con người được sưởi ấm và hân hoan.
Ngọc Hoàng Zeus đã hay biết mọi chuyện. Ông nổi giận lôi đình và cho sấm sét đến lay chuyển cả mặt đất... Vì tội ăn cắp lửa trời, nên Prométhée đã bị Zeus cho trói vào một ngọn núi cao, mỗi ngày diều hâu đến mổ vào gan của ông.
Huyền thoại Prométhée trên đây như muốn nói lên sự khao khát vô tận và khả năng khoa học gần như không giới hạn của con người... Khả năng đó là một thể hiện của chính hình ảnh Thiên Chúa khắc ghi vào con người... Khả năng sáng tạo đó cũng nói lên phẩm giá siêu việt của con người... Khả năng sáng tạo đó, Thiên Chúa phú bẩm cho con người là để phục vụ phẩm giá con người hay để hủy hoại nó? Ðó là câu hỏi đang được đặt ra cho con người của thời đại chúng ta.
Có nhiều người chủ trương rằng do tiến hóa, con người bởi loài khỉ mà ra. Ðứng trên phương diện khoa học thì giả thuyết đó không phải là một điều tưởng tượng... Tuy nhiên, một thách đố có thể đặt ra cho con người là: liệu có thể có một tiến trình ngược lại theo đó con người có trở thành khỉ không?
Cách đây không lâu, ông Chiarelli, một giáo sư nhân chủng học tại đại học Firenze bên Italia đã đề nghị cho khỉ cái được thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người nam. Giống sinh vật do sự lai giống này sinh ra sẽ là một con vật nửa người nửa khỉ. Mục đích được tạo dựng của giống sinh vật này là để dùng vào các công tác tạp dịch hoặc để lấy các cơ phận của nó ghép vào các bệnh nhân.
Vấn đề được đặt ra là: giống sinh vật nửa người nửa khỉ này nếu dùng được ngôn ngữ của con người, nó sẽ xưng hô thế nào với người cho tinh trùng từ đó nó được thụ thai? Dù muốn dù không, không ai có thể chối bỏ được phụ tính của người đàn ông cho tinh trùng. Nói một cách nôm na, giống sinh vật nửa người nửa khỉ này là con của ông, nó có quyền gọi ông là cha... Vậy thì, có người cha nào muốn dùng con mình vào những cuộc thử nghiệm không? Có người cha nào muốn biết con của mình thành một con thú hay không?
Ðặt câu hỏi như thế không phải là xa vời, bởi vì dưới ánh mặt trời này, khi con người chối bỏ lẫn nhau, khi con người không còn biết nhìn nhận phẩm giá siêu việt của người khác, thì chuyện gì xem ra cũng có thể xảy đến... Hitler đã giết hại 6 triệu người Do Thái, Polpot đã tiêu diệt gần 2 triệu đồng bào ruột thịt của mình. Cả hai đều xây dựng trên một lý thuyết: con người chỉ là một con vật!
Câu chuyện khoa học trên đây có quá xa vời với chúng ta không? Dù trong nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động chính trị hay trong các giao tế hằng ngày: vấn đề vẫn giống nhau. Mỗi khi con người chối bỏ phẩm giá của người khác là lúc con người cũng muốn biến người đó thành một loài khỉ và dĩ nhiên theo một thứ luận lý rất chặt chẽ, con người cũng tự nhận mình là khỉ.


Tác giả Veritas

27 tháng 8, 2012

LỚP GIÁO LÝ TÂN TÒNG VÀ HÔN NHÂN KHOÁ II (2012) TAI GIÁO XỨ THIÊN ÂN

     Ngày 26/08/2012 Tại GIÁO XỨ THIÊN ÂN đã diễn ra buổi lễ kết thúc khoá học lớp giáo lý Hôn Nhân & Tân Tòng khoá II (2012). Gồm có 97 học viên, Trong đó có 37 học viên được rửa tội , 11 học viên thêm sức, và một số học viên hôn phối.

26 tháng 8, 2012

GIA ÐÌNH LÀ NỀN TẢNG CỦA VŨ TRỤ


Án Tử, người nước Tề, nổi tiếng là một người thanh liêm và thủy chung. Xuất thân từ một gia đình nghèo, Án Tử được vợ hy sinh buôn tảo bán tần để nuôi ăn học. Ðỗ đạt làm quan, Án Tử không bao giờ quên ơn ấy của vợ. Cuộc sống đầy cạm bẫy, ông vẫn một mực trung thành với vợ.
Một hôm vua Cảnh Công đến thăm ở lại dùng bữa với Án Tử. Một người đàn bà đã già xuất hiện trong bữa tiệc. Khi Án Tử vừa giới thiệu người đàn bà đó là vợ mình, nhà vua ngạc nhiên đến sửng sốt. Ông đề nghị với Án Tử: "Ôi vợ khanh trông vừa già lại vừa xấu. Quả nhân có một đứa con gái vừa trẻ vừa đẹp, quả nhân muốn cho về hầu, khanh nghĩ sao?".
Án Tử liền trả lời một cách dứt khoát, không chút do dự: "Nội tử của tôi nay thật già và xấu. Nhưng chúng tôi đã lấy nhau và ăn ở với nhau bao lâu nay, kể từ khi nàng còn trẻ đẹp. Xưa nay, đàn bà lấy chồng lúc còn trẻ cốt để nhờ cậy lúc già, lấy chồng lúc đẹp để nhờ cậy khi xấu. Nội tử tôi thường nhờ cậy tôi cũng như tôi đã từng nhận sự giúp đỡ của nội tử tôi. Nay, bệ hạ muốn ban ơn mưa móc là tùy ở bệ hạ, nhưng xin đừng để tôi phải mang tiếng là ăn ở bội bạc với nội tử của tôi".
Nói xong Án Tử lạy hai lạy, xin từ chối không lấy con gái của nhà vua.
Gia đình là nền tảng của xã hội. Con người chỉ có thể sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Trong cái nhìn Kitô, thì gia đình là một Giáo Hội nhỏ trong đó đức tin được thông ban và trưởng thành.
Nền tảng để gia đình được đứng vững đó là Tình Yêu. Nhưng Tình Yêu không là một cái có sẵn, mà là một giá trị luôn đòi hỏi sự xây dựng và vun xới của con người... Một gia đình hạnh phúc hay không, tất cả đều tùy thuộc ở sự phấn đấu xây dựng từng ngày của con người.
Hai cử chỉ dường như được gắn liền với nhau trong chuyến viếng thăm quê hương dạo tháng 5/1987 của Ðức Gioan Phaolii II, đó là: viếng mộ song thân và cử hành Thánh Lễ đặc biệt cho các đôi vợ chồng.
Cây tốt thường sinh trái tốt: con người của Ðức Gioan Phaolô II là hoa trái Tình Yêu của cha mẹ ngài. Viếng mộ của song thân, Ðức Thánh Cha không những nói lên niềm tri ân của ngài đối với bậc sinh thành, nhưng ngài còn muốn đề cao giá trị của đời sống hôn nhân.
Giữa đời thời đại mà đời sống hôn nhân và gia đình bị lay động đến tận gốc rễ, Ðức Thánh Cha muốn gióng lên một tiếng kêu vô cùng thảm thiết: hãy trung thành với nhau.
Trong Thánh Lễ cầu nguyện cho gia đình, qua đó các đôi vợ chồng hiện diện được mời gọi lập lại lời thề hứa trong hôn phối, Ðức Thánh Cha đã lập lại ý nghĩa và giá trị của Bí Tích Hôn Phối. Ngài nói như sau: "Khi quỳ gối trước bàn thờ trong ngày cưới, các đôi vợ chồng đã thề hứa với nhau cho đến cùng. Họ thề hứa với nhau như thế trước mặt Thiên Chúa. Lời cam kết này phản ánh chính lời hứa của Chúa Giêsu rằng Ngài yêu họ và yêu cho đến cùng".
"Tôi hứa sẽ giữ trung thủy với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi".
Khi tuyên hứa với nhau như thế, hai người đã lập lại chính cam kết của Chúa Giêsu, Ðấng đã yêu thương và yêu thương cho đến cùng.
Yêu cho đến cùng nghĩa là chấp nhận cái chết từng ngày. Tình yêu hôn nhân là một hạt giống: có được chôn vùi, có mục nát đi mới sinh hoa kết trái. Luật của đời sống hôn nhân chính là luật của hy sinh, của chiến đấu, của chính sự chết. Nhưng cũng chính khi con người biết chối bỏ chính mình bằng hy sinh, con người sẽ gặp lại chính mình trong người khác... Ðó là lẽ sống mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta.

Tác giả Veritas

GIẤC MƠ CỦA MỘT THI SĨ

Thi sĩ Sully Prudhomme, người Pháp đã có lần tưởng tượng ra một giấc mơ như sau:
Ông mơ thấy một nhà nông bảo ông hãy cầm cày lấy đất, trồng lấy lúa, gặt lấy thóc, làm lấy gạo mà ăn. Ông mơ thấy người thợ dệt bảo ông hãy đánh lấy chỉ, dệt lấy áo mà mặc. Ông mơ thấy người thợ nề bảo ông hòa lấy vữa, xây lấy nhà mà ở. Còn gì nữa? Ông đã thấy mọi người bỏ ông, xa lánh ông, để ông trơ trọi với cảnh vật. Ông kinh hãi. Ông kêu cầu, khẩn hứa nhưng chỉ thấy mãnh thú xuất hiện trên đường.
Có lẽ không có bao nhiêu người đã mơ giấc mơ nói trên. Nhưng chắc chắn nhiều người chỉ nghĩ đến mình, tưởng rằng một mình có thể sống giữa vũ trụ, không cần đến ai, không cần ai giúp đỡ.
Không ai là một hòn đảo. Chúng ta đều bị ràng buộc với mọi người, chúng ta đổi công việc của chúng ta với công việc của người khác, chúng ta phụng sự người vì người đã phụng sự chúng ta.
Nhưng chúng ta không chỉ sống trong tình liên đới về mặt vật chất. Con người còn liên đới nhau về mặt hạnh phúc và đau khổ. Không ai hạnh phúc một mình và không ai một mình có thể chịu nổi sự đau khổ. Nhờ người, ta mới vui và nhờ người, ta mới trút bớt những cơ cực của ta. Thế giới này quá nặng khiến một người có thể mang nổi và sự khổ cực của vũ trụ quá lớn cho một trái tim.


Tác giả Veritas

24 tháng 8, 2012

LỜI HẰNG SỐNG

Tin Mừng Ga 6,54a.60-69   Tại hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đã tuyên bố: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời.” Nghe vậy, nhiều môn đệ của Người liền nói: "Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?" Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: "Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Thế thì anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ không tin." Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. Người nói tiếp: "Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho." Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa. Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai: "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?" Ông Si-mon Phê-rô liền đáp: "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa."

HOA ÐẦU MÙA CỦA MỸ CHÂU


Hôm nay Giáo Hội kính nhớ thánh Rosa Lima, vị thánh đầu tiên của Châu Mỹ. Thánh nữ có hai đặc điểm mà dường như vị thánh nào cũng có, đó là: bị chống đối và sống khắc khổ.
Chọn thánh nữ Catarina Siena làm mẫu mực, Rosa quyết sống trọn vẹn cho Thiên Chúa. Sợ nhan sắc của mình có thể quyến rũ nhiều người cũng như làm cớ vấp phạm cho chính mình, Rosa đã lấy tiêu thoa lên mặt để biến mình thành một người xấu xí. Cô cũng lấy thép cuốn thành vòng gai nhọn đội trên đầu.
Nhưng Rosa không phải là một con người mơ mộng viển vông. Khi thấy gia đình gặp khó khăn về kinh tế, Rosa đã hy sinh làm lụng suốt ngày ngoài đồng và tối về may vá suốt đêm để kiếm tiền đắp đổi cho gia đình. Sống cho cha mẹ, lo cho gia đình, nhưng Rosa vẫn quyết tâm dâng hiến trọn đời cho Chúa. Cô đã mất mười năm để chống lại ý định của cha mẹ nhằm cưỡng bách cô phải lập gia đình. Và cuối cùng, vì cha mẹ cũng không chấp nhận cho cô vào dòng, Rosa đã gia nhập vào dòng ba thánh Ða Minh. Như thế cô vừa sống được lý tưởng tu dòng vừa sống thánh giữa đời.
Trong những năm cuối đời, Rosa dành một phòng trong nhà để đón tiếp trẻ em không nhà không cửa và những người già cả bệnh tật. Ðây là một trong những hình thức hoạt động xã hội đầu tiên tại Pêru.
Rosa qua đời năm 31 tuổi. Cả thành phố Lima thương khóc cô như một vị thánh trẻ đã kết hợp tinh thần chiêm niệm, khổ chế với hoạt động bác ái.
Thánh Rosa kể lại rằng trong một giấc mơ, ngài được Chúa dẫn đến một xưởng điêu khắc dành cho những người muốn nên thánh. Thánh nhân chứng kiến cảnh không biết bao nhiêu người đang ngồi trước các khối đá cẩm thạch. Có người sắp hoàn thành xong một tác phẩm nghệ thuật. Có người chỉ mới bắt đầu đục đẽo trên một phiến đá sần sù, cứng nhắc. Thánh nữ cũng được Chúa trao cho những đồ nghề cần thiết và đặt ngồi trước một phiến đá lớn. Người mẫu của tác phẩm chính là hình ảnh mà Thiên Chúa đã đặt để từ đời đời trong thánh nữ.
Mỗi ngày chúng ta kính nhớ một vị thánh. Mỗi một vị thánh là một nhắc nhở chúng ta về ơn gọi nên thánh của mỗi người chúng ta. Không một vị thánh nào giống vị thánh nào. Không ai bắt buộc phải sống khuôn dập theo bất cứ một mẫu mực nào. Mỗi người là một vị thánh cá biệt. Nhưng tất cả đều có một mẫu số chung: đó là họa lại hình ảnh của Thiên Chúa trong cuộc đời của mình.
Và hình ảnh mà Thiên Chúa muốn mỗi người chúng ta họa lại trong cuộc đời của chính mình là Ðức Giêsu Kitô. Nhưng người Kitô không chỉ sống như Ðức Kitô, mà còn sống bằng chính Ðức Kitô. Họa lại Ðức Kitô cũng có nghĩa là để cho Ðức Kitô uốn nắn, tạc vẽ cho đến khi nào chúng ta đạt được tầm mức của Ngài.


Tác giả Veritas

23 tháng 8, 2012

Vấn đề đức tin (Chúa nhật XXI TN, năm B)

Tin hay không tin là “chấp nhận” hoặc “từ chối”. Một “biên độ” rất mong manh. Rất đơn giản, nhưng cũng rất phức tạp. Sự giằng co đó luôn xảy ra, thế nên cần phải đứt khoát mau mắn. Chỉ trong tích tắc mà các vị tử đạo dám dứt khoát khước từ sự sống để bước theo Đức Kitô. Bởi vì “chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa” (Ep 4:5). Bổn phận của chúng ta là TIN YÊU và THỜ KÍNH chỉ MỘT THIÊN CHÚA mà thôi!

 Tin hay không tin là “chấp nhận” hoặc “từ chối”. Một “biên độ” rất mong manh. Rất đơn giản, nhưng cũng rất phức tạp. Sự giằng co đó luôn xảy ra, thế nên cần phải đứt khoát mau mắn. Chỉ trong tích tắc mà các vị tử đạo dám dứt khoát khước từ sự sống để bước theo Đức Kitô. Bởi vì “chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa” (Ep 4:5). Bổn phận của chúng ta là TIN YÊU và THỜ KÍNH chỉ MỘT THIÊN CHÚA mà thôi!
Giáo lý Công giáo dạy: “Làm dấu Thánh Giá là tuyên xưng Thiên Chúa”. Đó là đức tin của Giáo hội và của mỗi chúng ta. Hằng ngày chúng ta thể hiện đức tin nhiều lần bằng cách làm dấu: “Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần”. Cũng cần lưu ý là chúng ta “làm dấu” chứ không “làm giấu” (phát âm gần giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau).
Con người yếu đuối nên dễ thay lòng đổi dạ. Miệng thì nói tin Chúa nhưng lại hành động khác. Ông Giôsuê quy tụ ở Sikhem mọi chi tộc Ítraen và triệu tập các kỳ mục Ítraen, các thủ lãnh, thẩm phán và ký lục. Họ đứng trước nhan Thiên Chúa. Ông Giôsuê nói với toàn dân: “Đức Chúa, Thiên Chúa của Ítraen, phán thế này: “Thuở xưa, khi còn ở bên kia Sông Cả, cha ông các ngươi, cho đến Terác là cha của Ápraham và của Nakho, đã phụng thờ các thần khác” (Gs 24:2). 
Ông Giôsuê không ép buộc mà cho họ tự do chọn lựa: “Nếu anh em không bằng lòng phụng thờ Đức Chúa, thì hôm nay anh em cứ tuỳ ý chọn thần mà thờ hoặc là các thần cha ông anh em đã phụng thờ bên kia Sông Cả, hoặc là các thần của người Emôri mà anh em đã chiếm đất để ở. Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa” (Gs 24:15). Họ được “đánh động” nên cảm thấy hối hận, và họ đáp lại: “Chúng tôi không hề có ý lìa bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác! Vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi, đã đem chúng tôi cùng với cha ông chúng tôi lên từ đất Ai-cập, từ nhà nô lệ, đã làm trước mắt chúng tôi những dấu lạ lớn lao đó, đã gìn giữ chúng tôi trên suốt con đường chúng tôi đi, giữa mọi dân tộc chúng tôi đã đi ngang qua. Đức Chúa đã đuổi cho khuất mắt chúng tôi mọi dân tộc cũng như người Emôri ở trong xứ. Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa, vì Người là Thiên Chúa của chúng tôi” (Gs 24:16-18).
Chúng ta cũng đã và đang yếu đuối, nói một đàng làm một nẻo, cứ liên tục qụy ngã rồi lại té lên té xuống, vậy mà vẫn chưa nên người. Chúng ta yếu đuối nhưng không được thất vọng, vì chúng ta may mắn có “sức mạnh vô song của Đức Kitô”. Tội lỗi tày trời, tội lỗi ngập đầu, tội lỗi đỏ như máu, thế mà chúng ta vẫn được Thiên Chúa xót thương mà tha thứ tất cả, không chỉ vậy mà chúng ta còn được phục hồi nguyên trạng cương vị người con. Vì thế, chúng ta phải tự hứa: “Tôi sẽ không ngừng chúc tụng Chúa, câu hát mừng Ngài chẳng ngớt trên môi. Linh hồn tôi hãnh diện vì Chúa xin các bạn nghèo nghe tôi nói mà vui lên” [Tv 33 (34):2-3]. Bất kỳ ai cũng phải “làm lành lánh dữ, tìm kiếm bình an, ăn ở thuận hoà” [Tv 33 (34):15].
Thiên Chúa là Đấng nhân lành (x. Ga 10:11 & 14), vì thế Ngài “đối đầu với quân gian ác, xoá nhoà tên tuổi chúng trên đời”, nhưng Ngài luôn “để mắt nhìn người chính trực và lắng tai nghe tiếng họ kêu” [Tv 33 (34):16-17]. Thật vậy, “họ kêu xin, và Chúa đã nhận lời, giải thoát khỏi mọi cơn nguy khốn” [Tv 33 (34):18]. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót nên Ngài luôn “gần gũi những tấm lòng tan vỡ, cứu những tâm thần thất vọng ê chề. Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân, nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi” [Tv 33 (34):19-21]. Đặc biệt là “xương cốt họ đều được Chúa giữ gìn, dầu một khúc cũng không giập gãy” [Tv 33 (34):21].
Chúng ta càng yếu đuối càng cần có đức tin. Thánh Phaolô nói: “Vì lòng kính sợ Đức Kitô, anh em hãy tùng phục lẫn nhau” (Ep 5:21). Tùng phục nhau bằng cách nào? Thánh nhân “dài hơi” giải thích: “Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Chúa, vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh, chính Người là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. Và như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy. Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (Ep 5:22-25). Như vậy là chính Đức Kitô “thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Ngài, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” (Ep 5:26-27).
Cũng thế, “chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình” (Ep 5:28). Rất lô-gích, vợ chồng “tuy hai mà một”, nên một qua bí tích Hôn phối. Mà là một thì “người này là người kia”. Chẳng có ai ghét thân xác mình bao giờ, mà “người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Ngài” (Ep 5:29-30). Sách Thánh có lời chép: “Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (Ep 5:31). Thánh Phaolô xác định: “Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh” (Ep 5:32). Hình ảnh phu thê là hình ảnh Đức Kitô và Giáo hội, và ngược lại. Do đó, những người sống đời hôn nhân phải cố gằng thể hiện đức tin qua ơn gọi hôn nhân của mình.
Đức tin có nhiều hệ lụy. Tất cả đều liên kết với nhau một cách mạch lạc và rất kỳ diệu. Thân xác không hơi thở là xác chết, và “đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2:17&26).
Khi giảng dạy trong hội đường ở Ca-phác-na-um, Chúa Giêsu có nói: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (Ga 6:54). Nghe vậy, nhiều môn đệ của Ngài cũng “nóng gáy” nên liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?” (Ga 6:60). Các “đệ tử ruột” mà còn phát biểu vậy đó! Ngài biết tỏng các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Ngài bảo các ông: “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống. Nhưng trong anh em có những kẻ không tin” (Ga 6:61-64).
Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giêsu đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Ngài. Và Ngài nói tiếp: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho” (Ga 6:65). Từ lúc đó, nhiều môn đệ đã “bỏ của chạy lấy người”, không còn đi theo Ngài nữa. Thấy vậy, Ngài hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6:67). Ông Simôn Phêrô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6:68). Ngư phủ Phêrô lâu lâu nói một câu nghe “quá đã”, đúng là “trên cả tuyệt vời”. Ông không dám bỏ Sư phụ Giêsu vì ông đã tin. Thật vậy, ông liền tuyên tín: “Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6:69).
Lão ngư Phêrô ơi! Xin giúp chúng con cũng được sáng con-mắt-đức-tin để có thể chân nhận Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và luôn biết tín thác vào Người Con ấy.
Lạy Thiên Chúa chí minh và chí thiện, xin thêm đức tin cho chúng con và xin nâng đỡ chúng con để chúng con can đảm thể hiện đức tin qua từng ánh mắt, lời nói, cử chỉ, động thái,... Nhờ đó mà chúng con xứng đáng là môn đệ của Con Thiên Chúa. Chúng con cầu xin nhân Danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa cứu độ của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU

Trong anh em có những kẻ không tin

CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN - NĂM B Suy niệm Tin Mừng Ga 6,54a.60-69


            Lời mời gọi tiếp nhận ‘bánh hằng sống’, hay đúng hơn ‘ăn thịt và uống máu’ đức Giê-su, đã bị đám thính giả Do Thái nói chung, thậm chí cả một số môn đệ nói riêng, khước từ. “Lời này chướng tai quá, ai mà nghe cho nổi!... Từ lúc đó nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.” Chắc chắn không phải vì họ không muốn có bánh là thứ mà họ đang kiếm tìm, nhưng họ khước từ ‘ăn thịt và uống máu’ là hình thức ghê tởm đối với bất kỳ ai. Điều đó cũng dễ hiểu thôi, và họ chẳng có gì đáng trách hết. Điều đáng làm ta suy nghĩ chính là, từ sự ghê tởm tự nhiên đó, họ đã không còn tin vào đức Giê-su nữa, “Trong anh em có những kẻ không tin”… Và họ quyết định lìa bỏ Người.
            Nếu chỉ là vì hình thức ‘ăn thịt và uống máu’ làm họ ghê tởm, thì cách giải quyết cũng nhẹ nhàng thôi: chỉ cần trao bánh rồi nói ‘này là thịt và máu Ta’, như Người sẽ làm trong bữa ăn ly biệt, là sẽ dễ dàng được chấp nhận ngay. Thế nhưng, trong nhận thức của đức Giê-su, thì rõ ràng đó không phải là điều đáng quan tâm. Đối với Người, các môn đệ đang cần củng cố một điều gì thâm sâu hơn nhiều mà Người gọi là đức tin nhờ Thần Khí. “Thần Khí mới làm cho sống chứ xác thịt chẳng có ích gì”; và cũng chỉ có Thần Khí mới có thể mở miệng Phê-rô thốt ra lời tuyên xưng: “Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa!
Ngày nay vấn đề của Ki-tô hữu chúng ta có vẻ như trái ngược hẳn. Khi giảng giải về Thánh Thể, người ta nhấn mạnh bánh và rượu thật là ‘mình và máu’ Chúa. Điều này không quá khó chấp nhận, ngay cả đối với các dự tòng, chỉ cần đưa ra lý luận đơn giản: có điều gì mà Thiên Chúa không làm được? Khi tiến lên rước lễ, chẳng ai trong chúng ta còn có cái cảm giác ghê tởm của ‘ăn thịt và uống máu’. Thế nhưng, như đã từng xẩy ra cho các môn đệ xưa, vấn đề chính ở đây vẫn là ‘tin và theo Thầy’ cách trọn vẹn nhất. ‘Uông nước hằng sống’ và ‘ăn bánh trường sinh’ thực chất chỉ là các kiểu nói để diễn đạt một điều hệ trọng hơn nhiều. Môn đệ Phê-rô đã biểu lộ niềm tin này qua lời tuyên xưng chân thành: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”. Và chính đức Giê-su cũng chỉ rõ: “… Trong anh em có những kẻ không tin… Vì thế, Thầy bảo anh em: không ai đến với Thầy được nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho”. Tác giả Gio-an hình như cũng có cùng một nhận định khi nói về các môn đệ: “Quả thực ngay từ đầu đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp người”. Như vậy ‘tin đức Giê-su’ có nghĩa là lấy cái chết tự hiến thập giá của Người làm sức sống cho đời mình, làm con đường duy nhất dẫn đến Chúa Cha – sự sống vĩnh cửu. “Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?” Chỉ ai tin như thế (= ăn thịt và uống máu) mới bảo đảm cho mình được sống muôn đời; “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”.
Xác tín điều này, tôi không hề có ý hạ thấp tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể; ngược lại là đàng khác. Khi cử hành Thánh Thể, thay vì chỉ suy nghĩ rằng mình đang làm một việc đạo đức tốt lành và thánh thiện bậc nhất (hàng đầu trong số các bí tích hay phụng vụ), tôi cần minh định rõ rằng tôi đang tuyên xưng niềm tin vào đức Ki-tô cách long trọng nhất, cũng như đang đón nhận ơn cứu độ cách thâm sâu nhất. Đức tin của tôi không đơn thuần chỉ là xác tín bánh và rượu đã trở thành Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô. Đức tin phải đưa tôi tới việc đón nhận Đấng đã hiến dâng mình trên thập giá để tôi được thông phần vào sự sống từ ái vô biên của Chúa Cha… Và điều này thiết thực tới độ, cho dầu có chết trước khi có dịp ‘ăn thịt và uống máu’ Người nơi bí tích Thánh Thể, nếu tôi đã hết lòng ‘ăn bánh trường sinh’ trong niềm tin phó thác thâm sâu nhất, thì chính niềm tin này (đã là bánh Thánh thể) sẽ bảo đảm cho tôi “không còn chết nữa, nhưng được sống muôn đời”. 
Lạy Cha chí ái, mỗi ngày khi con cử hành Thánh Thể, cho dầu có là một thói quen như hầu hết các linh mục khác, xin Cha luôn làm con ý thức đây chính là lời tuyên xưng đức tin thâm sâu nhất. Thánh Thể khi đó sẽ diễn đạt việc con đón nhận ơn cứu độ vô giá của thập giá Chúa Ki-tô cách trọn vẹn nhất, sẽ trở thành con đường để con đi vào sức sống vô biên của Chúa Cha, và bảo đảm cho con cuộc sống vĩnh hằng. Xin Cha giúp con luôn cử hành Thánh Lễ trong niềm tin như thế. Amen   
Tác giả bài viết: Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB