Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

31 tháng 8, 2013

BÀI GIẢNG THÁNH LỄ CHÚA NHẬT (01/09/2013)

CARITAS GX THIÊN ÂN CHIA SẺ BÁC ÁI VÀ HÀNH HƯƠNG (VĨNH LONG 30/08/13)

CARITAS GX THIÊN ÂN CHIA SẺ BÁC ÁI VÀ HÀNH HƯƠNG GIÁO XỨ TÂN AN ĐÔNG - ĐÌNH KHAO - ĐỨC MẸ FATIMA NGÀY 30/08/2013

Điểm đến đầu tiên thăm và chia sẻ bác ái tại giáo xứ TÂN AN ĐÔNG,thuộc địa phận Vĩnh Long. Tại đây gặp gỡ và chia sẻ với cha sở Anre Huỳnh Hữu Phước và tặng quà cho một số anh chị em có hoàn cảnh .Sau đó đoàn tiếp tục đến Trung tâm hành hương năm ĐÌNH KHAO là nơi tử đạo của Thánh Philipliphe Phan Văn Minh ,Thánh Giuse Nguyên Văn Lựu. sau khi ôn lại những trang sử hào hùng của thánh tử đạo .Doàn tiếp tục đến điểm hành hương thứ hai là nhà thờ Fatima Vĩnh Long ,tại đây vào 13/05 và 13/10 có rất nhiều người về đây để tạ ơn và xin ơn Đức Mẹ Fatima . Suốt đêm có canh thức và suy niệm về Đức Mẹ Maria giúp cho bà con giáo dân hành hương có dịp sống và yêu mến Mẹ nhiều hơn...

26 tháng 8, 2013

LỜI CHÚA


Và ai chỉ trời mà thề , là chỉ ngai Thiên Chúa và cả Thiên Chúa ngự trên đó mà thề. 
(Mt 23,22)




Đức tin của mọi Kitô hữu đều dựa trên mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi
(Thánh Césaire d Arles)

19 tháng 8, 2013

LỜI CHÚA



Nếu anh muốn nên hoàn thiện , thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo , anh sẽ được một kho tàng trên trời.
(Mt 19,21)




Ngày 19
THÁNH GIOAN ÊUDÊ
Linh mục dòng
người Pháp (1601-1680)

            Gioan Eudes tin rằng mọi người đề có giá trị và nhân phẩm trước mặt Chúa. Ngài cũng tin rằng lòng thương xót của Chúa thật vô biên. Ngài thâm tín rất mạnh và giúp nhiều người sống trong hoàn cảnh vô vọng. Ngài khuyến khích các linh mục và giáo dân đáp đền tình yêu Chúa. Hình ảnh của ngài về Thiên Chúa là Trái tim Chúa Giêsu . Ngài là tông đồ cổ động lòng sùng kính  Trái Tim Chúa Giêsu và Trái tim Mẹ Maria.
           
            1. Từ bỏ tình yêu đôi bạn: Sinh tại Normandie nước Pháp năm 1601,  trong gia đình 6 anh chị em.
            Lên 12 tuổi cậu được cha mẹ gửi vào nhà xứ để giúp cha sở.Thấy trí sáng và tinh thần dấn thân làm việc tông đồ, hai năm sau cha xứ gửi cậu vào học tại trường các cha Dòng Tên.
            Học xong cử nhân triết học,  Gioan được về nghỉ hè 3 tháng với gia đình.  Không ngờ cũng là lúc cha mẹ muốn ngài lập gia đình.  Ông bà đã chọn cho ngài một ý trung nhân vừa ý.  Cậu nói chuyện với nàng để cùng nhau tìm hiểu.  Sau mấy lần gặp gỡ,  Gioan nói lên ước nguyện tu trì của mình,  khiến nàng cảm phục và chấp thuận.
           
            2. Giảng huấn luyện giáo dân: Năm 1621 Gioan gia nhập dòng giảng.  Ngoài việc giúp người nghèo,  cha còn lấy việc giảng thuyết , giải tội, đi từ xứ này qua xứ khác để giảng truyền giáo, canh tân giáo xứ. Cha mong ước các linh mục xứ giúp giáo dân trở nên những người cầu nguyện và hoạt động tông đồ. Ngài tổ chức hội thảo, huấn luyện giáo dân nên những người hoạt động của dân Chúa. Ngài rất thích loan truyền và cổ động cho mọi người tôn sùng Thánh Tâm Chúa Trái tim Mẹ.
           
            3. Lập dòng Hai Trái Tim huấn luyện chủng viện, lập nhà cho thiếu nữ hoàn lương: Năm 1643, ngài đã lập Dòng Hai Thánh Tâm,  mục đích huấn luyện chủng sinh trong chủng viện theo gương Chúa Kitô linh mục.
            Noi gương Chúa Giêsu thương cứu kẻ què, kẻ bị bỏ rơi, cha Gioan cũng tìm nơi ở cho những thiếu nữ bị bỏ rơi, những thiếu nữ làm điếm muốn hoàn lương. Ngài lập dòng Đức Bà Nương thân để săn sóc họ. Dòng này đã phát triển nhiều nơi.
            Cha Gioan qua đời ngày 19 tháng 8 năm 1980.

NHÀ YÊU NƯỚC ÔNG ÍCH KHIÊM

Ông Ích Khiêm


Ông Ích Khiêm
Tiểu sử
Ông Ích Khiêm sinh năm 1840 làng Phong Lệ, phủ Ðiện Bàn tỉnh Quảng Nam. Nguồn gốc dòng dõi họ Ong sống vùng cao nguyên, đời Tự Ðức (1847-1883), thi đỗ cử nhân, vua cho bỏ chữ trùng một bên, thành chữ Ông, từ đó có dòng họ Ông Ích tại Quảng Nam. Sau khi thi đậu được bổ dụng làm quan chức Tiễu phủ sứ.
Giai thoại hồi nhỏ “ một hôm ông ra tỉnh choi, giữa đường gặp các quan di làm lễ nghinh xuân: quan tổng dốc ngồi võng đòn cong phủ nhiễu điều, trên che bốn lọng xanh. Ði tới đâu, hai bên hàng phố đều đứng chào, duy ông cứ ngồi nghiễm nhiên trong quán nước, xâu hai chân vào chiếc giày rách ai bỏ đó.
Quan thấy vô lễ, sai lính bắt hỏi thì ông ứng đối rất hoạt bát. Quan ra một câu dối thử tài nếu đối hay tha tội vô lễ :
“ Cắc cớ hay, hai cẳng xỏ một giày “
Ông đối lại.
“ Sung suớng mấy, một đầu che bốn lọng ! “

Bối cảnh Lịch sử
Lúc làm quan ở Huế, quân Pháp chiếm Kinh thành Huế. Ông Ích Kiêm bị cách chức phải đi tiền quân hiệu lực. Thời gian nầy nghiên cứu binh thư, áp dụng nhiều chiến luợc tâm lý đánh thắng giặc nhiều trận. Ðuợc nhận lại phẩm hàm cũ, thăng chức Tiễu phủ sứ nên người ta thường gọi ông là : “ Ông Tiễu.“.
Năm Tự Ðức thứ 2 ở Quảng Tây có Hồng Tú Toàn cùng bọn Dương Tú Thanh ,Tiêu Triều Quí, Lý Tú Thành nổi lên xưng là Thái Bình Thiên Quốc, chiếm đất Kim Lang, và các tỉnh phía Nam sông Truờng Giang.
Nhà Thanh đánh dẹp được (1863) bên Việt Nam Tự Ðức thứ 16. Lúc ấy dư đảng của Hồng Tú Toàn là bọn Ngô Côn chạy sang nước ta, trước xin hàng, rồi sau đem tàn quân cướp phá các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Năm (1868) Ngô Côn chiếm Cao Bằng. Triều dình sai quan tổng đốc Phạm Chi Hương viết thư sang cho nhà Thanh đem quân sang tiểu trừ. Nhà Thanh sai phó tuớng Tạ Kế Qui, đem quân sang cùng với Tiểu phủ Ông Ích Khiêm và đề đốc Nguyễn Viết Thành đánh phá quân của Ngô Côn ở Thất Khê. Nhưng đến tháng 7 năm ấy, quân ta đánh thua ở Lạng Sơn, tham tán Nguyễn Lệ, phó đề đốc Nguyễn Viết Thành tử trận, thống đốc Phạm Chi Hương bị bắt.
Cuối năm 1870 Ngô Côn đem quân vây đánh tỉnh thành Bắc Ninh, quân của Tiễu phủ Ông Ích Khiêm thắng trận giết đuợc Ngô Côn. Nhờ cách dụng binh khéo léo. Sáng quay lưng về huớng Ðông, chiều quay lưng về huớng Tây.
Quân Tàu thuờng thức khuya hút thuốc phiện, sáng thức dậy chưa tỉnh còn say, mắt nhắm, mắt mở, lại bị mặt trời chiếu thẳng vào mặt làm quáng mắt. Quân đội của Ông Ích Khiêm bố trí trận đứng quay lưng về huớng có ánh nắng mặt trời buổi sáng. Quân Tàu hướng về phía mặt trời không thấy bị Quân ta chém giết vô số Ngô Côn bị giết trong trận nầy.
Ngô Côn bị tử trận nhưng còn những đồ đảng là Hoàng Sùng Anh hiệu cờ vàng, Lưu Vĩnh Phúc hiệu cờ den, Bàn Văn Nhị, Lương Văn Lợi hiệu cờ trắng, vẫn cứ quấy phá ở Tuyên Quang. Tỉnh Thái Nguyên bị vây, trung quân đô thống Ðoàn Thọ đưa quân lên đóng ở Lạng Sơn, bọn giặc Khách là Tô Tứ nổi lên, nửa đêm vào lấy thành Ðoàn Thọ bị tử trận, Võ Trọng Bình thì vuợt thành chạy thoát.
Vua Tự Ðức sai Tiễu phủ Ông Ích Khiêm đánh dẹp. Quân binh có 10 đội, ông cho đóng quân xa trại giặc rồi ra lệnh : mỗi đạo phải dùng 10 đồng tiền (tất cả 10 đội quân là 100 đồng tiền. Hai mặt được sơn hai màu khác nhau trắng và đen) làm tiền bói theo quẻ âm dương. Ðêm ấy lập đàn tế, các tướng tá cao cấp đều vào thi lễ.
- Ông đến truớc đàn khấn to cho mọi người nghe :
- Nếu thần linh phù hộ thì cho 100 đồng tiền sấp cả hay ngửa cả. Chứ trong 100 dồng nầy chỉ một đồng sấp hoặc ngược lại một đồng ngửa, thì ông tìm kế rút lui.
- Rồi ông tung 100 đồng tiền lên cao rơi xuống trên mặt mân dều sấp 100 %. (Truớc đó ông ngầm thay 100 đồng tiền sơn hai mặt đều màu đen.) Quân sĩ vui mừng được ơn trên phù hộ đánh thắng quân giặc. Ông Ích Khiêm thu tất cả các đồng tiền bỏ vào túi. Ông làm lễ tạ ơn và tuyên báo :
- Thế nầy đủ biết lòng trời còn tựa xã tắc, tướng sĩ hãy ra sức một phen thế nào ta cũng thắng. Nhờ vào lòng tin tưởng quân sĩ hăng say không nao núng dù thế giặc mạnh. Ðã đánh thắng và dẹp được giặc.
Chiến trận vẽ vang Ông Ích Khiêm đuợc thăng chức Tham Tri, Ông đuợc lệnh ra Bắc hợp với quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc để mưu cầu chống Pháp, Ông gặp quân Thanh đã cho Phùng Tử Tài, Từ Duyên Húc, Nhưng quân Tàu đòi hỏi quá nhiều lương thực, áp bức dân ta tàn ác, dân chúng oán than khắp nơi. Ông làm bài thơ.

Áo chúa cơm vua đã bấy lâu
Ðến khi có giặc phải thuê Tàu !
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Ðến buớc chông gai thấy mặt đâu
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu de ngày hiến đứa răng bầu
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu.

Vua Tự Ðức mất ngày 17.7.1883 không con, nuôi 3 người cháu làm con nuôi, theo di chúc lập Dục Ðức (31 tuổi) con trưởng lên nối ngôi. Trong lúc Vua ưng ý Dưỡng Thiện nhưng còn nhỏ 14 tuổi. Các quan trong triều đình là : Trần Tiễn Thành (1813-1883), Nguyễn Văn Tường(1824-1886), Tôn Thất Thuyết (1835-1913) làm phụ chính.
Ðuợc 3 ngày Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đổi tờ di chiếu, bỏ Dục Ðức lập quốc công húy là Hồng Dật (37 tuổi) con thứ 29 của Thiệu Trị lên ngôi hiệu là Hiệp Hòa bị bức tử 30.7.1883. Triều đình ngơ ngác không ai dám ý kiến. Quan ngự sử Phan Ðình Phùng can “ Tự quân chua rõ tội gì mà làm sự phế lập nhu thế, thì sao phải lẽ"
Phan Ðình Phùng bị bắt giam cách chức cho về quê. Ngày 30.11.1883 Nội các Nguyễn Văn Tường lập con nuôi thứ 3 vua Tự Ðức là Duỡng Thiện (15 tuổi) vào 5 giờ sáng ngày 2.12.1883, lấy hiệu là Kiến Phúc làm vua duợc 6 tháng bị bệnh băng hà (có tài liệu cho rằng Nguyễn Văn Tường đầu độc ? ) chọn Ung lịch 12 tuổi lên ngôi ngày 2.8.1884 hiệu là Hàm Nghi
Hòa uớc Patenôtre (Giáp thân 1884) công nhận cuộc bảo hộ của thực dân Pháp, triều đình Huế chỉ giữ hư vị. Văn thần võ quan phần nhiều cầu an, không lo giúp nước.Ông Ích Khiêm không thể làm ngơ trước bối cảnh xả hội. Ông tổ chức một một tiệc mời các quan tham dự. Bàn trên cỗ dưới la liệt, các món đều là thịt chó.
- Lúc vào tiệc, nhiều người không ăn đuợc thịt chó, hỏi có món nào khác không ?
- Bẩm, hôm nay trên dưới toàn là chó!
Tiệc xong, các quan gọi nước uống mãi không thấy người nhà đem nước. Vì ông Ích Khiêm dặn trước đừng mang nước, một lúc người nhà lên ông quát tháo :
- Lũ chúng bay chỉ biết đứa lớn đứa nhỏ ngồi ăn hại cơm trời, chẳng đứa nào biết việc nước là chi cả ! Các quan tham dự biết Ông Ích Khiêm lấy người nhà chưởi các người không lo giúp nuớc.
Ông Ích Khiêm tính tình khảng khái như thế, không luồn cúi tưuớc bạo quyền, làm phật ý với Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường nên bị bỏ tù cùng chung số phận nhu Phan Ðình Phùng. Khi ở trong ngục ông viết hai câu thơ:

“Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết “
“Tứ nguyệt tam vương thậm bất tường “
Tạm dịch :
Sông Hương chia hai giòng nuớc, thì khó nói chuyện, một bên trong một bên đục.
Chữ cuối của mỗi câu thơ có chữ thuyết và tuờng ám chỉ Tôn Thất Thuyết Và Nguyễn Van Tuờng trong 4 tháng dã thay dổi 3 vua (Dục Ðức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc). Ông bị an trí ở Bình Thuận. Ông làm bài thơ :

Mình ốc mang rêu rửa sạch ai
Rung cây nhát khỉ thế thường hoài
Mèo quào xuể vách còn chi sức
Sứa vượt qua đăng mới gọi tài
Nhớ kẻ dang roi dong vó ngựa
Ðố ai lấy thúng úp mình voi
Xưa nay ếch giếng chê trời hẹp
Chim xổ lồng ra, mở mắt coi !

Ông Ích Thiện, Ông Ích Hoắc, Ông Tán Nhì đều là những người con yêu nước của Ông Ích Khiêm. Cháu nội của Ông sau nầy Ông Ích Ðường có tình thần yêu nước, dấu tranh trong phong trào kháng thuế xin xâu. Tuổi trẽ hăng say đương đầu với bạo lực mong đem lại Dân quyền và Nhân quyền phong trào bị đàn áp, ông bị kết án tử hình. Nhắc lại để tưởng nhớ Ông Ích Ðuờng một người hùng của năm 1908 tại Quảng Nam.

Ông Ích Khiêm mất năm 1890 thọ 50 tuổi. Trên ngôi mộ của Ông còn lại những bia đá lưu danh một người có công đánh duổi quân giặc. Tinh thần yêu nước Ông Ích Khiêm thật cao cả một tấm gương sáng mãi mãi với hậu thế.

18 tháng 8, 2013

LỜI CHÚA




Thầy đã ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!
(Lc 12,49)

TRƯƠNG ĐỊNH




Trương Định - Thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp

Lê Ngọc TrácShare on twitterShare on emailShare on prinMore Sharing Servic14

Từ năm Tự Đức thứ 11 trở đi, đất nước đi vào khúc quanh lịch sử. Pháp bắt đầu đưa quân xâm chiếm đất nước ta: Tấn công Đà Nẵng (1858), chiếm Gia Định (1859), chiếm Định Tường (1861), Biên Hoà và Vĩnh Long (1862). Một bộ phận đất đai của nước ViệtNam thân yêu lần lượt rơi vào tay thưc dân Pháp. Nhân dân khổ cực, lòng người ly tán. Nội bộ triều đình Tự Đức phân hoá. Đất nước trên bờ vực thẳm. Ấy thế mà Tự Đức và triều thần lại nhu nhược, không đề ra được một quyết sách nào khả dĩ để chống lại hiểm hoại xâm lăng của Pháp, nhằm bảo vệ đất nước. Khiếp sợ trước lực lượng hùng mạnh, vũ khí tối tân của Pháp, vua Tự Đức đã lệnh cho Hiệp biện Đại học sĩ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Tiếp vào Gia Định ký hoà ước với thiếu tướng Hải quân Pháp Bonard đại diện cho Chính phủ Pháp vào ngày 09/5/1862. Hoà ước này được gọi là hoà ước Nhâm Tuất. Thực chất nội dung của bản hoà ước Nhâm Tuất là một văn bản triều đình Tự Đức đầu hàng, mở đường  cho thực dân Pháp xâm chiếm đất nước ta.

Thời điểm này, ngọn cờ chống Pháp đã chuyển hẳn sang nhân dân, mà đứng đầu là các nhóm nghĩa quân dưới sự chủ xướng và lãnh đạo của Đỗ Đình Thoại, Phủ Cậu, Thiên Hộ Dương, Quảng Tu, Nguyễn Trung Trực và Trương Định. Lực lượng nghĩa quân chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Trương Định là đông hơn cả, có ảnh hưởng rất lớn đến phong trào chống xâm lăng, gây cho địch nhiều tổn thất. Giáo sư Trần Văn Giàu, trong tác phẩm “Chống xâm lăng” đã viết: “Trương Định thật sự là một vị anh hùng xuất chúng, xuất chúng nhất nhì trong cuộc Nam Kỳ kháng chiến”.

Trương Định còn có tên là Trương Công Định. Ông sinh năm 1820 tại làng Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định sống ở quê hương Quảng Ngãi, mãi đến năm 24 tuổi mới theo cha là Trương Cầm, người giữa chức Chưởng lý Thủy sư vào Gia Định. Tại đây, Trương Định lập gia đình với bà Lê Thị Thưởng con gái của một nhà hào phú ở Tân An, Định Tường. Sau khi lập gia đình,ông ở luôn tại quê vợ. Năm 1850, hưởng ứng chính sách khai hoang của triều đình, Trương Định đứng ra chiêu mộ khoảng 500 dân nghèo khai hoang lập ấp. Với công lao ấy, ông được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm, nên người đương thời thường gọi ông là Quản Định.

Năm 1859, khi Pháp đưa quân chiếm thành Gia Định, Trương Định đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều để ngăn chặn. Trong quá trình lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp, Trương Định đã đánh thắng giặc Pháp ở mặt trận Thị Nghè, Cây mai… Năm 1860, dưới quyền của Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương, Trương Định tham gia giữ đồn Kỳ Hoà, được triều đình phong chức Phó lãnh binh. Sau khi đồn Kỳ Hoà thất thủ, ông cùng nghĩa binh rút về Gò Công xây dựng căn cứ kháng chiến chống Pháp. Trương Định đã tổ chức nhiều trận phục kích địch ở Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Chợ Lớn làm cho Pháp bị tổn thất lực lượng rất nhiều.

Sau khi ký hoà ước Nhâm Tuất, triều đình Huế cắt 03 tỉnh miền Đông Nam Kỳ giao cho Pháp. Triều đình vừa phong ông chức Lãnh binh, vừa buộc ông phải chuyển đi nhậm chức ở An Giang và giải tán nghĩa quân chống Pháp. Trước sự nhu nhược của Tự Đức, Trương Định cương quyết chống lại lệnh của triều đình, ở lại Gò Công, Mỹ Tho tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân và cùng nhân dân chống Pháp. Nghĩa quân và nhân dân tôn Trương Định làm Bình Tây đại Nguyên soái. Ông là người thương dân chân thành và yêu nước nồng nàn, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hy sinh, quyết tâm chống giặc Pháp xâm lược đến cùng. Trương Định từng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ lấy lau làm cờ, chặt tầm vông làm  vũ khí. Dứt khoát không bao giờ ngừng chống bọn giặc cướp nước”. Trong tuyên ngôn công bố với triều đình và nhân dân, Trương Định nêu rõ: “Từ năm thứ 12 của triều vua Tự Đức (1858), bọn man di tây phương đã xâm nhập xứ này. Chúng tiếp tục gây hấn, lần lượt chiếm ba tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hoà. Dân ba tỉnh này đã nếm qua mọi tai ương. Sau đó, một hoà ước đã ký kết với Nguyễn triều chỉ gây thêm lòng phẩn nộ và niềm thất vọng của nhân dân ba tỉnh. Nhân dân ba tỉnh này thiết tha muốn khôi phục địa vị cũ bèn tôn chúng tôi làm lãnh tụ. Vậy chúng tôi không thể dừng làm điều chúng tôi đang làm. Cho nên chúng tôi sẵn sàng chiến đấu ở miền Đông cũng như miền Tây. Chúng tôi sẽ đề kháng, chúng tôi sẽ xông pha và sẽ phá tan lực lượng quân địch…Dân chúng đã đã nói: Chúng ta chết chứ không chịu làm tôi tớ cho giặc…” Nội dung bản tuyên ngôn thể hiện lập trường và quyết tâm chống Pháp, bảo vệ đất nước của người thủ lĩnh nghĩa quân và của nhân dân Việt Nam. Lúc này, lực lượng nghĩa quân của Trương Định lên đến gần 6.000 người. Ông được những người chủ chiến ở triều đình, cũng như các nhân sĩ và nhân dân ủng hộ. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và Phan Văn Trị, cùng nhiều danh sĩ ở Nam kỳ nhiệt tình ủng hộ Trương Định trong công cuộc chống Pháp. Trương Định đã liên kết được với các lực lượng nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Đỗ Đình Thoại…cùng phối hợp tổ chức các trận đánh Pháp. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Trương Định mở rộng từ Gò Công đến Chợ Lớn, Gia Định, từ biển đông đến biên giới Campuchia. Trong tác phẩm Suvernir de lexpédition de Cochinchine 1861 – 1862, xuất bản tại Paris năm 1865 đã viết về lực lượng chiến đấu của Trương Định như sau: “Họ đánh theo kiểu du kích, làm chủ nông thôn. Khi cần tiêu diệt một cứ điểm nào thì họ tập trung lại. Khi tấn công cũng như khi rút lui, họ biết lợi dụng vô số những chướng ngại vật tự nhiên của xứ họ. Một xứ có nhiều sông rạch, rừng bụi, đồng lúa, đầm lầy. Họ kín đáo lánh mình, thình lình xuất hiện, nổ súng tấn công…Làm cho đối phương luôn luôn ở trong thế đề phòng, mệt mỏi, kiệt sức, cuối cùng phải bỏ cuộc chịu thua…” . Từ căn cứ kháng chiến, nghiã quân của Trương Định liên tục tấn công các đồn, bốt của Pháp. Lúc này, quân Pháp một mặt huy động lực lượng hùng hậu bao vây căn cứ Gò Công, một mặt dụ hàng Trương Định. Nhưng, ông vẫn một lòng chống Pháp đến cùng. Ngày 26/02/1863, Pháp mở đợt tấn công vào căn cứ nghĩa quân. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt. Trương Định buộc phải rút quân về Biên Hoà lập căn cứ ở Lý Nhơn và đưa một bộ phận nghĩa quân về Thủ Dầu Một – Tây Ninh để tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1864, trong một trận chiến tại căn cứ Tân Hoà, ông rơi vào vòng vây của quân Pháp. Do sự phản bội của Huỳnh Tấn, tên này trước kia từng theo ông chống Pháp đã rời bỏ hàng ngũ kháng chiến về làm tay sai cho Pháp. Trương Định và lực lượng nghĩa quân quyết tử chiến với giặc. Trong lúc chiến đấu, không may ông bị đạn bắn gãy xương sống. Không để rơi vào tay giặc, Trương Định rút gươm tự sát vào ngày 20/8/1864, để bảo tồn khí tiết khi tuổi đời mới 44 tuổi. Cái chết của Trương Định là tổn thất lớn đối với phong trào kháng chiến chống Pháp của nghĩa quân và nhân dân ta lúc bấy giờ.
Thương tiếc người anh hùng dân tộc, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã làm 12 bài thơ và 01 bài văn tế khóc người anh hùng:

“Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt,
thương đấng anh hùng gặp lúc gian truân
Đất Gò Công cây cỏ ủ ê
Cảm niềm thần tử, hết lòng trung ái
Xưa còn làm tướng, giốc rạng ngời hai chữ Bình Tây
Nay thác theo thần, xin dựng hộ một câu phúc thán….”

Cuộc khởi nghĩa chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược của Trương Định chỉ trong thời gian ngắn từ năm 1859 đến 1864 đã trở thành điểm son ngời sáng trong lịch sử dựng nước , giữ nước và chống ngoại xâm của dân tộc ta. Và, Trương Định đã trở thành người thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống giặc Pháp xâm lược.

Từ ngày Trương Định hy sinh vì đất nước đến nay đã tròn 145 năm (1864 – 2009), qua các thời kỳ, có nhiều tác phẩm lịch sử, văn học, báo chí, sân khấu…nói về cuộc khởi nghĩa và vai trò lịch sử của ông - Người anh hùng dân tộc. Cùng với các tác giả là người Việt Nam, còn có rất nhiều tác giả là người Pháp viết về cuộc khởi nghĩa của Trương Định với tất cả lòng khâm phục. Ngay cả Vial - một quan cai trị cao cấp của Pháp thời ấy đã gọi Trương Định là Nhà đại lãnh tụ của quân khởi nghĩa.

Đối với nhân dân, đặc biệt là nhân dân Gò Công và miền Nam xem Trương Định là người anh hùng dân tộc. Và, là vị thần bảo hộ cuộc sống của mình. Qua bao đời nay, nhân dân Gò Công đã xây dựng, tu sửa, tôn tạo mộ, đền thờ và dựng tượng Trương Định. Hàng năm, tại Gò Công long trọng tổ chức lễ cúng tế, tưởng nhớ Trương Định. Trước năm 1975, hàng năm, lễ giỗ Trương Định được tổ chức vào ngày 17 và 18 tháng 7 âm lịch. Từ năm 1975 đến nay, hàng năm, vào hai ngày 19 và 20 tháng 8 Dương lịch, Gò Công đều tổ chức lễ hội Văn hoá anh hùng Trương Định. Đây là một trong những Lễ hội lớn ở miền Nam đất nước. Mục đích của lễ hội Trương Định là hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công đức của tiền nhân đối với dân tộc và đất nước. Hằng năm, công chúng đến với lễ hội với tấm lòng ngưởng mộ anh hùng Trương Định và nhận thức sâu sắc thêm về truyền thống yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc ta. Hình tượng Trương Định, người thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống Pháp sống mãi với non sông, đất nước.

16 tháng 8, 2013

LỜI CHÚA



Hãy tạ ơn Chúa các Chúa , Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
(Tv 136,3)

THÁNH STÊPHANÔ HUNGARI

   
     Người Hung, gốc từ Á Châu, đã tiến vào lập cư trên bờ sông Danuble. Họ sống bằng chiến tranh cướp bóc, và dữ tợn như thú hoang. Vào đầu thiên niên kỷ này, Geysa, con cháu dòng Attila cai trị họ.
Hầu tước Geysa cưới Sarolta, một thiếu nữ Công giáo và dưới ảnh hưởng của nàng, ông đã trở lại đạo Công giáo. Nữ hầu tước rất nhiệt thành với đạo. Tương truyền rằng thánh Stêphanô đã báo cho bà biết rằng người con bà trông đợi sẽ được Thiên Chúa chúc phúc và sẽ tiêu diệt ngẫu tượng trong xứ. Vì lòng sùng kính thánh tử đạo, bà thêm tên Stêphanô vào sau tên Vaik của con trẻ. Mười năm sau, Geysa xin thánh Ađalbert rửa tội cho con trẻ và mời các nhà truyền giáo đến. Stêphanô được trao cho các nhà thông thái và thánh thiện giáo dục. Mười năm tuổi ngài đã chia sẻ với cha trách nhiệm trị nước và 22 tuổi ngài kế nghiệp cha sau khi ông qua đời.
Lên cầm quyền chính, thánh Stêphanô tìm thỏa hiệp với các lân bang và hiến thân cải hóa toàn dân. Nhưng các lãnh Chúa theo ngẫu tượng bất mãn vì việc phóng thích nô lệ đã coi dân Hungari là dân phản loạn. Stêphanô chuẩn bị chiến tranh bằng lời cầu nguyện và sám hối cùng thi hành việc bố thí. Trên kỳ hiệu dẫn đầu binh đội, ngài trưng hình thánh giá Martinô và Grêriô. Thắng trận ngài cho xây tại chỗ là Vesprem một tu viện kính thánh Martinô.
Để chinh phục các thần dân cứng cỏi ngài chạy đến các tu sĩ Cluny. Từ các tu viện, chính các tu sĩ mở mang văn hóa cho xứ sở do các trường học cạnh tu viện. Thánh Stêphanô còn đề ra một chương trình ngoạn mục, ngài sai sứ giả sang triều yết Đức Giáo Hoàng Sylvester III, xin nhận Hungari vào số các quốc gia Kitô giáo và phong vương cho ngài. Đức Giáo Hoàng gởi cho ngài một triều thiên và một thánh giá vàng, ban cho ngài đặc ân dành cho các tông đồ. Thánh Stêphanô được công nhận là vua và tông đồ. Thánh Astrik đã phong vương cho vua năm 1001. Một thời gian sau ngài đã hoàn thành được 10 giáo phận với một tòa tổng giám mục tại Esztergem. Rất có lòng tôn sùng Đức Mẹ, ngài xây một thánh đường nguy nga kính Mẹ tại Székes-Féhéwaz.
Lòng bác ái của thánh Stêphanô còn vượt ra ngoài biên giới Hungari. ngài thiết lập nhiều nhà thương và tu viện ở Roma, Constantinople và Giêrusalem, cũng như các nhà cho khách hành hương Hungary. Trong lãnh thổ mình, ngài ra các sắc luật chống lại tội ác và lộng ngôn. Rất nghiêm khắc với những người lỗi luật Chúa, ngài lại rất nhân hậu đối với những bất công ngài lãnh chịu. Ngài ân cần săn sóc các người nghèo khổ, để hiểu rõ thực trạng, ngài hay tàng hình đi tìm kiếm họ. Một lần bọn ăn xin xô tới hành hạ ngài và cướp của. Tiếng đồn vang xa, các lãnh chúa cười nhạo ngài, nhưng ngài càng hiến thân cho người cùng khốn nhiều hơn nữa. Người ta nói rằng: ngài được ơn chữa bệnh và nói tiên tri. Đêm kia có tiếng bên trong giục ngài sai người tới tin cho dân vùng biên giới rút lui khỏi làng mạc của họ để khỏi bị tấn công. Sự việc xảy tới, vì được báo trước kịp thời, dân chúng được cứu thoát.
Conrad, tấn vương Germany muốn xâm chiếm Hungary với một đội quân hùng hậu. Stêphanô truyền cho binh lính ăn chay cầu nguyện. Binh đoàn của Conrad bị lạc giữa rừng cây, đầm lầy sông lạch, không thể tiếp tế được mà phải lui binh. Stêphanô toàn thắng mà không phải chiến đấu. Thánh vương ao ước thanh bình, đã phải chiến đấu nhiều để bảo vệ thần dân. Ngài chiến đấu ở Balan, cùng Balkan. Dầu chiến thắng ngài không ngừng cầu nguyện cho dân khỏi thảm họa chiến tranh. Thắng được hoàng tử Transyvania, ngài thả tự do cho ông và chỉ đòi điều kiện là ông cho phép các nhà truyền giáo đến xứ ông. Sự thánh thiện của Stêphanô đã khuất phục được tất cả thủ địch lẫn những người thán phục ngài.
Các thử thách lớn lao hoàn tất việc thánh hóa nhà vua. Ngài đã lập gia đình với nữ công tước Gisèle, con gái vua Henry II, bá tước miền Bavière. Hoàng hậu Gisèle là người đạo đức đã giúp vua Stêphanô rất nhiều. Nhưng chẳng may con cái họ đều qua đời lúc tuổi còn xanh. Còn một mình hoàng tử Emeric sẽ kế nghiệp cha nhưng lại tử nạn trong một tai nạn lúc đi săn. Thánh Stêphanô vượt cùng mọi đau đớn bằng cách nhiệt tâm với bổn phận. Ngài đã chịu bệnh trong một thời gian dài, lại còn bị ghen tương ám hại. Theo một tường thuật, các lãnh Chúa giận dữ và sự công thẳng của ngài đã tìm cách sát hại ngài. Kẻ sát nhân lận dao trong áo lẻn vào phòng ngài. Nhưng khi vừa thấy ngài, hắn bỗng hối hận và tự thú ý định tội ác của mình. Vua chỉ nói: hãy giải hòa với Chúa và đừng sợ bị tôi trả thù.
Ngày lễ Mông Triệu 15 tháng 8, thánh Stêphanô qua đời và được mai táng trong đền thờ Đức Bà ở Székes-Féhéwaz.
Thánh Stêphanô có lòng nhân hậu với nhiều người, cách đặc biệt là với kẻ hại mình. Xin cho mỗi chúng ta cũng biết noi gương Ngài sống quảng đại với tha nhân. Để qua cung cách hành xử của mỗi chúng ta, Chúa sẽ dùng để hoán cải nhiều tâm hồn.
(tổng hợp)

NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC ĐỖ ĐỨC DỤC

Ông quê Hà Nội . Từ một thanh niên có tư tưởng cấp tiến , ông đã đến với cách mạng và từng giữ nhiều trọng trách trongchính quyền cách mạng . sau 50 năm cầm bút , ông để lại khoảng một ngàn bài báo, hơn hai mươi cuốn sách . Ông được nhà nước truy tặng Huân Chương Độc lập hạng nhất năm 2001 . Tác phẩm tiêu biểu . Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương tây .Về chủ nghĩa hiên thục thời đại Nguyễn Du...
*****

  Đỗ Đức Dục (1915 - 1993) là Nhà văn bút danh Trọng Đức, Tảo Hoài, Như Hà; sinh ngày 15-8-1915 tại làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội.

     Xuất thân trong một gia đình Nho học, mồ côi cha từ thuở nhỏ, được ông chú là ông Đỗ Uông (Y sĩ Đông Dương) nuôi cho ăn học thành tài.
Cựu học sinh Trường Bưởi, Đại học luật Đông Dương. Tốt nghiệp cử nhân luật năm 1939 dạy học tại các trường tư ở Huế, Vinh, Hà Nội. Lúc còn là sinh viên ông hoạt động đắc lực cho Tổng hội sinh viên ở Hà Nội.

     Những năm 1938-1940 dạy tại Trường Gia Long ở Hà Nội cộng tác viên báo Thanh Nghị, chuyên về các vấn đề văn hóa, kinh tế, pháp luật và thời sự quốc tế. Cùng thời điểm này ông tham gia sáng lập Hội Tân Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam từ lúc còn bí mật, được Đảng cử lên chiến khu Việt Bắc tham dự hội nghị Tân Trào của Việt Minh.

     Sau năm 1946 làm thứ trưởng Bộ Giáo dục, trong kháng chiến chống Pháp phụ trách báo Độc lập của Đảng Dân chủ. Hòa bình lập lại (1954) làm Thứ trưởng bộ Văn hóa, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ. Ông là đồng tác giả Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và sửa đổi hiến pháp năm 1957.
Từ năm 1958 chuyển sang làm cán bộ nghiên cứu tại Viện Văn học. Ông là tác giả một số sách về chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp, Việt Nam và là dịch giả nhiều tác phẩm của Balzac, Flaubert, M.Gorki, De Maupassant...

     Ông mất ngày 24-9-1993 tại Hà Nội, thọ 78 tuổi.

Tác phẩm

- Một tháng ở Liên Xô (1955)
- Honoré de Balzac (1966)
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây (1981)
- Chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du qua truyện Kiều (1968)
- Từ ngôi nhà sàn của Bác Hồ
- Nghĩ về lối sống Việt Nam.

Ngoài ra ông còn dịch nhiều tác phẩm văn học Pháp - Mỹ sang tiếng Việt.

- Truyện ngắn chọn lọc của De Maupassant)
- Vỡ mộng
- Nông dân (Balzac)
- Miếng da lừa (Balzac)