Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

31 tháng 7, 2011

TIẾNG KÊU CỦA ẾCH


Một vị ẩn sĩ đạo đức nọ nổi tiếng là người có thể sai khiến được thú vật.
Một buổi tối nọ, ông đang tịnh niệm cầu nguyện, một con ếch không biết từ đâu cất tiếng kêu lên inh ỏi. Vị ẩn sĩ cố gắng tập trung ý chí vào lời cầu nguyện để không còn nghe tiếng ếch kêu nữa. Nhưng ông càng cố gắng, tiếng ếch càng kêu to. Không còn tự chế được nữa, vị ẩn sĩ quát lên: "Hãy câm miệng cho ta cầu nguyện được không?".
Mệnh lệnh đầy uy lực của nhà ẩn sĩ đã bịt miệng được chú ếch. Thinh lặng trở lại với không gian. Nhưng cũng chính lúc đó, nhà ẩn sĩ như nghe vang vọng trong tâm hồn ông một tiếng kêu khác. Ông nghe như có người nói với ông rằng: "Có lẽ Chúa cũng ưa thích tiếng kêu của ếch như lời cầu kinh của ngươi". Vị ẩn sĩ hỏi vặn lại: "Tiếng kêu của ếch mà cũng làm cho lỗ tai của Chúa vui được sao?". Tiếng kêu trong tâm hồn ông đáp trả: "Vậy thì ngươi có biết tại sao Chúa tạo ra âm thanh không?".
Vị ẩn sĩ chợt hiểu được bài học từ trong nội tâm... Ông đến bên cửa sổ và ra lệnh cho chú ếch: "Nào, hãy hát lên đi". Tiếng kêu của chú ếch vang lên, mấy chú ếch xung quanh cũng hòa theo một nhịp tạo thành một bài ca lúc trầm lúc bổng, lúc dặt dìu, lúc tha thiết... Ðêm vắng bỗng trở nên vui hơn.
Với sự khám phá trên đây, trái tim của nhà ẩn sĩ bỗng trở nên hài hòa với vũ trụ và lần đầu tiên trong đời, ông hiểu được thế nào là cầu nguyện.
Sự cầu nguyện thường cần phải có một khung cảnh thích hợp. Có một không gian đặc biệt dành cho cầu nguyện, có một quãng thời gian đặc biệt dành cho cầu nguyện, có một bầu khí đặc biệt dành cho cầu nguyện. Ðó là điều thiết yếu dành cho cuộc sống con người... Ðó là lý do hiện hữu của một bàn thờ nhỏ trong nhà, đó là mục đích của các ngôi thánh đường.
Tuy nhiên, sự cầu nguyện sẽ đánh mất của nó, nếu con người đóng khung nó trong một khung cảnh và bầu khí đặc biệt. Cầu nguyện là một gặp gỡ với Chúa và đồng thời cũng là một giao kết với tha nhân. Thiên Chúa, chúng ta không thể đóng khung trong bốn bức tường vắng lặng của nhà thờ. Con người, chúng ta phải gặp gỡ ngay trên chợ đời.
Thành ra, lời cầu nguyện đích thực phải là lời cầu nguyện mà con người có thể dâng lên Thiên Chúa trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ lúc nào, bằng tất cả cuộc sống. Lời cầu nguyện đích thực là lời cầu nguyện được thốt lên trong thời thuận tiện cũng như không thuận tiện. Lời cầu nguyện đích thực là cả một cuộc sống tuân phục ý Chúa, một cuộc sống hài hòa với tha nhân, một cuộc sống "xin vâng" trong từng phút giây.



Tác giả Veritas

30 tháng 7, 2011

NGƯỜI TỬ TÙ


Tại một nhà tù nọ, có một người đàn ông bị kết án tử hình. Nhưng người ta thấy anh không hề tỏ ra nao núng, trái lại lúc nào cũng vui tươi ca hát.
Ngày nọ, các quản giáo bắt gặp anh đang chơi tây ban cầm trong sân chơi của trại tù. Ðám đông bu quanh anh, lúc đầu còn nhút nhát, về sau mọi người cùng hát theo tiếng đàn của anh. Thấy thế, ban giám đốc nhà tù mới ra lệnh không cho anh được chơi đàn nữa.
Nhưng ngày hôm sau, tù nhân đã có bản án tử hình ấy vẫn tiếp tục ra sân chơi và đàn ca như mọi ngày. Ðám đông tù nhân cũng tuôn đến ca hát với anh. Không chịu nổi nữa, những người canh tù sấn đến túm lấy anh và chặt đứt những ngón tay của anh. Họ nghĩ rồi đây anh sẽ không còn chơi đàn được nữa và như vậy đám đông cũng không còn tụ tập được nữa. Nhưng ngày hôm sau, cũng người tử tội ấy, cũng đám đông ấy tụ tập lại trong sân tù và với đôi tay cụt, anh vẫn có thể đàn được những điệu nhạc càng thảm thiết hơn. Lần này, những tên canh tù lôi anh đi và đập nát chiếc đàn.
Ngày hôm sau, con người đáng thương ấy cũng trở lại sân chơi và cất tiếng hát vang. Tiếng hát ca của anh dặt dìu, tha thiết và mời gọi đến nỗi đám đông cũng kéo đến hòa cùng tiếng hát với anh. Lần này, những tên canh tù mới đưa anh đi và họ cắt lưỡi anh. Họ nghĩ rằng tiếng đàn đã bị dập tắt, tiếng ca cũng sẽ bị tắt lịm và như vậy, không còn ai sẽ tụ tập trong sân nữa.
Nhưng trước sự ngạc nhiên của mọi người, ngày hôm sau, người tử tội vẫn trở lại sân chơi. Lần này, anh không đàn, không hát, nhưng nhảy múa theo một điệu nhạc câm mà chỉ mình anh mới có thể nghe được. Không mấy chốc, đám đông tù nhân kéo đến và họ nhảy múa xung quanh con người khốn khổ ấy.
Câu chuyện trên đây nhắc chúng ta nhớ đến một vũ công Ấn Ðộ tên là Sudha Chandran. Chính lúc cô đạt đến tuyệt đỉnh của danh vọng cũng là lúc bàn chân phải của cô phải bị cưa. Nhưng người vũ công đầy ý chí này đã không bỏ cuộc... Sau khi bình phục, cô đã ráp chân giả và luyện tập cho đến khi nhuần nhuyễn trở lại như trước. Khi được hỏi: "Làm thế nào để có thể nhảy múa bình thường trở lại?". Cô trả lời: "Chúng ta không nhất thiết cần có chân mới có thể nhảy múa được".
Thiên Chúa không ban cho chúng ta một số lượng nén bạc đồng đều. Kẻ được năm nén, người được hai nén, kẻ chỉ được một nén... Một nén đó có thể là một nén của nghèo nàn, bất hạnh, rủi ro, mất mát. Nhưng trong Tình Yêu Quan Phòng của Chúa, nén bạc vẫn có thể sinh lời được những hoa trái của yêu thương, của tin tưởng, của lạc quan vui sống...
Chúng ta không nhất thiết cần có đôi chân mới nhảy múa được. Chúng ta có thể nhảy múa với tâm hồn phấn khởi, chúng ta có thể ca hát với lòng tin yêu, vui sống..
Không gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Chúa. Dù tù đày, dù bệnh tật, dù khốn khổ đến đâu, nếu chúng ta có lòng mến, thì cuộc sống trơ trụi, nghèo hèn của chúng ta vẫn luôn là bài ca chúc tụng, tri ân dâng lên Chúa.



Tác giả Veritas

29 tháng 7, 2011

MỘT TIẾNG CÁM ƠN


Trong một bài huấn đức ngắn ngủi trước khi đọc kinh truyền tin, Ðức Gioan Phaolô I, vị Giáo Hoàng của mỉm cười, đã kể một câu chuyện như sau:
Trong một gia đình nọ, một người đàn bà phải lo phục dịch cho một người chồng, một người anh và hai người con trai lớn. Bà phải làm tất cả mọi sự trong nhà: từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ đến quét dọn trong nhà. Một ngày Chúa Nhật nọ, sau một buổi sáng đi dạo ngoài trời trở về, những người đàn ông bỗng nhận thấy có một điều lạ trong nhà, bàn ăn đã được chuẩn bị cho bữa trưa, nhưng thay vì thức ăn, họ chỉ thấy toàn cỏ khô. Mọi người đều nhao nhao phản đối người đàn bà... Chờ cho mọi người im tiếng, người đàn bà mới bình tĩnh giải thích:
"Tất cả thức ăn đều có sẵn rồi, nhưng cho phép tôi được nói một điều. Tôi phải chuẩn bị thức ăn hằng ngày cho các người, tôi phải dọn dẹp trong nhà, tôi phải giặt giũ quần áo cho các người, tôi phải làm mọi sự trong nhà này, nhưng chưa bao giờ các người mở miệng khen lấy một tiếng, hay nói một lời cám ơn... Các người chỉ chực có một thiếu sót của tôi để la ó, phản đối mà thôi".
Vô ơn là thái độ thường xuyên của mỗi người trong chúng ta. Chúng ta dễ thấy những thiếu sót của người khác đối với chúng ta, nhưng chúng ta lại thiếu nhạy cảm đối với những gì người khác đang làm cho chúng ta. Một chút tế nhị, một chút cảm thông, một lời nói an ủi vỗ về, một tiếng cám ơn, đó là men làm dậy niềm vui trong cuộc sống của chúng ta.


Tác giả Veritas

28 tháng 7, 2011

TẠO CHỮ CHẠY TRÊN THANH TIÊU ĐỀ CỦA BLOG

(TẠO CHỮ CHẠY TRÊN THANH TIÊU ĐỀ CỦA BLOG),Các bạn đưa code dưới đây vào blog, và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp nhé...

<script>
var txt="NỘI DUNG ";
var espera=200;
var refresco=null;
function rotulo_title() {
document.title=txt;
txt=txt.substring(1,txt.length)+txt.charAt(0);
refresco=setTimeout("rotulo_title()",espera);
}
rotulo_title();
</script>

NHỮNG KỶ NIỆM NHỎ


Tổng thống Wilson của Hoa Kỳ, người đã đưa nước Mỹ can thiệp vào thế chiến thứ I, là người rất thận trọng đối với những kỷ niệm nhỏ.
Lần kia, ông và phu nhân cùng với nhiều nhân vật cấp cao trong chính phủ dừng lại một thành phố thuộc tiểu bang Montana.
Cảnh sát làm hàng rào không cho bất cứ ai đến gần vị tổng thống. Nhưng, không hiểu làm thế nào mà có hai cậu bé đã chui lọt hàng rào cảnh sát để đến gần chỗ ngồi của tổng thống. Hai cậu bé ngắm nhìn một cách say sưa vị nguyên thủ quốc gia. Một cậu bé tìm cách tặng cho kỳ được lá cờ nhỏ bé của nước Mỹ mà em đang cầm trên tay. Cảnh sát cố tình ngăn chận cậu bé, nhưng bà Wilson đã đưa tay đón lấy lá cờ và vẫy tay em một cách nhiệt tình.
Cậu bé khác cảm thấy buồn hiu vì em không có gì để dâng tặng cho tổng thống. Em cố gắng mò mãi trong túi quần và cuối cùng lôi ra được một đồng xu nhỏ. Em cố gắng vượt qua mọi chướng ngại để chạy đến trao cho tổng thống. Em sung sướng vô cùng, bởi vì chính tổng thống Wilson là người chìa tay ra để đón nhận món quà của em với tất cả trang trọng.
Năm năm sau, tổng thống Wilson qua đời. Bà Wilson xếp đặt lại các đồ dùng quen thuộc của chồng. Mở chiếc ví của ông, bà thấy có một bọc giấy được giữ gìn cẩn thận. Tháo chiếc bọc giấy, bà nhận ra ngay tức khắc đồng xu nhỏ mà cậu bé đã tặng cho chồng bà cách đây năm năm. Ông quý đồng xu nhỏ ấy đến độ đi đâu ông cũng mang nó theo.
Thiên Chúa cũng đối xử với chúng ta như thế. Ngài giàu có biết bao, nhưng những đồng xu nhỏ mà chúng ta trao tặng cho Ngài, Thiên Chúa đón nhận và cất giữ như báu vật... Một Thiên Chúa giàu sang dường như không ưa thích của cải dư dật của chúng ta cho bằng những đồng xu nhỏ của lòng thành, sự quảng đại, những âm thầm hy sinh, phục vụ quên mình của chúng ta...
Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy được cái nhìn trang trọng của Chúa đối với lòng thành của con người. Lần kia, Ngài vào đền thờ và quan sát những người đang dâng cúng tiền của. Ai ai cũng bỏ tiền vào hòm, chợt có một người đàn bà góa chỉ bỏ có một đồng xu nhỏ. Vậy mà Ngài đã tuyên bố: Người đàn bà này đã dâng cúng nhiều hơn ai hết, bởi vì trong khi mọi người bố thí những của dư thừa của mình, còn người đàn bà nghèo này lại dâng cúng tất cả những gì mình có để độ nhật...
Thiên Chúa luôn trân trọng và quý mến tất cả những gì chúng ta dâng tặng Ngài. Những lễ vật càng đơn sơ, nhỏ bé dưới mắt người đời, càng có giá trị trước mặt Chúa. Chỉ có Chúa mới thấy được giá trị của những âm thầm đau khổ, của những hy sinh quên mình từng ngày, của những việc làm vô danh...


Tác giả Veritas

27 tháng 7, 2011

ÁNH SÁNG CHO ÐỀN THỜ


Tại một khu phố cổ của Ấn Ðộ, trên đường cũng như trong nhà thường không có đèn. Giữa những khu phố như thế, thỉnh thoảng người ta thấy mọc lên một ngôi đền Ấn Giáo. Dĩ nhiên, trong những ngôi đền như thế, ánh sáng cũng không bao giờ được đốt lên thường xuyên. Dù vậy, từ trên nóc đền thờ cũng như dọc theo bốn bức tường, người ta thấy có treo những chiếc lồng đèn. Khoảng trống trong những chiếc lồng đèn ấy vừa vặn để cho vào một chiếc đèn dầu. Bình thường, ngôi đền thờ vắng lạnh vì tăm tối. Nhưng, cứ mỗi sáng sớm, khi các tín hữu dùng đèn soi lối để đi qua các khu phố, họ cũng mang chính ngọn đèn ấy và đặt vào trong những chiếc lồng đèn trong đền thờ. Thành ra, khi mỗi tín hữu đặt ngọn đèn của mình vào trong các lồng đèn, thì ngôi đền thờ bỗng sáng rực lên một cách kỳ lạ...
Ngôi đền thờ chỉ sáng lên nhờ chính những ngọn đèn mà các tín hữu mang đến. Ðó có lẽ phải là hình ảnh đích thực của đời sống đạo chúng ta.
Chúng ta lãnh nhận đức tin từ một cộng đồng Giáo Hội và đức tin của chúng ta chỉ có thể sống và lớn mạnh trong cộng đồng Giáo Hội mà thôi. Không ai có thể là người tín hữu Kitô mà có thể ở ngoài Giáo Hội.
Cộng đồng giáo xứ nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên trong đức tin thường được biẻu trưng bằng một ngôi thánh đường. Chính nơi đó người tín hữu Kitô gặp gỡ nhau, chính nơi đó, người tín hữu Kitô chia sẻ và củng cố đức tin cho nhau. Ngôi thánh đường sẽ chỉ là một đền thờ lạnh tanh và tăm tối nếu mỗi người tín hữu không mang đến chính ánh sáng của mình. Mỗi người một ít, nhưng chính nhờ sự đóng góp ấy mà ngôi đền thờ trở nên rực sáng và tràn đầy sức sống.
Mỗi một người tín hữu Kitô trong cộng đồng Giáo Hội cũng giống như một ánh đèn chiếu sáng trong tay để làm cho ngôi thánh đường của cộng đồng giáo xứ được sáng lên.


Tác giả Veritas

26 tháng 7, 2011

Soạn bố cục như những nhà chuyên nghiệp

Từ những sự gợi ý của các nhà họa sĩ, các nhiếp ảnh gia đã học được rằng bố cục của bức ảnh không chỉ là nơi mà bạn đặt chủ đề vào. Ánh sáng, phối cảnh và độ tương phản đều đóng một vài trò trong việc tạo ra một bức ảnh đẹp và sự thật là chúng ta có thể sử dụng chúng. Dưới đây là các hướng dẫn của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp giúp bạn không chỉ cải thiện khả năng chụp ảnh mà còn giúp bạn quan sát và tìm ra các góc nhìn tốt hơn trong chụp ảnh. 




1. Nhấn mạnh các điểm nổi bật:

Đôi mắt của chúng ta luôn bị thu hút bởi những vùng sáng nhất trong bức ảnh. Hãy sử dụng đặc tính này để soạn bố cục. Một bức chụp gần của một bông hoa được một tia sáng chiếu vào cho ra một bức ảnh gây ấn tượng hơn là chụp nhiều bông hoa giống nhau dưới bóng râm của một gốc cây nào đó.


Hãy tìm vùng tương phản trong ánh sáng và soạn bố cục xung quanh những vùng sáng nhất trong khung cảnh. Sử dụng độ phơi sáng chính xác là điều cần thiết, hãy dùng chế độ đo sáng điểm (spot meter) để đọc chủ đề và dùng histogram để bảo đảm rằng các điểm nổi bật không bị quá sáng.


2. Lập lại các hoa văn hoặc các mẫu:

Các hoa văn lập đi lập lại của một chủ đề hoặc một khung cảnh mang lại một bố cục hiệu quả. Các hoa văn lập lại xuất hiện ở khắp nơi nếu bạn chú ý quan sát, ví dụ như khung cảnh lá rơi nhiều vào mùa thu hoặc đơn giản là các đường gân của một chiếc lá riêng biệt.


Trong bất cứ trường hợp nào, cô lập các mẫu hoặc hoa văn được lập lại đó và lấp đầy khung hình với các mẫu đó. Sử dụng ánh sáng bên cạnh hoặc ánh sáng phía sau để nhấn mạnh các thành phần và kết cấu của chủ đề.



3. Sử dụng các đường mép:

Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều biết quy tắc 1/3 – chia khung hình ra làm 3 phần bằng nhau theo chiều dọc và chiều ngang, đặt chủ đề của bạn tại điểm giao nhau của những đường chia đó. Tuy nhiên,bức ảnh sẽ trông sáng tạo hơn nếu bạn đặt các chủ đề của bạn sát vào đường mép của khung hình ví dụ như sát về phía phải hoặc phía dưới khung hình, làm mờ các chi tiết còn lại và hãy nhìn xem nó tạo cảm giác như thế nào.


4. Thay đổi góc nhìn:

Tất cả chúng ta đều đã từng phóng to hoặc thu nhỏ một vài chủ thể trong bức ảnh để loại bỏ một vài yếu tố khác. Thỉnh thoảng, mặc dù chúng ta có tiền cảnh mình mong muốn nhưng hậu cảnh lại có quá nhiều hoặc quá ít các yếu tố mà chúng ta cần. Phóng to chủ thể một cách đơn độc sẽ không hiệu quả.


Khoảng cách và độ dài tiêu cự thay đổi kích thước của chủ thể và mối liên hệ của nó với hậu cảnh. Tăng kích cỡ hậu cảnh bằng cách sử dụng kỹ thuật chụp cảnh xa để duy trì kích cỡ liên quan của chủ thể trong khung hình. Giảm kích cỡ của hậu cảnh bằng cách tới gần hơn và sử dụng ống kính góc rộng.



5. Đặt khung cho cảnh vật:

Tạo một cái khung cho chủ đề chính bằng cách bố trí một chủ thể khác đứng trước nó. Các khung hình tự nhiên như những cái cây hoặc các tảng đá, các cấu trúc do con người làm ra như lối vào cửa, các hình vòm của những chiếc cầu hoặc cửa sổ. Tạo khung cho cảnh vật thu hút đôi mắt người xem vào chủ thể của bạn và tránh những khoảng trống gây xao lãng chủ đề xung quanh nó.



6. Tập trung vào màu sắc:
Các màu sáng thường thu hút sự chú ý của chúng ta, và trong nhiếp ảnh, các màu sáng có thể là một yếu tố gây ấn tượng. Nó có thể là một cái nhị hoa của cây hoa huệ hoặc màu sắc đậm lúc mặt trời lặn. Vì vậy, để có một bố cục thành công, các màu sắc mạnh thường được sử dụng để làm trung tâm của khung hình.


Điều quan trọng là cần phải tạo ra các vùng tương phản giữa các màu sắc sáng với bóng râm hoặc các màu tối hơn để làm nổi bật chủ đề. Các tông màu tối hoặc một bóng râm của tiền cảnh sẽ dẫn đôi mắt hướng đến phần sáng nhất của khung hình.




7. Xác định các kết cấu:

Tạo ra các vùng tương phản trong bố cục giúp xác định kết cấu của bức ảnh. Trong các khung cảnh nơi mà ánh sáng chiếu một góc thấp xuống bề mặt của mặt mất, thường xảy ra khi mặt trời thấp xuống bầu trời nhưng không ở dưới đường chân trời, loại ánh sáng này làm xuất hiện rõ các kết cấu của khung cảnh mà bạn có thể sử dụng như một yếu tố trong các bức ảnh của bạn. Hãy nhớ phơi sáng những phần sáng nhất của khung cảnh và tránh bị quá sáng ở các điểm nổi bật.




8. Khoảng trống cho ảnh hoạt động:


Khi soạn bố cục cho các tấm chụp động vật hoang dã, cụ thể là những chủ thể di chuyển theo hàng nganng, hãy để một khoảng trống trong bố cục của chủ thể để người xem có thể thấy được hướng chuyển động của chủ thể, vì người xem thường muốn thấy nơi mà chủ thể muốn di chuyển đến.


Khi di chuyển ống kính theo một chủ thể di chuyển nhanh, một khoảng trống rộng cũng cung cấp một vùng đệm để bảo đảm bạn có thể nắm bắt toàn bộ chủ thể trong khung hình. Khi sử dụng autofocus, thiết lập máy ảnh chụp theo continous focus và khóa điểm lấy nét trước khi chụp, hệ thống autofocus của máy ảnh sẽ di chuyển theo sự chuyển động của chủ thể.
9. Các tông màu tương phản:

Soạn bố cục của bức ảnh với các vùng sáng và tối trái ngược nhau để tạo ra một độ căng ấn tượng trong bức ảnh. Tìm kiếm những chủ thể mà ánh sáng mặt trời chiếu sáng vào một bên và tối phía còn lại. Độ phơi sáng khác nhau giữa 2 vùng đó nên có ít nhất 3 đến 4 khẩu, đủ để tạo ra một vùng tương phản mạnh mẽ. Các đường ranh giới giữa 2 vùng sáng tối là một yếu tố sáng tạo mạnh mẽ, các đường cong hoặc đường hình chữ S chia 2 ra vùng sáng tối tạo cảm giác tương phản mạnh hơn các đường ngang và đường dọc.



10. Ống kính góc rộng:

Đối với ảnh phong cảnh, ống kính góc rộng giúp nắm bắt được nhiều khung cảnh ấn tượng. Chúng làm việc tốt trong việc tạo ra phối cảnh hiệu quả, nó thể hiện một tiền cảnh rộng và rõ nét tương phản với một hậu cảnh nhỏ. Ống kính góc rộng bắt bạn nhìn vào tiền cảnh và hãy sử dụng đặc tính này để tạo ra một bức ảnh hấp dẫn và ấn tượng.

Đưa máy xuống thấp để làm tiền cảnh nổi bật. Sử dụng khẩu độ f/16 là lý tưởng, lấy nét vào một vật gì gần đó nhưng không nên là vật gần nhất của khung cảnh, bạn sẽ có nhiều độ sâu trường ảnh hướng về phía sau của bức ảnh.




Cuối cùng, để có một bức ảnh đẹp thì chúng ta nên dùng tripod. Chúng ta đều biết tripod giúp chúng ta duy trì được độ sắc nét và tạo điều kiện thuận lợi để soạn bố cục cho bức ảnh.

 (Theo Outdoorphotographer)

Chữ chạy lên chỉ chuột dừng lại

( Các bạn hãy đặt CODE dưới đây vào blog, các bạn sẽ có bài viết chạy lên,khi cần dừng thì chỉ chuột bài viết sẽ dừng lại).Những chữ bôi xanh có thể thay đổi được, màu chữ, cỡ chữ, chiều dài,rộng...
<p>
            <font color="#800517" size="3"><marquee align="center" direction="up" height="200" onmouseout="this.start()" onmouseover="this.stop()" scrollamount="1" width="100%"><span style="font-size: 18px">NOI DUNG BAI VIET </span></marquee></font></p>

Code bướm bay

(Chép code này vào nơi bạn muốn đặt trên blog, bạn sẽ có những cô bướm xinh đẹp bay trong Blog.)
<div><embed allowScriptAccess="never" allowNetworking="internal" enableJavaScript="false" src="http://www.crazyprofile.com/butterfly/Butterfly.swf?nr=6&type1=0&type2=3&type3=1&type4=4 &type5=5&type6=2" width=350 height=300 wmode="transparent"><br><div><a href="http://www.crazyprofile.com/butterfly/butterflies.asp" target="_blank">Butterflies at crazyprofile.com</a></div>

VẾT SẸO NƠI BÀN CHÂN


Ông Khấu Chuẩn, người đời nhà Tống, đất Hạ Bì, lúc nhỏ là một cậu bé lêu lổng, ham chơi. Bà mẹ vốn là người nghiêm khắc, nên thường hay quở phạt ông. Tuy nhiên, tính nào vẫn tật ấy, Khấu Chuẩn vẫn không thay đổi. Một hôm, ông trốn học đi chơi, bà mẹ giận quá cầm quả cân ném phải chân ông, máu chảy đầm đìa... Từ đó, ông đã bỏ hẳn tính lêu lổng phóng túng, chỉ lo chuyên cần học tập. Về sau đỗ đạt, ông được bổ làm tể tướng. Mỗi khi sờ đến vết sẹo ở bàn chân, ông khóc nức nở: "Chính vết thương này đã làm ta nên người".
Sống là một cuộc chiến đấu không ngừng. Thương tích dường như là một điều thiết yếu trong cuộc sống. Vấp ngã là điều thường tình trong thân phận con người. Chúng ta không nhìn lại những vết sẹo trong tâm hồn để nuối tiếc quá khứ, nhưng để nhận rõ dấu chỉ của một tình thương bao la cao cả hơn. Phải, Thiên Chúa mạnh hơn sự chết và tội lỗi của con người. Nói như thánh Phaolô: nơi nào tội lỗi càng nhiều, nơi đó ân sủng của Chúa càng dồi dào.


Tác giả Veritas

Code đếm số lần đọc và số người online

(các bạn dán code này vào nơi mình muốn đặt sẽ có được như hình trên)
<object allowscriptaccess="always" data="http://static.99widgets.com/counters/swf/counters.swf?id=719313_2&amp;ln=en" height="200" id="counters99" type="application/x-shockwave-flash" width="175" wmode="transparent"><param name="allowscriptaccess" value="always" /><param name="movie" value="http://static.99widgets.com/counters/swf/counters.swf?id=719313_2&amp;ln=en" /><param name="wmode" value="transparent" /><embed allowscriptaccess="always" height="200" src="http://static.99widgets.com/counters/swf/counters.swf?id=719313_2&amp;ln=en" type="application/x-shockwave-flash" width="175" wmode="transparent"></embed><a href="http://www.mpthrill.com/online-casino-reviews/europalace-casino.html"><br />
    EURO PALACE CASINO</a> <a href="http://www.onlinecasinolist.org/casino-vip-players">Online Casino VIP</a> <a href="http://www.99counters.com/">FREE COUNTER</a> <a href="http://www.superonlinecasino.com/bonuses/bonus-codes">BEST CASINO BONUSES</a> <a href="http://www.onlinecasinoextra.com/golden-tiger-casino-onlinecasinoreview.html">GOLDEN TIGER</a></object>



25 tháng 7, 2011

HẠT GIỐNG RƠI XUỐNG ÐẤT CÓ THỐI ÐI...


Giacôbê, vị thánh mà Giáo Hội kính nhớ hôm nay là con ông Giêbêđê và bà Salomê và là anh của thánh Gioan tông đồ. Người ta quen gọi thánh Giacôbê Tiền để phân biệt với thánh Giacôbê, giám mục đầu tiên của Giêrusalem, được gọi là Giacôbê Hậu, kính ngày 03/5 cùng với thánh Philipphê.
Giacôbê và Gioan là hai anh em được Chúa Giêsu kêu gọi sau khi Ngài đã chiêu mộ hai anh em Phêrô và Anrê. Phúc Âm thánh Matthêu thuật lại: Hai anh em ông được Chúa gọi ở bờ hồ Genezareth, trong lúc đang ở trong thuyền vá lưới với cha. Ðược Chúa gọi, hai ông bỏ thuyền và người cha để theo Chúa ngay lập tức. Ðiều này chứng tỏ lòng hăng hái nhiệt thành của hai anh em, nên hai người được Ngài cho biệt hiệu là "con cái của sấm chớp" như chúng ta thấy xảy ra ít là trong hai trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất khi người xứ Samaria ngăn cản không cho Chúa Giêsu và đoàn môn đệ đi qua lãnh thổ của họ để tiến về Giêrusalem, hai anh em Giacôbê đã hỏi Thầy: "Thưa Thầy, Thầy có bằng lòng để chúng tôi khiến lửa trên trời xuống thiêu hủy họ không?".
Sau đó, trong chuyến đi Giêrusalem lần cuối cùng, cả hai đã đến xin ngồi bên phải và bên trái Thầy, khi Chúa Giêsu sẽ thống trị trong vinh quang. Và khi không hiểu hoàn toàn ý nghĩa câu hỏi của Chúa: "Anh em có uống được chén Ta sẽ uống không?", hai ông đã nhất quyết thưa: "Chúng tôi uống được". Vì thế, sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, như các môn đệ khác, Giacôbê cũng can đảm làm chứng những điều mắt thấy tai nghe về Thầy Giêsu, dầu bị cầm tù, đòn vọt, nhưng đã vui mừng vì được đau khổ vì Chúa Giêsu.
Năm 42, vua Hêrôđê, cháu của Hêrôđê cả, người đã âm mưu giết con trẻ Giêsu, đã bách hại một số thủ lĩnh của các tín hữu Kitô, trong số đó có cả thánh Giacôbê, như sách Tông Ðồ Công Vụ ghi: "Cùng thời kỳ ấy, vua Hêrôđê ra tay bắt bớ và làm khổ mấy người trong Giáo Hội, vua đã truyền chém ông Giacôbê, anh của ông Gioan. Thấy điều này làm vừa lòng người Do Thái, ông lại bắt cả ông Phêrô nữa".
Với nguồn tin này, chúng ta biết thánh Giacôbê là vị tông đồ đầu tiên đã đổ máu đào minh chứng cho niềm tin của mình.
Trong thời nội chiến 1936-1939 tại Tây Ban Nha, các quân phiến loạn đốt nhà thờ, nhà thương, tu viện và giết hại nhiều linh mục cũng như nữ tu. Ngày nọ, một vị linh mục già nua bị phiến quân bắt và bị kết án tử hình. Khi bị trói và dẫn đến trước mặt đội lính hành quyết, cha nói với tên trưởng toán: "Xin anh làm ơn cắt dây trói này, để tôi có thể giơ tay chúc lành cho anh và xin Thiên Chúa cũng tha thứ và chúc lành cho các anh".
Lịch sử ghi nhận đa số các tông đồ đã kết thúc cuộc đời chứng tá cho niềm tn bằng những cái chết đau thương, khởi đầu cho những lớp người chứng tá khác trải qua bao thế hệ. Và cũng như vị linh mục trong câu chuyện trên, hàng trăm, hàng ngàn chứng nhân của niềm tin vẫn còn đang bị giam cầm, tra vấn, đày đọa vì niềm tin. Họ chấp nhận những khổ hình một cách bình thản, không oán hận, trái lại, noi gương Chúa Giêsu, họ sẵn sàng tha thứ cho những ngươi làm khổ họ.
"Hạt giống rơi xuống đất có mục nát và chết đi, mới nảy mầm và phát sinh hoa trái". Không gì minh chứng hùng hồn cho lời tuyên bố này của Chúa Giêsu bằng những cuộc sống chứng tá của các tín hữu Kitô đang chịu đau khổ, giam cầm và tử hình vì niềm tin.

Tác giả Veritas

Code bướm bay

(Chép code dưới đây vào nơi bạn muốn đặt trên blog)
<div><embed allowScriptAccess="never" allowNetworking="internal" enableJavaScript="false" src="http://www.crazyprofile.com/butterfly/Butterfly.swf?nr=6&type1=0&type2=3&type3=1&type4=4 &type5=5&type6=2" width=350 height=300 wmode="transparent"><br><div><a href="http://www.crazyprofile.com/butterfly/butterflies.asp" target="_blank">Butterflies at crazyprofile.com</a></div>

24 tháng 7, 2011

MỘT LỜI THỀ HỨA


Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1990 vừa qua, du khách trên khắp thế giới đã đổ xô về làng Oberammergau bên Tây Ðức để thưởng thức tuồng Thương Khó Chúa Giêsu... Việc diễn tuồng Thương Khó này là một lời thề hứa mà dân làng Oberammergau đã trung thành giữ từ trên 400 năm nay.
Năm 1633, một nạn dịch khủng khiếp đã giết hại không biết bao nhiêu sinh mạng trong vùng Bavaria. Ðể đề phòng nạn dịch, dân làng Oberammergau đã đóng kín các cửa làng để không một người lạ mặt nào có thể lọt vào trong làng... Chẳng may, một người đào huyệt trong làng đã bị lây. Anh ta quyết định được chết trong ngôi làng thân yêu của mình. Anh đã qua mắt được những người canh cửa để lọt vào trong và rồi lây bệnh cho nhiều người khác trong làng...
Chỉ trong vòng hai tuần lễ, 88 người dân làng đã bị thiệt mạng, ngay cả hai vị linh mục trong xứ cũng không tránh khỏi ôn dịch. Một vị linh mục khác được sai đến. Dân làng không biết làm gì khác hơn là cùng với vị linh mục đến trước Thánh Thể Chúa để thề hứa. Qua sự cam đoan của linh mục chính xứ cũng như của những người đại diện, toàn dân đã cam kết rằng nếu được Chúa cho tai qua nạn khỏi, họ sẽ trình diễn tuồng Thương Khó của Chúa cứ 10 năm một lần...
Năm 1634, nghĩa là một năm sau khi nạn dịch chấm dứt, dân làng Oberammergau đã giữ lời hứa với Chúa. Già trẻ lớn bé, tất cả mọi người trong làng đã sốt sắng tham dự vào việc trình diễn tuồng Thương Khó. Lần trình diễn đầu tiên ấy chỉ thu hút được khoảng 200 khán giả đến từ các làng lân cận. Và kể từ năm 1680, họ đã quyết định trình diễn 10 năm một lần. Ðến năm 1770 thì khách thập phương đã bắt đầu đổ xô về Oberammergau...
10 năm một lần: khoảng cách của 10 năm là để dân làng được chuẩn bị chu đáo hơn. Diễn viên của vở tuồng phải là người dân làng. Các nhân vật được chọn lựa và huấn luyện kỹ càng. Riêng người được chọn đóng vai Chúa Giêsu và Ðức Mẹ sẽ được dân làng chào hỏi một cách kính cẩn bằng chính danh hiệu của Chúa Giêsu và Ðức Mẹ. Và trong suốt thời gian chuẩn bị cũng như trình diễn, tất cả mọi nhân vật đều được mời gọi để sống chính tâm tình của các nhân vật lịch sử trong vở tuồng... Vì là một lời thề của tổ tiên để lại, cho nên đêm trước buổi trình diễn đầu tiên, toàn dân làng sẽ tham dự Thánh lễ và sốt sắng rước Mình Thánh Chúa. Buổi tình diễn sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng và kết thúc vào lúc 5 giờ chiều... Và vì đây là một buổi trình diễn có tính cách tôn giáo, cho nên toàn dân làng Oberammergau không cho phép bất cứ một cuộc thu hình nào.
Kinh thánh thuật lại rằng trên đường tiến về Ðất Hứa, có lần nhiều người Do Thái bị rắn cắn chết giữa sa mạc.. Chúa đã truyền lệnh cho Môi Sen đúc một con rắn đồng và treo lên cây. Tất cả những ai bị rắn cắn nhìn vào con rắn đồng ấy đều được chữa lành...
Chúa Giêsu đã ví con rắn đồng ấy với chính Ngài bị treo trên thập giá. Ngài mời gọi chúng ta hãy ngắm nhìn Ngài trong cảnh bị treo ấy. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá đã gắn liền với tội lỗi của từng người trong chúng ta. Người dân làng Oberammergau đã hiểu được mối tương quan ấy. Họ diễn lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu để tưởng nhớ công lao cứu sống của Ngài.
Một cách nào đó, mỗi người chúng ta cũng là một diễn viên của vở tuồng Thương Khó Chúa Giêsu. Mỗi người chúng ta được mời gọi để sống chính tâm tình của Chúa Giêsu. Tân tình của Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn chính là cảm mến, vâng phục, yêu thương đối với Chúa Cha và quảng đại, tha thứ đối với tha nhân. Ngắm nhìn Ngài trên thập giá, chúng ta cũng được mời gọi sống lại tâm tình ấy. Và đó cũng chính là sức sống của người Kitô chúng ta, bởi vì người Kitô luôn được mời gọi để sống cho Thiên Chúa và tha nhân...
 Tác giả Veritas

CHỮ CHẠY THEO CHUỘT

ĐỂ TRANG TRÍ CHO THÊM VUI MẮT VỚI HIỆU ỨNG CHỮ CHẠY THEO CHUỘT , BẠN CHỈ CẦN CHÉP DÒNG CODE SAU:
(những chỗ bôi đỏ , các bạn có thể chỉnh sửa theo ý muốn)
<style type="text/css">
/* Circle Text Styles */
#outerCircleText {
/* Optional - DO NOT SET FONT-SIZE HERE, SET IT IN THE SCRIPT */
font-style: italic;
font-weight: bold;
font-family: 'comic sans ms', verdana, arial;
color: BLUE;
/* End Optional */
/* Start Required - Do Not Edit */
position: absolute;top: 0;left: 0;z-index: 3000;cursor: default;}
#outerCircleText div {position: relative;}
#outerCircleText div div {position: absolute;top: 0;left: 0;text-align: center;}
/* End Required */
/* End Circle Text Styles */</style>
<p>
    (CHỮ CHAY THEO CHUỘT)<script type="text/javascript">
/* Circling text trail- Tim Tilton
   Website: http://www.tempermedia.com/
   Visit: http://www.dynamicdrive.com/ for Original Source and tons of scripts
   Modified Here for more flexibility and modern browser support
   Modifications as first seen in http://www.dynamicdrive.com/forums/
   username:jscheuer1 - This notice must remain for legal use
   */
;(function(){
// Your message here (QUOTED STRING)
var msg = "chữ chạy the chuột";
/* THE REST OF THE EDITABLE VALUES BELOW ARE ALL UNQUOTED NUMBERS */
// Set font's style size for calculating dimensions
// Set to number of desired pixels font size (decimal and negative numbers not allowed)
var size = 20;
// Set both to 1 for plain circle, set one of them to 2 for oval
// Other numbers & decimals can have interesting effects, keep these low (0 to 3)
var circleY = 0.75; var circleX = 2;
// The larger this divisor, the smaller the spaces between letters
// (decimals allowed, not negative numbers)
var letter_spacing = 5;
// The larger this multiplier, the bigger the circle/oval
// (decimals allowed, not negative numbers, some rounding is applied)
var diameter = 10;
// Rotation speed, set it negative if you want it to spin clockwise (decimals allowed)
var rotation = 0.4;
// This is not the rotation speed, its the reaction speed, keep low!
// Set this to 1 or a decimal less than one (decimals allowed, not negative numbers)
var speed = 0.3;
////////////////////// Stop Editing //////////////////////
if (!window.addEventListener && !window.attachEvent || !document.createElement) return;
msg = msg.split('');
var n = msg.length - 1, a = Math.round(size * diameter * 0.208333), currStep = 20,
ymouse = a * circleY + 20, xmouse = a * circleX + 20, y = [], x = [], Y = [], X = [],
o = document.createElement('div'), oi = document.createElement('div'),
b = document.compatMode && document.compatMode != "BackCompat"? document.documentElement : document.body,
mouse = function(e){
 e = e || window.event;
 ymouse = !isNaN(e.pageY)? e.pageY : e.clientY; // y-position
 xmouse = !isNaN(e.pageX)? e.pageX : e.clientX; // x-position
},
makecircle = function(){ // rotation/positioning
 if(init.nopy){
  o.style.top = (b || document.body).scrollTop + 'px';
  o.style.left = (b || document.body).scrollLeft + 'px';
 };
 currStep -= rotation;
 for (var d, i = n; i > -1; --i){ // makes the circle
  d = document.getElementById('iemsg' + i).style;
  d.top = Math.round(y[i] + a * Math.sin((currStep + i) / letter_spacing) * circleY - 15) + 'px';
  d.left = Math.round(x[i] + a * Math.cos((currStep + i) / letter_spacing) * circleX) + 'px';
 };
},
drag = function(){ // makes the resistance
 y[0] = Y[0] += (ymouse - Y[0]) * speed;
 x[0] = X[0] += (xmouse - 20 - X[0]) * speed;
 for (var i = n; i > 0; --i){
  y[i] = Y[i] += (y[i-1] - Y[i]) * speed;
  x[i] = X[i] += (x[i-1] - X[i]) * speed;
 };
 makecircle();
},
init = function(){ // appends message divs, & sets initial values for positioning arrays
 if(!isNaN(window.pageYOffset)){
  ymouse += window.pageYOffset;
  xmouse += window.pageXOffset;
 } else init.nopy = true;
 for (var d, i = n; i > -1; --i){
  d = document.createElement('div'); d.id = 'iemsg' + i;
  d.style.height = d.style.width = a + 'px';
  d.appendChild(document.createTextNode(msg[i]));
  oi.appendChild(d); y[i] = x[i] = Y[i] = X[i] = 0;
 };
 o.appendChild(oi); document.body.appendChild(o);
 setInterval(drag, 25);
},
ascroll = function(){
 ymouse += window.pageYOffset;
 xmouse += window.pageXOffset;
 window.removeEventListener('scroll', ascroll, false);
};
o.id = 'outerCircleText'; o.style.fontSize = size + 'px';
if (window.addEventListener){
 window.addEventListener('load', init, false);
 document.addEventListener('mouseover', mouse, false);
 document.addEventListener('mousemove', mouse, false);
  if (/Apple/.test(navigator.vendor))
   window.addEventListener('scroll', ascroll, false);
}
else if (window.attachEvent){
 window.attachEvent('onload', init);
 document.attachEvent('onmousemove', mouse);
};
})();
</script>
CHÚC CÁC BẠN VUI VỚI HIỆU ỨNG NÀY

23 tháng 7, 2011

NHỮNG LỌ ÐỰNG MUỐI TIÊU


Sưu tầm là một giải trí rất phổ thông hiện nay. Người ta sưu tầm tem, nhãn hiệu, lon bia, chai lọ, sách quý... và lâu lâu đem triển lãm.
Tại một nhà thờ nọ tại Chicago bên Hoa Kỳ, trong một cuộc triển lãm các vật sưu tầm, người ta thấy có cả một khu dùng để triển lãm các lọ đựng muối tiêu. Một ông khách nọ vừa bước vào, sau khi mua một cái bánh Hamburger ở cửa vào, đã vội vã đi một vòng quan sát. Khi tới khu triển lãm các lọ đựng muối tiêu, ông mới sực nhớ ra cái Hamburger của mình nhạt quá. Thế là ông đã cầm lấy một lọ muối và xốc nhiều lần. Nhưng xốc đến lọ thứ mười hai mà ông vẫn chưa thấy muối. Ông đành phải trở lại cửa xin người bán hàng cho ít muối và phàn nàn: "Gần hai trăm cái lọ muối thế kia mà không có lấy một hột muối".
Ðó là hình ảnh của cuộc đời Kitô chúng ta. Mang lấy danh hiệu là muối đất, nhưng lắm lúc chúng ta chỉ là những lọ trống không. Muối dùng để ướp đồ ăn cho khỏi ươn thối. Muối dùng để sát trùng, chữa những vết thương. Muối dùng để nêm cho thức ăn được thêm đậm đà...
Trong một xã hội đang thối rữa vì những tệ đoan, người Kitô cần phải là muối để thanh tẩy và đem lại cho cuộc sống thêm đậm đà hương vị. Một lời nói, một hành động của chúng ta, nếu có chút muối của Ðức Tin, Ðức Ái sẽ mang lại cho những người xung quanh niềm vui và sức sống.


Tác giả Veritas

22 tháng 7, 2011

NGƯỜI BỊ MẠO NHẬN


Ngoại trừ Mẹ Của Chúa Giêsu, trong các Phúc Âm ít có phụ nữ nào được viết đến nhiều và với đầy sự tôn kính bằng thánh nữ Maria Madalena mà Giáo Hội mừng lễ hôm nay.
Tuy nhiên, người ta có thể gọi Maria Madalena là thánh nữ của sự vu oan vì tuy các Phúc Âm nói đến ba phụ nữ cùng mang tên Maria, nhưng truyền thống trong Giáo hội Tây phương đồng hóa cả ba thành một người phụ nữ duy nhất. Bởi lẽ đó, Maria Madalena cũng được cho là người phụ nữ tội lỗi không được nêu tên trong đoạn 7 của Phúc Âm thánh Luca, người đã bất chợt đem bình dầu thơm xức chân Chúa Giêsu rồi lấy tóc lau và sau đó được Chúa Giêsu tha thứ mọi tội lỗi, vì bà đã yêu mến nhiều.
Ngày nay, người ta phân biệt ba thánh nữ mang cùng một tên Maria, mà từ lâu lịch phụng vụ của Giáo Hội Hy Lạp đã kính riêng rẽ. Ðó là Maria làng Batania, chị bà Martha và ông Lazarô. Rồi người phụ nữ đã được tha nhiều vì yêu mến nhiều và sau cùng là bà Maria Madalena, hoặc Maria làng Madala, người được Chúa chữa khỏi "7 quỷ dữ". Cách nói "7 quỷ dữ" này không thể hiểu là Maria Madalena đã sống một cuộc đời vô luân, nhưng chỉ có nghĩa là bà bị quỷ ám nặng nề.
Ðoạn 8 của Phúc Âm thánh Luca thuật lại hoạt động của thánh nữ Maria Madalena và một ít phụ nữ khác như sau: "Sau đó, Chúa rảo qua các thành, các làng mà rao giảng... Có nhóm Mười Hai đi với Ngài và ít phụ nữ đã được chữa lành khỏi quỷ dữ cùng bệnh hoạn: Maria gọi là người Madala, đã được đuổi khỏi 7 quỷ dữ và Gioanna... cùng nhiều bà khác: Họ đã lấy của cải mình mà trợ giúp Ngài".
Và con đường nối gót theo thầy Giêsu đã dẫn Maria Madalena từ Galilêa đến Giuđêa, cho tới chân thập giá và chính Marian Madalena cũng là người trước tiên tìm đến mộ Thầy, vào sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, để được thấy Chúa Giêsu Phục Sinh và được trao cho nhiệm vụ đi báo cho các tông đồ: "Hãy đi gặp anh em Ta và nói với họ: Ta lên cùng Cha ta và cũng là Cha anh em, Thiên Chúa của ta và Thiên Chúa của anh em".
Theo truyền thống Hy Lạp, sau này Maria Madalena đến sống tại Êphêsô cho đến khi qua đời.
Trải qua nhiều thế kỷ, thánh nữ Maria Madalena bị mạo nhận là người đàn bà tội lỗi. Nhưng thiết nghĩ: Thánh nữ chỉ mỉm cười và xác quyết rằng: "Sự mạo nhận này cũng không có gì là quá đáng, vì chúng ta tất cả là những người tội lỗi, cần thống hối ăn năn và cần ơn tha thứ của Thiên Chúa. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta hãy chấp nhận sứ mệnh rao truyền Tin Mừng Phục Sinh qua cuộc sống chứng tá của chúng ta".
 Tác giả Veritas

21 tháng 7, 2011

LÚA MÌ VÀ HOA MỒNG GÀ


Hòa Lan là một nước nổi tiếng về hoa. Ở phía bắc Hòa Lan, có những cánh đồng hoa chạy dài tắp tít vượt cả tầm nhãn giới. Nhiều loại hoa sặc sỡ tuyệt đẹp làm say mê khách du lịch. Phía nam của Hòa Lan, trái lại, chỉ có những cánh đồng lúa mì bát ngát và khi lúa chín thì khắp nơi chỉ còn là một màu vàng ối làm nổi bật màu đỏ tím của những bông hoa mồng gà.
Cảnh đó đẹp với thi sĩ và họa sĩ nhưng rất đáng buồn đối với nông gia vì mồng gà càng sặc sỡ thì vụ lúa càng kém. Chẳng có cách nào nhổ hết được những cây mồng gà này mà không làm hư hại lúa, đằng khác hoa mồng gà càng nhiều và càng đẹp thì khách du lịch càng làm hư hại lúa nhiều, mỗi khi họ nhảy xuống ruộng để hái hoa.
Sự chung đụng của lúa mì và hoa mồng gà: đó là bức tranh tuyệt hảo của nhân loại chúng ta. Thiên Chúa tạo dựng lúa mì để nuôi sống chúng ta, nhưng Người cũng cho hoa mồng gà mọc lên để làm vui mắt chúng ta. Có lúa mì thì cũng có hoa mồng gà. Có nhà nông thì cũng có thi sĩ, họa sĩ.
Thiên Chúa cho nắng mưa hòa nhịp với nhau. Người nông gia không thể đòi hỏi chỉ có mưa cho lúa tốt. Người nghệ sĩ không thể đòi hỏi chỉ có ánh mặt trời... Sống là biết chấp nhận sự đa diện của vũ trụ như một bức tranh tuyệt hảo. Sống là biết lấy đau khổ, mất mát của mình làm hạnh phúc cho người khác.

Tác giả Veritas

20 tháng 7, 2011

AI CŨNG CÓ LÝ


Cách đây không lâu, tại nhà của một quan tòa ở Milano, bên Italia, đã xảy ra một câu chuyện như sau: Có hai người tranh chấp với nhau lâu ngày, cuối cùng đã đưa nhau đến quan tòa của thành phố nhờ phân xử dùm. Người thứ nhất trình bày câu chuyện và tự biện hộ cho mình. Anh vừa dứt lời thì quan tòa dõng dạc tuyên bố: "Anh có lý". Ðến lượt người thứ hai phân trần, anh cũng đem ra mọi lý lẽ để làm nghiêng cán cân công lý về phía mình. Sau kho nghe anh trình bày dông dài, quan tòa cũng tuyên bố: "Anh có lý".
Cậu con trai nhỏ của quan tòa theo dõi câu chuyện từ đầu. Nó ngạc nhiên vô cùng: làm thế nào cả hai đều có lý cả? Quan tòa cũng đưa ra phán quyết về nhận xét của con mình như sau: con cũng có lý. Mỗi người chúng ta ai cũng có lý của mình, nhưng có lẽ chúng ta không muốn nhận ra phần có lý của người khác cũng như chính phần lỗi của mình. Và đó chính là đầu mối của mọi bất hòa.
Vô nhân thập toàn, nhưng cũng không có ai là người xấu hoàn toàn. Nếu chúng ta biết khiêm tốn nhận ra những giới hạn của mình và chấp nhận giá trị của người khác, thì có lẽ chúng ta sẽ không bất mãn về người khác cũng như đối với chính mình. Cuộc sống chỉ có thể thở được nếu mỗi người chúng ta biết cư xử bằng sự cảm thông và tha thứ.


Tác giả Veritas

19 tháng 7, 2011

TÌNH YÊU MỜI GỌI


Vua Friedrich Wilhelm cai trị nước Phổ vào khoảng đầu thế kỷ thứ 18. Ông nổi tiếng là người nóng nảy khó tính. Ông không thích những nghi thức rườm rà. Ông chỉ thích đi dạo một mình giữa các đường phố Berlin. Thích sống đơn giản, nhưng ông lại rất nhạy cảm với bất cứ một sự xúc phạm nào của thần dân. Nếu chẳng may có người nào chạm đến ông giữa đám đông, ông sẽ không ngần ngại dùng gậy đập túi bụi vào người đó. Thành ra, khi thấy đức vua đang đi đến, mọi người đều tìm cách lẩn tránh.
Lần kia, khi ông dang đi giữa phố Berlin, một người đàn ông đang đi tới, bỗng lẩn tránh đi nơi khác. Vừa ngạc nhiên, vừa bực tức vì dân chúng lẩn tránh mình, vua Friedrich mới chận người đàn ông lại và hỏi lý do tại sao ông ta lẩn tránh đi nơi khác. Người đàn ông luống cuống mãi, cuối cùng đành phải thú nhận rằng sở dĩ ông ta lẩn tránh nhà vua là vì sợ hãi. Nghe đến đó, vua Friedrich nổi tam bành, ông túm lấy vai người đàn ông đáng thương, vừa lắc mạnh, vừa thét lên: "Tại sao ngươi dám sợ ta. Ta là vua của ngươi. Ngươi phải yêu mến ta. Ngươi phải yêu mến ta, ngươi có biết điều đó không?".
Chỉ có con người mới biết yêu bởi vì chỉ có con người mới có tự do. Không ai có thể cưỡng bách người khác phải yêu mình... Tạo dựng con người có tự do, Thiên Chúa vẫn luôn tôn trọng tự do ấy. Ngài không cưỡng bách con người phải yêu mến Ngài, nhưng chỉ mời gọi và tỏ tình. Bằng công cuộc tạo dựng, bằng cuộc sống và cái chết của Con Một Ngài, Thiên Chúa đã tỏ tình với con người... Tình yêu luôn đi bước trước. Bước trước ấy là một lời nói, một ánh mắt, một nụ cười, một món quà, một nghĩa cử.

Tác giả Veritas

CON DẾ


Trong những năm gần đây, tại Việt Nam bỗng dưng bùng nổ “hiện tượng điện thoại di động”. Người ta gọi chiếc “têlêphôn” nho nhỏ xinh xinh này bằng một danh từ thật dễ thương, đó là…con dế. Từ đứa trẻ nít, đến dân choai choai và ngay cả những nông dân cũng đều muốn trang bị cho mình một…con dế. Và đã xảy ra những chuyện cười rơi nước mắt chung quanh con dế này.


Theo Bách khoa tự điển Universalis 2004, thì vào ngày 14 tháng 2 năm 1876, một người Mỹ gốc Ăng Lê, tên là Alexander Graham Bell đã đệ trình sáng kiến của mình về một hệ thống truyền đạt tiếng nói. Thế nhưng, chỉ vài giờ sau, một người đồng hương với ông, tên là Elisha Gray cũng đã giãi bày một đề tài như thế. Thời bấy giờ, với sự thành công điện tín, người ta tìm cách chuyển đi cùng một lúc nhiều thư từ, nhiều thông tin trên cùng một đường dẫn.


Ngày 10 tháng 3 năm ấy, ông Bell đã thành công trong việc dùng dòng diện truyền đi trọn vẹn một câu nói và Thomas Watson, người tham dự thí nghiệm đang ở phòng bên cạnh, đã nghe được rõ ràng.


Nhưng rồi ông Bell và ông Gray đã tranh chấp với nhau về phương diện pháp lý. Cả hai lôi nhau ra ba tòa quan lớn để được xét xem ai là người sáng chế đích thực. Một người thì tìm cách truyền đi tiếng nói ? Một người thì khai triển những yếu tố kỹ thuật mà sau này sẽ được áp dụng vào điện thoại ? Cuối cùng tòa án đã dành phần thắng cho ông Bell.


Thuở ban đầu, điện thoại được sử dụng như một hệ thống loan báo thông tin theo kiểu truyền thanh, truớc khi trở thành một dụng cụ để mọi người trò chuyện với nhau.


Vào năm 1982, Hội nghị Âu châu về viễn thông đã thành lập một nhóm qui tụ những nhà chuyên môn để nghiên cứu về một hệ thống di động chung cho mọi nước, hầu đáp ứng nhu cầu khẩn thiết mỗi ngày một gia tăng. Cuối cùng, vào tháng giêng năm 1992, hệ thống điện thoại di động đầu tiên được lắp đạt tại Phần Lan. Và từ đó cho đến nay, dế con không ngừng phát triển trên toàn thế giới.


Ngày xưa còn bé, gã cùng bọn nhóc tì trong xóm cũng đã chơi trò…têlêphôn với nhau. Bọn gã lấy hai chiếc lon sữa bò, đục bỏ phần nắp cũng như phần đáy, sau đó lấy da ếch hay bong bóng lợn, gã nhớ không rõ, bọc một đầu mỗi chiếc lon, rồi nối hai đầu này lại bằng một sợi chỉ dài tới mười mấy hai chục mét. Và thế là hoàn thành chiếc điện thoại. Hai đứa đứng cách xa nhau, chõ miệng vào chiếc lon sữa bò và gân cổ lên mà alô, alô loạn cào cào…


Hồi trước năm 1975, điện thoại còn rất hiếm. Chỉ những vị tai to mặt lớn hay những đại gia mới lắp đặt điện thoại tại nhà. Vì thế, mỗi khi cần liên lạc bằng điện thoại với ai, người ta phải chạy ra “nhà dây thép”, tức là bưu điện, vì chỉ ở đây mới có điện thoại công cộng. Gã cũng chẳng rõ tại sao người ta gọi bưu điện là nhà dây thép ? Rất có thể vì tất cả những đường dây điện thoại đều được làm bằng thép và đều được dẫn tới tổng đài nằm ở bưu điện chăng ?


Cách đây hơn chục năm, điện thoại bàn bắt đầu được phát triển, dĩ nhiên là dân thành phố được hưởng dùng trước nhất. Hồi đó cứ mỗi tuần hai lần, gã đi chợ ngoài thị trấn, rồi tới nhà một người quen chờ điện thoại. Bởi vì gã đã thông báo cho đám bạn bè xa gần : Ai muốn liên hệ thì bấm số ấy, từ lúc 9g đến 10g vào những ngày thứ tư và thứ bảy. Như thế, nhà người quen bỗng dưng trở thành…văn phòng hai của gã.


Ngày đầu tiên được lắp đặt điện thoại tại nhà gã cảm thấy thật vui vì thấy mình bỗng dưng văn minh hơn. Và thế là gã bèn gọi đi khắp nơi, vừa để báo số điện thoại của mình, vừa để khoe khoang với bàn dân thiên hạ.


Tại vùng nông thôn, không phải nhà nào cũng có điện thoại, vì thế đôi khi cũng gặp phải những phiền phức nho nhỏ.


Chẳng hạn người hàng xóm có việc cần, chạy sang gọi nhờ một tí. Một tí ấy đôi khi kéo dài tới cả tiếng đồng hồ, như muốn nấu cháo hay ninh nhừ chiếc điện thoại. Nhung rồi sau đó lại lờ tít cái khoản tiền phải thanh toán với nhân viên bưu điện.


Chẳng hạn vào những lúc mưa gió xập xùi, thiên hạ gọi nhờ chuyển lời tới người nọ người kia. Không đi thì nghĩ ngợi, còn đi thì chỉ rước lấy sự nặng nhọc vào thân. Ngán nhất là những cú điện thoại vào lúc đêm hôm khuya khoắt báo tin người chết hay đang hấp hối…


Sau điện thoại bàn, thì tới điện thoại di động. Cách đây ba bốn năm, để tỏ ra mình là dân chơi thứ thiệc, đám choai choai thuộc hàng quí tộc đều tậu cho mình một con dế. Đi tới đâu cũng “Alô”. Ở chỗ nào cũng “Hai, bai” ỏm củ tỏi, nhiều lúc cố tình quên không tắt máy, khiến dế cứ mặc sức kêu inh ỏi trong lớp học và ngay cả trong nhà thờ giữa bầu khí trang nghiêm của một thánh lễ.


Và bây giờ thì…dế đã thực sự lên ngôi. Dế không phải chỉ có mặt tại thành phố, bên cạnh những cô chiêu cậu ấm, mà dế đã bò về làng nằm, trong túi quần, túi áo của những anh chàng nông dân cần cù.


Báo “Tuổi Trẻ Cười” đã ghi nhận như sau :


“Vài năm trở lại đây, khi sóng điện thoại di động phủ gần như kín địa bàn các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thì phong trào “Hai Lúa” sử dụng dế càng trở nên phổ biến. Những anh nông dân tay lấm chân bùn, những chị cấy lúa quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” sau những giờ lao động vất vả trên ruộng đồng về đến nhà là sà ngay vào làm bạn với…ông Táo, cũng bắt đầu tập tành xài điện thọai di động để tỏ ra mình là người…”sành điệu”.


Dế đã trở thành phương tiện liên lạc với nhau vừa gọn nhẹ lại vừa thân mật, chỉ tội hơi bị hao tiền một chút mà thôi. Nơi gã đang ở, có một thời thịnh hành cái nghề không giống ai, đó là là…nghề chiếu chó. Mang chiếu đi để đổi lấy chó về.


Hiện nay, nghề này đã bị tàn lụi vì người ta thích nằm nệm hơn nằm chiếu, nên chẳng còn mấy ai cặm cụi ngồi dệt chiếu nữa. Thế nhưng, nghề lái chó vẫn cứ phất lên trông thấy, bởi vì “mộc tồn” hay “cờ tây” vốn là món khoái khẩu của dân bợm nhậu. Từ thành thị cho đến thôn quê, trên khắp các nẻo đường đất nước, đi tới đâu cũng thấy mọc lên những quán thịt chó với những tên gọi thật thân thương : Nó Kìa, Đây Rồi, Sống Trên Đời…


Dân lái chó bây giờ không còn phải vất vả chèo thuyền, mà cứ phom phom trên chiếc xe Honda với điện thoại di động cầm tay để liên hệ với những người bán chó và những người mua chó. Nếu trúng mánh, thì chỉ cần hú một tiếng vào chiếc điện thoại, lập tức các chiến hữu bạn bè đều có mặt đông đủ bên bàn…nhậu.


Gã không nhớ một nhà thơ nào đã viết : “Nghề chơi cũng lắm công phu”. Cũng vậy, người ta có thể chơi dế bằng nhiều hình thức khác nhau, nhất là đối với dân mới…nhớn.


Trước hết là chơi…loại dế. Người ta tìm mua những loại dế xịn, dế chiến mới ra lò với nhiều chức năng khác nhau, cho dù những chức năng ấy chẳng bao giờ dùng tới, bởi vì đối với họ, tiền bạc không thành vấn đề, miễn sao chứng tỏ được đẳng cấp và thứ bậc của mình.


Tiếp đến là chơi…số dế. Người ta tìm cách mua cho mình cái thẻ sim bằng bất cứ giá nào, miễn có được những con số tuyệt vời, chẳng hạn số gánh, số chín nút, số hên, số dễ nhớ.


Ngoài ra là chơi…chuông dế. Người ta tìm cách cài đặt cho con dế của những bản nhạc mình ưa thích, thay cho chuông báo điện thoại hay tin nhắn gửi đến.


Có anh chàng đã dùng một giọng nữ thật đỏng đảnh thay cho nhạc chuông :


- Anh ơi anh à, em nhớ anh lắm, nghe diện thoại của em đi…


Cũng vì thế mà anh chàng này đã bị bà vợ hay ghen chửi bới và hạch hỏi cho một trận tơi bời hoa lá, phải cầu cứu bạn bè đến thanh minh thanh nga, mới giải được nỗi oan.


Sau cùng là chơi…hình dế. Người ta tìm cách tải vào bộ sưu tập của điện thoại di động những hình ảnh độc, để lâu lâu mở ra ngắm nhìn và coi chơi. Những hình ành độc này có thể là những hình ảnh khỏa thân và những đoạn phim sex ngăn ngắn.. Xem chán và coi chán, thì “bắn” sang cho bạn bè, gọi là để trao đổi hàng hóa hai chiều. Và như vậy, khó mà lường nổi hậu quả của những hình ảnh và những đoạn phim độc này đã tác hại như thế nào.


Dế con ngày nay đã trở thành vật bất khả ly thân của nhiều người thời nay, vì đó là một phương tiện liên lạc với nhau vừa gọn nhẹ, lại vừa đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng có một số người lại sử dụng dế vào những ý đồ hắc ám.


Chẳng hạn chị vợ sắm cho anh chồng một con dế, cốt để kiểm soát đường đi nước bước của anh chồng, xem anh chồng có thực sự ở công sở hay lại đang xơi…”phở” tái ở một xó góc tăm tối nào đó. Còn anh chồng thì tậu cho mình một con dế, để dễ bề tâm sự và hẹn hò với cô bồ nhí. Những lúc rảnh rỗi anh ta bèn lôi con dế ra để tỉ tê đầy vơi, hay viết những dòng nhắn tin thật lâm ly bi đát mà gửi cho người yêu bé bỏng.


Tới đây, gã xin lượm lặt qua bao chí, những sự việc vui buồn xảy ra cũng vì con dế.


Trước hết là đối với dân nhậu. Chiếc điện thoại di động đã giúp họ liên lạc với nhau một cách kín đáo và mau chóng. Tuy nhiên, khi đã xừng xừng họ mới bày ra những trò nghịch ngợm.


Chẳng hạn thấy bà xã ông nào có máu “Hoạn Thư”, thì liền gửi vào máy của ông ấy những tin nhắn đầy ắp những thương nhớ của một “cô gái ảo” với tên gọi thật mỹ miều. Tin nhắn này chẳng may bị bà xã vớ được, chắc chắn bà ấy sẽ nổi trận lôi đình cho ông ta một vố còn đau hơn cả trời giáng.


Tiếp đến là đối với những người hảo ngọt, mất cảnh giác nên dễ dàng trở thành những nạn nhân bị lừa gạt. Cái chiêu thông thường vốn được xử dụng đó là gọi nhầm máy, sau đó xin làm quen, rồi hẹn gặp gỡ. Trong lúc gặp gỡ, lấy cớ có việc cần, hay vì điện thoại của mình hết pin, bèn mượn tạm dế con để liên lạc, rồi lặn mất tiêu. Gã xin kể lại ba trường hợp “dính chấu” điển hình được đăng tải trên báo “Công An Thành Phố” :


Trường hợp thứ nhất :


Anh S dang ngồi trong phòng làm việc thì nhận được bốn cuộc điện thoại gọi nhầm số của một cô gái lạ có giọng nói dịu dàng. Sau lần thứ tư, cô gái nhẹ nhàng xin lỗi và không quên làm quen :


- Anh em mình hẳn có duyên với nhau nên em mới gọi nhầm số hoài. Vậy khi nào em buồn, cho phép em gọi điện để chia sẽ với anh nhé ?


Anh S tỏ ra ga lăng :


- Được tiếp chuyện người đẹp là một diễm phúc cho anh, chỉ sợ em chê anh nói chuyện vô duyên, nên không gọi nhầm số nữa.


Rồi một ngày kia, anh S chủ động hẹn cô gái đi uống cà phê. Khi gặp mặt, anh S nhận thấy cô gái vừa trẻ lại vừa đẹp, ăn nói lưu loát, đồng thời tỏ ra là người có học thức. Khi hai người đang chuyện trò vui vẻ thì cô gái có điện thoại, rồi máy của cô gái hết pin. Sẵn cơ hội ngàn vàng, anh S bèn móc ngay con dế của mình ra cho cô gái mượn. Mãi không thấy cô gái quay lại, anh S vội ra ngoài tìm, nhưng người giữ xe cho biết cô gái đã đi được một lúc.


Trường hợp thứ hai :


Một tuần liền, chị B liên tiếp nhận được những tin nhắn thân mật như của một người bạn lâu ngày chưa gặp từ một số máy lạ. Rồi một ngày chủ nhân số máy lạ ấy trực tiếp gọi điện cho chị B. Sau vài lời thăm hỏi vồn vã, người ấy xin lỗi vì đã nhầm máy của chị với máy của một người bạn thân và nhận khuyết điểm với một giọng khá chân thành :


-Trước lạ sau quen, từ nay nếu em đồng ý, chúng ta sẽ coi nhau như những người bạn mới được không ?


Sau đó, người ấy thường xuyên điện thoại hay nhắn tin hỏi thăm chị. Rồi một ngày kia, người ấy đột ngột đến thăm chị. Biết chị đang sống đơn côi với cô con gái nhỏ, người ấy ngỏ ý muốn chia sẻ mọi vui buồn…Và những ngày sau đó, người ấy thường xuyên đến nhà đưa cô con gái nhỏ đi học, giúp chị làm một số việc lặt vặt. Tình cảm của họ ngày càng thêm khắng khít…


Một buổi sáng Chúa nhật, trong lúc chị căm cụi trong bếp, thì người ấy tranh thủ sửa lại cầu thang lên gác. Sau bữa cơm trưa, người ấy nói có việc phải về. Chiều đến, cô con gái nhỏ đòi xem phim họat hình, chị lên gác và phát hiện chiếc máy quay phim cùng với một số đồ vật quí giá đã không cánh mà bay. Chị điện thoại thì máy của người ấy luôn ở trong tình trang không liên lạc được.


Nhưng có lẽ đau hơn cả là trường hợp thứ ba sau đây :


Anh T là giám đốc một công ty vận tải đang độ ăn nên làm ra. Một ngày đẹp trời nọ, điện thoại của anh liên tiếp nhận được những tin nhắn xin làm quen. Không chịu nổi trò đùa này, anh quyết định gọi để dạy cho đối phương một bài học. Thế nhưng một giọng nói ngọt ngào vang lên. Cô nàng xưng tên là TH và lên tiếng biện hộ cho mình : sở dĩ cô nàng “dai như đỉa” chỉ vì quá ngưỡng mộ anh trong một bữa tiệc của người bạn, nên cố tình làm quen…


Và thế là cá đã cắn câu và nai đã sập bẫy. Họ hẹn nhau tại một quán cà phê. Cô nàng trong bộ trang phục khá trang nhã, nói chuyện rất lôi cuốn và đã giới thiệu mình là một sinh viên vừa tốt nghiệp, đang tập sự cho một công ty nước ngoài, trong khi chờ hoàn tất thủ tục du học tại Úc. Cô nàng rất ít nói về mình, mà chủ yếu ngồi chớp mắt lắng nghe như bị hút vào câu chuyện của T… Và lẽ dĩ nhiên, các cuộc hẹn hò như thề tiếp diễn liên tục trong những tuần sau.


Điều gì đến phải đến. Một buổi tối cuối tuần, sau một bữa ăn thật lãng mạn với rượu vang, nến, hoa và tiếng dương cầm dặt dìu ở một nhà hàng đắt đỏ nhất Saigon, chàng lưu luyến cho biết muốn ở lại bên nhau trong một không gian khác, ấm cúng hơn, riêng tư hơn. Cô nàng do dự một lúc rồi nhẹ nhàng thưa :


- Em phải về xin phép mới được đi khuya. Anh cứ chọn nơi và đến trước đi. Nếu được mẹ cho phép, em sẽ điện xem anh ở đâu, rồi mình gặp nhau.


Trên đường đến điểm hẹn tình yêu, có đôi lần anh T nghĩ đến hình ảnh vợ và hai đứa con xinh xắn đang ngồi đợi mình ở nhà bên bàn ăn, khiến anh muốn quay trở về…nhưng rồi có gì đó cứ thôi thúc, lòng anh như dậy sóng. Anh T chặc lưỡi, tự trấn an rằng mình đã chu toàn mọi thứ với vợ con ở nhà và tự dối lòng bằng lời hứa “chỉ một lần mà thôi”.


Vừa lấy chìa khóa phòng khách sạn, thì điện thoại reo lên, cô nàng hồ hởi :


- Mẹ cho em đi đến 11g30. Anh ở đâu em đến ngay.


Đọc số phòng và tên khách sạn xong, anh lâng lâng xả nước vừa tắm vừa hát nho nhỏ một bản tình ca. Khoảng 30 phút sau, có tiếng gõ cửa và cô nàng xuất hiện với vẻ e lệ rất con gái, khẽ bước vào và cánh của nhẹ nhàng khép lại phía sau…


Đang lúc họ âu yếm, thì cửa phòng khách sạn bật mở, một gã đàn ông lăm lăm tiến tới. Đèn flash nhá liên tục. Gã đàn ông vừa thao tác vừa luôn miệng chửi bới :


- Mày dám lấy vợ ông à.


Cuối cùng anh T phải ngồi xuống thương lượng. Cái giá phải trả là tất cả những gì anh đang có, gồm xe gắn máy, chiếc ví với hơn 1000 đô Mỹ, máy tính xách tay, đồng hồ và nhẫn cẩm hột xoàn.


Gần mười hai giờ đêm anh T mới thất thểu về đến nhà, bộ dạng xơ xác hớt hả của một người “vừa bị cướp tấn công trên đường”. Chị vợ nước mắt ngắn nước mắt dài khóc lóc, thắp nhang tạ ơn ông bà đã “giữ mạng” cho anh…Của đi thay người!


Để kết luận, gã xin ghi lại phản ứng của một người vợ, do Lê Minh Thủy diễn tả và được đăng trên báo Phụ Nữ Chủ Nhật, số 32 ra ngày 13.8.2006 :


Hầu như cả nhân loại đều phải cám ơn các nhà khoa học đã sáng chế được chiếc điện thoại. Nhưng riêng chị lại “oán trách” ai đó đã phát minh ra chiếc điện thọai di động, để chị phải khốn đốn trong những ngày “khai hoa nở nhụy”.


Chị và anh đều là công chức bình thường, với một cuộc sống cũng rất bình thường. Không có nhu cầu buôn bán làm ăn gì thêm, nên việc anh mua cho mình một chiếc ĐTDĐ làm chị bắt đầu thắc mắc :


- Anh à, khi làm việc ở cơ quan đã có ĐT cơ quan, về nhà lại có ĐT nhà. Anh mua làm chi ĐTDĐ cho tốn kém, hàng tháng lại phải trả thêm một khoản tiền không nhỏ. Con của mình có thêm khoản tiền phí hàng tháng đó của anh, chắc sẽ tươm tắt hơn.


Anh như có phần đuối lý trước lập luận hết sức chặt chẽ của chị. Tặc lưỡi, anh nói liều :


- Thì những lúc anh đi uống bia, có di động em sẽ biết anh ở đâu mà kêu anh về, khỏi phải lo lắng, tiện lợi quá còn gì…


Chị đăm chiêu truớc từ “tiện lợi” của anh.


Một tháng trôi qua từ khi chồng chị sử dụng ĐTDĐ, hình dáng chị cũng ngày càng nặng nề hơn. Sự nặng nề của người phụ nữ sắp đến kỳ sinh nở không làm chị mệt nhọc cho bằng sự đè nặng tâm can, khi chị bắt gặp những hành vi sử dụng điện thoại không bình thường của anh. Anh cất chiếc ĐTDĐ như một báu vật bất ly thân. Chị không có thói quen lục túi quần chồng, vậy mà chiếc ĐTDĐ của anh lúc nào cũng chỉ nằm trong túi quần hoặc túi áo anh.


Khi chuông ĐTDĐ reo, anh mang ra tít ngoài vườn hoặc lên tận sân thượng mà thì thầm. Nếu được hỏi :


- Điện thoại của ai đó ?


Anh vắn tắt trả lời :


- Bạn anh.


Chị thẳng thắn :


- Anh không được sử dụng điện thoại như vậy. Bạn anh cũng là bạn em. Không việc gì mà anh lại phải nói chuyện lén lút to nhỏ như vậy. Nếu anh không để ĐTDĐ trên mặt tủ mỗi khi đi làm về, thì em khẳng định anh có điều cần che đậy không minh bạch.


Chị làm căng quá. Anh đành phải bỏ ĐTDĐ trên mặt bàn, hay trên mặt tủ mỗi khi đi đâu về. Chị yên tâm hơn, nhưng bỗng thấy…ghét ghét chiếc ĐTDĐ. Chị cảm thấy từ khi nó xuất hệin, anh trở thành một người khang khác. Và rồi, thời gian anh bỏ điện thoại trên mặt tủ không bao lâu, thì chị vô tình phát hiện : Chiếc di động của anh chỉ mở chuông kêu những lúc anh đi vắng. Còn về đến nhà, nó biến thành di động hết tiền, hoặc ngoài vùng phủ sóng. Anh tắt máy. Chị càng có nguyên nhân để ghét chiếc ĐTDĐ.


Hơn lúc nào hết, chị cần sự quan tâm chăm sóc của anh, vậy mà…chiếc ĐTDĐ đã trắc nghiệm đúng cho chị điều chị lo sợ nhất. Nó phục vụ anh cho một mục đích không chính đáng. Mục đích đó là gì ? Chị dễ dàng đoán ra, khi một lần chị gọi lại số anh vừa nghe. Giọng một cô gái lạ hoắc sửng sốt khi chị tự xưng :


- Mình là vợ của anh ấy.


Sau lần đó, anh đã dùng ĐTDĐ như những người đàn ông “chân chính”. Tuy nhiên, chị vẫn chưa thể yêu ngay chiếc ĐTDĐ nho nhỏ, có những điệu chuông thật hay. Không biết đến bao giờ chị mới có thể hoàn toàn tin tưởng và yêu được chiếc ĐTDĐ chỉ bé bằng hai ba đầu ngón tay đó ? Điều này hẳn phải tùy thuộc vào anh.


Từ câu chuyên trên, gã xin góp một lời bàn :


- Con dế chẳng tội tình gì. Nó xấu hay nó tốt là do người sử dụng nó mà thôi.


Tác giả Gã Siêu