Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

29 tháng 8, 2011

Cận cảnh dinh thự "con ma nhà họ Hứa"

         Nấp sau vẻ đẹp tráng lệ, uy nghiêm của Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM là cả một giai thoại li kỳ, huyền bí xoay quanh ngôi biệt thự lẫn chủ nhân của nó.
Giai thoại ly kỳ về "con ma nhà họ Hứa"
Tòa nhà này trước kia là của ông Hui Bon Hoa, người Sài Gòn quen gọi là nhà chú Hỏa. Ông không chỉ được biết đến là một trong đại tứ gia lừng lẫy của Sài Gòn thời bấy giờ, mà còn nổi tiếng với các giai thoại ly kỳ về xuất thân và sự giàu có lạ thường, về ngôi nhà có 99 cửa, ngôi mộ thất lạc... Trong đó câu chuyện về "con ma nhà họ Hứa" là giai thoại được thêu dệt nhiều nhất và li kỳ nhất.
                                                  Toàn cảnh nguy nga của ngôi biệt thự
Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có 100 cửa nhưng sau bị buộc phải bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh Toàn quyền, nên dinh thự chỉ có 99 cửa. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại cho rằng ngôi nhà này có ma. Nhiều người kể đã không ít lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc. Từ đó, dư luận bắt đầu thêu dệt không ít câu chuyện kì bí.
Giai thoại về hồn ma trong dinh thự Chú Hỏa khiến nhiều người tò mò đến mức trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề "Con ma nhà họ Hứa" (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng, với sự tham gia diễn xuất của diễn viên Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc...). Đây là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh Việt Nam, dù kỹ xảo "nhát ma" lúc ấy còn khá thô sơ.
Kiến trúc cổ, tráng lệ
Ngôi nhà không chỉ huyền bí bởi sắc màu giai thoại mà còn khiến không ít người phải trầm trồ bởi vẻ đẹp tráng lệ, lối kiến trúc tinh vi, cổ kính mang dáng dấp châu Âu thời phục hưng. Thế mới biết vì sao ngôi nhà được chọn làm trụ sở của bảo tàng Mỹ thuật, chứ không phải bất cứ ngôi nhà nào khác trong thành phố.
                                           Cửa sổ thiết kế tinh vi với thủy tinh màu tráng lệ
Tòa nhà được xây dựng theo phong cách Baroque, một trong những trường phái kiến ​​trúc nổi bật của châu Âu thế kỷ 16. Từ cổng ra vào, cầu thang đến cửa phía trước là một khối hùng vĩ, cân đối và quyến rũ, hiếm gặp trong thành phố.
Kiến trúc lôi cuốn và tráng lệ bởi sự giao thoa di sản văn hóa Á - Âu. Lối kiến trúc hình chữ U theo thuyết phong thủy, mái nhà dốc lợp ngói âm dương, hàng hiên tạo bằng dàn khung sắt cầu kỳ; duyên dáng, cột trụ theo kiến trúc Hy Lạp, các đầu gờ được bố trí phù điêu hoa lá mô phỏng kiến trúc Pháp với cửa sổ thiết kế tinh vi với thủy tinh màu tráng lệ.
Không chỉ sở hữu ngôi biệt thự tuyệt đẹp này, Chú Hỏa còn là chủ nhân của nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Sài Gòn thời bấy giờ như khách sạn Majectic, bệnh viện Từ Dũ, trung tâm cấp cứu Sài Gòn, nhà khách Chính phủ…
Năm 1987 toà nhà được cải tạo thành bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, và chính thức mở cửa đón khách tham quan vào năm 1991. Bảo tàng hiện lưu giữ hơn 20.000 tác phẩm qua nhiều thời kỳ lịch sử như: Óc Eo, Chămpa, thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, gốm Lý - Trần - Lê, đồ chạm gỗ, cẩn xà cừ... , tác phẩm của các danh họa Việt Nam từng học tại trường Mỹ thuật Gia Định, Mỹ thuật Đông Dương, sưu tập ký họa kháng chiến... đến nay.
Chiêm ngưỡng dinh thự tuyệt đẹp của “Con ma nhà họ Hứa”:
                                                           Lối cầu thang duyên dáng
                    Thang máy nội bộ dành cho toà nhà 4 tầng cho thấy sự xa hoa của ngôi biệt thự
                                      Bộ sưu tập gốm cổ được trưng bày bên trong bảo tàng
                                                           Tác phẩm mỹ thuật hiện đại
                                                         Tác phẩm trưng bày ngoài trời
                                                                                          Theo Huyền Châu (Bưu điện Việt Nam)
cooltext540305069.gif image by Apollok2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét