Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

15 tháng 6, 2012

TIẾNG NÓI CỦA TRÁI TIM

LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU: Thưa quý OBACE, mặc dù trái tim không phải là cơ quan điều khiển hành vi và cảm xúc của con người, cơ quan điều khiển mọi hành vi cảm xúc là bộ não, thế nhưng không biết từ bao giờ mà nhiều dân tộc trên thế giới đã chọn trái tim làm biểu tưởng của tình yêu, có lẽ vì khi yêu thì trái tim là nơi người ta có thể cảm nhận được rõ nét nhất sư rung nhịp của nó.
Trái tim không chỉ là biểu tượng của tình yêu nam nữ, mà nó là biểu tượng của tất cả tình yêu tình cảm giữa cha mẹ con cái, bạn bè và cả công đồng xã hội nữa. Khi yêu thì trái tim rộn lên những nhịp đập yêu thương, khi ấy người ta muốn mở cả cõi lòng để cho người mình yêu có thể cảm nhận, đụng chạm được đến tình yêu, và mở trái tim ra còn là để biểu lộ một tình yêu chân thật, một tình yêu tột cùng đối với người mình yêu.
Hôm nay mừng lể Trái tim Chúa Giêsu, với một hình ảnh Đức Giêsu gương mặt hiền từ quảng đại, mở rộng cả lồng ngực để cho nhân loại chúng ta nhìn thấy trái tim của Người, một trái tim rực cháy lửa yêu mến, qua đó Giáo Hội muốn mời gọi chúng ta cảm nhận, yêu mến và tôn thờ Đấng là Tình Yêu và nhấn mạnh cho thấy tình yêu tột cùng của Chúa dành cho tất cả mỗi người chúng ta.
Tình yêu của Thiên Chúa đối với con người được thể hiện trước hết qua công trình sáng tạo vũ trụ và đặc biệt là sáng tạo nên con người. Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ cùng muôn loài muôn vật trên mặt đất tốt đẹp lạ lùng là để cho con người, làm quà tặng cho con người, và vì yêu thương con người. Có thể nói rằng khi yêu nhau người ta muốn trao tặng cho nhau những món quà để diễn tả tình yêu, thì Thiên Chúa cũng đã làm như vậy đối với con người khi trao tặng cho con người món quà là vũ trụ này. Mặt khác, khi yêu thương nhau, thì người ta không thể đành lòng nhìn người mình yêu phải đau đớn, phải khổ và phải chết, thì một lần nữa, qua cái chết thập giá, Thiên Chúa đã chấp nhận phần đau khổ chết chóc về cho mình để cho người mình yêu được sống. Thập giá là tiếng nói yêu thương tột cùng của Thiên Chúa, thập giá mãi mãi là lời khẳng định tình yêu chung thủy của Thiên Chúa đối với nhân loại, mà chỉ trong tương quan tình yêu mới có thể lý giải được.
Thánh Gioan đã như nhìn thấy, như nghe được tiếng nói từ trái tim của Chúa Giêsu trên thập giá, tác giả đã cảm nhận được tình yêu của Chúa Giêsu qua từơng thuật trong Tin Mừng hôm nay. Theo cái nhìn của, người được Chúa yêu, Thánh Gioan đã thấy Đức Giêsu không phải là một người bị hành hình đứng trên thập giá như một tử tội, mà ông đã thấy Đức Giêsu đứng trên cây thập giá trong tư thế của một vị Chúa tể trời đất, thập giá là bệ ngai của vị vua của tình yêu, Ngài giang rộng hai tay để ôm trọn cả thế giới vào trong lòng của Người, cây thập giá mãi mãi làm cho đôi tay của Chúa luôn giang rộng và không thể kép lại được nữa, Ngài giag tay để mời gọi, để ôm ấp tất cả nhân loại, để che chắn và bảo vệ con cái mình khõi nguy hiểm và sư đe dọa của Sa tan và Thần chết.
Cũng từ trên cây thập giá, Đức Giêsu đã để cho một tên lính lấy đòng đâm thấu trái tim người, và tức thì máu cùng nước chảy ra, Chúa đã mở trái tim để minh chứng một tình yêu tột cùng, một sư trao ban trọn vẹn; những giọt máu giọt nước còn lại nơi trái tim, Đức Giêsu cũng đã đổ hết ra để trao ban sự sống mới cho nhân loại, Máu và nước từ cạnh sườn của Chúa, là hình ảnh của ơn thanh tẩy và tái sinh, là hình ảnh của mạch sống tuôn tràn, mà Đức Giêsu đã chấp nhận để cho lưỡi đòng mở ra để minh chứng cho một yêu  vô bờ của Người dành cho nhân loại.
Chúa Giêsu chính là hiện thân, là tiếng nói yêu thương của Thiên Chúa Cha, Ngài đã đến trần gian này, để nói tiếng nói yêu thương cách cụ thể nhất của Thiên Chúa. Dường như tất cả công trình sáng tao và giải thoát trong Cựu Ước vẫn không diễn ta hết được tình yêu thương của Thiên Chúa, nên qua Đức Giêsu, Thiên Chúa đã tìm đến với con người, cùng chung chia thân phận con người với nhân loại và để có thể yêu thương nhân loại bằng trái tim của một con người. Một Thiên Chúa như muốn ấp ủ chăm sóc cho con người như người mẹ chăm lo cho con cái.
Tiên tri Hose đã cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa dành cho Israel như tình yêu của đôi bạn trẻ, như tình cảm dạt dào của đôi vợ chồng mới cưới, như tình thương bao dung của một người cha, ông đã diễn tả tình yêu thương ấy bằng những hình ãnh hết sức cụ thể: Khi Israel còn trẻ ta đã yêu nó, từ Ai Cập ta đã gọi con ta về, ta cầm tay tập đi cho chúng,…ta lấy ân tình mà lôi kéo chúng, ta cư xử với chúng như người mẹ ấp ủ trẻ thơ nâng lên và áp vào má, ta cúi gần xuống mà đút cho nó ăn. Những hình anh thân thương như thế để diễn tả một Thiên Chúa như con người, và Thiên Chúa đã không yêu thương con người một cách chung chung, cũng không yêu con người một cách trừu tượng, mà Ngài yêu thương con người theo cách thế của con người, bằng trái tim của một con người.
Yêu và được yêu đó là một điều hạnh phúc, và biết mình được yêu thương lại càng hạnh phúc hơn, đó là cảm nghiệm của Thánh Phaolô, và Ngài đã chia sẽ với công đoàn Êphêsô. Ngài nhận thấy rằng, so với các anh em tông đồ, Ngài chỉ như một đứa trẻ sinh sau đẻ muộn, còn so với cộng đoàn dân Chúa, thì Ngài thấy mình chỉ là kẻ rốt hết trong mọi người, vậy mà Thiên Chúa đã yêu thương và cho Ngài được làm kẻ loan báo Tin Mừng cho dân ngoại, và cho chúng ta được thông biết Màu nhiệm Thiên Chúa, màu nhiệm đã được giữ kín từ ngàn xưa nay đưỡc tỏ lộ cho chúng ta. Yêu nhau thì muốn giãi bày cho nhau tất cả những chuyện riêng tư, nói cho nhau tất cả những điều thầm kín nhất, thì Thiên Chúa đã làm như thế với con người, Ngài đã tỏ lộ tất cả tấm lòng của Ngài và màu nhiệm cao siêu của Ngài cho nhân loại chúng ta.
Thưa quý OBACE, kể ra những việc lạ lùng mà Thiên Chúa đã thực hiệc cho con người, càng làm cho chúng ta thắc mắc tự hỏi tại sao Thiên Chúa lại yêu con người chúng ta đến như thế, tại sao Thiên Chúa lại hành động như vậy? Và chúng ta chỉ có thể nói rằng “Trái tim nó có lý lẽ riêng của nó, có tiếng nói riêng của nó”, và Thiên Chúa đã để cho trái tim mình điều khiển hơn là để cho sự công thẳng chi phối.
Mừnh lễ Trái Tim (Thánh Tâm) Chúa Giêsu, không chỉ là dịp để chúng ta khám phá và gẫm suy về tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình, mà còn là dịp để chúng ta thẩm định lại tình yêu của mỗi người đối với tình yêu của Thiên Chúa, và làm mới lại tình yêu ây. Chắc chắn rằng, trước một tình yêu vô cùng lớn lao của Thiên Chúa, tình yêu của con người chúng ta dành cho Ngài chỉ như giọt nước hòa vào đại dương, song không vì thế mà khiến chúng ta mặc cảm, nhưng trái lại, chúng ta có quyền tự hào vì được Chúa yêu thương, và chúng ta, với hết khả năng và sáng kiến để đáp lại phần nào tình yêu ấy. Tình yêu của Thiên Chúa không làm cho chúng ta trở nên bé nhỏ, nhưng chính tình yêu thương ấy đã nâng chúng ta lên, đặt chúng ta vào một địa vị cao trọng, là trở thành người yêu của Thiên Chúa.
Chính vì thế, chúng ta tin vào tình yêu để chúng ta vươn lên, tin vào tình yêu để chúng ta biến đổi và tin vào tình yêu để chúng ta cố gắng hòan thiện mình, vì biết rằng mình được Thiên Chúa yêu thương. Có thể rằng trong tương quan tình yêu đối với Thiên Chúa, đã nhiều lần chúng ta để cho trái tim của mình lỗi nhịp, loạn nhịp đối với Thiên Chúa, khi chúng ta đã chia sẽ tình yêu với các thụ tạo khác, khi chúng ta yêu tiền bạc của cải hơn yêu Chúa, khi chúng ta chọn thú vui và hưởng thụ theo kiểu thế gian thay vì chọn Chúa, khi chúng ta tôn thờ danh vọng, thần tượng của thế gian hơn là Thiên Chúa, sống như thế tức là chúng ta đã để cho trái tim mình lỗi nhịp với chúa.
Sống trong tình yêu là sống trong hạnh phúc, hạnh phúc vì được ở bên người mình yêu và phục vụ người mình yêu, hy sinh cho người mình yêu, hãy đến với tình yêu của Đức Giêsu, hãy dành những giây phút riêng tư tâm sự và cầu nguyện với Ngài, và đón Ngài vào trong tâm hồn bằng việc tham dự thánh lễ và rước lễ, hãy làm vui lòng Người Yêu- Giêsu bằng việc dành cho Ngài một vị trí quan trọng trong cuộc đời và trong những ưu tư của mình, và hãy làm những gì Ngài muốn mỗi chúng ta.
Xin Cho mỗi chúng ta được đi vào trong trái tim của Chúa và được ở đó mãi mãi. Amen.
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét