Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

30 tháng 9, 2011

Buổi tĩnh tâm kết thúc khoá học MVTT

 Buổi tĩnh tâm cho lớp MVTT. Hạt Tân Sơn Nhì, tại nhà thờ Phú Thọ Hoà, để kết thúc khoá học.Vào lúc 19h00, ngày 29/11/2011. Buổi tĩnh tâm diễn ra thật sôi động và ấm áp, làm cho các học viên càng thêm phấn khởi và quyết tâm để trở thành ,thành viên MVTT thật tốt trong tương lai.
                       Lạy Cha
        Xin dạy chúng con biết cộng tác với nhau
        trong việc xây dựng" Nước Trời" ở trần gian.

cooltext540305069.gif image by Apollok2

Thầy Vinh của Hướng Dương

TT - Khán giả quen thuộc với một Thế Vinh hiền khô ôm guitar “hát” bằng năm ngón tay, chắc ít biết đến một Thế Vinh chu đáo mà nghiêm túc, cứng rắn trong vai trò một người thầy, một trưởng cơ sở nuôi dạy trẻ.


Thầy Thế Vinh trong giờ dạy toán tại cơ sở Hướng Dương - Ảnh: Khả Linh




Đến thăm cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật Hướng Dương để chuyển 40 chiếc xe đạp cũ mà những người bạn trên Facebook vừa quyên góp hỗ trợ cho trung tâm, chúng tôi bắt gặp thầy trò Thế Vinh đang lúi húi thiết kế sân khấu cho lễ kỷ niệm một năm ngày thành lập (ngày 25-9).
Phải sáng tạo sao cho sân khấu lễ kỷ niệm khác với sân khấu của mùa trung thu vừa rồi là “đề bài” thầy giáo Thế Vinh giao cho các học trò, như một cách anh rèn cho các em những kỹ năng khác ngoài chuyện sách vở... Ngày cuối tuần, Thế Vinh chỉ kịp ăn vội chén cơm để kịp lên lớp lúc 14g. Chia nhau 30 chiếc bàn nhỏ, lớp học chiều 24-9 với hơn 40 em học sinh lớp 11 (trong đó có nhiều em ngoài trung tâm đăng ký học) sôi nổi với những câu hỏi...


Nhìn thầy Vinh xoay như chong chóng từ công việc của người quản lý cơ sở kiêm kế toán, kiêm thư ký, kiêm giám thị đến giáo viên chủ đạo của hàng chục tiết học toán, lý, hóa mỗi tuần, khó ai không khỏi cảm phục. Nhưng kể về mình, về chặng đường dài phía trước với số phận của hàng chục em mà mình tình nguyện làm “đòn bẩy”, Thế Vinh luôn nói bằng giọng nhẹ tưng, hóm hỉnh.
“Ngân hàng Đức Deutsche Bank đã hỗ trợ tiếp tục tổng kinh phí hoạt động của năm tới (gần 1 tỉ đồng cho 43 em học sinh, sinh viên - NV), Hướng Dương không phải đau đầu về tài chính nữa, đó là điều tôi muốn tri ân nhất. Nhưng điều khiến tôi hạnh phúc nhất chính là niềm tin yêu của bè bạn, mọi người. Ngay từ khi tôi chưa có trong tay giấy phép thành lập Hướng Dương, anh em bạn bè đã ủng hộ gần 1 tỉ đồng” - giọng anh đầy lạc quan.
Còn nhớ cách đây một năm, lời nhắn gửi của Thế Vinh: “Tôi đang rất cần vật liệu xây dựng...” (“Tấm lòng của hiệp sĩ một tay” - Tuổi Trẻ ngày 6-4-2010) đã khiến nhiều người không khỏi... hồi hộp cho ý nguyện của anh: thành lập một trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và khuyết tật chỉ bằng ý chí cứng cỏi của mình, sự động viên của bạn bè, một tờ giấy phép và... một bàn tay trắng. Thế nhưng chỉ sau năm tháng, một trung tâm khang trang nằm ở khu phố 2, thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, Bình Dương mang tên cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng trẻ mồ côi và khuyết tật Hướng Dương đã ra đời.
2. Kỳ thi đại học - cao đẳng năm nay, sau một năm luyện ở “lò luyện thi” của thầy Vinh, 16 sĩ tử của Hướng Dương khăn gói đi thi và đỗ cả 16 em (vào ĐH Bách khoa, Sài Gòn, Sư phạm kỹ thuật, Giao thông vận tải...). Kết quả có thể gây bất ngờ với người khác, nhưng với thầy Vinh thì không nằm ngoài dự đoán.
“Trong 16 em, tôi đoán có năm em sức chỉ vào được cao đẳng, cuối cùng tới 14 em đậu đại học, hai em đậu cao đẳng” - anh cười nói. Bên cạnh công việc dạy học đã gắn bó suốt sáu năm, những công tác khác của một người chủ cơ sở nuôi dạy các em như chỉnh đốn nếp sống, hun đúc ý chí, rèn khả năng tự lập... cứ như là kinh nghiệm lâu năm của Thế Vinh, dù anh chỉ mới bắt tay vào làm đúng một năm tròn.
Nguyễn Đình Phi (Tánh Linh, Bình Thuận) - cậu sinh viên bé nhỏ vừa đỗ vào Đại học Sài Gòn - nói về thầy của mình với ánh mắt kính trọng: “Từ ngày vào đây, em thấy mình có ý chí học hành hơn hẳn. Thầy nghiêm lắm, bọn em đứa nào dậy trễ thầy biết ngay, dậy muộn bị phạt rửa chén”.
Quả vậy, sự nghiêm túc, tính ngăn nắp, lòng tự trọng được Thế Vinh rèn cho các em qua từng chi tiết nhỏ trong nội quy sinh hoạt và học tập dài bốn trang giấy A4: không vào phòng khác giới tính, quần áo dơ phải để trong phòng vệ sinh không quá ba ngày, mượn sách phải có phiếu, lên mạng một ngày đúng nửa giờ theo thời gian quy định...
3. Hiện Hướng Dương đang là “tổ ấm” của 43 em học sinh THPT đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau: Bình Dương, Bình Thuận, Quảng Nam, Thanh Hóa... Với mỗi trường hợp gửi hồ sơ xin vào Hướng Dương, Thế Vinh đều đến từng nhà tìm hiểu gia cảnh, gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm để nắm kỹ hơn về trình độ văn hóa của từng em.
Học kỳ tới, cơ sở sẽ nhận thêm hơn mười em, nâng tổng số học sinh của Hướng Dương lên 60 em. Không dừng lại ở đó, Thế Vinh dự tính sẽ mở rộng cơ sở để có thể “ôm” được cùng lúc 140 em cần nơi cư ngụ, học hành. 16 em vừa đỗ đại học - cao đẳng, thầy Vinh cũng đã ngược xuôi Bình Dương - Sài Gòn để tìm chỗ ở cho từng em, hầu hết là ở nhà những người bạn thân của anh.
Không có điều kiện ràng buộc gì khi các em ra trường, anh chỉ nhắn nhủ các em phải cố gắng sao để không chỉ tự lo được cho mình mà còn làm được gì đó cho lớp đi sau. Và điều anh mong mỏi nhất ở các em vẫn là “phải thành nhân”.
Cũng vì niềm đau đáu “phải thành nhân” ấy, nỗi lo duy nhất anh nhắc đi nhắc lại trong các câu chuyện luôn là vấn đề giáo dục về nhân cách - lối sống cho các em ở trung tâm. Bởi thế, sau khi trung tâm ra đời, anh đã kịp thành lập tủ sách, lựa chọn và phân loại kỹ từng loại sách, từ sách học làm người đến sách nghiên cứu, sách văn học trong và ngoài nước.
Anh kể tên hàng loạt sách kinh điển mà trung tâm đang cần nhưng chưa có, hàng loạt bộ phim mà anh chủ động liên hệ với Phương Nam Film để có nguồn phim chiếu cho các em vào mỗi cuối tuần. Không chỉ tranh thủ trò chuyện kiểu “tưới tẩm” những triết lý sống cho các em trong những buổi cơm giữa thầy trò, “ông thầy tâm lý” còn dự kiến phải mời chuyên viên tâm lý về trò chuyện với các em trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa...
Mất cha từ năm 4 tuổi, mất mẹ năm 7 tuổi, mất một cánh tay trong một lần đi chăn bò bị ngã... Là người trong cuộc, từng mất phương hướng, từng rơi vào tuyệt vọng cùng cực, Thế Vinh ý thức hơn ai hết về sự khó khăn của người khuyết tật, trẻ mồ côi trong việc hòa nhập với cuộc sống, chưa nói đến tìm một con đường đúng để đi. Vì vậy, mong mỏi các em cùng hoàn cảnh không gặp phải những khó khăn về tâm lý, không phải mò mẫm tìm đường đi như mình ngày xưa, Thế Vinh quyết mở Hướng Dương để, nói như anh - “giúp tụi nhỏ đi nhanh và đi đúng”.
4. Những cây trứng cá mới trồng còn chưa kịp tỏa bóng trên cái sân nhỏ của Hướng Dương. Nhưng sự đầm ấm, những nụ cười, niềm đam mê học tập của các em nơi đây đang nhân đầy theo ngày tháng, làm xanh lên niềm tin của chàng sinh viên ĐH Kinh tế năm nào.
Những giọt nước mắt vì một cánh tay bị gãy sau khi ngã từ lưng bò đã khô từ lâu lắm, nhưng ý chí vượt khó học hành của “cậu bé chăn bò” quê Bình Thuận ngày ấy nay lại chảy tràn trong các em học sinh mà anh dìu dắt. Thế Vinh - guitar không ít lãng mạn ngày xưa nay cũng quá bận rộn để nghĩ đến những gì cho đời sống riêng, nhưng nụ cười thì vẫn thường trực đó, vì tin vào từng việc mình làm, vui với từng ngày không vô nghĩa...
Những ai đến thăm Hướng Dương nếu để ý sẽ thấy cổng vào của cơ sở này không có cửa. Dựng cổng không cửa là chủ ý của Thế Vinh, để nhấn mạnh điều mà anh mong đợi: sự tự giác, tự ý thức của mỗi thành viên trong việc giữ mình, biết trong biết ngoài, biết sau biết trước, biết xây dựng mình thành người hữu dụng, và quan trọng là có một tấm lòng rộng mở... Quanh cái cổng rộng mở ấy, những cành hoa hướng dương thầy trò cùng ươm trồng đang vươn lên giữa nắng cháy...
KHẢ LINH

Bận rộn với công việc của Hướng Dương, nghệ sĩ Nguyễn Thế Vinh vẫn sắp xếp để tham gia các chương trình văn nghệ gây quỹ từ thiện. Từ ngày 13 đến 26-10, anh sẽ sang Nhật biểu diễn gây quỹ cho nạn nhân nhiễm chất độc da cam tại Thái Bình, theo lời mời của Hội đồng Hòa bình hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam (JVPF).



cooltext540305069.gif image by Apollok2

“Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu với người trẻ hôm nay

Ngày 01 – 10, Giáo hội long trọng mừng kính Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Việc kính nhớ Thánh Têrêxa không chỉ có ý nghĩa vinh danh “con đường nhỏ” (hay “con đường thơ ấu”) của Ngài, mà còn nhằm khơi dậy nơi mọi người nói chung và cách riêng là những người trẻ, tinh thần truyền giáo theo linh đạo của Thánh Nữ.



Đứng trước bối cảnh xã hội hôm nay, “con đường thơ ấu” mà Thánh Têrêxa đã mở ra vẫn có một sức hút và nguồn khích lệ lạ kỳ với đông đảo những người trẻ. Điều này cho thấy giá trị của linh đạo Têrêxa, không chỉ gần gũi với các bạn trẻ, mà còn thúc đẩy nơi họ tinh thần dấn thân triệt để dựa vào tâm huyết và năng lực của bản thân.
       Trước hết, “con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu giúp người trẻ chúng ta ý thức thân phận hữu hạn của mình trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Dẫu biết lý tưởng phục vụ luôn là định hướng cao đẹp, nhưng nếu chúng ta hành động trong ảo tưởng và ngoài khả năng của mình thì thật khó lòng vươn tới kết quả mong muốn. Trong trường hợp này, sẽ khả quan, nếu chúng ta biết đặt mục tiêu cho lý tưởng dấn thân theo gương Thánh nữ Têrêxa; thì chính Thiên Chúa sẽ mở đường và phú ban cho ta sức mạnh để vượt lên những bất toàn.
      Thánh nhân đã khởi đi “con đường nhỏ” của mình bằng việc chiêm niệm để nhận ra, “ơn hoàn hảo nhất chẳng là gì cả, nếu không có tình yêu… và Đức ái là con đường tuyệt hảo chắn chắn dẫn tới Thiên Chúa”. Như vậy, con người nhỏ bé Têrêxa tưởng chừng như bất lực trước lý tưởng sống, đã khám phá ra ơn gọi của mình; như lời Thánh nhân tâm sự: “…Đức ái đã cho em chìa khóa để tìm ra ơn gọi của em… Em hiểu rằng, tình yêu bao trùm mọi ơn gọi, và tình yêu là tất cả…” (Truyện Một Tâm Hồn).
       Người trẻ hôm nay phải đối diện với nhiều thách đố có nguy cơ đánh mất lý tưởng phục vụ chân chính nơi họ. Chủ nghĩa hình thức và nhu cầu chạy đua để dành lấy những nấc thang địa vị trong xã hội rất dễ làm cho người trẻ không còn nghĩ đến việc dấn thân cho hạnh phúc tha nhân. Chính trong bối cảnh đó, một bộ phận đông đảo bạn trẻ có tâm huyết phục vụ đã cảm thấy hụt hẫng trước sự bất lực của mình. Họ sợ bị cô lập trước một xã hội đang đòi hỏi họ phải cống hiến những thành quả hữu hình; và họ sợ những thiện chí và thao thức nơi mình sẽ đổ vỡ khi nhân loại cố ý hay vô tình không nhận ra…
       Nhưng các bạn đừng buồn ! “Con đường nhỏ” của Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã và đang mở ra cho chúng ta lối bước thênh thang, được khởi điểm bởi Đức ái Kitô giáo. Như Thánh Têrêxa, chúng ta hãy khôn ngoan để nhận ra, “nếu Hội Thánh có một phần thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất… chỉ có tình yêu mới làm cho Hội Thánh hoạt động” (Một Tâm Hồn). Vậy tại sao các bạn phải bi quan khi chính chúng ta là phần “chi thể cần thiết” ấy trong đại gia đình Hội Thánh. Điều chúng ta cần lúc này là biết đáp trả bằng một tình yêu hoàn toàn tự hiến.
      Tất nhiên, khi chọn “con đường nhỏ” cho mình, chúng ta sẽ gặp phải những chật hẹp, gai góc của đời sống tâm linh. Gương sống của Thánh nữ Têrêxa mời gọi ta hãy “đơn sơ bước đi trên con đường phó thác” trong âm thầm và tin tưởng tuyệt đối nơi tình thương của Chúa; vì:
      “… nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18, 3). 
       Có thể những thành quả do mồ hôi nước mắt của chúng ta dù không được xã hội để ý tới, nhưng chính Thiên Chúa là Đấng thấu suốt đang nhìn nhận. Có thể do hoàn cảnh sống và năng lực bản thân, chúng ta bị liệt vào hàng địa vị thấp hèn trong xã hội. Nhưng sẽ  rất tuyệt vời nếu chúng ta biết cống hiến vốn quý giá nhất là tinh thần phục vụ hết mình cho hạnh phúc tha nhân.
       Hiện nay ở Việt Nam, linh đạo Têrêxa đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều Giáo phận với với nhiều chi hội. Các hội viên đa số là các em ở độ tuổi thiếu niên đã thể hiện là những “Têrêxa nhỏ” giữa đời thường, qua việc phục vụ những người cùng khổ , phục vụ lợi ích các linh hồn. Động lực để các em dám “chấp nhận tất cả”, đó là Tình yêu.
       Điều làm nên sự vĩ đại nơi Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là đời sống chiêm niệm sâu xa được kết hợp chặt chẽ với Đức ái. Với tuổi đời ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn 24 mùa xuân, nhưng Thánh nhân đã xứng đáng được nâng lên hàng Tiến sĩ Hội Thánh, vì công trình thiêng liêng của Ngài đã tạo nên luồng sinh khí tu đức mới cho Giáo hội, nhất là giúp nuôi dưỡng những tâm hồn đơn thành có thể vươn tới đỉnh cao thánh thiện.
       Biết bao người trẻ hôm nay cũng đang mơ ước “làm nên những công trình vĩ đại” trước xã hội để chứng tỏ mình. Nhưng chúng ta quên mất rằng, những điều vĩ đại có thể ở ngay bên cạnh ta, ẩn tàng trong con người ta. Kinh nghiệm của Thánh Têrêxa đã cho thấy điều đó. Vốn chỉ là thiếu nữ mọn hèn, chưa làm điều gì trổi vượt dưới con mắt người đời. Nhưng đàng sau những việc tưởng chừng vô nghĩa của nữ nhi thấp hèn ấy lại ẩn tàng một tình yêu cao cả. Như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác quyết:
       “Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu là vị thánh trẻ nhất được tôn vinh danh hiệu Tiến sỹ Hội Thánh. Song con đường thiêng liêng của Thánh nhân chứng tỏ sự trưởng thành sung mãn nơi Ngài. Cảm nhận Đức tin còn lưu lại trên bút tích của Thánh nhân quả thực sâu rộng khiến Ngài xứng đáng chen vai thích cánh cùng các bậc thầy lừng danh về tu đức của Giáo hội Công Giáo”.
       Cùng với Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, người trẻ hôm nay hãy bắt đầu từ những “con đường nhỏ” của riêng mình. Con đường ấy phải được hội tụ niềm say mê “vì phần rỗi mọi người”. Có như thế, chúng ta mới hy vọng tìm kiếm và chinh phục sự thiện hảo. Và chỉ có Đức ái là điểm tựa duy nhất cho chúng ta trên hành trình thiêng liêng này.

                                                                J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
                                                                   (ĐCV Vinh Thanh)


cooltext540305069.gif image by Apollok2

TÌNH THƯƠNG ÐÁP TRẢ HẬN THÙ


Bà Coretta King, vợ của cố mục sư Martin Luther King, đã ghi lại trong quyển hồi ký của bà như sau:
Martin ra trước cửa nhà. Một cách nào đó, đây là giờ phút quan trọng nhất của cuộc đời của anh.
Trước đó vài hôm, một quả bom đã được quăng vào nhà. Vợ và con anh suýt bị sát hại. Ðây là thử thách đầu tiên nặng nề nhất mà anh phải chịu đựng. Ðồng thời nó cũng là trắc nghiệm để xem anh có thể sống nguyên tắc Kitô và thuyết bạo động mà anh hằng rao giảng không. Anh xuất hiện một cách bình thản trước đám đông người da đen đang sôi sục hận thù.
Khi anh vừa giơ tay lên làm hiệu thì mọi tiếng động bỗng như dừng lại. Anh đã chiếm lĩnh được tâm hồn mọi người, từ những người đứng tuổi đến các bạn trẻ bốc đồng nhất, từ các cảnh sát viên cho đến những người sợ hãi đang đứng nép bên các bậc thang trước cổng nhà.
Với một giọng nói bình tĩnh, nhẹ nhàng, anh khuyên nhủ mọi người như sau:
"Vợ tôi và con gái tôi vẫn bình an. Tôi xin anh em hãy trở về nhà và hãy buông khí giới. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng bạo động. Chúng ta phải yêu thương những người da trắng anh em của chúng ta, dù họ có làm gì cho chúng ta đi nữa. Chúng ta phải làm cho họ hiểu rằng chúng ta yêu thương họ thật sự. Chúng ta phải sống như thế đó: nghĩa là lấy tình thương đáp trả hận thù".
Lời kêu gọi trên đây của mục sư Luther King và cái chết của ông là một bản sao trung thành nhất của Tin Mừng: đó là Tin Mừng của Ðấng yêu thương và yêu thương cho đến chết trên thập giá...
Vào tù ra khám, bị đòn vọt, trải qua trăm nghìn gian lao khốn khổ do những người không tiếp nhận Tin Mừng gây ra, thánh Phaolô vẫn có thể khuyên nhủ các tín hữu Roma như sau:
"Hãy chúc lành cho kẻ bắt bớ, chúc lành chứ đừng chúc dữ. Hãy vui với kẻvui, hãy khóc với kẻ khóc. Cùng nhau tâm đầu ý hợp. Ðừng qúa cao vọng về mình. Trái lại, hãy biết bỏ mình, chuộng phần yếu kém... Ðừng lấy ác báo ác: điều thiện trước mắt mọi người, hãy cố quan tâm. Hãy sống an hòa với mọi người... Anh em thân mến, hãy sống an hòa với hết thảy mọi người. Ðừng báo oán. Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ".
Ước gì những lời khuyên nhủ trên đây trở thành khuôn vàng thước ngọc trong mọi giao tiếp và gặp gỡ của chúng ta với mọi người.


Tác giả Veritas



cooltext540305069.gif image by Apollok2

DANH NGÔN

Ganh tị ra mặt luôn vụng về,
Ganh tị trong thinh lặng mới thật đáng sợ.
*******


Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.
N.KRUPSKAIA



cooltext540305069.gif image by Apollok2

29 tháng 9, 2011

Các Tổng Lãnh Thiên Thần


Phụng vụ lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Gabriel và Raphael bắt nguồn từ lễ thánh hiến đền thờ Micae trên đường Via Salaria ở Rô-ma. Ngày hôm nay, cùng với Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Giáo Hội mừng chung hai Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel và Raphael. Theo lịch xưa, các Ngài được mừng vào ngày 24/3 và 24/10, nay gộp chung vào ngày 29/9 hằng năm.
TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MICAE
Danh xưng Micae nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa” ám chỉ sự siêu việt của Thiên Chúa, được nói đến trong sách Đanien (10, 13-21) và trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan (12,7) như vị chiến thắng ma quỷ.
Thánh Micae đã chống lại thần dữ để bênh vực quyền tối cao của Thiên Chúa. Giáo Hội nhận thánh Micae như Ðấng bảo trợ và tin rằng ngài vẫn dâng lời cầu nguyện của chúng ta lên ngai tòa Chúa. Ngài được tôn kính ngay từ những ngày xa xưa bên Đông phương.
Tại Tây phương, nhiều cuộc hiển linh của thánh Micae càng làm cho việc sùng kính khởi sắc hơn, như tại núi Gargano miền nam nước Ý, dưới thời đức Gelase (192-196).
Tại Pháp, thánh Thiên Thần là một thánh quan thầy. Tổng Lãnh Thiên Thần Micae cũng đã hiện ra với nhiều người, đặc biệt năm 708, ngài hiện ra với Ðức Giám Mục thành Arranche và Ðức Giám Mục đã xây một thánh đường nguy nga để kính dâng Ðức Micae tại Mont Saint Michel. Từ đó, nơi đây đã trở nên một vị trí hành hương lớn.
Thánh Micae là quan thầy những người làm nghề phải dùng đến lò nung như người làm bánh, người thợ rèn,… Thánh Thiên Thần cũng là quan thầy đoàn lính dù. Nhiều thành phố đã mang tên Người. Thánh Micae cũng được cầu khi giúp bệnh nhân sắp chết.
TỔNG LÃNH THIÊN THẦN GABRIEL
Danh xưng Gabriel có nghĩa là “Thiên Chúa là sức mạnh”, “Uy lực của Thiên Chúa”, cũng còn được gọi là “Sứ thần truyền tin”, được sai đến với Đức Trinh Nữ Maria ở làng Nazareth, để nói cho Mẹ biết ý định cứu độ của Thiên Chúa. Chính Ngài đã tiên báo cho Daniel biết việc Đấng Thiên Sai đến. Đây cũng là sứ thần đã nhiều lần hiện ra báo mộng cho Thánh Giuse.
Thánh Bernard nhận định: “Trong tất cả các thiên thần, đức Gabriel đã được thấy là vị xứng đáng loan báo những chương trình của Thiên Chúa cho Đức Mẹ và đón nhận lời ‘xin vâng’ của Mẹ”.
Việc tôn sùng thánh Gabriel nổi bật vào thế kỷ X. Năm 1951, đức Pi-ô XII đặt làm quan thầy các chuyên viên truyền thông (truyền thanh, truyền hình, điện thoại).
TỔNG LÃNH THIÊN THẦN RAPHAEL
Danh xưng Raphael có nghĩa là “Thiên Chúa cứu giúp”, “Thiên Chúa chữa lành” hoặc “Thầy thuốc của Thiên Chúa”.
Sách Tobia cho biết, chính ngài đã được Thiên Chúa sai đến giúp đỡ gia đình ông Tobit trong cơn hoạn nạn. Trong câu chuyện này, ngài xuất hiện để dẫn dắt con ông Tobit là Tobia qua những cuộc mạo hiểm dị thường mà sau cùng dẫn đến một kết quả thật tốt đẹp: Tobia kết hôn với Sarah, ông Tobit được chữa khỏi mù mắt và tài sản của gia đình ông được hồi phục. Người đã cho hai cha con biết: “Ta là Raphael, một trong bảy khâm sai của Thiên Chúa hằng ở bên cạnh Ngài trong huy hoàng của Ngài hiện diện”.
Mục đích của câu chuyện là để minh chứng sự Thiên Chúa quan phòng hằng hoạt động trong đời con người và hằng nghe lời cầu xin.
Raphael được cầu xin cho thể xác khang an, linh hồn khỏe mạnh và là quan thầy người đi đường.
*****
Theo một số tài liệu, có tất cả 7 thiên thần quyền quý thường hầu cận bên Thiên Chúa. Sau 3 Tổng Lãnh Thiên Thần nêu trên, các vị còn lại là Uriel, Jegudiel, Barachiel và Sealthiel.
Uriel – Fortis Socius – Người đồng hành mạnh mẽ
Jehudiel – Remunerator - Người làm ơn
Barachiel – Adjutor - Người trợ giúp
Sealthiel.– Oarator - Người bầu cử
*****

Mừng lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần, chúng ta hướng về các Ngài:
- Tổng lãnh Thiên Thần Micae – “Ai bằng Thiên Chúa”: Chúng ta giục lòng tin Thiên Chúa duy nhất, nhờ đó chúng ta biết quy hướng mọi sự về Người.
- Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel – “Uy lực của Thiên Chúa”: Chúng ta giục lòng trông cậy vào Thiên Chúa quyền năng, nhờ đó chúng ta biết lệ thuộc vào Chúa trong mọi sự.
- Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael – “Thiên Chúa cứu giúp”: Chúng ta giục lòng mến Chúa hằng yêu thương cứu giúp chúng ta, nhờ đó ta biết sống gắn bó với Chúa trong mọi nơi, mọi lúc và mọi việc chúng ta làm
(st)

cooltext540305069.gif image by Apollok2

DANH NGÔN

Kiêu căng là gì nếu không phải là một sự ích kỷ.
*******


Hãy nhớ rằng anh phải sự xử trong đời sống như trong một buổi tiệc
ÉPICTÈTE


cooltext540305069.gif image by Apollok2

THIẾT LÂP MÁY ẢNH CHO LÍNH MỚI

    Bạn vừa mới mua một máy DSLR nhưng không biết phải thiết lập như thế nào để bắt đầu chụp ảnh? Dưới đây là 6 bước thiết lập đơn giản cho bạn để có thể bắt đầu chụp ngay lập tức. Tất nhiên đây chỉ là những ý kiến cá nhân của tác giả để cho những người mới bắt đầu có thể tham khảo mà thôi.


Chụp ảnh rất là đơn giản, bạn chỉ cần mở máy DSLR lên, chọn chủ thể như thế là có thể chụp được rồi. Tuy nhiên, nếu trước khi chụp bạn bỏ ra vài phút để thiết lập các chế độ trong máy ảnh thì chắn chắc bức ảnh bạn chụp sẽ đẹp hơn rất nhiều. Nó không những giúp ích cho bạn tiết kiệm thời gian sau này, mà còn làm cho bạn quen thuộc với các thiết lập của máy ảnh.

Thiết lập máy ảnh:

Bước 1: Chọn chất lượng cao nhất

Chọn đúng định dạng bức ảnh, ISO và thiết lập cân bằng trắng (white balance) sẽ cho bạn những kết quả tốt nhất.

Khi nói đến định dạng bức ảnh, chụp với Raw sẽ cho chất lượng cao hơn JPEG, các dữ liệu được thêm vào trong ảnh Raw sẽ giúp bạn linh hoạt hơn nếu muốn xử lý ảnh qua máy tính. Chụp ảnh Raw nghĩa là bạn sẽ phải ngồi trước máy tính để xử lý ảnh một thời gian, nhưng nó cũng sẽ cho kết quả tốt nhất.

Cố gắng để độ nhạy sáng thấp nhất có thể, khoảng từ ISO 100 đến 400. Bởi vì hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều cho ra ảnh bị ‘nhiễu’nếu như để ISO quá cao. Nhiễu ảnh là bức ảnh của bạn sẽ xuất hiện những hạt li ti làm hư màu sắc và chi tiết trong bức ảnh.

Đối với white balance, bạn có thể để nó auto, nhưng bạn có thể sẽ phải thiết lập cụ thể nếu như điều kiện ánh sáng không chuẩn như trời có mây, hoặc trong phòng, dưới ánh sáng đèn điện, vv...
                                   Bước 2: Chọn đúng độ phơi sáng

Máy DSLR cho bạn hàng loạt các chế độ phơi sáng, từ hoàn toàn tự động - như một máy ảnh Point and shoot cho đến hoàn toàn bằng tay. Ở giữa 2 bên là 2 chế độ ‘semi-auto’ (bán tự động) phổ biến, Aperture Priority (ưu tiên khẩu độ) và Shutter Priority (ưu tiên màn trập).

Trong Aperture Priority, bạn có thể xoay nút dial để chọn khẩu độ phù hợp, như thế bạn sẽ quyết định xem có bao nhiêu khung cảnh được lấy nét và máy ảnh sẽ cho tốc độ màn trập hoàn toàn tự động để có độ phơi sáng tốt nhất. Còn nếu bạn biết chính xác tốc độ màn trập nào cần để cho bạn có hiệu ứng đẹp thì Shutter Priority sẽ cho bạn được quyền thay đổi.


                                   Bước 3:Lấy đúng chế độ đo sáng

Lựa chọn đo sáng phụ thuộc máy ảnh và thương hiệu, nhưng 3 cái đo sáng phổ biến trên DSLR là Muti-zone (cũng được biết là Evaluative trên Canon và Matrix trên Nikon), Centre-Weighted và Spot.

Multi-zone là chế độ đọc ánh sáng từ toàn bộ khung cảnh sau đó thiết lập độ phơi sáng theo nó. Nó khá là chính xác và phù hợp trong hầu hết các trường hợp. Chế độ Centre-Weighted đọc ánh sáng tập trung vào khoảng 60-70% ở trung tâm khung hình, nó rất là lý tưởng cho việc chụp chân dung. Còn chế độ đo sáng Spot hay con được gọi là ‘đo sáng điểm’ cho phép bạn đọc ánh sáng từ một vùng rất nhỏ của khung cảnh, do đó nó đo sáng chính xác nhất, tuy vậy sử dụng nó cần phải cẩn thận.

Khi chụp với chế độ phơi sáng tự động như là Aperture Priority, chế độ đo sáng Spot thường được sử dụng với nút khóa điểm đo sáng  (Exposure lock – AEL) như thế khung hình có thế thay đổi mà không bị ảnh hưởng bởi độ phơi sáng.






                        Bước 4: Quyết định khẩu độ và tốc độ màn trập
Khẩu độ và tốc độ màn trập là 2 thiết lập quan trọng nhất của máy ảnh. Sự kết hợp của 2 cái thiết lập này không những ảnh hưởng đến tổng số ánh sáng mà bạn muốn cho đi vào ống kính để là sáng bức ảnh của bạn, mà còn quyết định xem bức ảnh của bạn trông như thế nào.

Khẩu độ quyết định cái gọi là ‘Độ sâu trường ảnh’. Nếu bạn muốn độ sâu thấp với một chủ thể rõ nét và một hậu cảnh mờ, bạn cần chọn một khẩu độ rộng như f/2.8. Nếu bạn muốn mọi thứ đều được rõ nét từ phía trước đến phía sau, bạn nên chọn một khẩu độ hẹp như f/22.

Còn điều khiển tốc độ màn trập cho phép bạn quyết định xem, nên làm đóng băng một chủ thể chuyển động hay tạo ra hiệu ứng mờ cho nó. Tốc độ màn trập chậm cho phép bạn tạo ra hiệu ứng mờ cho chủ thể chuyển động và ngược lại.


Bước 5: Cài đặt chế độ AF và Drive

Để đảm bảo hình ảnh được sắc nét nhất, DSLR cung cấp cho bạn một số chế độ lấy nét. Có 2 cái thiết lập chính là single-shot cho những chủ đề đứng yên và Servo cho những chủ đề chuyển động.
Còn chế độ Drive cho phép bạn chọn một khung hình duy nhất được chụp, khi bạn ấn và giữ im nút chụp, một chuỗi các bức ảnh sẽ được chụp liên tiếp nhau cho đến khi bạn thả nút chụp ra.

Bước 6: Chụp kiểm tra

Bây giờ bạn hãy chụp thử một tấm và sử dụng màn hình LCD của máy ảnh. Sử dụng nút zoom đến phóng to một phần của bức ảnh trên màn hình, như thế bạn có thể kiểm tra độ sắc nét và độ nhiễu ảnh. Bạn cũng nên tập thói quen kiểm tra độ phơi sáng của bức ảnh qua histogram. Một histogram chụm lại về phía bên trái nghĩa là ảnh đó thiếu sáng, một histogram về bên phải nghĩa là quá sáng. Nếu bạn không hài lòng với những yếu tố đó, hãy điều chỉnh lại các thiết lập rồi chụp một bức khác.

Theo: Photoradar.com


cooltext540305069.gif image by Apollok2

Cổ tích từ đồng sâu

TT - Vợ chồng ông Năm Bướm, tức Trần Văn Bướm (56 tuổi, quê ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), vốn chẳng có mảnh đất cắm dùi. Làm thuê, làm mướn nuôi bầy con sáu đứa. Cảnh nghèo kéo theo ba đứa con lớn sớm bỏ học, vợ chồng ông dốc sức quyết không cho ba đứa sau lỡ dở như đời cha mẹ, anh chị.
Bữa cơm đạm bạc nhưng luôn đầm ấm trong căn nhà trọ của gia đình ông Năm Bướm - Ảnh: Đ.T.C.

     Ông Năm mừng thầm thấy các con, gồm người thứ tư là Trần Thanh Nguyên, người kế là Trần Văn Đặng và đứa út là Trần Thanh Phúc đều chăm học. Nhưng ông Năm Bướm cứ gác tay lên trán: không lâu nữa vào ĐH, CĐ lúc ấy mỗi tháng tốn bạc triệu, tiền đâu mà nuôi.
Mấy bữa sau, tờ mờ sáng ông Năm lận lưng vài triệu đồng, xách theo bao gạo cùng cô con gái lớn đón xe lên Sài Gòn. Đến Sài Gòn, nhờ đồng hương giúp đỡ, ông Năm Bướm thuê căn phòng nhỏ vài mét vuông ở khu phố 6, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức. Ông xin cho con gái làm công nhân. Phần ông tất tả ngược xuôi kiếm việc làm. Và rồi không ổn định với nghề sửa xe, không vừa sức với nghề bảo vệ, ông vào nghề bán tôm cá.
     Mỗi ngày, từ 1g sáng, Năm Bướm lại đến các điểm bán thủy sản cân tôm đem ra chợ An Đông bán cữ sáng. Trưa về nghỉ tới 13g lại chạy đi cân tôm bán cữ chiều. Ông bán tôm thật thà, chấp nhận lời ít giữ tiếng, không lươn lẹo nên người mua nhớ mặt bận sau lại tìm. Mỗi tháng cắc củm tiền nong, ông gửi gần 2 triệu đồng về quê cho vợ con.
     Một buổi sáng tháng 7-2007, ông nhận được điện thoại từ quê nhà báo Nguyên đã đậu vào Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, Đặng đậu hai trường ĐH Y dược Cần Thơ và ĐH Kinh tế TP.HCM. Đặng còn nói sẽ học kinh tế cho cha con, anh em gần gũi hủ hỉ nhau, ở chung nhà trọ cho đỡ tốn kém.
     Vui đó nhưng ông Năm Bướm lại trĩu lòng, hai đứa cùng lúc đi học ĐH tốn kém chứ chẳng chơi. Ông lại rù rì với vợ: “Hay bà lên trển bán buôn tiếp tui, chứ bây giờ tới đây buông thì thật uổng, người ta cười chết”. Bà Lệ gật đầu, vậy là hai vợ chồng ông Năm Bướm kêu cậu con trai út tên Phúc, lúc đó đang học lớp 10, căn dặn: “Con ở nhà một mình ráng học, ba má lên trển bán buôn gửi tiền về”.
     Năm 2009, Phúc thi đậu vào Trường cao đẳng Điện lực TP.HCM thì cả nhà đã đủ mặt trên Sài Gòn, phòng trọ quá chật hẹp cho năm người, ông Năm bấm bụng thuê căn phòng rộng hơn ngay đầu lộ với giá 3 triệu đồng/tháng. Ông mua thêm các thứ lặt vặt bán tạp hóa kiếm đỡ đồng nào hay đồng nấy. Phúc cũng noi theo hai anh, hôm nào trống tiết hay ngày nghỉ lại ra chợ phụ gia đình bán tôm.
     Bảy năm dài đằng đẵng, ông Năm Bướm khoe Nguyên, Đặng đã tốt nghiệp và đều tìm được việc làm.Ông Năm Bướm nhẩm tính Phúc còn gần nửa năm là tốt nghiệp, khi đó vợ chồng ông sẽ lo chuyện về quê. Ông Năm cười: “Nhớ quê quá, bỏ đi lâu, không biết cái nhà ở dưới có bị mối mọt ăn sụp không nữa”.
ĐẶNG THÀNH CÔNG


cooltext540305069.gif image by Apollok2

NGƯỜI ĂN CẮP CỪU

Tại một miền quê bên Mỹ, vào thời kỳ lập quốc. Có hai anh em nhà kia bị bắt quả tang đang ăn cắp cừu. Dân trong làng đã mở tòa án nhân dân để trừng phạt.
Sau khi nghị án, mọi người đã đồng thanh cho khắc trên trán của tội nhân hai chữ viết tắt S.T có nghĩa là "Người ăn cắp cừu".
Một trong hai người ăn trộm không chịu nổi sự sỉ nhục đã trốn sang một vùng đất khác để chôn chặt dĩ vãng của mình. Nhưng anh không thể xóa nhòa được hai chữ viết tắt trên trán của mình. Bất cứ một người lạ mặt nào cũng đều tra hỏi anh về ý nghĩa của hai chữ ấy. Lại một lần nữa, không chịu nổi sự nhục nhã, anh đã rời bỏ nơi cư ngụ mới để tiếp tục lang thang và cuối cùng mòn mỏi trong cay đắng, anh đã bỏ mình nơi đất khách quê người.
Nếu người anh của mình đã bị sự nhục nhã gặm nhấm đến độ phải trốn suốt cả đời mình, thì người em lại tự nói với mình: "Tôi không thể bỏ trốn chỉ vì ăn cắp mấy con cừu. Tôi phải ở lại đây và tôi phải tạo lại sự tin cẩn nơi những người xung quanh và nơi chính tôi".
Với quyết tâm đó, anh đã trở lại trong xứ của mình. Và không mấy chốc, anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như danh thơm của một người thanh liêm chính trực.
Nhưng cho dù năm tháng có qua đi, hai chữ S.T vẫn còn ghi đậm trên vầng trán của anh... Ngày kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa của hai chữ viết tắt ấy. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: "Tôi không nhớ rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của người đó, tôi nghĩ rằng hai chữ viết ấy có nghĩa là Thánh thiện".
Một thi sĩ người Ấn Ðộ đã gửi tặng cho Ðài Phát Thanh Chân Lý những vần thơ sau đây:
"Hãy tin nơi bạn, vì bạn là hình ảnh của Thiên Chúa.
Hãy tin ở công việc của bạn vì một công việc chính trực là một lời cầu nguyện.
Hãy tin ở ngày hôm nay vì mỗi phút chứa đựng một dịp may để phụng sự Chúa. 
Hãy tin ở những người xung quanh của bạn vì bạn hữu là điều quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc.
Hãy tin ở hiện tại vì hôm qua đã qua đi và ngày mai sẽ không bao giờ đến.
Hãy tin ở lòng thương của Chúa vì Ngài tha thứ cho bạn. Và bạn hãy tha thứ cho chính mình".
Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta và Ngài mời gọi chính chúng ta cũng đừng thất vọng về chính mình. Mỗi một may mắn là một dịp để chúng ta dâng lời cảm tạ và chúc tụng Chúa. Mỗi một thất bại va đau khổ là khởi đầu của một nguồn ơn dồi dào hơn. Mỗi một vấp phạm là bàn đạp để chúng ta vươn cao hơn. Bởi vì trong tất cả mọi sự, Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta.

Tác giả Veritas


 cooltext540305069.gif image by Apollok2

DANH NGÔN

Thật thà có thể thay thế cho nhiều đức tính khác.
Không nên dùng những kẻ dối trá dù họ có chút tài năng.
*******


Hai người cùng cưỡi một con ngựa dĩ nhiên phải có một người ngồi sau.
SHAKESPEARE


cooltext540305069.gif image by Apollok2

28 tháng 9, 2011

CON VẬT ÐẦU ÐÀN


Một khách lữ hành đi về những vùng núi xứ Tô Cách Lan, một hôm dừng chân lại bên cạnh một đàn cừu. Bỗng ông ta chú ý đến một con cừu đang được người mục tử chăm sóc một cách đặc biệt. Con vật nằm dài trên mặt đất. Chủ nó vừa vuốt ve vừa nói chuyện với nó một cách dịu dàng, trong lúc tay vẫn không ngừng băng bó một chân của nó. Người khách bộ hành lại gần và hỏi xem cho biết việc gì. Thoạt tiên, người chăn chiên tỏ vẻ khó chịu vì phải trả lời. Nhưng sau đó vẻ thân mật của người bộ hành đã làm cho anh vững lòng, vì thế anh ta không ngần ngại giải thích:
"Con cừu này có những đức tính tuyệt hảo của một người hướng đạo. Khi còn lành mạnh, nó luôn dẫn đầu đàn cừu, biết cách làm cho những con vật khác vâng lời nó và theo nó. Khổ thay vì quá tự tin nên nó không theo lệnh của tôi và dẫn đàn cừu theo sở thích riêng của nó. Tôi đã tìm đủ mọi cách để thay vào chỗ của nó một con đầu đàn khác nhưng vô hiệu, vì hễ con nào có vẻ như muốn thay nó đều bị nó đánh và xua đuổi. Tình trạng của đàn cừu do đó trở nên nguy ngập. Tôi buộc lòng phải áp dụng một phương pháp khá đau đớn".
Nói đến đây người chăn chiên ngừng lại như bị cảm xúc mạnh. Anh giải thích tiếp như sau: "Tôi đành phải bẻ gãy chân nó. Kể từ lúc đó, con vật bị thương nên hoàn toàn tùy thuộc vào tôi. Mỗi buổi sáng, tôi vác nó lên vai ra đồng cỏ. Và buổi chiều về tôi lại vác nó trên vai đem về. Nó không thể tự mình đi ăn cỏ được. Vì thế, từ một tháng nay, nó ăn giữa lòng bàn tay của tôi. Những săn sóc liên tục của tôi đã tạo nên giữa tôi và nó một sự liên hệ vô cùng mật thiết. Bây giờ có lẽ nó hiểu rằng sau khi đã làm cho nó bị thương, tôi đã tìm đủ mọi cách để làm giảm bớt sự đau đớn của nó. Về phần tôi, tôi cũng biết rằng sẽ không tìm được trong tất cả đàn cừu một con cừu biết vâng lời tôi hơn nó. Trong vài ngày nữa, khi nó khỏe mạnh, tôi sẽ phục hồi nó lại trong địa vị cũ của nó".
Hình ảnh trên đây gợi lại phần nào Tình Yêu của Thiên Chúa đối với từng người trong chúng ta. Cựu ước đã không ngần ngại so sánh Thiên Chúa với một người mục tử. Người mục tử săn sóc từng con chiên, người mục tử uốn nắn từng con chiên, người mục tử sửa trị từng con chiên... Nhưng tất cả chỉ vì sự yêu thương đàn chiên của mình.
Thiên Chúa có thực sự yêu thương chúng ta không? Ðó là câu hỏi mà chúng ta có quyền đặt ra trong những mò mẫm tìm kiếm hạnh phúc của chúng ta. Cuộc sống xem chừng như không diễn ra một cách xuôi chảy cho từng người. Chúng ta không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Ðau khổ, thất bại như những bóng mờ lúc nào cũng chực sẵn để ập phủ trên chúng ta... Chiến tranh, chết chóc, bệnh tật, tai ương đã trở thành như tất yếu đối với chúng ta. Một Thiên Chúa nhân từ, một Thiên Chúa quan phòng, một Thiên Chúa quyền năng lẽ nào lại để cho đau khổ đè bẹp con người?... Bí ẩn của đau khổ luôn gợi lên trong chúng ta những thắc mắc về Tình Yêu của Thiên Chúa.
Người Kitô chúng ta chỉ có thể tìm thấy câu trả lời trong Mầu Nhiệm Thập Giá của Ðức Kitô. Thánh Gioan đã viết: Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài. Và Người Con Một đó đã yêu đến nỗi đã tự phó nộp mình và chết trên thập giá.
Tình Yêu của Thiên Chúa gắn liền với Thập Giá của Ðức Kitô. Ðau khổ đã trở thành ánh sáng chiếu rọi vào Tình Yêu của Thiên Chúa đối với con người. Nói như thế không có nghĩa là Thiên Chúa muốn con người phải chịu đau khổ, Thiên Chúa cũng không tạo ra đau khổ để sửa trị con người. Nhưng qua đau khổ, Thiên Chúa như muốn hé mở cho con người thấy Ngài là Ðá Tảng, là nơi nương tựa duy nhất của con người.


Tác giả Veritas


cooltext540305069.gif image by Apollok2