1. Đề tài phong phú, thích thú và lôi cuốn: Đề tài cần phải có những chất lượng.Hài hước, truyền cảm, duyên dáng, ánh sáng lạ, phong cảnh tuyệt đẹp… giúp cho tác phẩm được nổi bật ra khỏi sự tầm thường nhàm chán và lôi cuốn thị hiếu của nhiều khách thưởng ngoạn. Hình ảnh hai đứa trẻ ngồi làm kiểu trước máy ảnh chỉ làm vui cho gia đình các cháu nhưng nếu thu hình được lúc chúng đang tự nhiên chơi đùa rỡn cợt thì hình ảnh này sẽ gây thích thú cho quần chúng.
2. Kỹ thuật: Liên quan tới vấn đề điều khiển máy hình như sắc nét, khẩu độ và vận tốc màn chập để làm ngưng động mọi cử động. Hình ảnh phải sắc nét và có đủ ánh sáng. Vì thế ta phải học cách sử dụng máy hình, đọc sách chỉ dẫn - thực tập từng cơ chế cho tới độ thông thạo. Xin nhớ rằng có những tác phẩm thượng thặng được chụp bằng máy hình tầm thường. Máy hình tốt nhất vẫn là đôi mắt của ta. Điều đáng lưu tâm nhất chính là sự bố cục hình ảnh.
3. Bố cục hình ảnh: Một bố cục tốt là một sự sắp xếp những phần tử trong một bức hình sao cho được sự kết hợp, thích thú và hoà đồng toàn thể. Định nghĩa trên áp dụng cho tất cả các hình ảnh bất cứ chủ đề gì: một phong cảnh đẹp, cuộc đấu ngựa gay cấn, bức ảnh truyền thần đáng yêu hay một cảnh hoả hoạn bi đát. Để tạo sự xuất thần trong tác phẩm ta nên học những luật căn bản về bố cục:
3.1 Luật một phần ba (1/3): Ba hàng ngang, ba hàng dọc và bốn giao điểm. Nên đặt chủ điểm vào vùng Giao Điểm để chủ điểm tăng sinh lực, sống động, dậy cảm và đủ chỗ thở trong khung hình. Khi chụp Hình chân dung nên đặt đôi mắt vào vùng Giao Điểm. Ngược lại, nếu đặt chủ điểm vào ngay tâm điểm, thường thường (không phải luôn luôn) hình sẽ bị bất động và thiếu sự sống. Tuy nhiên có những đề tài cần phải đặt vài tâm điểm để nhấn mạnh khung cảnh trang trọng va nghi lễ như bàn thờ. Luật 1/3 cũng áp dụng sho sự chia vùng giữa chủ thể với tiền hay hậu cảnh, thí dụ cảnh trời hay nước chiếm 1/3 – 2/3 chiều ngang, hay 1/3 -2/3 chiều dọc khi chụp hình đứng như các kiến trúc hay chân dung ngoài trời. Lý do đơn giản cho sự phân chia như trên bởi vì phân lớn những hình phân phối theo lối chia đôi (1/2) trông rất ủ rũ và thiếu sinh lực.
3.2 Đường dẫn: Rất cần đường dẫn để lôi cuốn mắt ta vào trong bức hình: • Đường chéo – sinh lực, chuyển động và gay cấn • Đường tụ - tạo chiều sâu (3 chiều) • Đường cong – hiệu nghiệm khi đặt chéo di từ góc trái dưới. o Cong S – Trang nhã và sinh lực o Cong C – hùng mạnh
3.3 Đường khác: • Thẳng đứng – sức mạnh, quyền lực, luật lệ • Nằm ngang – yên tĩnh, thnah bình • Vòng tròn – trữ tình – mẹ bồng con • Tam giác – bi thảm 3.
4 Định hướng: Tuỳ theo chủ đề như chụp công trình kiến trúc hay phong cảnh mà phải dùng khung đứng hay khung ngang. Cố gắng loại bỏ những chi tiết Không Phù Trợ chủ đề.
5. Ánh Sáng: Ánh sáng là thành phân quan trọng nhất, có thể tạo nên đường dẫn và giúp cho tác phẩm được rúng động và thảm thiết. Tất cả các nhiếp ảnh gia đều phải nghiên cứu và học hỏi cách xử dụng.
5.1 Ánh sáng thuận: từ máy tới chủ thể Thường để chụp hình kỷ niệm.
5.2 Ánh sáng ngược: Tạo hào quang và thêm sinh lực, mầu sắc cùng sự mong manh.
5.3 Ánh sáng chéo: Làm rỡ hình thể (3 chiều), chi tiết trên mặt, mầu sắc đậm đà và linh động, và cho thêm bóng đổ (3 chiều).
5.4 Ánh sáng che: tán quang Có thể làm tăng sắc độ của mầu sắc như mầu xanh lá cây. Chụp hình người ngoài trời nên dùng tán quang hay bóng mát – giảm bóng đổ gay gắt, mắt lim dim và da choé nắng.
5.5 Ánh sáng chếch: Góc độ chếch thấp lúc bình minh hay hàong hôn cho h`inh ảnh và mầu sắc nhiều cảm xúc. Độ chếch cao lúc gần trưa tạo sự gay gắt, tương phản sáng tối và bóng đổ mạnh
6. Tăng sức cho bố cục:
6.1 Mặt phẳng ngang: Mặt phẳng ngang giúp sự xếp lớp tạo 3 chiều cho Tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh có tác dụng dẫn mắt như đường dẫn. Một tiền cảnh mạnh nằm một phía sẽ được tăng sức bằng hậu cảnh. Cẩn thận cách chọn lựa mặt ngang để bảo đảm sự tương quan giữa tiền, trung và hậu cảnh. Ánh sáng có thể tạo nên những mặt phẳng như các dãy núi mờ dần.
6.2 Khung: Cành cây ở tiên cảnh có thể đóng khung và thêm sức. Dừng dùng khung quá mạnh làm lu mỡ chủ đề.
6.3 Thay đổi cách nhìn: Thay đổi góc cạnh khi chụp – dưới lên, trên xuống, đi ngang. Tiến lại gần… gần thêm… và gần nữa – Đơn giản vấn đề. Tránh để khoảng trống trong hình. Dùng ống kính Zoom.
6.4 Hậu cảnh đơn giản: Hậu cảnh rắc rối, chất chứa những vật không liên quan sẽ gây hư hại và làm mất giá trị một bức hình đáng lẽ đẹp. Chịu khó xoay trở, đứng cao ngồi thấp để chọn lựa một hậu cảnh trung tính hay đơn giản. Có thê thay đổi khẩu độ và vận tốc để làm mờ hậu cảnh.
6.5 Dùng kính lọc: Kính lọc hay kỹ thuật CS2 có thể thăng sức cho tác phẩm.
7. Gỡ rối tơ lòng:
7.1 Chắp nối: Quan sát kỹ trước khi chụp, tránh những cột kèo, cành cây cắt ngang đầu hay thu hình người tóc đen đứng trước hậu cảnh tối.
7.2 Trời trơ: Chụp phong cảnh thấp khi thấy Trời không mây hay bị mây che kín, có thể cắt bớt khi làm hình trên photoshop.
7.3 Phân tâm: Khi có hai chủ thể trong một bức hình sẽ tạo sự phân tâm cho khán giả - ping pong effect – Nen xếp cho một chủ thể lớn hơn. Hay cảnh hai người cùng sát tay làm việc.
7.4 Cạm bẫy: Mắt người bị lôi cuốn bởi vùng nhiều ánh sáng, coi chừng trời trơ, đốm sáng lạc hay tiền cảnh quá sáng.
7.5 Cản lối: Hàng rào có thể ngăn cản mắt người không muốn nhìn sâu.
7.6 Nước nghiêng: Mặt nước luôn luôn nằm ngang – giữ máy ngang khi chụp.
7.7 Rác rưởi: Tập thói quen dọn rác trước khi chụp.
8. Kết luận: Cố gắng tuân theo và học thuộc lòng những lời chỉ dẫn cho đến lúc thấm nhuần các luật bố cục và có thể xử dụng chúng như một dụng cụ nhiếp ảnh. Rồi một ngày nào đó, ta có thể thừa kiến thức và óc sáng tạo để vượt qua và "phá luật".
(ApL)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét