Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

9 tháng 9, 2011

10 câu hỏi để có một tấm ảnh đẹp

           10 câu hỏi để có một tấm ảnh đẹp
Trong Blog (MVTT) ,ngoài những bài viết chúng ta cũng cần có những bức ảnh hay những đoạn Phim,để minh hoạ cho bài viết được sinh động hơn phải không các bạn?,nhưng những hình ảnh & những đoạn Phim phải rõ đẹp thì người xem sẽ thấy thích hơn.Sau đây là "10 câu hỏi để có 1 tấm ảnh đẹp",xin các bạn xem thử nhé.
Nhà nhiếp ảnh Dan Richards đã tổng kết kinh nghiệm của mình bằng 10 câu hỏi mà người cầm máy cần đưa ra trước mỗi tình huống.
1. Có vật gì hay người nào chuyển động trong ảnh của tôi?
Máy ảnh nắm bắt đối tượng trong một khoảng thời gian, có thể là từ rất ngắn đến rất dài. Nếu chủ thể trong ảnh chuyển động và bạn chọn khoảng thời chụp lâu, chủ thể sẽ bị nhoè. Bạn cần điều chỉnh thời chụp và tốc độ chụp, có thể là từ vài giây cho đến một phần vài chục của giây. Một người bước đi chậm có thể được chụp mà không nhoè ở 1/125 giây, trong khi người chạy bộ lại là 1/250 giây. Một chiếc xe đạp nhanh chụp đẹp ở tốc 1/500 trong khi với xe hơi là 1/1000 giây. Sau khi chụp, bạn hãy cảm nhận lại những gì mình đã thực hiện. Tuy nhiên, chủ thể bất động lại không cho thấy tính chuyển động của ảnh. Một chút nhoè của chủ thể cho thấy sự chuyển động. Chụp một người đi xe đạp với tốc là 1/250 và xem những gì xảy ra. Bạn cũng có thể tạo ra độ nhoè cho ảnh ngay cả khi chủ thể đứng yên với việc đặt tốc lớn và dịch chuyển máy.

Nên dùng ISO thấp khi điều kiện cho phép. Điều này không chỉ giảm khả năng ảnh bị sạn, mà còn cho bạn một tấm ảnh sắc nét hơn
2. Ảnh từ tiền cảnh đến hậu cảnh sắc nét nhiều ở mức độ như nào?
Cùng với thời chụp, bạn cũng có thể điều chỉnh một chút với không gian xung quanh chủ thể. Bạn có thể chụp chỉ chủ thể sắc nét, hoặc toàn bộ không gian từ tiền cảnh đến hậu cảnh đều sắc nét. Nhưng như thế nào thì tốt nhất? Tuỳ thuộc vào bức ảnh. Một ảnh chân dung hầu hết thường chụp với trường ảnh (DOF) cạn, trong khi ảnh phong cảnh với tự nhiên 3 chiều, thường chụp với DOF sâu, sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh. DOF có thể được điều chỉnh bởi khẩu độ, khe cho phép lượng ánh sáng đi vào ống kính. Khép khẩu một chút tạo ra DOF sâu trong khi mở khẩu một chút tạo ra DOF cạn hơn.
3. Ảnh đang sáng hay tối?
Chậm rãi xem lại tấm ảnh bạn vừa chụp. Liệu có những chi tiết bị che khuất chìm hẳn vào trong bóng tối? Hoặc những chỗ nổi bật bị cháy sáng? Bạn có thể điều chỉnh được điều này nhờ vào phần bù sáng (exposure compensation). Mỗi lượng gia giảm được gọi là EV. 1/3EV là lượng thay đổi nhỏ, 2 hay 3 EV là lượng thay đổi lớn. Bạn cứ tự điều chỉnh và nhận xét qua hình chụp được sẽ rút ra được cho mình những bài học riêng. Cũng có lúc bạn sẽ không thể lấy chi tiết rõ ràng trong cả phần tối và sáng. Lúc đó, buộc lòng phải hi sinh phần tối, điều chỉnh bù sáng để chắc chắn không bị mất chi tiết ở những phần nổi bật của chủ thể.

Nếu bạn theo được tốc độ di chuyển của chủ thể một cách chính xác, bạn có thể hạ thấp tốc độ chụp xuống thấp hơn là bạn nghĩ. Điều này sẽ giúp mô tả hành động tốt hơn.
4. Trong ảnh, tôi muốn điểm nào sắc nét nhất?
Vì máy ảnh có phần tự động lấy nét không có nghĩa bạn không có trách nhiệm trong việc lấy nét. Chính bạn là người quyết định vị trí nào sắc nét nhất đối với chủ thể. Chẳng hạn như phần mắt trong chân dung. Cách đơn giản nhất là để điểm AF trung tâm, ấn nửa cò bấm khi hướng lấy nét vào vị trí mong muốn, giữ nguyên áp lực trên cò bấm, bố cục lại và chụp.
5. Liệu điểm tôi chọn là trọng tâm ảnh đã thực sự là trọng tâm?
Hầu hết các máy ảnh đều có nút bấm cho phép xem trước DOF. Nhìn qua khe ngắm, bấm nút này, màn hình có thể sẽ rất tối, cho phép bạn nhìn thấy những gì mình muốn sắc nét thực sự sẽ sắc nét.


Nên tập trung vào vùng gần mắt chủ thể nếu chụp chân dung, để gương mặt sắc nét trong khi DOF cạn, xoá nhoà cảnh xung quanh
6. Có những điểm trong ảnh dường như gần hơn hay xa hơn?
Nếu bạn muốn vật nào đó xuất hiện lớn ở tiền cảnh, thì việc zoom kéo lại sẽ là ý tưởng không hay, vì thực chất việc zoom kéo gần lại chỉ là crop (xén nhỏ) ảnh mà không thay đổi được hình phối cảnh. Thay vào đó, hãy tiến lại gần vật thể và bằng ống kính wide, ghi lại hình ảnh lớn hơn của vật thể trên tiền cảnh. Ngược lại với vật thể gần hơn trong hậu cảnh hãy bước lùi ra xa chủ thể và dùng ống tele.
7. Tại sao máy ảnh không để tôi dùng khẩu độ và tốc độ mà tôi mong muốn?
Đôi lúc để có được DOF sâu, bạn cần để thời chụp lâu (và có lẽ cần thêm chân chống nữa). Hay lúc ghi lại ảnh hoạt động trong môi trường thiếu sáng, khẩu độ của ống kính đã mở tối đa nhưng vẫn không đủ sáng cho ảnh. Lúc này ta cần đến việc hiệu chỉnh độ nhạy sáng ISO. Khi tăng ISO, bạn có thể tăng tốc độ và giảm khẩu để ảnh có DOF sâu hơn. Nhiều loại máy hiện nay có thể tăng tới hay vượt qua mức 1600. Có điều khi tăng ISO, ảnh sẽ bị hạt.
8. Toàn bộ màu trong ảnh có đúng màu?
Việc cân bằng trắng là điều cần thiết để màu sắc trong ảnh đúng, tuy nhiên có những trường hợp, bạn sẽ thấy việc cân bằng trắng sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Chẳng hạn, khi bạn chụp bình minh, thay vì sắc màu hoàng kim và đỏ bạn sẽ chỉ còn lại màu beige, nếu để cân bằng trắng tự động. Hãy trải nghiệm bằng việc thay đổi nhiệt độ K của màu hoặc các mẫu cân bằng trắng tự động có trong máy khi thay đổi môi trường chụp. Còn nếu không, hãy dùng chế độ chụp raw và hiệu chỉnh lại bằng photoshop.


9. Khi chụp ngoài trời, bị ngược sáng, mặt người bị tối đen?
Đó là lúc sử dụng đèn flash gắn kèm theo máy. Đèn flash cũng có phần bù sáng, cho phép bạn hiệu chỉnh giá trị EV tốt nhất cho trường hợp đang chụp.
10. Có những hành động nhanh và bất ngờ trong khung ảnh?
Chẳng hạn như lũ trẻ chơi đá bóng hay chim sẻ đang nhặt hạt dưới sân… Bạn cần di chuyển máy theo hướng hành động của chủ thể. Đầu tiên chuyển chế độ AF sang continuous, bằng chế độ lấy nét tự động, nhìn qua khe ngắm, bấm nửa cò khi ngắm chuyển động của chủ thể và bấm cò. Có thể lặp lại đến khi vừa ý.
                            (ApLst)

cooltext540305069.gif image by Apollok2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét