Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

31 tháng 3, 2012

CHẾT THAY ĐỂ CỨU MỌI NGƯỜI

thứ bảy tuần 5 mc
                                                                          Ga 11,45-56

chết thay để cứu mọi người
“Đức Giêsu không chỉ chết thay cho dân mà thôi, nhưng còn để qui tụ con cái Thiên Chúa về một mối.” (Ga 11,52)
Suy niệm: Đã có 26 nhà truyền giáo Công Giáo bị giết chết trong năm 2011, trong số đó có 18 linh mục, 4 nữ tu và 4 giáo dân. Các nhà truyền giáo này đã can đảm loan báo Tin Mừng qua đời sống phục vụ người nghèo, thăng tiến xã hội trong những hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm. Các ngài phải trả giá bằng cái chết như Thầy mình, để đem lại sự sống cho nhiều người. Đức Giêsu đã vui lòng trao ban sự sống mình, vì biết rằng cái chết của Ngài không chỉ thay cho dân Do Thái mà thôi, nhưng còn có sức qui tụ nhân loại đang bị phân rẽ, chia cắt khắp nơi trên thế giới về một mối. Ngài mong mọi người sẽ qui tụ trong gia đình của Thiên Chúa, nơi mọi chia rẽ, đối nghịch sẽ tiêu tan.
Mời Bạn: Nhân loại được liên kết thành một mối trong thánh lễ khi họ tham dự vào hiến tế của Đức Giêsu: “Đây là Mình Thầy sẽ bị nộp; đây là Máu Thầy sẽ đổ ra.” Vì thế, ước mong mỗi lần tham dự thánh lễ sẽ giúp bạn thêm ý thức về sự liên đới trong yêu thương giữa những người anh em, chị em trong gia đình của Thiên Chúa.
Sống Lời Chúa: Trong mùa Chay tôi sẽ tham dự thánh lễ hằng tuần và hằng ngày – mỗi khi có thể – cách sốt sắng. Đặc biệt khi rước lễ, tôi xác tín mình được nên một với Đấng đã hiến thân cho tôi và cho muôn người.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, ý định thâm sâu của Chúa là chịu chết để qui tụ nhân loại khắp nơi về một mối: mối thân tình của những người anh em, chị em trong gia đình của Chúa. Xin cho chúng con biết sẵn sàng hy sinh những quan điểm, lập trường, sở thích riêng để phục vụ trong hiệp nhất yêu thương.

NHẬN RA CHÚA TRONG ĐỜI

thứ sáu tuần 5 mc
                                                                          Ga 10,32-42

nhận ra chúa trong đời
“Nếu tôi không làm các việc của Cha tôi, thì các ông đừng tin tôi. Còn nếu tôi làm các việc đó, thì dù các ông không tin tôi, ít ra cũng hãy tin các việc đó.” (Ga 10,37-38)
Suy niệm: Người ta có thể đưa ra hàng trăm “cái lý” để tin, và cả hàng ngàn “cái lẽ” để không tin đối với một người hay điều mà người ấy nói, bởi vì “khi tôi đưa ra một quyết định, mọi việc đã xong xuôi trước rồi” (W. James). Người Do Thái không tin Đức Giêsu vì họ đã vẽ sẵn một hình ảnh về Đấng Mêsia theo quan niệm riêng của họ và rồi xây dựng những “lý” và “lẽ” để biện minh cho quan niệm đó. Vì thế khi đối diện với chính “Đấng được Chúa Cha sai đến” họ đã không nhận ra. Chúa Giêsu thể hiện lòng bao dung nhẫn nại trước sự cứng cỏi của dân khi mở cho họ một cửa ngõ để nhận ra Ngài: nếu như căn tính Thiên Chúa của Ngài bị ẩn dấu dưới dáng vẻ nhân loại thì những việc Ngài làm, những việc mà chỉ có Thiên Chúa mới làm được, làm chứng rằng Ngài chính là “Đấng Chúa Cha sai đến.” Vậy hãy tin vào những việc Chúa làm!
Mời Bạn: Đâu là những việc Chúa làm trong đời bạn? Để có thể nhận ra những việc xảy đến trong đời bạn có bàn tay yêu thương của Chúa can thiệp, mời bạn bình tâm nhìn lại đời sống của mình với cái nhìn không thiên kiến. Cách riêng mỗi khi bạn gặp bế tắc trong cuộc sống, mời bạn đến gặp gỡ Chúa. “Gặp” Chúa, Ngài sẽ “gỡ” rối cho cuộc đời bạn.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn dành ít phút hồi tâm nhìn lại cuộc sống để nhận ra việc Chúa làm trong đời bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, con tin nhận Chúa là Đấng Chúa Cha sai đến để ban ơn cứu độ cho chúng con. Xin ban cho con tâm hồn luôn hướng thiện và một cặp mắt không thiên kiến để luôn nhận ra Chúa hiện diện trong cuộc đời con.
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
     Lễ Lá có một khởi đầu vui và một kết thúc buồn. Ðức Giêsu long trọng vào thành thánh Giêrusalem trong lời hoan hô chúc tụng và sau đó chịu kết án, chịu khổ hình và chết trên thập giá.

     Con đường vào thành Giêrusalem vinh quang vương giả với đám đông ngưỡng mộ, cành lá và quần áo trải thảm đường đi. Con đường lên Núi Sọ với thân kẻ tội đồ vác thập giá, những lời nhục mạ, roi đòn tơi tả và hai tội nhân đồng hành.

     Tiến bước theo Chúa trên đường thương khó để chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của lòng người.  
Từ Chúa Nhật Lễ Lá đến Thứ Sáu Tuần Thánh thời gian không dài, nhưng biết bao người đã thay lòng đổi dạ. Từ cổng thành đến Núi Sọ đường đất không xa, nhưng biết bao người đã rẽ lối khác. Tại sao như thế ?
     Theo dấu vết của những người bỏ cuộc để nhận diện những ngã rẽ trên hành trình cuộc đời. ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt suy tư về ba ngã rẽ tiêu biểu, của Giuđa, Phêrô và đám đông. 
1.     Ngã rẽ của đám đông.
Dân thành Giêrusalem nô nức phấn khởi, trải áo choàng, chặt những cành lá cây rải trên đường để Chúa đi qua, tay cầm cành lá, miệng reo hò tung hô Chúa, họ dành cho Chúa một nghi lễ đón rước như cho một vị vua của họ. Họ vừa đi vừa tung hô: “Hoan hô con vua Đavít”, “Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”. Thế mà sau đó không lâu, nghe lời xúi giục của tư tế, kinh sư, pharisiêu, họ lại biểu tình đả đảo, chống đối, hò la, gào thét đòi “đóng đinh nó đi !”. Hàng vạn người đã theo Chúa, mê mệt nghe đến mấy ngày quên ăn, quên về. Biết bao người reo mừng nghênh đón Chúa ngày long trọng vào thành. Thế mà trên Núi Sọ chỉ thấy những người đến sỉ vả, chê bai, nhạo cười.
     Đám đông đã rẽ sang lối nào ? Thưa họ rẽ sang lối dư luận. Thiếu lập trường, chạy theo đám đông. Thấy người ta đi nghe Chúa thì cũng đi. Thấy người ta nhạo cười Chúa thì cũng cười nhạo. Thấy người ta kết án Chúa thì cũng kết án. Đám đông thật nông nổi nhẹ dạ. Đám đông thường dễ bị lôi cuốn, người ta làm gì mình làm nấy mà nhiều khi chẳng biết tại sao. Có nhiều người trong đám đông đó không hề thù ghét Chúa Giêsu. Có lẽ còn có nhiều người đã từng nhận ân huệ của Chúa Giêsu! Thế nhưng, họ đã bị đám đông lôi cuốn vào việc kết án người công chính. Giữa cuộc đời hôm nay, biết bao người công chính, thanh liêm, trung trực, chính nghĩa đã chịu vu vạ cáo gian dẫn đến tù tội do đám đông nông nổi bị lừa dối, bị tuyên truyền!!!
2.     Ngã rẽ của Giuđa.
     Giuđa là môn đệ trung tín theo Chúa trong suốt ba năm. Ông còn được Chúa tin cẩn trao phó cho công việc quản lý. Một ngày kia Chúa Giêsu đang cùng các môn đệ dùng bữa tại nhà ông Simon, bỗng có một phụ nữ đem đến một chai dầu thơm quí giá, rồi chị lấy dầu xức lên chân Chúa. Giuđa phản đối “Sao lại phí thế! Đem chai dầu bán cũng được hơn 300 đồng bạc, lấy số tiền đó đi giúp người nghèo có phải thực tế hơn không?”. Giuđa có đầu óc biết tính toán và thực tế của người quản lý tài chánh.
     Ngày Lễ Lá chắc chắn ông có mặt. Nhưng khi Chúa chịu chết thì ông biệt vắng. Ông đã rẽ sang lối khác. Lối rẽ theo tiền bạc vật chất. Theo tiếng gọi của tiền bạc, ông đã đưa chân đi những bước xa lạ. Ông đi vào con đường khác. Ông trở thành con người khác. Ông bỏ Chúa vì tiền. Tệ hơn nữa ông bán Chúa để lấy tiền. Một con người bạc bẽo, vô tình vô nghĩa. Trong tình yêu có gì đẹp bằng nụ hôn! Vậy mà Giuđa dùng nụ hôn làm dấu hiệu nộp Thầy. Trong tình yêu, tội phản bội làm tổn thương và đau đớn vô cùng. Tình yêu càng lớn lao bao nhiêu, khi bị phản bội càng đau đớn bấy nhiêu. Ngã rẽ Giuđa biểu tượng cho những người quá say mê của cải vật chất ở đời này đến mức quên tình quên nghĩa, phản bội người khác, kể cả ân nhân của mình.
3.     Ngã rẽ của Phêrô.
Phêrô là môn đệ thân tín của Chúa. Là người đứng đầu tông đồ đoàn. Ông thề rằng dù mọi người có bỏ Chúa thì ông vẫn trung thành với Chúa. Ngày Lễ Lá, Phêrô ở bên Chúa. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chẳng thấy bóng ông đâu. Phêrô đã rẽ sang lối khác: lối rẽ lười biếng, thích hưởng thụ và sợ bị liên lụy. Lười biếng vì khi vào vườn Giêtsimani, Chúa kêu gọi ông hãy thức cầu nguyện với Chúa, vậy mà ông cứ ngủ. Hưởng thụ vì trong sân tòa án, thay vì theo dõi cuộc xét xử Thầy thì ông lại vào tìm hơi ấm nơi đống lửa giữa sân. An nhàn hưởng thụ đã kéo ông xa Chúa. An nhàn hưởng thụ đã đẩy ông đến chỗ chối Chúa. Phêrô chối Chúa cũng vì ông sợ bị liên lụy. Nếu những người hỏi ông không phải là những người của vị Thượng Tế đang xét xử Chúa Giêsu thì chắc Phêrô vẫn mạnh dạn nhìn nhận mình là môn đệ Ðức Giêsu. Nhưng vì họ là người của Thượng Tế nên ông phải chối, kẻo họ báo cáo rồi ông cũng bị bắt luôn.
Phêrô đã theo Chúa Giêsu suốt ba năm. Phêrô nếm trải biết bao gian khổ, ông đón nhận tất cả mà không kêu ca nề hà gì. Nhưng hôm nay ông chối Chúa vì sợ bị liên lụy, vì an toàn của sinh mạng. Ông chấp nhận từ bỏ và hy sinh, nhưng chỉ đến một giới hạn nào đó thôi.
     Phêrô là người được Chúa Giêsu yêu thương, chăm sóc, lo lắng, và được Ngài ban cho biết bao là ân huệ. Nào là vai trò thủ lãnh của Nhóm Mười Hai, nào là nhiệm vụ cầm giữ chìa khóa Nước Trời: “Dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy” (Mt 16,19); và còn được gọi là Kêpha, nghĩa là đá … vậy mà khi đối mặt với một đứa hầu gái vô danh tiểu tốt, đá lại mềm ra như bún, ông chối phăng không biết Giêsu là ai, ông lại còn dám cả gan thề độc: "Tôi thề là không có biết người các ông nói đó!” (Mc 14,71).  Ông là người nhiệt tình nhất với Chúa Giêsu, thế mà cuối cùng cũng chối Thầy. Thế mới biết, bất cứ ai cũng yếu đuối và cũng có thể sa ngã nặng nề. Phêrô đã sa ngã. Vậy mà ông cứ luôn tưởng rằng mình mạnh mẽ.
     Để tự nhiên, chắc chắn không ai nỡ nhẫn tâm bán Chúa, chối Chúa, lên án Chúa. Người ta thay lòng đổi dạ do tác động của tiền bạc, của hưởng thụ, sợ bị liên lụy và của theo hướng của dư luận. Đó là những ngã rẽ nguy hiểm.  
     Nếu có mặt trong ngày Chúa chịu khổ nạn, tôi và bạn có rẽ sang lối nào không? Tôi và bạn sẽ rẽ sang con đường phản bội của Giuđa ? Tôi và bạn sẽ rẽ sang con đường chối Chúa của Phêrô ?  Tôi và bạn sẽ rẽ sang những con hẻm in dấu chân trốn chạy của các môn đệ ?  Tôi và bạn sẽ phụ hoạ với đám đông kết án Chúa ?  Hay tôi và bạn cũng theo quân lính đánh đập Chúa ?  Tôi và bạn có kết án bất công như Philatô không? Tôi và bạn có hùa với kẻ mạnh đàn áp bắt nạt người thấp cổ bé miệng như đám đông dân chúng không? Tôi và bạn phải dứt khoát lựa chọn một con đường.
     Con đường theo Chúa không êm ái nhẹ nhàng và thênh thang đâu. Đó là con đường thập giá: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo” (Lc 9,23). Đường thập giá là đường một chiều. Đường thập giá là đường lên dốc. Và đường thập giá là đường có nhiều ổ gà dằn xóc. Vì thế mà có nhiều người bỏ cuộc nên rẽ sang một hướng đi khác. Nhận diện những ngã rẽ nguy hiểm của tiền bạc dẫn lối, thích an nhàn hưởng thụ, sợ liên lụy bản thân và hùa theo dư luận để chúng ta tỉnh táo mà bước đi trên hành trình đức tin cuộc đời. Vác thập giá hôm nay chính là đón nhận những bệnh tật, thất bại, đau khổ, bất công…như những thử thách của lòng tin để vững bước theo Chúa đến cùng.
     Tuần Thánh, chúng ta cùng dõi bước theo con đường thập giá của Chúa Giêsu. Đó là con đường đau khổ, nhưng cũng là con đường tình yêu và là con đường cứu độ.

Lạy Chúa, xin cho con luôn mạnh mẽ và kiên trì tiến bước theo Chúa trên mọi nẻo đường Chúa dẫn con đi. Amen.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

TÌNH CA THẬP TỰ

Chúa Nhật Lễ Lá ( 1.4.2012)

 
 
Mỗi năm vào Mùa Chay, khi chiêm ngắm Chúa Giêsu  Chịu Đóng Đinh trên thánh giá, nhất là khi nghe Bài Thương Khó được đọc trong Chúa Nhật Lễ Lá hay khi tham dự Nghi Thức Suy Tôn Thánh Giá vào Thứ Sáu Tuần Thánh, tôi thường nghĩ ngay đến bản dịch thật tuyệt vời lời tựa cuốn tiểu thuyết Chim Hót Trên Ngành Gai (Thorn Bird) của nữ văn sĩ Coleen McCullough đã được Cha Phêrô Chu Quang Minh, SJ chuyển dịch khi ngài viết bài “Linh Mục Điện Ảnh” trong một số báo Trái Tim Đức Mẹ năm 1982. Cha Phêrô viết bài báo ấy vì có dịp gặp người thủ vai chính trong cuốn phim dựa trên cuốn tiểu thuyết này, khi anh xin đến ở dòng Tên ít ngày để tìm hiểu đời tu nhằm đóng trọn vai trò linh mục-Cha Ralph-trong cuốn phim.  Lời tựa ấy như sau:
 
Ngày xưa, có một loài chim, chỉ cất tiếng hót một lần trong suốt cuộc đời. Nhưng khi cất tiếng hót ngút trời xanh, thì tiếng chim thật dịu dàng hơn bất cứ tiếng ca nào trên trần gian. Từ giây phút chim biết lìa tổ ấm êm, chim chỉ hoài cảm cho một ngành gai tương đắc, và chim chỉ ngừng cánh giang hồ khi đã tìm được ngành gai sắc cạnh đó. Rồi trong rộn ràng cảm xúc, trong tiếng ngân vang giữa muôn ngàn cỏ hoa hoang dại, chìm từ từ chìm sâu thân mình vào ngọn gai nhọn dài sắc bén. Trong cơn hấp hối, chim thánh thót gieo lời tâm giao muôn phần dìu dặt, hơn cả tiếng sáo sậu và tiếng chim đêm. Một bản tuyệt đỉnh ca, bản ca đáng trả giá cho cả cuộc đời. Vũ trụ như còn trầm ngâm lắng nghe tiếng chim ca, và Chúa Trời từ Đỉnh Cao Xanh còn mỉm cười dõi theo. Vì cái tuyệt hảo chỉ mua sắm được với một giá đớn đau khôn lường (For the best is only bought at the cost of great pain).
 
Bản tuyệt đỉnh ca của chim hót trên ngành gai trên đây phải chăng chính là biểu tượng của bài ca tình ái mà Chúa Giêsu đã diễn tả bằng cả cuộc đời của Người, mà những cung điệu mê ly tuyệt vời nhất đã được Người cất lên khi Người hấp hối trên thập giá:
 
1. “Lạy Cha, xin Cha tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:24): Tình yêu đích thực đòi hỏi sự tha thứ cho những yếu đuối, bất toàn, những lỗi lầm khuyết điểm của người mình yêu. Tội càng nặng, tình càng sâu. Tha càng nhiều lần, tình càng tha thiết.
 
2. “Ta bảo thật ngươi, ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta” (Lc 23:43): Tình yêu tìm kiếm sự hiệp nhất. Chúa nên một với con người và gánh lấy hậu quả của tội lỗi nhân loại, để cho con người được chia sẻ sự sống thần linh và niềm vui thiên quốc.
 
3. “Hỡi Bà, này là con Bà…Này là mẹ con” (Jn 19:26-27): Tình yêu là sự sống nên cần được nuôi dưỡng chăm nom. Khi Chúa Giêsu trao phó chúng ta cho Mẹ Maria và trao ban Mẹ cho chúng ta, Chúa muốn Mẹ giúp chúng ta hiểu biết và yêu mến Người. Mẹ vừa là quà tặng tình yêu quý nhất Chúa Giêsu ban tặng chúng ta sau chính Thánh Thể Người và vừa là gương mẫu tuyệt hảo của tình yêu cho chúng ta noi theo. 
4. “Lạy Thiên Chúa con, lạy Thiên Chúa con, sao Ngài nỡ bỏ con” (Mt 27:46): Tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi sự hy sinh khiêm nhường, chết đi cho chính mình để đem lại sự sống cho người mình yêu. Thánh Anphong nói rằng Chúa Giêsu chấp nhận bị bỏ rơi trên thập giá để Người khỏi bỏ rơi chúng ta trong tội.
5. “Ta khát” (Jn 19:28): Tình yêu bao giờ cũng có sự nồng nhiệt và khao khát làm điều tốt cho người mình yêu. Nỗi khao khát lớn nhất trong đời Chúa Giêsu là khao khát làm đẹp lòng Chúa Cha qua việc thực thi trọn vẹn thánh ý Người, và Người khao khát đem lại ơn cứu độ cho mọi người và được mọi người đáp mến Người để đạt được hạnh phúc trọn vẹn.
 
 6. “Đã hoàn tất” (Jn 19:30): Tình yêu thực thì phải có sự trung tín thủy chung. Thiên Chúa luôn yêu mến chúng ta bằng tình yêu không dời đổi, và Chúa Giêsu đã yêu chúng ta đến cùng (Jn 13:1). 
 
7. “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23:46): Thiên Chúa là chính Tình Yêu và là nguồn mạch mọi tình yêu trên trời dưới đất. Vì vậy, mọi tình yêu thật phải quy hướng về Chúa, phải hướng ta về chân, thiện, mỹ.
 
Bản tình ca thập tự của Chúa Giêsu thực là bản tuyệt đỉnh ca của toàn thể vũ trụ và nhân loại, vì đó là bài ca chứa đựng một tình yêu cao cả nhất: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người đã hy sinh mạng sống vì bạn hữu của mình” (Jn  15:13). Bài ca này đã làm vui lòng Chúa Cha, Đấng đã từng làm chứng về Chúa Giêsu: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3:17). Bản tuyệt đỉnh ca này đã được trả giá bằng cả cuộc đời hiến dâng trọn vẹn và hy sinh tận tuyệt của Chúa Giêsu mà đỉnh cao là cái chết đau thương trên thập giá của Người. 
 
Cũng vậy, bài tình ca thập tự của Chúa Giêsu đã đang và sẽ làm rung động con tim của tất cả những ai nhận biết, đón nhận và trân quý tình yêu cứu độ của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh và bị bỏ rơi trên thập tự. Một khi đã để cho tâm hồn bị cuốn hút bởi bài tình ca thập tự này của Chúa Giêsu, người ta sẽ được mời gọi để tiếp tục hát lên bản tuyệt đỉnh ca ấy qua đời sống yêu thương hiệp nhất, tha thứ không ngừng, quảng đại hiến dâng, hy sinh trọn vẹn, khiêm nhường phục vụ, thiết tha nguyện cầu, để trở thành những Kitô khác cho thế giới hôm nay. 
 
Xin Mẹ Maria cầu thay nguyện giúp cho chúng ta biết đón nhận và đáp trả tình yêu của Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh Thánh Giá, để được chia sẻ niềm vui, bình an và ánh sáng của Chúa Phục Sinh-hôm nay, ngày mai và mãi mãi.
 
Lm Phạm Quốc Hưng

CHÚA NHẬT LỄ LÁ

Với Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay, Giáo Hội mời gọi ta bước vào Tuần Thánh. Tuần Thương Khó Đức Giêsu Kitô Chúa Chúng ta đã bắt đầu.

     Hôm nay Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua, mang lại Ơn Cứu Độ cho con người. Nhìn bề ngoài, việc tiến vào thành Giêrusalem giữa đám đông dân chúng nô nức phất cao cành lá, giữa tiếng tung hô vang dội: “Hoan hô Con Vua Đavít”. Điều này có vẻ như là một cuộc vinh quang toàn thắng. Nhưng thực ra đây lại là việc mở màn cho cuộc Thương Khó.  Đây cũng là một việc mỉa mai nhất vì hôm nay dân chúng giơ cao tay tung hô chúa, nhưng chỉ mấy ngày sau, cũng chính những cánh tay ấy lại được giơ cao để hò hét lên án Chúa.  Và có lẽ đây cũng là giai đoạn bi thương nhất của cuộc Thương Khó.  Bởi vì Chúa biết rõ rằng trong niềm phấn khởi chóng qua của dân chúng, đã chất chứa một sức phản bội với những tiếng kêu gào và những bàn tay nắm chặt đưa lên cao: “Đả đảo! đả đảo! Đóng đinh nó vào Thập giá!”

     Rước lá đi theo Chúa Giêsu trong vài giờ không phải là một điều khó khăn lắm. Đi theo Chúa giữa lúc Ngài bị mọi người bỏ rơi và lên án, điều đó còn khó hơn nhiều. Tin Mừng không thấy nói đến một người nào dám lên tiếng bênh vực cho Chúa Giêsu, mà chỉ thấy người ta bênh vực cho Baraba, lên tiếng đòi phóng thích cho tên trộm cướp mà thôi.
     Nếu người kitô được định nghĩa là người đi theo Chúa Giêsu, thì chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều cảm nghiệm về những khó khăn vất vả trên đường theo Chúa. Con đường bước đi theo Chúa có lúc vui, lúc buồn. Chắc hẳn ta phải có mặt trong đám đông hoan hô Chúa khi Ngài vào thành Giêrusalem, và cũng không thể vắng mặt khi Ngài hấp hối trên thập giá.  
     Hãy thử bình tâm để hỏi lại lòng mình: Nếu tôi sống tại Giêrusalem trong thời Chúa Giêsu , tôi sẽ là ai ? Sẽ đứng trong nhóm người nào? Tôi sẽ có thái độ nào trước bản án của Giêsu? Tôi sẽ là Simon vác đỡ thánh giá cho Chúa ? Sẽ là Phêrô chối Chúa ? Sẽ là Giuda bán Chúa ? Sẽ là Philatô dửng dưng rửa tay trước kẻ vô tội ? Sẽ là các vị thương tế và kinh sư âm mưu cáo gian để kết án Chúa? Sẽ là những người dân thấp cổ bé miệng, bị thúc dục và lôi kéo vào trong đám đông để hò hét “ Giết! Giết!! Giết nó đi!!! Hãy đóng đinh nó vào thập giá!”
     Bạn thân mến! Trong tuần thánh nầy, mời bạn cùng với tôi, chúng ta hãy dành thời giờ để đọc lại một cách chậm rãi cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.  Hãy canh thức với Chúa trong vườn Cây Dầu.  Hãy bước đi theo Ngài qua từng chặng đường, từ tòa án đạo đến tòa án đời.  Hãy cùng đi với Ngài, cùng vác với Ngài cây thập tự của chính mình để cùng đi với Ngài ra pháp trường, và hãy ở lại thật lâu với Ngài trên Núi Sọ… Đừng theo Chúa như một người xa lạ, bởi lẽ mọi sự Ngài chịu là vì bạn và tôi.  Bởi lẽ Ngài thương yêu ta, hy sinh mạng sống của Ngài vì ta…  
     Trong cuộc khổ nạn của Chúa, ta bắt gặp rất nhiều tình huống tăm tối của cuộc đời: vu khống, phản bội, ghen tương, bất công, nhục nhã, đau khổ, sợ hãi, cô đơn, hèn nhát, cái chết..v..v..  Nhưng trên hết, ta gặp được một tình yêu. Tình yêu vô cùng lớn lao của Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha và nhân loại.  Chỉ có tình yêu mới làm cho mọi khổ đau trở thành giá trị cứu độ. Vậy ta hãy cảm nếm thật sâu nỗi khổ đau thân xác và tinh thần của Chúa Giêsu, nhưng đừng quên nhận ra tình yêu bao la tiềm ẩn trong từng phản ứng, từng lời nói của Ngài.
     Ước gì ta có thể đón nhận những gai góc của cuộc đời với thái độ của Chúa Giêsu. Càng suy nghĩ về cuộc khổ nạn, ta sẽ thấy mình càng yêu thánh giá của Chúa hơn, càng yêu thánh giá của mình hơn và càng kính trọng thánh giá của người khác nhiều hơn.
Hãy cảm nghiệm sâu xa tình yêu bao la của Giêsu dành cho đời ta. Hãy để cho tâm tình, lời nói và hành động của Ngài thấm nhuần và biến đổi đời ta. Bạn nhé !

***

Lạy Chúa Giêsu,
Vì Chúa đã xao xuyến trong Vườn Cây Dầu, xin ban cho con sức mạnh để đối diện với những khó khăn vất vả trong cuộc sống.
Vì Chúa chịu sỉ nhục và bị nhạo báng, xin cho con luôn biết khiêm nhượng và vâng phục.
Vì Chúa chịu vác thập giá nặng nề , xin cho con biết noi gương bắt chước Chúa, biết can đảm chấp nhận vác lấy thập giá của đời mình.
Vì Chúa bị lột áo, xin cho con biết cởi bỏ những đam mê yếu hèn của kiếp người, biết mặc lấy tâm tình thống hối và yêu thương.
Vì Chúa bị đóng đinh, xin cho con đóng đinh tính xác thịt của con vào thánh giá Chúa. 
Vì Chúa đã giang tay chết trên thập giá, xin cho con biết qúy trọng Ơn Cứu Độ vì Chúa đã chết để cho con được sống, để con được hưởng nhờ Ơn Tái Sinh mà Chúa đã hứa ban, Amen .
Tổng hợp từ R. Veritas
(BĐ1: Isaiah 50:4-7 - BĐ2: Phil 2:6-22 - PÂ: Mc.14,1-15.47)
Tác giả bài viết: radio Veritas

Đức Giêsu Vào Giêrusalem Trên Lưng Lừa

"Nhiệm vụ của chúng ta không phải là quỳ xuống trước vị vua của những khao khát và ý tưởng hùng bá như người Do Thái xưa , mà là buông mình để cho Đức Giêsu hướng dẫn, hoàn toàn cùng với Người phó thác cho quyền năng của Thiên Chúa và cùng với Người đi vào cuộc khổ nạn đau thương"


Trong cuộc kiệu lá hôm nay, Hội Thánh công bố bài Tin Mừng kể lại biến cố Đức Giêsu tiến vào thành Giêrusalem trên lưng lừa (Mc 11,1-10).
Đức Giêsu đang trên đường từ Giêrikhô lên Giêrusalem, sau khi Người chữa lành cho anh Bartimê, người mù ngồi ăn xin bên vệ đường, và anh ta đi theo Người (Mc 10,52). “Đức Giêsu và các môn đệ đến gần thành Giêrusalem, gần làng Bếtphaghê và Bêtania, bên triền núi Ôliu” (Mc 11,1). Khi đã có thể nhìn thấy Bêtania từ triền núi Ôliu, Đức Giêsu dừng lại.
Người sai hai môn đệ và bảo: "Các anh đi vào làng trước mặt kia. Tới nơi, sẽ thấy ngay một con lừa con chưa ai cưỡi bao giờ, đang cột sẵn đó. Các anh cởi dây ra và đem nó về đây. Nếu có ai bảo: "Tại sao các anh làm như vậy? ", thì cứ nói là Chúa cần đến nó và Người sẽ gởi lại đây ngay." Các ông ra đi và thấy một con lừa con cột ngoài cửa ngõ, ngay mặt đường. Các ông liền cởi dây lừa ra. Mấy người đứng đó nói với các ông: "Các anh cởi con lừa ra làm gì vậy?" Hai ông trả lời như Đức Giêsu đã dặn. Và họ để mặc các ông” (cc.1b-6).
Giữa lời dặn của Đức Giêsu (cc.2-3) và sự thực hiện lời đó (cc.4-7) có một sự tương ứng rất chính xác, tương tự như trong việc chuẩn bị ăn lễ Vượt Qua ở 14,13-16. Đức Giêsu thấy trước tất cả và Người đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể. Nhưng những gì được kể lại ở cc.1b-6 là những điều chưa từng xảy ra bao giờ, và xét dưới nhiều khía cạnh, là những điều rất không bình thường. Cho đến thời điểm này, Đức Giêsu là một người hầu như luôn luôn di chuyển, không hoạt động cố định ở một nơi nào mà đi khắp xứ sở. Nhưng thường thì Người đi bộ, hoặc đôi lần đi thuyền trên hồ. Lần này, trước khi vào Giêrusalem, Người lại sai hai môn đệ đi chuẩn bị cho Người một con lừa để cưỡi. Người muốn vào thành thánh trên lưng lừa.
Trong khi hai môn đệ thực hiện lệnh truyền thì Đức Giêsu cùng với những người khác chờ đợi bên triền núi và nghỉ ngơi tại đó. Các môn đệ không phải tìm lâu. Ngay ngoài cửa ngõ, bên mặt đường, các ông đã tìm thấy một con lừa con. Các ông chỉ việc cởi dây và dắt nó về. Và mọi sự diễn tiến đúng như Đức Giêsu đã dặn. Đức Giêsu sẽ cưỡi con lừa này, và Người sẽ chỉ cần nó cho một chốc lát thôi, tức là cho một dịp đặc biệt.
Hai ông đem con lừa về cho Đức Giêsu, lấy áo choàng của mình trải lên lưng nó, và Đức Giêsu cưỡi lên” (c.7).
     Trình thuật đồng thời vừa cho thấy thẩm quyền của Đức Giêsu vừa cho thấy sự nghèo khó của Người. Trong tư cách là Chúa, Người ra lệnh đem đến cho Người con lừa mà trước Người, chưa ai cưỡi trên đó bao giờ. Nhưng con lừa đó lại không phải là tài sản của Người. Đó là con lừa đi mượn và Người sẽ trả lại ngay (c.3). Trên con lừa đó chẳng có lấy một cái yên; các môn đệ phải trải áo trên lưng nó để làm cái yên cho Người ngồi (c.7). Rồi Người tiến vào Giêrusalem.
     Những người Do Thái cùng đi với Đức Giêsu vào thành thánh cũng thực hiện những hành vi rất lạ, chắc hẳn đã gây không ít ngạc nhiên cho mọi người chứng kiến. “Nhiều người cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: "Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đavít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!" (cc.8-10).
     Bằng hành động và bằng lời nói, họ nhận Đức Giêsu là vua và là Đấng đem lại niềm hy vọng lớn lao cho họ. Khi dùng lời Tv 118,26 “Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!”, dân chúng tuyên nhận rằng Đức Giêsu chính là Đấng được Thiên Chúa sai đến; Người sẽ thực hiện sứ mạng do Thiên Chúa trao phó, là mang lại cho dân phúc lành và sự trợ giúp quyền năng của Thiên Chúa. Họ tràn ngập hy vọng rằng Đức Giêsu đang mang đến cho họ triều đại Đavít, tổ phụ của họ. Thực ra, chính Đức Giêsu từng công bố một Vương Triều đã đến gần, nhưng đó là Nước Thiên Chúa (Mc 1,15) chứ không phải triều đại Đavít.
     Cách thức Đức Giêsu đi vào Giêrusalem trên lưng lừa tương ứng một cách rõ ràng với những gì đã được loan báo trong Dcr 9,9-10: “Nào thiếu nữ Xion, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ. Người sẽ quét sạch chiến xa khỏi Épraim và chiến mã khỏi Giêrusalem; cung nỏ chiến tranh sẽ bị Người bẻ gãy, và Người sẽ công bố hoà bình cho muôn dân. Người thống trị từ biển này qua biển nọ, từ sông Cả đến tận cùng cõi đất”. Bằng chính hành động mang tính biểu tượng của mình, Đức Giêsu muốn cho các đồ đệ và đám đông dân chúng biết Người là ai. Dân chúng cần phải ý thức rằng Người chính là vị vua đã được loan báo. Nhưng họ cũng phải ý thức rằng Người không phải là vị vua của bạo lực, mà là Vua khiêm tốn, Vua bình an, Vua công bố hòa bình.
     Có vẻ dân chúng đã phần nào hiểu được ý nghĩa của điều Đức Giêsu đang muốn nói với họ. Họ đã đảm nhận vai trò của các thiếu nữ Xion mà ngôn sứ Dacaria đã loan báo. Họ vui sướng reo hò đón Người. Nhưng thực ra, họ mới chỉ hiểu đúng có một nửa. Trong phần thứ nhất của lời tung hô, dân chúng đã đúng khi nhận rằng Đức Giêsu chính là Đấng Thiên Chúa sai đến, và rằng Người là vua. Nhưng trong phần thứ hai của lời tung hô, họ mô tả theo cách hiểu sai lầm của họ, về kiểu loại vương quyền mà họ nghĩ là Người phải thực hiện. Họ chưa hiểu đúng về vương quyền mà Đức Giêsu sẽ thi thố tại Giêrusalem. Điều đang được Người diễn tả bằng hành động biểu tượng sẽ cần phải được đào sâu. Những gì Người sẽ thực hiện ở Giêrusalem trong những ngày sắp tới sẽ minh định cho họ biết căn tính và sứ mạng đích thực của Người.
     Ý nghĩa quan trọng nhất của trình thuật này nằm ở chỗ: Đức Giêsu thực hiện một hành động đặc biệt trong quy chiếu rõ ràng về Kinh Thánh và cho thấy sự hoàn thành của lời Kinh Thánh. Vị Vua mà Thiên Chúa sai đến đã hiện diện đây rồi. Sự kiện Người đến và cùng với sự kiện ấy là Nước của Người, thì hoàn toàn khác hẳn sự giá lâm và vương quyền của một ông vua thế tục. Người không đến với quân đội, hay cảnh sát, hay vũ khí, hay vinh quang, hay quyền bính... Người chỉ khiêm tốn cưỡi trên một chú lừa con mà môn đệ mượn về cho Người, rồi Người sẽ trả chú lừa con đó cho chủ nó và cùng với đoàn người hành hương đi bộ vào dự lễ.
     Người ta sẽ phải và có thể chờ đợi điều gì từ vị Vua khiêm tốn của hòa bình đó? Chắc chắn không thể lấy những thước đo và giá trị trần gian để đánh giá Người, vì rõ ràng Người không hành xử theo những thước đo và giá trị đó. Trái lại, Người chỉ một lòng tin tưởng tuyệt đối nơi Thiên Chúa và hoàn toàn để cho mình được hướng dẫn bởi thánh ý Thiên Chúa. Những người Do Thái đang đảm nhận vai trò của các thiếu nữ Xion theo lời ngôn sứ Dacaria sẽ phải điều chỉnh cách hiểu của họ về vương quyền mà Đức Giêsu đang thực hiện.
     Tâm tình của Đức Giêsu khi đi vào Giêrusalem giữa tiếng reo hò của dân chúng chắc chắn sẽ không phải là một ý chí hùng bá với một chương trình hành động uy quyền, mà là tâm tình vâng phục trọn vẹn trong mầu nhiệm tự hủy, như thánh Phaolô trình bày trong bài đọc II của Lễ Lá hôm nay: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,6-8).
     Hôm nay, chúng ta mở đầu Tuần Thánh bằng việc lặp lại lời tung hô và sự hân hoan của đám đông Do Thái xưa khi Đức Giêsu ngồi trên lưng chú lừa con mà tiến vào Giêrusalem. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta không phải là quỳ xuống trước vị vua của những khao khát và ý tưởng hùng bá như người Do Thái xưa, mà là buông mình để cho Đức Giêsu hướng dẫn, hoàn toàn cùng với Người phó thác cho quyền năng của Thiên Chúa và cùng với Người đi vào cuộc khổ nạn đau thương. Có lẽ đó phải là một trong những điểm nhấn quan trọng của Lễ Lá hôm nay.
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện, DCCT

CHỌN LỰA


Ðời người là một chuỗi những chọn lựa và quyết định. Có những quyết định liên quan đến người khác. Có những chọn lựa thay đổi cả một đời người. Có lẽ quyết định nào cũng làm cho chúng ta ray rứt, dằn vặt.
Một chủ nông trại nọ thuê một người thanh niên đến nhặt khoai tây cho nông trại: Công việc xem ra thật đơn giản: chỉ cần phân loại các loại củ khoai tây và cho vào sọt. Lớn theo lớn, trung bình theo trung bình và nhỏ theo nhỏ... Sau một ngày làm việc, người thanh niên đến gặp ông chủ và xin nghỉ việc: gương mặt của anh trông hốc hác và thất sắc hẳn. Ðược hỏi lý do, anh giải thích như sau:: "Công việc của ông giao phó không phải là một công việc nặng nhọc, nhưng điều làm cho tôi nhức óc đó là phải chọn lựa".
Chọn lựa và quyết định là cả một gánh nặng đối với con người, bởi vì không ai có thể làm điều đó thay thế cho chúng ta cả. Chúng ta cần người khác chỉ bảo, chúng ta cần người khác góp ý, nhưng quyết định vẫn là phần của chúng ta.
Thú vật dường như không có chọn lựa vàquyết định. Tất cả đều được điều khiển bởi cái mà chúng ta gọi là bản năng. Con chim có trhể làm được một cái tổ vô cùng tinh vi mà không cần phải học hỏi, cũng như không sợ phải sai lầm. Trong khi đó thì khả năng tưởng chừng như vô song, con người vẫn cứ phải rơi vào lầm lẫn này đến lầm lẫn nọ.
Lầm lẫn, nghi ngờ, bất an, vô định là số phận của con người. Ðiều đó làm cho con người day dứt, khổ đau, nhưng đồng thời cũng nói lên giá trị cao cả của con người. Chính vì những giới hạn bất toàn của con người, mà con người càng cảm nhận được sự trợ giúp của Thiên Chúa... Khi nhìn ngắm vũ trụ bao la, khi nhìn lại thân phận bé nhỏ yếu hèn của mình, tác giả Thánh Vịnh thứ 8 đã phải thốt lên: "Lạy Chúa, con người là chi màChúa phải bận tâm?".
Bé nhỏ trong vũ trụ, bất toàn và giới hạn giữa muôn tạo vật, nhưng con người không phải là một con số vô danh. Dưới ánh mắt yêu thương và hằng quan tâm của Thiên Chúa, mỗi một con người là một giá trị độc nhất vô nhị, là đối tượng của một tình yêu độc nhất.
Chúa Giêsu đã đến trong trần gian để nói với chúng ta điều đó: Hai con chim sẻ không đáng giá một hào, vậy mà không một con nào rơi xuống đất theo ý Cha cả, huống chi là con người.
Thiên Chúa đã yêu thương con người: đó là lý do khiến chúng ta phải luôn đặt tất cả tin tưởng vào Ngài... Nhưng mò mẫm và lầm lỗi trong cuộc sống chỉ là những nẻo quanh co, nhưng cuối cùng rồi cũng sẽ đưa chúng ta đến thành công, bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta và không ngừng dẫn dắt chúng ta.

Tác giả Veritas

CHẾT THAY CHO NGƯỜI


Môn đệ của một vị đạo sĩ kia muốn từ bỏ thế gian, nhưng anh ta quyến luyến gia đình và bảo rằng: "Vợ con tôi quá thương yêu tôi, nên họ không bằng lòng cho tôi thoát tục".
Nghe nói thế, vị đạo sĩ muốn cho anh ta biết sự thật nên đã dạy cho anh một kỹ thuật giả chết. Sau một thời gian học thuần thục, vị đạo sĩ bảo anh hãy áp dụng kỹ thuậ này khi về đến nhà. Và quả thật, anh ta đã thực hành bài học cách tuyệt hảo để nhắm mắt xuôi tay, nhưng vẫn còn nghe được mọi tiếng khóc than của vợ con và thân nhân, bạn bè.
Ngày hôm sau, vị đạo sĩ đến để phân ưu cùng thâm quyến. Sau những giây phút tưởng niệm người quá cố, ông nghiêm nghị bảo thân nhân đang khóc thương người đã từ biệt cõi đời rằng: "Tôi có bí quyết để cứu sống anh ta, nếu có ai sẵn lòng chết thay cho anh".
Anh chàng giả chết ngạc nhiên khi nghe mọi người trong gia đình nêu ra mọi lý do để biện minh là mình cần phải sống. Càng ngạc nhiên hơn khi anh nghe người vợ nghĩa thiết của mình tóm lược mọi lý lẽ trên bằng một lời quả quyết: "Tôi nghĩ không ai cần chết thay cho chồng tôi. Không có anh ta, chúng tôi vẫn có thể làm lụng để sống".
Câu chuyện trên có thể xảy ra bất cứ ở đâu và trong bất cứ gia đình nào. Và theo sự suy luận thông thường, chúng ta phải công nhận rằng: Người vợ và thân nhân của anh chàng giả chết có lý của họ. Nhưng triết gia Pascal cũng có lý khi nhận định: "Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không thể hiểu nổi".
Ðó là lý lẽ của con tim trong con người của cha Ðamien, tông đồ người hủi mà cách đây không lâu nhiều người đã long trọng tưởng niệm một trăm ngày qua đời của Ngài. Cha Ðamien đã dấn thân phục vụ những người bị bệnh phong hủi để rồi kết thúc cuộc đời bằng chính căn bệnh của những người cha đã săn sóc với sự bình thản được biểu lộ trong những dòng tâm sự cha viết cho bạn bè vài ngày trước khi trút hơi thở cuối cùng: "Tôi chết vì bệnh phong cùi, nhưng tôi là một thừa sai sung sướng nhất trên địa cầu này".
Ðó cũng là lý lẽ của con tim trong con người của cha Maximilian Kolbe, nạn nhân của chính sách bạo tàn tiêu hủy người Do Thái của Ðức quốc xã. Cha Maximilian đã đứng ra chịu chết thay cho một anh bạn tù.
Có thể những người mang lý lẽ này trong con tim hiểu được câu giáo huấn của Ðức Kitô: "Không ai có tình yêu lớn hơn kẻ hy sinh mạng sống vì bạn hữu mình".



Tác giả Veritas

29 tháng 3, 2012

Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh

Nhìn những "nhiếp ảnh gia" này, hiếm người có thể nói trọn vẹn chữ "nhiếp ảnh".
Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh, Cười 24H, tu the chup anh, nhiep anh gia, tu the chup anh hai huoc, nhiep anh, chup anh, tranh vui, hinh anh hai huoc, hinh anh doc dao, anh dep, truyen cuoi, tho vui, bao, hoi quan cuoi, cuoi 24h
Nhiếp ảnh là một môn nghệ thuật đầy tính rủi ro
Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh, Cười 24H, tu the chup anh, nhiep anh gia, tu the chup anh hai huoc, nhiep anh, chup anh, tranh vui, hinh anh hai huoc, hinh anh doc dao, anh dep, truyen cuoi, tho vui, bao, hoi quan cuoi, cuoi 24h
Tưởng ở những nơi công cộng cũng phải có... toilet chứ nhỉ?
Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh, Cười 24H, tu the chup anh, nhiep anh gia, tu the chup anh hai huoc, nhiep anh, chup anh, tranh vui, hinh anh hai huoc, hinh anh doc dao, anh dep, truyen cuoi, tho vui, bao, hoi quan cuoi, cuoi 24h
Khoảnh khắc "vàng"
Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh, Cười 24H, tu the chup anh, nhiep anh gia, tu the chup anh hai huoc, nhiep anh, chup anh, tranh vui, hinh anh hai huoc, hinh anh doc dao, anh dep, truyen cuoi, tho vui, bao, hoi quan cuoi, cuoi 24h
Sao lại có cái bóng đèn biết mặc quần bò thế kia?
Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh, Cười 24H, tu the chup anh, nhiep anh gia, tu the chup anh hai huoc, nhiep anh, chup anh, tranh vui, hinh anh hai huoc, hinh anh doc dao, anh dep, truyen cuoi, tho vui, bao, hoi quan cuoi, cuoi 24h
Đàn ông nằm sấp...
Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh, Cười 24H, tu the chup anh, nhiep anh gia, tu the chup anh hai huoc, nhiep anh, chup anh, tranh vui, hinh anh hai huoc, hinh anh doc dao, anh dep, truyen cuoi, tho vui, bao, hoi quan cuoi, cuoi 24h
... còn phụ nữ thì nằm ngửa
Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh, Cười 24H, tu the chup anh, nhiep anh gia, tu the chup anh hai huoc, nhiep anh, chup anh, tranh vui, hinh anh hai huoc, hinh anh doc dao, anh dep, truyen cuoi, tho vui, bao, hoi quan cuoi, cuoi 24h
Chàng khổng lồ và gã tí hon
Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh, Cười 24H, tu the chup anh, nhiep anh gia, tu the chup anh hai huoc, nhiep anh, chup anh, tranh vui, hinh anh hai huoc, hinh anh doc dao, anh dep, truyen cuoi, tho vui, bao, hoi quan cuoi, cuoi 24h
Tất cả giương súng lên!!! Bắn!
Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh, Cười 24H, tu the chup anh, nhiep anh gia, tu the chup anh hai huoc, nhiep anh, chup anh, tranh vui, hinh anh hai huoc, hinh anh doc dao, anh dep, truyen cuoi, tho vui, bao, hoi quan cuoi, cuoi 24h
Hy sinh thân mình vì nghệ thuật là thế này đây
Nghệ thuật n.h.i.ế.p ảnh, Cười 24H, tu the chup anh, nhiep anh gia, tu the chup anh hai huoc, nhiep anh, chup anh, tranh vui, hinh anh hai huoc, hinh anh doc dao, anh dep, truyen cuoi, tho vui, bao, hoi quan cuoi, cuoi 24h
Siêu cao thủ!

SẼ KHÔNG BAO GIỜ PHẢI CHẾT

thứ năm tuần 5 mc
                                                                            Ga 8,51-59

sẽ không bao giờ phải chết
Thật, tôi bảo thật các ông: Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết.(Ga 8,51)
Suy niệm: Đây không phải là lần duy nhất Đức Giêsu cho biết khả năng “không bao giờ phải chết” của những ai tin vào Người, tuân giữ lời Người (x. Ga 11,26). Đã không bắt được ý nghĩa “tự do/nô lệ” trong phần trước của diễn từ này, những người Do Thái tiếp tục bắt hụt ý nghĩa của “sống/chết” mà Đức Giêsu muốn vén mở. Và một lần nữa, chính não trạng tự mãn và ỷ lại đã giam hãm họ trong ngục tù u minh: “Bây giờ chúng tôi biết chắc là ông bị quỉ ám. Ông Ápraham đã chết, các ngôn sứ cũng đã chết... Ông tự coi mình là ai?” Họ không thấy được cái “chết” có ý nghĩa nào khác hơn là cái chết thể lý ở cuối đường đời của mỗi người – và vì thế cũng chẳng có được ý niệm gì về sự sống tâm linh, về đời sống vĩnh cửu...
Mời Bạn để cho sứ điệp Lời Chúa thấm nhập và đáy lòng bạn: “Ai tuân giữ lời tôi, sẽ không bao giờ phải chết.” Không bao giờ phải chết! Nghĩa là từ sống đi đến... sống. Chỉ có một sự sống, nhưng đổi dạng thái, đổi cấp độ mà thôi. Chúng ta có thể bị cám dỗ bởi trào lưu vô thần thực tiễn, chỉ lo tranh thủ cho cuộc sống đời này; hoặc cũng có thể bị cám dỗ bởi một lối đạo đức lệch lạc, có tính thụ động, yếm thế, chỉ bận tâm đến cuộc sống sau cái chết đến nỗi chẳng thực sự sống trước cái chết gì cả!
Chia sẻ: Hôm nay bạn tự cảm thấy mình phải làm gì để “tuân giữ Lời Chúa”, để “không bao giờ phải chết”?
Sống Lời Chúa: Tham dự thánh lễ và rước lễ cách sốt sắng; nếu không được, mời bạn rước lễ cách thiêng liêng.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, lời Chúa là sự sống. Xin cho con biết chuyên cần lắng nghe và thực hành Lời Chúa mỗi ngày.

Hành trình đau khổ

(Chúa Nhật Lễ Lá, năm B) Người ta thường nói: “Khổ ải trần gian” hoặc “Đời là bể khổ”. Vâng, “biển khổ” chứ không phải “sông khổ” hoặc “ao khổ”. Điều đó cho thấy kiếp người không ngừng nối tiếp đau khổ, là một hành trình đau khổ triền miên. Có lẽ do vậy mà khi sinh ra không ai cười, ai cũng “cất tiếng khóc chào đời”. Biết chấp nhận thì có thể “hóa giải” đau khổ thành niềm vui, nếu không thì càng chồng chất thêm đau khổ mà thôi.

 

Hơn 2000 năm trước, Thích Ca Mâu Ni là người sống trong cung vàng điện ngọc, nhưng ông đã “giác ngộ” sau khi nhìn thấy những cảnh khổ của kiếp người, thế nên ông quyết ngồi thiền dưới gốc bồ đề để tu thân và “tâm niệm” Tứ Diệu Đế: Sinh là khổ, Bệnh là khổ, Lão là khổ, và Khổ là khổ. Ông đã siêu thoát và được người ta tôn vinh là Đức Phật. Muốn thoát đau khổ không gì hơn là đi xuyên qua đau khổ. Chúa Giêsu cưỡi lừa vào thành Giêrusalem, được người ta tung hô khi tay họ cầm lá thiên tuế chào đón. Nhưng đó cũng là lúc Ngài khởi đầu “hành trình đau khổ”.
TÔI TỚ ĐAU KHỔ
Ngôn sứ Isaia nhiều lần tiên báo về “người tôi tớ đau khổ”. Ông cảm thấy Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho ông nói năng như một người môn đệ, để ông biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Ông xác nhận: “Sáng sáng Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ” (Is 50:4). Ông cho biết thêm: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui” (Is 50:5).
Ngôn sứ Isaia “không cưỡng lại” và “không thoái lui” dù ông phải “đưa lưng cho người ta đánh đòn, giơ má cho người ta giật râu” và “không che mặt khi bị mắng nhiếc, phỉ nhổ” (Is 50:6). Ông tin mình “có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ”, vì thế, ông “không hổ thẹn” mà cứ “trơ mặt ra như đá”. Thế nên ông biết mình sẽ “không phải thẹn thùng” (Is 50:7). Ông là hình ảnh của Đức Kitô, con người của đau khổ, khởi đầu “hành trình đau khổ” từ Giêrusalem, ngay khi được người ta cầm những cành thiên tuế tung hô là vua.
Tác giả Thánh vịnh mô tả về tình trạng chịu nhục nhã ê chề:
Thấy con ai cũng chê cười
Lắc đầu, bĩu mỏ, buông lời mỉa mai:
“Nó trông cậy Đức Chúa Trời
Cứ để mặc Người giải cứu nó đi!” (Tv 22:8-9)
Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ không chỉ bị khiêu khích, bị đau khổ về tinh thần mà còn bị đau khổ về thể lý:
Quanh con bầy chó bao chặt chẽ
Bọn ác nhân vây bủa trong ngoài
Chúng đâm con thủng chân tay
Xương con đếm được vắn dài, chúng xem (Tv 22:17-18)
Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ bị đau khổ đến tận cùng, nhưng vẫn luôn trông cậy vào Thiên Chúa:
Áo mặc ngoài chúng đem chia chác
Còn áo trong cũng bắt thăm luôn
Chúa là sức mạnh con nương
Cứu mau, lạy Chúa, xin đừng đứng xa! (Tv 22:19-20)
Đồng thời vẫn muốn tôn vinh Thiên Chúa trong chính những đau khổ của mình:
Con nguyện sẽ loan truyền danh Chúa
Cho anh em tất cả được hay
Và trong đại hội dân Ngài
Con xin dâng tiến một bài tán dương (Tv 22:23)
Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ luôn trung tín với Thiên Chúa, tự động viên mình và khuyến khích người khác: “Hỡi những ai kính sợ Đức Chúa, hãy ca tụng Người đi! Hỡi toàn thể giống nòi Gia-cóp, nào hãy tôn vinh Người! Dòng dõi Ítraen tất cả, nào một dạ khiếp oai!” (Tv 22:24).
CHẤP NHẬN ĐAU KHỔ
Thánh Phaolô vừa phân tích vừa xác định: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2:6). Đạo cũng như đời, người quyền cao chức trọng có mấy ai dám “vi hành” để hiểu rõ cảnh khổ của người dân?
Trong tác phẩm Authority: Its Use and Abuse (*) có kể một số “điểm son” của Đức cố GM Irumpen, GP Palakkad (Ấn Độ), đáng để chúng ta noi gương: Mỗi Chúa nhật, ngài đến một giáo xứ nào đó mà không báo trước, ngồi tòa giải tội khoảng 15-20 phút, dâng lễ, giảng lễ, dạy giáo lý, và chuyện trò với giáo dân và linh mục quản xứ; ngài không bao giờ cho phép người ta tổ chức tiếp tân chào mừng ngài tại các giáo xứ. Và tại tòa giám mục hay ở bất cứ nơi đâu mà ngài ghé thăm, ngài không nhận bất cứ sự biệt đãi nào dành cho mình; ngài cho rằng sự hào nhoáng bên ngoài (kiểu như đoàn xe đưa rước trong những dịp đặc biệt) không phải là chứng nhân Tin Mừng mà là chứng nhân của văn hóa thế tục; hằng ngày ngài dành thời gian từ 9 giờ đến 12 giờ để tiếp bất cứ ai đến gặp, không cần hẹn trước; ngài không bao giờ nghỉ trưa; ngài chỉ dự những lễ kỷ niệm chịu chức hay khấn dòng nếu những lễ ấy tổ chức ở nhà thờ chính tòa; ngài không tổ chức mừng ngày kỷ niệm thụ phong giám mục của mình. Năm nào ngài cũng mừng lễ bổn mạng, dịp các linh mục tĩnh tâm tháng vào ngày 19-3. Linh mục đoàn cùng nâng cốc chúc mừng và nhâm nhi chút bánh ngọt; ngài không đưa lên bảng thông tin giáo phận các tin về hoạt động hay đi lại của ngài trong giáo phận, mà chỉ thông tin cho mọi người biết trước về những trường hợp ngài phải ra ngoài giáo phận quá một ngày, chẳng hạn khi ngài sắp đi dự họp Hội Đồng Giám Mục,...; ngài không bao giờ đi nước ngoài, trừ phi đó là bổn phận bắt buộc như về Rôma dịp Ad limina. Ngài không bao giờ đi nước ngoài để quyên tiền. Ngài nói rằng các nhu cầu căn bản của giáo phận cần phải được gánh vác bởi chính giáo dân trong giáo phận; không bao giờ có chuyện “phạt treo”, chẳng hạn không cấp giấy chứng chỉ hôn phối vì người ta chưa đóng góp quĩ; ngài luôn ăn mặc giản dị, ăn chay trường, và chẳng ai thấy hình ảnh của ngài trên báo chí; ngài hưu trí tại nhà hưu của các linh mục cao niên. Cuộc đời ngài thật đơn giản, tất cả đồ đạc xếp gọn trong một chuyến xe nhỏ; giáo phận tặng ngài một ô tô dịp ngài về hưu, nhưng ngài không nhận, chỉ muốn được trợ cấp hưu bổng đúng theo mức hưu dưỡng như các linh mục khác trong giáo phận; ngài không muốn xin viện trợ từ bên ngoài để xây các nhà thờ to lớn. Nếu ai dâng hiến đất, ngài sẽ xây một nhà thờ vừa phải với sự hỗ trợ của chính các giáo dân địa phương; văn phòng của ngài là một gian phòng nhỏ trong một ngôi nhà cũ kỹ, không có bất cứ món trang trí nào; ngài là một chứng nhân Tin Mừng, sống điều ngài rao giảng, cách sống của ngài cho thấy rõ quyền bính là để phục vụ.
Tại Việt Nam có gương sáng của Đức cố GM Cassaigne (người Pháp, quen gọi cha Sanh, nguyên giám mục GP Saigon), vị tông đồ của người cùi. Ngài cũng đã từng rong ruổi khắp khu dân cư nghèo để thấy rõ thực tế, cửa tòa giám mục cũng luôn rộng mở đón tiếp mọi người.
Những chứng nhân như vậy thật đáng khâm phục vì đúng là những mục tử của Chúa, dám quên mình vì đoàn chiên.
Chúa Giêsu không chỉ là Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ mà còn là Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ-Khiêm-Nhường: “Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2:7). Cái chết của Ngài khác thường là “chết trên thập giá”, loại khổ hình nhục nhã nhất thời đó. Chính vì Ngài chịu đau khổ đến tột cùng mà “Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Pl 2:9), danh hiệu ấy cao cả và quyền năng đến nỗi “khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ” (Pl 2:10). Để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2:11).
Trong cuộc sống, không ai muốn đau khổ, nghĩa là ai cũng muốn sống sung sướng, muốn tận hưởng niềm hạnh phúc – tận hưởng bằng mọi cách và càng nhiều càng tốt. Vì thế mà con người miệt mài đêm ngày đi tìm hạnh phúc. Đau khổ luôn là điều bí ẩn đối với cuộc sống. Thậm chí những người chấp nhận đau khổ có thể bị coi là “ngu xuẩn”, là “dại dột”, là “điên khùng”.
Bất kỳ ở quốc gia nào, một bị cáo đứng trước vành móng ngựa cũng có luật sư bào chữa. Trong Giáo hội Công giáo, trước khi phong thánh cho ai thì cũng có 2 “phe”, một phe đưa ra các điều tốt và một phe đưa ra các điều xấu – được gọi là “luật sư của quỷ”, phe luật sư này sẽ đưa ra mọi thứ “bất lợi” cho ứng viên đến khi “chịu thua” mới thôi. Chẳng hạn trường hợp của Chân phước GH Gioan XXIII, luật-sư-của-quỷ đã hết cách nên đành “tố cáo” Gioan XXIII hồi nhỏ hay chơi diều.
Còn Chúa Giêsu, khi bị xét xử, dù không ai thấy Ngài có tội gì ngoài “tội làm điều tốt”, không hề có luật sư bào chữa. Phúc âm theo thánh sử Mác-cô ghi rõ rằng vừa tảng sáng, các thượng tế đã họp bàn với các kỳ mục và kinh sư, tức là toàn thể Thượng Hội Đồng. Sau đó, họ trói Đức Giêsu lại và giải đi nộp cho ông Philatô. Ông Philatô hỏi Ngài: “Ông là vua dân Do Thái sao?” (Mc 15:2a). Chúa Giêsu trả lời: “Đúng như ngài nói đó” (Mc 15:2b). “Đúng như ngài nói đó”, một câu nói đơn giản mà thâm thúykhiêm nhường. Chúa Giêsu không hề tự nhận là Vua-dân-Do-Thái mà tại người ta nói vậy. Ngài chỉ tự nhận” là Con-Số-Không: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu” (Mt 8:20; Lc 9:58) và “Tôi đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mc 10:45).
Các thượng tế tố cáo Người nhiều tội, nên ông Philatô lại hỏi: “Ông không trả lời gì sao? Nghe kìa, họ tố cáo ông biết bao nhiêu tội!” (Mc 10:4). Nhưng Đức Giêsu không trả lời gì nữa, khiến ông Philatô phải ngạc nhiên. Người hiểu thì không cần giải thích, người không hiểu thì giải thích cũng vô ích.
Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Philatô thường phóng thích cho dân một người tù, tuỳ ý họ xin. Khi ấy có tử tù “khét tiếng” Baraba đang bị giam với những tên phiến loạn đã giết người trong một vụ nổi dậy. Đám đông kéo nhau lên yêu cầu tổng trấn ban ân xá như thường lệ. Ông Philatô hỏi: “Các ông có muốn ta phóng thích cho các ông vua dân Do Thái không?” (Mc 10:9). Ông thừa biết chỉ vì ghen tị mà các thượng tế nộp Ngài. Nhưng các thượng tế xách động đám đông đòi ông Philatô phóng thích Baraba. Bị áp lực mạnh nên ông Philatô lại hỏi: “Vậy ta phải xử thế nào với người mà các ông gọi là vua dân Do Thái?”. Họ la lên: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mc 10:13). Ông Philatô muốn tha Chúa Giêsu vì thấy Ngài vô tội, nhưng ông ta hèn nhát và sợ mất chức quyền, ông cù cưa: “Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác?” (Mc 10:14a). Nhưng họ càng la to: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Mc 10:14b).
Vì muốn chiều lòng đám đông, ông Philatô phóng thích Baraba và truyền đánh đòn Đức Giêsu, rồi trao Ngài cho họ đóng đinh vào thập giá. Lính điệu Đức Giêsu vào bên trong dinh tổng trấn, và tập trung cả cơ đội lại. Chúng khoác cho Ngài một tấm áo điều, và kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Ngài, rồi mỉa mai: “Vạn tuế đức vua dân Do Thái!” (Mc 10:18). Chúng lấy cây sậy đập lên đầu Ngài, khạc nhổ vào Ngài. Chế giễu chán, chúng lột áo điều ra, và cho Ngài mặc áo lại như trước. Vải dính vào những vết thương sẽ rất đau đớn khi bị giật áo ra. Cảnh tượng thật hãi hùng!
Thường thì các tử tội được ân huệ sau cùng, nhưng Chúa Giêsu không hề được ân huệ cuối cùng nào, có chăng chỉ là chút giấm chua. Bị hành hạ đủ kiểu, thương tích đầy mình, thế mà Ngài còn phải tự vác thập giá đi lên đồi. Lúc ấy, có một người tên Simôn (gốc Kyrênê, từ miền quê lên) đi ngang qua đó. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giêsu. Tới Gôngôtha, nghĩa là Đồi Sọ, chúng trao rượu pha mộc dược cho Ngài, nhưng Ngài không uống. Chúng đè Ngài xuống và đóng đinh vào thập giá, rồi đem áo Ngài ra bắt thăm mà chia nhau. Lúc chúng đóng đinh Người là giờ thứ ba (khoảng 9 giờ sáng).
Cùng bị đóng đinh với Ngài là hai tên cướp. Ngài bị liệt vào hạng những tên phạm pháp. Kẻ qua người lại đều nhục mạ Ngài, vừa lắc đầu vừa nói: “Ê, mi là kẻ phá Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, có giỏi thì xuống khỏi thập giá mà cứu mình đi!” (Mc 10:29-30). Các thượng tế và kinh sư cũng chế giễu Ngài như vậy, và kháo nhau: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình”. Rồi họ thách thức: “Ông Kitô vua Ít-ra-en, cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, để chúng ta thấy và tin” (Mc 10:31-32). Thậm chí cả một tên cùng chịu đóng đinh với Ngài cũng không biết thân mà còn nhục mạ Ngài.
Bóng tối bao phủ khắp mặt đất từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín (khoảng 12 giờ tới 15 giờ). Một hiện tượng thiên nhiên bất thường, vô cùng kỳ lạ. Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Ê-lôi, Ê-lôi, la-ma-xa-bác-tha-ni!” – nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 10:34). Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: “Kìa hắn kêu cứu ông Êlia”. Có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói: “Để xem ông Êlia có đến đem hắn xuống không”.
Đức Giêsu lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở. Bức màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Lại một sự kiện lạ lùng nữa. Chính viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu, thấy Ngài tắt thở như vậy liền nói: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mc 10:39). Thế là hoàn tất hành-trình-đau-khổ. Người không tin thì đó là thất bại ê chề của Đức Kitô, nhưng họ lầm to. Đối với những người tin Ngài thì đó là Ơn Cứu Độ. Giáo hội cùng chịu Đại Tang, không chỉ là quốc tang mà còn là thế giới tang!
      Lạy Chúa, chúng con thành tâm sám hối và xin lỗi Chúa, xin thương xót và tha thứ. Xin cảm tạ Chúa Cha đã ban Đấng Cứu Thế cho chúng con. Chúng con thật may mắn và hạnh phúc vì được tận hưởng Lòng Thương Xót vô biên qua cái chết của Đức Kitô. Xin giúp chúng con can đảm sống xứng đáng với Ơn Cứu Độ, kiên trì đi trọn hành trình đau khổ và làm chứng nhân của Lòng Chúa Thương Xót, để chúng con cũng được cùng phục sinh với Chúa Con. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU

(*) Authority: Its Use and Abuse (Sử dụng và Lạm dụng quyền bính), sách của LM C.P. Varkey (NXB The Bombay Saint Paul Society, 1999).
Tác giả bài viết: Trầm Thiên Thu