Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

30 tháng 4, 2012

“Tôi Là Mục Tử Nhân Lành”

Mục Tử Nhân Lành là Đấng được Chúa Cha sai đến và chỉ thi hành ý muốn của Chúa Cha đến mức độ hiến ban chính mình vì đoàn chiên.

Trong bài Tin Mừng của Lễ Chúa Chiên Lành hôm nay (Ga 10,11-18), Đức Giêsu khẳng định một cách tường minh rằng Người chính là Mục Tử Nhân Lành, đồng thời nói đến hai đặc điểm quan trọng làm nên dung mạo Mục Tử Nhân Lành của Người. Trước hết là vì khác hẳn những nhà lãnh đạo chỉ biết tìm lợi lộc cho riêng mình, Đức Giêsu hiến ban mọi sự, ngay cả chính mạng sống, cho những kẻ thuộc về Người, vốn không chỉ là những người Israel (cc.11-16). Thứ hai là vì mối tương quan nên một với Chúa Cha, Đấng yêu mến Người và trao phó cho Người sứ mạng đó (cc.17-18).
Mở đầu bài Tin Mừng, chúng ta gặp ngay lời khẳng định rõ ràng và tích cực của Đức Giêsu: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (c.11). Nói về hành động của Người đối với những kẻ mà Chúa Cha đã ban cho mình, Đức Giêsu dùng hình ảnh “mục tử”. Nhưng Người không phải chỉ là một mục tử hơn hẳn những mục tử khác, mà là Mục Tử Nhân Lành, mẫu mực, điển hình. Nét đặc trưng mang tính quyết định trong tư cách Mục Tử Nhân Lành của Người là sự “hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”. Kẻ không yêu đến mức độ hiến ban chính mạng sống mình cho đoàn chiên thì không phải là mục tử nhân lành đích thực.
Trong Ga 10,10 (tức là ngay trước câu mở đầu bài Tin Mừng hôm nay), Đức Giêsu đã xác quyết: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”. Đức Giêsu đến để mang lại sự sống dồi dào cho đoàn chiên, và Người thực hiện sứ mạng đó bằng cách hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên. Hiến mình là thông ban sự sống. Đó là một nguyên lý sự sống sẽ được Người trình bày bằng một hình ảnh khác: “Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (12,24). Để thông ban sự sống dồi dào cho những kẻ thuộc về Người, Đức Giêsu hiến mình cho đến chết. Sự sống chỉ được thông ban bởi tình yêu, và là tình yêu của người hy sinh mạng sống vì người mình yêu (15,13).
Trái ngược với hình ảnh Mục Tử Nhân lành là hình ảnh những người làm thuê. “Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên” (cc.12-13). Ở đây có hai hình ảnh tiêu cực được đặt trong thế đối nghịch với hình ảnh Mục Tử Nhân Lành. Hình ảnh thứ nhất là những kẻ làm thuê. Vị mục tử đích thực thi hành việc phục vụ của mình vì tình yêu, không bận tâm đến chính mình, sẵn sàng thí ban chính mạng sống mình cho đoàn chiên. Ngược lại, kẻ làm thuê thì làm việc để lãnh lương, và trong trường hợp nguy hiểm, anh ta sẽ chẳng thiết gì đến chiên, thậm chí còn sẵn sàng để cho chiên phải chết. Hình ảnh thứ hai là sói. Đức Giêsu, Vị Mục Tử Nhân Lành, “chết thay cho dân và...quy tụ con cái Thiên Chúa đang tản mác khắp nơi về một mối” (11,51.52). Nhưng những con sói thì làm ngược lại: “Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (10,12).
Sau khi nói đến những hình ảnh trái ngược với hình ảnh mục tử đích thực, Đức Giêsu quay lại với khẳng định về tư cách Mục Tử Nhân Lành của mình. Người nói: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (cc.14-15). Nếu ở đầu bài Tin Mừng, Đức Giêsu nói về hành động của Mục Tử Nhân Lành, thì ở lời khẳng định thứ hai này, Người nhấn mạnh trên mối tương quan giữa Người với đoàn chiên: “Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi”. Đó là mối tương quan thiết thân và là sự “biết” thâm sâu. Mối tương quan biết – yêu đó thâm sâu đến mức độ Đức Giêsu so sánh nó với mối tương quan giữa Người với Chúa Cha: “Như Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha”. Sau này, Đức Giêsu sẽ còn đi xa hơn sự so sánh; Người sẽ nói đến một thực tại thâm sâu của sự ở trong và nên một. Với các môn đệ, Người sẽ nói: “Anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em” (14,20). Với Chúa Cha, Người sẽ thưa: “Để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (17,21).
Chính trong mối tương quan biết – yêu thâm sâu đó, Đức Giêsu “hy sinh mạng sống cho đoàn chiên”. Đoàn chiên đó không chỉ gồm những người Israel. Đức Giêsu mở rộng phạm vi của đoàn chiên tương lai của Người: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (c.16). Các môn đệ đến từ khắp nơi sẽ làm thành một đoàn chiên duy nhất cùng với những môn đệ đến từ Israel, chấm dứt ưu vị của dân được tuyển chọn trong Cựu Ước. Sự hiệp nhất thành một đoàn chiên đó được đặt trên một nền tảng duy nhất: chỉ có một Vị Mục Tử Nhân Lành – Đức Giêsu. Chính Người là nguyên lý và nền tảng thiết yếu làm nên sự hiệp nhất của đoàn chiên.
Sứ mạng của Đức Giêsu không giới hạn trong phạm vi những người Do Thái. Bởi lẽ tình yêu của Thiên Chúa mà Người phải thi thố là tình yêu dành cho toàn thể nhân loại. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (3,16). “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (1,9). “Đức Giêsu nói với người Do Thái: "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (8,12).
Chương trình của Thiên Chúa là ban sự sống cho toàn thể nhân loại. Chính Đức Giêsu xác định: “Tất cả những người Chúa Cha ban cho tôi đều sẽ đến với tôi, và ai đến với tôi, tôi sẽ không loại ra ngoài, vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi. Mà ý của Đấng đã sai tôi là tất cả những kẻ Người đã ban cho tôi, tôi sẽ không để mất một ai, nhưng sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. Thật vậy, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết” (6,37-40).
Đức Giêsu hoàn toàn hiến mình để thi hành ý muốn và chương trình đó của Thiên Chúa. Và chính trong sự hiến mình như thế, Người hoàn toàn nên một với Chúa Cha. “Đức Giêsu nói với các môn đệ: "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (4,34). Chính trong sự nên một với Chúa Cha như vậy, Đức Giêsu hiến mình cho đoàn chiên. Và ngược lại, chính trong sự hiến ban sự sống mình cho đoàn chiên, Người thực hiện tình yêu sâu xa với Chúa Cha. Theo nghĩa đó, Đức Giêsu khẳng định: “Sở dĩ Chúa Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha tôi mà tôi đã nhận được” (cc.17-18).
Vị Mục Tử Nhân Lành, như thế, là Đấng thi hành ý muốn cứu độ của Thiên Chúa. Chính Người đã khẳng định rõ ràng: “Vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi” (5,38). Đó chính là yếu tố cốt tử làm nên dung mạo của Vị Mục Tử Nhân Lành: được Chúa Cha sai đến và chỉ thi hành ý muốn của Chúa Cha đến mức độ hiến ban chính mình vì đoàn chiên.
Tóm lại, trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu khẳng định rõ ràng Người là Mục Tử Nhân Lành, đồng thời Người cũng cho chúng ta biết hai nét điển hình làm nên dung mạo Mục Tử Nhân Lành của Người:
(1) Mục Tử Nhân Lành hiến ban mạng sống mình vì đoàn chiên;
(2)  Mục Tử Nhân Lành là Đấng được Chúa Cha sai đến và chỉ thi hành ý muốn của Chúa Cha đến mức độ hiến ban chính mình vì đoàn chiên.
Chiêm ngưỡng dung mạo của Vị Mục Tử Nhân Lành, chúng ta được mời gọi khiêm tốn để cho mình bị chất vấn thật sự bởi những đường nét điển hình trong dung mạo đó, đồng thời được mời gọi cầu nguyện cho tất cả những ai được Thiên Chúa cho tham dự vào sứ mạng mục tử của Chúa Giêsu và tiếp tục công trình cứu độ của Người nơi trần gian.
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện, DCCT

TÔI XIN CHẤP NHẬN


Tại một bệnh viện trong thành phố Hiroshima bên Nhật Bản, một người đàn bà bị phóng xạ nguyên tử từ 30 năm qua đang lên cơn hấp hối.
Bác sĩ chữa trị cho biết bà chỉ còn nhiều lắm là một hay vài giờ nữa là cùng. Theo thói quen tại Nhật Bản, người ta thông báo để người sắp chết cho biết ý muốn trong những giây phút cuối cùng.
Bác sĩ vào phòng bệnh nhân và nói nhỏ với bà: "Akiramé".
Người đàn bà ngước nhìn vị bác sĩ và dùng ngón tay trỏ viết vào trong lòng bàn trái của bà câu: "Akiramé", nghĩa là "Tôi xin chấp nhận".
Với tất cả bình thản, người đàn bà đã biến những giờ phút hãi hùng nhất trong cuộc sống thành một biến cố tự nhiên và thanh thản.
Cuộc sống của chúng ta dường như được cấu tạo bằng nhiều vị khác nhau: đắng cay, chua xót, ngọt bùi... Gia vị là một điều cần thiết cho thức ăn. Người không thích cay đắng thì sẽ xem trái ớt, hạt tiêu là kẻ thù của khẩu vị. Người thích cay đắng thì lại tìm ra mùi vị thơm ngon của nó.
Hoa nào cũng có mật đắng. Nhưng loài ong khéo léo để chỉ hút mật ngọt.
Thiên Chúa ban cho chúng ta một cuộc sống với muôn màu sắc và hương vị khác nhau. Chúng ta phải là loài ong đi tìm mật ngọt trong vườn hoa cuộc sống ấy. Nếu chỉ nhìn thấy mật đắng, chúng ta sẽ bỏ cuộc đầu hàng trong chán nản. Nếu biết biến báo, chúng ta có thể tìm được mật ngọt và biến những đắng cay chua xót thành mật ngọt và hương thơm.
Sau khi đã đánh bại Ðức Quốc Xã và giải phóng Âu Châu, Churchill thủ tướng nước Anh đãtuyên bố: "Không gì buồn thảm cho bằng một chiến thắng". Cảnh thu dọn chiến trường, cảnh kẻ khóc người cười, cảnh vợ mất chồng, cảnh cha mẹ mất con cái... Chiến thắng ngự trị trên tro tàn, đổ nát.
Dù vui với chiến thắng đến đâu, có ai mà không ngậm ngùi xót xa.
Hôm nay 30 tháng tư, đánh dấu một trong những biến cố đau thương nhất của lịch sử dân tộc. Mỗi năm chúng ta có dịp ôn lại ngày lịch sử ấy. Mỗi người một tâm tình. Nhưng dưới cái nhìn Ðức tin, người Kitô luôn được mời gọi để nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa. Với tất cả bình thản và lạc quan, chúng ta hãy thốt lên như thánh nữ Têrêxa Hài Ðồng giữa cơn đau quằn quại trong thân xác và tâm hồn: "Tất cả đều là ơn Chúa".
Tuyên xưng niềm tin vào Chúa Quan Phòng có nghĩa là chấp nhận mọi biến cố trong cuộc sống như một khởi đầu mới, một khởi đầu với những ơn sủng dồi dào hơn. Với những kẻ Thiên Chúa yêu thương, thì mọi sự đều quy về điều tốt...
Còn tâm tình nào đúng đắn hơn trong ngày lịch sử này là cảm tạ và phó thác. Cảm tạ Chúa vì qua mọi biến cố, Chúa Quan Phòng luôn gìn giữ chúng ta và hướng dẫn chúng ta trên đường ân phúc của Ngài. Phó thác cho Ngài bởi vì Ngài luôn có mặt trong cuộc sống để biến tất cả những thất bại, đau khổ, cay đắng trong cuộc sống thành khởi đầu của một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tác giả Veritas

29 tháng 4, 2012

CHÚC LÀNH CỦA NGƯỜI CHA


Ðức Hồng Y Cardjin, vị sáng lập của phong trào Thanh Lao Công, đã tự thuật như sau: "Tôi là con của giai cấp công nhân. Nếu tôi đã có thể trở thành linh mục, là cũng nhờ cha tôi". Cha tôi là một công nhân nghèo. người đã phải hy sinh để nuôi dưỡng những đứa con mà hẳn người đã hãnh diện. Tôi còn nhớ, khi lên 13 tuổi, một buổi tối nọ, khi các anh chị của tôi đã lên giường đi ngủ, tôi rón rén bước xuống nhà bếp. Tôi đến gần cha tôi. Người đang ngồi trầm ngâm với chiếc ống điếu. Còn mẹ tôi thì đang khâu giày cho chúng tôi. Tôi rụt rè thưa với cha tôi: "Thưa ba, con có thể tiếp tục học không?". Cha tôi trả lời: "Con ơi, ở tuổi con ba đã phải đi làm rồi. Nay thì ba đã già và sức ba cũng đã mòn".
Tôi lấy hết can đảm để thuyết phục cha tôi: "Ba ơi, con nghĩ là Chúa đã gọi con, con muốn tở thành linh mục".
Bình thường cha tôi là một người ít biểu lộ tình cảm. Nhưng tối hôm đó, khi vừa nghe tôi cho biết ý định làm linh mục, nước mắt người bỗng từ từ lăn trên gò má... Và đôi tay của mẹ tôi cũng run lên vì xúc động.
Cuối cùng, khi làm chủ được cơn xúc động, cha tôi mới thốt lên với tất cả cương quyết: "Ba má đã hy sinh quá nhiều... Nhưng để cho một người con làm linh mục, ba má nguyện sẽ tiếp tục hy sinh".
Mà quảthực, cha mẹ tôi đã tiếp tục làm việc nhiều hơn nữa để tôi có thể tiếp tục học. Vừa mãn trung học, 8 ngày trước khi lãnh thưởng cuối năm, tôi nhận được điện tín nhắn tin cha tôi đau nặng.
Trên giường hấp hối, cha tôi nhìn tôi mỉm cười: đó là chúc lành cuối cùng mà người dành cho tôi. Người cha đáng thương, hy sinh cho đến chết để người con được trở thành linh mục.
Sau khi vuốt mắt người, tôi đã thề hứa sẽ hy sinh để trở thành linh mục, nhất là linh mục cho giới công nhân.
Thiên Chúa muốn gọi ai tùy Ngài muốn. Nhưng tiếng gọi ấy luôn được ngỏ với con người trong một khung cảnh sống cụ thể. Khung cảnh ấy có thể là gia đình, là chợ búa, là trường học, là chỗ làm việc... Có những khung cảnh thuận tiện, mà cũng có những khung cảnh không thuận tiện. Có những nơi hạt giống ơn gọi được nảy mầm, vun xới. Có những nơi hạt giống ấy bị bóp nghẹt...
Thiên Chúa muốn gọi ai tùy Ngài muốn, nhưng kẻ được gọi luôn là người đang sống cùng và sống với những người khác. Do đó, nếu không có sự nâng đỡ của những người xung quanh, hạt giống ơn gọi cũng sẽ mai một dễ dàng...
Chúng ta hãy cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Ý thức đầu tiên của chúng ta trong ngày hôm nay phải là: ơn gọi là vấn đề của mọi người Kitô. Từ gia đình, đến trường học, công sở... mọi người chúng ta đều có trách nhiệm nâng đỡ và bảo vệ hạt giống ơn gọi mà Chúa muốn gieo vào lòng những người anh chị em của chúng ta.
Thánh Gioan Bosco đã nói: phần thưởng quan trọng nhất mà Chúa có thể dành cho mọi gia đình Kitô, đó là kêu gọi một người con làm linh mục. Phần thưởng trọng đại ấy, Chúa dành cho các gia đình có con cái tận hiến cho Chúa, nhưng Ngài cũng dành cho tất cả những ai cách này hay cách khác biết cổ vũ, nâng đỡ và giúp phát triển ơn kêu gọi...


Tác giả Veritas

28 tháng 4, 2012

THẮP LÊN NGỌN ÐÈN CŨ


Trong một cuộc phỏng vấn, Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã thuật lại một sự kiện như sau: Ở Úc Châu có một người thổ dân Aborigines kia sống trong một hoàn cảnh thật thảm thương. Ông cũng đã khá cao niên rồi, sống trong một túp lều xiêu vẹo. Khởi đầu câu chuyện tôi nói với ông:
- Ðể tôi dọn dẹp nhà và sửa soạn giường ngủ cho ông. Ông ta trả lời một cách hững hờ:
- Tôi đã quen sống như vậy rồi.
- Nhưng ông cũng cảm thấy dễ chịu hơn với căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp. Sau cùng ông ta bằng lòng để tôi dọn dẹp nhà cửa lại cho ông. Trong khi quét dọn tôi thấy một cái đèn cũ đẹp nhưng phủ đầy bụi bặm và bồ hóng. Tôi hỏi ông:
- Có bao giờ ông thắp đèn này chưa? Ông ta trả lời một cách cộc lốc:
- Nhưng thắp đèn cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu. Tôi sống ở đây đã từ lâu không hề trông thấy một người nào cả. Tôi hỏi ông:
- Nếu như các nữ tu đến thăm ông thường xuyên, ông có vui lòng thắp đèn lên không?
- Dĩ nhiên rồi.
Từ ngày đó các nữ tu quyết định mỗi chiều sẽ ghé qua nhà ông. Từ đó ông ta bắt đầu thắp đèn và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa. Trước khi chết ông nhờ các nữ tu ghé thăm nhắn tin cho tôi:
- Xin nhắn với Mẹ Têrêxa, bạn tôi rằng, ngọn đèn mà Mẹ đã thắp lên trong đời tôi vẫn còn chiếu sáng. Ðó chỉ là một việc nhỏ mọn, nhưng trong bóng tối cô đơn của đời tôi, một tia sáng đã thắp lên và vẫn còn tiếp tục chiếu sáng mãi.
Chúng ta đều cảm nghiệm được niềm vui sướng vì được yêu thương, được chính Chúa thương yêu. Và chúng ta cũng hiểu được giới răn của Chúa: "Hãy thương yêu nhau, như Thầy yêu thương các con".


Tác giả Veritas

27 tháng 4, 2012

CLB Nhiếp ảnh & Video Tân Phú .S.Tác Bình Dương.(23-04-2012)

5 phút mỗi ngày cho Lời Chúa tháng 5.2012

01/05/12 thứ ba tuần 4 ps Th. Giuse thợ
01/05/12 thứ ba tuần 4 psTh. Giuse thợ
Mt 13,54-58

giuse, ngôn sứ thầm lặng
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi.” (Mt 13,57)
Suy niệm: Chúa Giêsu ví mình như “vị ngôn sứ bị rẻ rúng ngay ở quê hương mình” trước những lời dè bỉu của những người đồng hương: “Ông ta không phải là con bác thợ hay sao?” Thì ra thánh cả Giuse, khi nhận lời thiên sứ truyền tin làm cha nuôi của Đấng Cứu Thế,  đã phải chịu sự rẻ rúng đó từ hàng chục năm trước đó rồi. Làm “bác thợ ở làng Nadarét” không phải là sắm vai trò ông thợ mộc, cha của Giêsu như một vỏ bọc che mắt thiên hạ; trái lại thánh cả Giuse chính là vị ngôn sứ thầm lặng, dùng cả cuộc sống khiêm hạ của mình để báo trước việc Con Thiên Chúa hạ mình “mặc lấy thân nô lệ, sống như người trần thế” ở giữa trần thế để cứu chuộc nhân loại (x. Pl 2,6-7).
Mời Bạn: Việc lao động tự nó đã có giá trị làm thăng tiến phẩm giá con người. Hơn nữa gương thánh cả Giuse còn minh chứng những việc làm lương thiện hằng ngày để mưu sinh còn là một phương thế để cộng tác vào công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu, Đấng được sai đến để “loan Tin Mừng cho người nghèo khó” (Lc 4,18). Noi gương thánh cả, mời bạn và cộng đoàn của bạn xoá bỏ não trạng phân biệt giàu nghèo bằng cách cư xử với mọi người trong tinh thần tôn trọng và giúp thăng tiến phẩm giá của họ. Việc bác ái không chỉ dừng lại ở chỗ chia cơm sẻ áo cho những người túng nghèo mà còn phải chia sẻ với họ những cơ hội để thăng tiến nữa.
Chia sẻ: Cộng đoàn, giáo xứ của bạn có phương thế nào để xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo trong cộng đoàn bạn không?
Sống Lời Chúa: Giúp một người đang thất nghiệp tìm được công ăn việc làm.
Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha.

Tác giả bài viết: 5 phút Lời Chúa

THINH LẶNG

Nếu không có những đợt sóng nhấp nhô dưới dòng sông như hoà cùng lời xào xạc của lá trên cao, tôi cứ ngỡ mình đang ở giữa bức tranh rộng lớn, toàn những màu xanh pha trộn đậm nhạt, óng ánh dưới mặt trời. Những con sóng lao xao, lấp lánh như tô, như vẽ cho nét hài hoà của thiên nhiên tuyệt sắc thêm êm ả, ngút ngàn từ nhánh sông dài, đẹp như giải lụa xanh lam sóng sánh, lăn tăn những nếp bạc gấp bất kỳ, chập chùng theo từng ngọn gió.

Giữa khu vườn rộng bên bờ sông, trải đầy bóng mát của những rặng thông cao, tôi ngồi yên trên chiếc ghế gỗ chơ vơ, nghe thinh lặng nói lời dịu dàng của sóng, của gió, của tiếng thông vi vu reo và cả tiếng chim chíp của con chim nhỏ nào hót mãi điệp khúc ngàn năm.  Hiểu được tiếng nhỏ nhẹ của âm thanh không lời chung quanh, ngỏ cùng một lối chuyện trò với tôi như hôm qua, rất gần, mà tâm trí mỏi mòn cứ tưởng xa lắm trong lối về của ý.

Cảm giác tìm về của tôi tràn đầy như cơn gió lộng, ùa khắp đất trời, xô từng con sóng nhỏ vổ vào gềnh đá tiếng vang của bài hát muôn trùng, cho thinh lặng - người bạn cũ - đến thật gần nhã nhặn tiếp nối câu chuyện dở dang mà đoạn kết vẫn là nỗi hoài mong trong tôi.  Thinh lặng giảng giải cho tôi lời tự tình của gió, người lữ hành không mỏi mệt, mênh mang kể lể về cuộc đời, về phận mình vô định, thổi xuyên năm tháng trong cuộc hành trình xa xăm mang theo bao nhiêu câu chuyện cũ kỹ mà mới mẻ từng ngày.  Gió hát lời reo vui của lá, đùa với cỏ, đong đưa từng nụ hoa cho màu sắc mang hồn sống động.  Gió đưa cánh chim vút bay, nâng cánh diều chao đảo, chuyển ngàn mây đổi mới bầu trời, đem mưa về tưới xanh đồng ruộng.

Ai nghe được tiếng thinh lặng nói về cuộc chuyển hoá của muôn loài, của hạt mầm âm thầm hư thối trong lòng đất để vươn cao mầm mới.  Của con sâu róm xấu xí cuộn mình trong tổ kén tối tăm, để mai ngày thành cánh bướm muôn màu rực rỡ.  Thinh lặng không phải là nỗi trống vắng hư vô, nhưng là một tròn đầy huyền nhiệm như huyệt mộ thâm u ngày thứ bảy sau chiều Thập Tự, để nối kết cái chết đau thương của Đức Giêsu chuyển vào ngày Chúa Nhật rạng ngời ánh sáng của Chúa Kitô Phục Sinh, trỗi dậy Sự Sống.  Thinh lặng của đợi chờ trong cõi lòng thanh vắng, thay đổi con người ấu trĩ, nông nổi hôm qua, thành con người trưởng thành, điềm đạm hôm nay trong ý thức tràn đầy về một Đấng Chí Thánh âm thầm ở giữa họ, không ngừng đổi mới tâm hồn họ bằng Tình Thương lớn lao của Ngài.

Thinh lặng trở về với chính mình để khám phá một kho báu vô song của Đền Thờ trong tâm hồn mỗi người là nơi ngự trị của Thiên Chúa cao cả, uy linh và tràn đầy thương xót.  Để khi đối diện với Đấng cao cả đó, con người nhận ra rất rõ những mọn hèn, khiếm khuyết của mình trong kinh ngạc vô cùng trước Tình Thương quá lớn lao của Đấng uy linh đã đến, trong thinh lặng, ngự giữa tâm hồn yếu đuối bé nhỏ mà không một lời phiền trách.  Khi nhận ra sự hiện diện cao cả của Ngài trong thẳm sâu tâm hồn là một hiện hữu đích thực của Tình Yêu vô biên, Tình Yêu có sức chuyển hoá cái chết thành sự sống, đau khổ thành vinh quang, nghèo nàn, bất lực của con người thành nguồn sống dồi dào, sung mãn đến phong phú vô tận của tinh thần, thoát khỏi những ràng buộc trong vật chất hư hao.

Thinh lặng thật sâu để đi được vào cõi tĩnh lặng tâm linh, vượt qua vùng cảm xúc thường tình của tình cảm con người gây biết bao sóng gió, bão táp của chao đảo muộn phiền hay âu lo sợ sệt, khi nhận định được rõ Sự Hiện Diện của Chúa là nền tảng yêu thương vững chắc mà không một thách đố nào có thể lay ngã, không một lời nói, hành vi nào có thể gây tổn thương.  Thiên Chúa là tảng đá kiên cố cho linh hồn tôi bám trụ, như con lật đật giữa cuộc đời ngả nghiêng trăm hướng nhưng vẫn tìm lại được thế bình tâm.
 
Ngài đã xuống tận đáy lòng con,
xin cho con chỉ tập trung vào tận đáy tâm hồn con.
Ngài là thượng khách của lòng con,
xin cho con bước vào nhà là chính tâm hồn con.
Ngài đã chọn cư ngụ trong lòng con,
xin cho con biết ngồi yên, ngay tận tâm hồn con.
Duy có Ngài ở lại trong con,
xin cho con biết chìm sâu xuống tận đáy tâm hồn con.
Duy có Ngài hiện diện trong lòng con,
xin cho con biết xoá mình đi khi Ngài ở bên con.
Khi con đã gặp Ngài,
không còn con và Ngài nữa.

Con chẳng là gì cả, và Ngài là tất cả của con.

(Rabbouni 25, theo Swami Abhisiktananda)
Mai Hoa

MỤC TỬ TỐT

(Chúa Nhật 4 Phục Sinh B) (Cv 4,8-12; 1 Ga 3,1-2; Ga 10,11-18)

 

Tình yêu Chúa cao vời biết bao, ngút cao như mây trời và mênh mang như biển cả. Chúa yêu thương con người qúa bội. Thiên Chúa đã hứa ban ơn cứu độ và đã thực hiện trọn vẹn lời hứa. Chúa Giêsu đã xuống thế mang thân phận con người để hoà nhập cuộc sống. Thiên Chúa làm người để cùng chia sẻ mọi nỗi truân chuyên, cơ cực, khổ đau, chối bỏ và ruồng rẫy trong thân phận người. Ngài đã dám hy sinh xả thân vì đàn chiên. Hình ảnh người mục tử chăn chiên thật ấn tượng. Chủ chiên đi trước và đoàn chiên theo sau. Chủ chiên mong tìm nguồn suối mát để chiên được giải khát. Chủ chiên đi tìm cánh đồng cỏ xanh tươi để chiên bồi dưỡng, nghỉ ngơi. Chúa Giêsu ví Ngài như người Chủ Chiên nhân lành.

Người mục tử tốt lành lo chu đáo cho mọi nhu cầu của đoàn chiên. Đối với người Dothái, hình ảnh người chăn chiên rất quen thuộc. Họ hiểu trọn vẹn ý nghĩa về vai trò của người chủ chiên và người làm thuê. Chúa Giêsu đã truyền dạy: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11). Tác giả sách Tông đồ Công vụ đã viết về Chúa Giêsu chủ chiên tốt lành: “Chính Người là viên đá đã bị chư vị là thợ xây loại ra, đã trở thành viên đá góc tường”. Để được ơn cứu độ sẽ không có một Danh nào khác, mà chỉ nhờ Danh Chúa Giêsu Kitô.

Thư của Thánh Gioan Tông Đồ đã minh chứng rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta là dường nào. Ngài cho chúng ta được quyền làm con cái Thiên Chúa và hưởng nhờ ơn cứu độ. Ngài chăn dắt chúng ta như mục tử chăn dắt đoàn chiên mình. Thánh Gioan đã viết: “Chúa phán: Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta và các chiên Ta biết Ta” (Ga 10,14). Chúa biết nhu cầu tâm linh của từng con chiên. Mục đích tối hậu là dẫn dắt mọi người về chung hưởng hạnh phúc viên mãn trong một đàn chiên theo một Chúa Chiên: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16).

Chúng ta biết rằng nhu cầu cuộc sống thì vô vàn và sức lực cùng khả năng của con người thì giới hạn. Sống giữa một xã hội đổi thay và hỗn hợp văn hoá, tuyền thống, ngôn ngữ và tôn giáo, chúng ta khó có thể đáp ứng thoả đáng mọi nhu cầu của con người. Để tìm một một nguồn dưỡng nuôi thích đáng, mỗi người đều phải cộng tác nâng đỡ và mở cửa tâm hồn đón nhận. Sống trong một nền văn hoá đa dạng có các phương tiện truyền thông tốc độ, người có trách nhiệm giáo dục và hướng dẫn cần tỉnh thức nhiều hơn. Đàn chiên không đơn thuần nhập đàn theo nhau tìm đến dòng suối mát hay cánh đồng tươi xanh để cùng ăn uống thoả thuê. Nhu cầu cuộc sống không đơn giản đi theo bầy đàn.

Sứ mệnh mục tử được lan trải và áp dụng trong các vai trò cụ thể qua sự dưỡng nuôi và giáo dục. Chúng ta đang cần có các mục tử tốt trong mọi bước đi của cuộc đời. Chúng ta cùng chia sẻ vai trò quan trọng này trong chức vụ là cha mẹ, huynh trưởng, nhà giáo dục, các thầy thuốc, bác sĩ, các công nhân viên, các quan chức chính phủ và các nhà giáo dục tôn giáo. 

Tại gia đình, vai trò giáo dục chủ yếu là của cha mẹ, phụ huynh lo lắng cho con cái về mọi mặt. Hãy yêu thương và dùng thời gian ở bên để chia sẻ buồn vui và những khó khăn với con cái. Đôi khi có những đứa con ngỗ nghịch, chúng ta cần kiên nhẫn dạy bảo với tình thương bao dung. Cha mẹ phải luôn là mục tử gương mẫu dám hy sinh cho đàn con.

Nơi nhà trường, chúng ta cần các thầy cô. Các thầy cô cần học biết hoàn cảnh và nhu cầu của từng học sinh. Các em không phải là một đám học trò nhưng là từng cá vị có những khả năng riêng biệt cần phát triển. Kiến thức, văn hoá và đạo đức là tinh hoa cần được trau dồi và truyền đạt cho các thế hệ tiếp nối.

Trong nhà thương, cần có các bác sĩ và y tá như là từ mẫu. Các bác sĩ chăm sóc và chữa lành bệnh nhân và đối xử với họ đầy phẩm chất của một con người. Đem tình yêu thương để phục vụ đồng loại với lương tâm ngay chính. Chữa lành và cứu sống chứ không huỷ hoại và tiêu diệt.

Nơi công cộng và xã hội, chúng ta cần các nhân viên công chức lo cho sự an ninh trật tự, an vui và hạnh phúc chung của mọi người hơn là chỉ vì lợi ích riêng tư. Các nhân viên chính quyền lo cho dân như phụ mẫu.

Trong Giáo Hội, nơi nhà thờ và các trung tâm mục vụ, cần các tu sĩ nam nữ, các giám mục và linh mục phục vụ mọi người trong yêu thương. Hướng dẫn con đường tâm linh chính thật. Không gây hoang mang mập mờ làm lung lạc đức tin. Biết nêu gương sáng và chăm sóc lo lắng đời sống tâm linh cho các tín hữu. Đời sống phải đi đôi với lời giảng dạy. Giáo dân cần thấy bài giảng hơn là nghe bài giảng. Sống niềm tin một cách chân thành và trong sáng. Dám hy sinh xả thân vì anh chị em.

Trong gia đình nhân loại, mỗi thành viên đều nhận những vai trò khác nhau từ đời sống trong gia đình ra ngoài xã hội. Chúng ta không phân biệt giai cấp, chức vụ hay nguồn gốc, mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận lo xây dựng một cuộc sống xã hội tốt đẹp chung. Vì thế, chúng ta không thể đổ trách nhiệm cho riêng một thành phần nào. Ai cũng được kêu gọi đóng góp công sức và khả năng của mình để làm cho cuộc sống con người tươi đẹp hơn.

Chúng ta thường có khuynh hướng gán trách nhiệm, những lời trách móc và đổ lỗi cho người khác hơn là quy chiếu trách nhiệm cho chúng ta. Dễ dàng so sánh và phê bình người khác hơn là xét lại những ngôn hành của chính mình. Chúng ta nên nhớ rằng từ sự suy tư, lời nói đi tới hành động có một khoảng cách rất lớn. Mỗi người cần có một sự dấn thân tu tâm và quyết chí thực thi lời dạy hằng ngày. Nếu lời nói không đi đôi với việc làm thì ngôn hành trở thành bất nhất. Chỉ nói mà không làm. Ai trong chúng ta cũng có những kinh nghiệm tiêu cực này.

Chúa Giêsu là Chúa Chiên Lành. Chúng ta gẫm suy về những lời truyền dạy và thực hành của Chúa. Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt vời giúp chúng ta tu tập sống đạo. Chúa đã giảng và sống lời giảng qua sự cầu nguyện, yêu thương, hy sinh, tha thứ, khiêm nhường, từ bỏ và công bằng chân thật. Chúng ta cần tu tâm tích đức, tu tâm luyện tính và tu tâm hành đạo. Chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Giêsu là Chúa, là Mục Tử và là Đấng Cứu Độ. Bước theo Chúa Chiên, chúng ta sẽ tìm được nguồn sống thật và no thoả trong nguồn suối ân tình.

Chúa Giêsu là Chủ Chiên và là cửa chuồng chiên. Đức Giêsu nói: “Thật, tôi bảo thật các ông: Tôi là cửa cho chiên ra vào” (Ga 10,7). Trong cuộc sống, có rất nhiều cánh cửa mở rộng đón mời chúng ta vào. Có những cánh cửa dẫn chúng ta vào con đường lầm lạc và hư mất. Có những cánh cửa đưa dẫn chúng ta xa lạc trong thế giới tục hoá với nền văn minh sự chết. Có những cánh cửa mở ra cho chúng ta tìm những thoả mãn hưởng lạc và vui thú truỵ lạc. Có những cánh cửa đưa chúng ta vào chung hưởng nguồn vui an lạc thật sự. Chúa Giêsu nói: “Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ” (Ga 10,9). Chúa Giêsu là cửa. Cửa của sự sống và sự sống lại. Đến với Chúa Giêsu và qua Ngài, chúng ta sẽ tìm được nguồn sống chan hoà trong niềm an vui, hy vọng và hoan lạc muôn đời.

 
Lm. Giuse Trần Việt Hùn
Tác giả bài viết: Lm.Trần Việt Hùng

Mục tử đích thực

(Chúa Nhật IV Phục Sinh, năm B) Có lẽ chúng ta quá quen với câu: “Chúa là Mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì” [Tv 22 (23):1]. Câu này diễn tả sự an tâm thanh thản, thế nhưng chúng ta có thực sự thấy an tâm?

 

Dù chúng ta chỉ là những con chiên lạc, chiên ghẻ, chiên quậy phá, chiên bướng bỉnh,… (x. Lc 15:4-7), nhưng Thiên Chúa quá đỗi yêu thương chúng ta và muốn chúng ta đồng hưởng vĩnh phúc với Ngài: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16). Ngài sai Con Một đến thế gian không để luận phạt mà để giải thoát chúng ta: “Thiên Chúa sai Con của Ngài đến thế gian không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ (Ga 3:17). Ngài “không lên án” cũng đủ hạnh phúc đối với chúng ta rồi, thế mà Ngài còn muốn chúng ta “được cứu độ”. Hạnh phúc của chúng ta được nhân đôi. Đó là điều tích cực nơi Thiên Chúa.
Sách Công vụ Tông đồ kể: Bấy giờ, ông Phêrô được đầy Thánh Thần, liền nói với họ: “Thưa quý vị thủ lãnh trong dân và quý vị kỳ mục, hôm nay chúng tôi bị thẩm vấn về việc lành chúng tôi đã làm cho một người tàn tật, về cách thức người ấy đã được cứu chữa. Vậy xin tất cả quý vị và toàn dân Ít-ra-en biết cho rằng: nhân danh chính Đức Giêsu Kitô, người Nadarét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị” (Cv 4:8-10). Các tông đồ đã nhân danh Đức Kitô chữa lành bệnh tật cho người khác, điển hình là một người tàn tật được chữa lành và đang đứng trước mặt mọi người
Thánh Phêrô nói thêm: “Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường” (Cv 4:11; Tv 118:22). “Viên đá bị loại bỏ” lại hóa thành “viên đá nền tảng”, mà người loại bỏ viên đá đó là chính chúng ta. Thế mà Đức Kitô vẫn yêu thương và tìm kiếm chúng ta về hưởng hạnh phúc với Ngài. Thật quá kỳ diệu!
Đức Kitô là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ, là Đấng-Gánh-Tội-Trần-Gian và là Đấng-Xóa-Tội-Trần-Gian. Thế nên, “ngoài Ngài ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4:12).
Vì thế, chúng ta phải hết lòng “tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118:1 & 29). Thật vậy, tác giả Thánh vịnh xác định:
Ẩn thân bên cạnh Chúa Trời
Thì hơn tin cậy ở người trần gian
Cậy vào thần thế vua quan
Chẳng bằng ẩn náu ở bên Chúa Trời
Con xin cảm tạ Ơn Ngài
Vì đã đáp lời và cứu độ con
(Tv 118:8-9.21)
Thiên Chúa đã chuyển bại thành thắng, biến yếu thành mạnh, làm đồ bỏ thành đồ quý. Với loài người thì đành “bó tay”, nhưng với Thiên Chúa lại hoàn toàn khả thi (x. Mt 19:26). Đó là công trình kỳ diệu của Ngài trước mắt loài người! Chúng ta có một Vị Chúa như vậy thì sao lại không hạnh phúc và hãnh diện chứ? Và chắc chắn đó là sự tôn thờ chính đáng của chúng ta, không hề mơ hồ hoặc uổng phí.
Thánh sử Gioan nhắc chúng ta: “Anh chị em hãy xem Chúa Cha yêu chúng ta dường nào: Ngài yêu đến nỗi cho chúng ta được gọi là con Thiên Chúa – mà thực sự chúng ta là con của Thiên Chúa” (1 Ga 3:1a). Chúng ta là những tội nhân khốn nạn, đáng trừng phạt muôn kiếp vẫn chưa đủ, vậy mà Thiên Chúa bắt Con của Ngài chết thay chúng ta, và tiếp tục nhận những tử-tội-chúng-ta làm “thiên tử”, thực sự là con-của-Trời chứ đâu phải các vua chúa hay quan quyền mới được làm thiên tử. Hơn cả tuyệt vời, vượt mức kỳ diệu, làm sao chúng ta có thể tưởng tượng nổi!
Thánh Gioan giải thích: “Sở dĩ thế gian không nhận biết chúng ta, là vì thế gian đã không biết Ngài” (1 Ga 3:1b). Thế gian không nhận ra Chúa Giêsu là ai, không công nhận Ngài là Chúa, thế nên họ cũng không thể nhìn nhận chúng ta là con cái của Thiên Chúa, nói cho “oai” theo Hán-Việt là thiên tử. Thánh Gioan nói: “Hiện giờ chúng ta là con của Thiên Chúa; nhưng chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng, khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Ngài, vì Ngài thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy” (1 Ga 3:2). Câu này là niềm hy vọng cho mỗi chúng ta. Là con của người cha thì “con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” và được ở trong nhà của người cha, là con của Thiên Chúa thì chắc chắn cũng được ở trong Nhà của Thiên Chúa – tức là Nước Trời, và cũng được giống Thiên Chúa.
Chúa Giêsu nói: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10:11). Đó là chân dung một vị mục tử đích thực. Ngài giải thích: “Người làm thuê, vì không phải là mục tử, và vì chiên không thuộc về anh, nên khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy (Ga 10:12a), do đó “sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn, vì anh ta là kẻ làm thuê, và không thiết gì đến chiên” (Ga 10:12b-13).
Vì thế, có lần Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Anh chị em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh chị em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi. Cứ xem họ sinh hoa quả nào thì biết họ là ai” (Mt 7:15-16). Xem trái biết cây, đơn giản mà thâm thúy, như người Việt Nam cũng có ý tương tự: “Rau nào sâu nấy”.
Chúa Giêsu cũng đã xác định Ngài là “Cửa của chuồng chiên” (Ga 10:7 & 9). Và Ngài nói: “Ai qua Tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ”. Đồng thời Ngài cũng nhận định để “lưu ý” các ngôn-sứ-giả: “Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ” (Ga 10:10a), và nói về chính Ngài: “Phần Tôi, Tôi đến để cho chiên được sốngsống dồi dào(Ga 10:10b).
Trong Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu 2 lần xác định: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành” (Ga 10:11 & 14a). Tại sao? Chúa Giêsu giải thích một đặc điểm khác của vị mục-tử-đích-thực: “Tôi biết chiên của Tôi, và chiên của Tôi biết Tôi” (Ga 10:14b). Chủ chiên luôn biết rõ từng con chiên, người chăn chiên thuê thì chiên nào ra sao cũng mặc kệ! Ngài so sánh rất thực tế và dễ hiểu: “Như Chúa Cha biết Tôi, và Tôi biết Chúa Cha, và Tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10:15). Thậm chí Ngài còn nói: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng Tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10:16).
Đọc từng câu và để ý từng chữ trong Phúc âm hôm nay, chúng ta như uống từng giọt-mật-ngọt-ngào, và rồi có thể vừa thú vị vừa thấm thía nhiều điều.
Chúa Giêsu quả quyết: “Mạng sống của Tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình” (Ga 10:18a). Tại sao? Ngài cho biết lý do: “Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha Tôi mà Tôi đã nhận được” (Ga 10:18b). Chúa của chúng ta như vậy nên hạnh phúc của chúng ta phải tính theo cấp số nhân!
Lạy Chúa, xin muôn vàn tạ ơn Ngài đã tha thứ và tái nhận chúng con làm con cái của Ngài, đồng thời là tiểu đệ và tiểu muội của Đại huynh Giêsu. Xin Chúa luôn ban cho Giáo hội có những tâm hồn quảng đại biết dấn thân trong chức linh mục, trở thành tu sĩ, trở thành những tông đồ đích thực tiếp nối sứ vụ của Đức Giêsu Kitô, hôm nay và mãi đến tận thế. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU


All Rights Reserved ®
Tác giả bài viết: Trầm Thiên Thu

Tâm tình sâu rộng của Mục Tử Nhân Lành

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH - NĂM B Chúa Nhật Chúa Chiên Lành Suy niệm Tin Mừng Ga 10, 11-18


            ‘Đức Giê-su kể cho họ nghe dụ ngôn đó, nhưng họ không kiểu những điều Người nói với họ… Vậy đức Giê-su lại nói…’ Tôi có cảm tưởng khi tự đồng hóa mình với hình ảnh người mục tử tốt lành, đức Giê-su đã không chỉ muốn khảng định một khái niệm, một so sánh; đúng hơn Người đang muốn diễn đạt một tâm tình. Chính cái tâm tình ấy là điều mà những người Pha-ri-sêu thủ lãnh thẳng thừng chối bỏ. Tâm tình mục tử độc đáo này gồm hai yếu tố không thể tìm thấy nơi bất cứ một ai khác:
-          Yếu tố chiều sâu: “Anh gọi tên từng con… biết chiên của mình… và hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên”.
-          Yếu tố chiều rộng: “Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi phải đưa chúng về”.

Chiều sâu: Chiên nhận biết và nghe tiếng của mục tử… đó là điều xảy ra hết sức tự nhiên, như phản ứng tất yếu trước tâm tình của người mục tử chân chính được biểu lộ bằng hành động. “Anh gọi tên từng con…” Người Do Thái thừa hiểu ‘gọi tên’ có nghĩa là gì (xem St 2,20; Lc 1, 59-63). Khi khảng định người mục tử ‘gọi tên từng con’, đức Giê-su chắc chắn muốn khảng định sự trân trọng của mục tử đối với từng con chiên, bất luận chúng thế nào. ‘Gọi tên’ hàm ý giữa mục tử và chiên có một mối liên hệ nhân vị, vừa mang nội dung thuộc về nhau, vừa nói lên trách nhiệm chăm sóc phát huy, lại vừa trân trọng giá trị riêng của mỗi con chiên trong hiện hữu cũng như sứ mệnh. Và còn hơn thế nữa, “Tôi biết chiên của tôi”. Cũng như ‘gọi tên’, người Do Thái hiểu ý nghĩa sâu sắc của từ ‘biết’ (xem St 4,1; Lc 1,34). ‘Biết’ chính là kết hiệp bền chặt, là thấm nhập vào nhau, là truyền cho nhau sức sống trong yêu thương và quí chuộng. Nếu mục tử nhân lành quả là như thế, thì đúnh là không còn gì bình thường nữa, mà là điên khùng. “Ông ấy bị quỷ ám và điên khùng rồi, nghe ông ấy làm gì” (c.20). Nhưng đối với bất kỳ con chiên Ki-tô hữu nào, thì đi sâu vào tâm tình đó quả thật là cả một khám phá, giúp ‘nghe và thấu hiểu được’ tiếng yêu thương, nhân ái khôn lường của Mục Tử Giê-su.
Chiều rộng:Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi phải đưa chúng về”. Có lẽ không mục tử nào lại có tâm tình khùng điên và phi lý đến thế: đã không thuộc ràn mình thì tại sao lại cất công đưa về, họa chăng lả kẻ tham lam? Phải, Người quả là mục tử vô cùng tham lam, chỉ vì cõi lòng Người không chút hạn hẹp. Tình yêu dâng hiến đối với từng con chiên không ngăn cản Người tiếp nhận hết mọi con, không loại trừ bất cứ con nào. Không chỉ chiên tốt lành khỏe mạnh, mà cả những con ốm đau ghẻ lở; không chỉ các chiên ngoan ngoãn trong ràn, mà cả những con tinh nghịch trốn chạy khỏi ràn; thậm chí cả các chiên thuộc các ràn tranh giành, đối kháng hoặc thù nghịch. Con tim của Mục Tử này - và duy nhất chỉ có vị này trên trần - muốn ôm lấy tất cả, để… “hy sinh mạng sống” cho tất cả. Các chiên, một khi đã thuộc về ràn của Người, chắc chắn sẽ không thể hẹp hòi khư khư bảo vệ những quyền lợi riêng tư. Tâm tình chiều rộng của vị Mục Tử phải trở thành tâm tình của từng con chiên trong ràn, để có thể “vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chin mươi chin người công chính không cần sám hối ăn năn”; đồng thời chấp nhận cả những thiệt thòi, nếu đôi khi có cảm thấy vị mục tử của mình nhẫn tâm ‘để chin mươi chin con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất” (Lc 15, 4-7).

Chỉ trong tư cách chiên, tôi đã phải thấm nhập được vào cái tâm tình sâu rộng như thế, huống hồ là người mà đôi khi vẫn thường được nhắc nhở trở nên ‘mục tử như lòng Chúa mong ước’. Nếu không liên tục chiêm ngắm vị Mục Tử Giê-su tự hiến trên thập giá, nếu không liên tục kết hiệp với Người, hỏi liệu tới khi nào tôi mới đáng mang danh là linh mục của Chúa. Sốt sáng cử hành Thánh Lễ hàng ngày, đối với bất cứ linh mục nào, cũng có tầm quan trọng sống còn. Cầu nguyện cho có linh mục không phải điều khó, cái khó là có được nhiều mục tử trong tâm tình rộng sâu của Mục Tử Giê-su.
Ôi Mục Tử nhân lành, xin cho mọi linh mục của Chúa hiểu được tâm tình Chúa có đối với chiên là chính bản thân họ. Trong tư cách là chiên được Chúa chăn nuôi, chính con phải là người đầu tiên hiểu ra rằng Chúa đã đích danh ‘gọi tên’ con, và ‘biết’ con. Mỗi khi có ai kêu con là linh mục, xin hãy gợi nhớ cho con biết tiến sâu hơn một bước nữa vào tâm tình rộng sâu của Mục Tử Giê-su duy nhất. Amen
Tác giả bài viết: Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

KẺ KHÔNG BIẾT SÁM HỐI


Ngày 03/4/1990, người tử tù Robert Alton Harris 37 tuổi đã bị đưa vào phòng hơi ngạt tại nhà tù San Quentin thuộc tiểu bang California bên Hoa Kỳ. Ðây là lần đầu tiên kể từ 23 năm nay, tiểu bang California tái lập bản án tử hình. Hiện nay, kể từ năm 1976, sau khi tối cao pháp viện Hoa Kỳ phán quyết án tử hình là hợp hiến, tiểu bang California là một trong năm tiểu bang tại Hoa Kỳ vẫn còn giữ bản án tử hình. Người ta tính có khoảng 2,200 người trên khắp nước Mỹ đang chờ sẽ được đưa lên ghế điện hoặc vào phòng hơi ngạt.
Robert Harris là một kẻ giết người không biết gớm tay. Ngày 05/7/1978, sau khi đã mãn hạn tù hai năm vì đã đánh đập một người đến chết, Harris đã cùng với người em của mình định đến cướp một nhà băng tại San Diego. Ðể có phương tiện di chuyển, Harris đã chiếm chiếc xe của hai người thanh niên đang đậu trước một quán ăn. Anh ra lệnh cho hai người thanh niên lái xe đến một nơi vắng vẻ vàtại đây, anh đã rút súng sát hại họ một cách dã man. Sau khi đã hạ sát hai người thanh niên, Harris vẫn còn đủ ung dung và bình tĩnh để ăn cho hết cái bánh mà hai người thanh niên đang ăn dở... Bị bắt giữ sau đó, Harris đã không để lộ bất cứ một dấu hiệu nào của ăn năn sám hối...
Theo thủ tục hiện hành của Hoa Kỳ, từ lúc tuyên án cho đến lúc thi hành bản án, người tử tội thường được bảy năm để kháng cáo hoặc xin ân xá. Robert Alton Harris vẫn chưa để lộ bất cứ một dấu hiệu nào của sợ sệt hoặc hối cải... Anh đã được dẫn vào phòng đầy hơi ngạt Cyanide. Chỉ trong vài phút đồng hồ, anh đã chết bằng đúng cái chết mà dường như anh đã tự chọn và chuẩn bị cho mình.
Công lý và luật pháp của con người được xây dựng trên nguyên tắc: mắt đền mắt răng thế răng, hoặc tôi cho anh để tôi cho lại... Kẻ có tội luôn luôn phải bị trừng trị, nặng hay nhẹ tùy theo tội ác của người đó đã gây ra... Thiên Chúa dường như chỉ có một công lý: đó là công lý của Tình Thương. Thước đo duy nhất của Công Lý nơi Thiên Chúa chính là Tình Thương vô bờ bến. Nói như thánh Phaolô, nơi nào tội lỗi càng nhiều, nơi đó Thiên Chúa càng thi ân. Tội lỗi của con người, dù tày đình đến đâu, cũng không thể ngăn cản được Tình Thương, sự Tha Thứ của Thiên Chúa.
Ðó phải là niềm xác tín của chúng ta mỗi khi chúng ta nhìn thấy tội lỗi và suy niệm về Tình Yêu của Thiên Chúa. Nếu có ai chết đời đời trong hỏa ngục, điều đó không phải do sự Công Thẳng của Thiên Chúa, cho bằng chính sự Khước Từ của con người. Khi con người không còn tin ở Tình Yêu của Thiên Chúa, khi con người tự chọn cho mình cái chết, đó chính là lúc con người tự chuẩn bị cho mình sự trầm luân. Hỏa ngục đồng nghĩa với quay mặt, với khước từ, với thất vọng... Chúng ta nhìn đến thân phận tội lỗi của mình không phải để thất vọng về sự yếu hèn của chúng ta, mà chính là để ngước nhìn lên ánh mắt từ nhân vô biên của Thiên Chúa.

Tác giả Veritas

26 tháng 4, 2012

NGƯỜI SÓI

Một trong những cuốn phim nói về sự bí ẩn của tuổi thơ: đó là cuốn phim có tựa đề "người sói". Cuốn phim xây dựng trên một câu chuyện có thực xảy ra tại Pháp vào cuối thế kỷ 18. Một đứa trẻ đã bị thất lạc trong rừng từ lúc lọt lòng mẹ.


Mười hai năm sau, khi người ta tìm gặp nó giữa rừng, thì đứa bé không khác nào một con thú. Người ta không thể nào giao thiệp gặp gỡ với nó được. Tất cả những gì một nhà giáo, một bà vú nuôi có thể làm được chỉ là chuẩn bị thức ăn và đặt vào trong xó bếp để đứa bé tìm đến và liếm thức ăn như một con thú... Mọi người dường như bó tay, không còn cách nào để đưa nó ra khỏi đời sống hoang dã của nó.


Và một ngày kia, nó đã trốn thoát. Mọi người thở dài trước thất bại của mình... Tình cờ, vì đói, nó đã trở ra xóm làng và một lần nữa người ta đã bắt lại được nó. Người ta mang nó đến nhà giáo và người được chỉ định đến gần nó để hỏi han, trò chuyện chính là vú nuôi. Bà cố gắng dùng ngôn ngữ thô sơ của mình để nói chuyện với đứa bé. Gương mặt của nó như bất động. Nhưng bỗng nhiên, trước sự ngạc nhiên của mọi người, đứa bé nắm tay người đàn bà. Nó nhìn bà một hồi lâu và trong thinh lặng. nó cầm hai tay người đàn bà áp lên mặt mình...


Lúc đó, người ta chỉ còn thấy những giọt nước mắt từ từ lăn trên gò má của hai khuôn mặt...


Cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người cũng diễn ra như thế. Nó nằm ra bên ngoài tất cả những dự đoán và tính toán của chúng ta. Thiên Chúa không bao giờ là đối tượng của những tính toán khoa học. Thiên Chúa cũng không là kết luận của những suy tư uyên bác. Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta trong những cái bất ngờ nhất. Thiên Chúa ở trong chúng ta, nhưng đồng thời cũng thoát khỏi tầm tay với của chúng ta... Nói tóm lại, chúng ta không thể chiếm hữu Thiên Chúa như một sự vật, nhưng trái lại chúng ta phải chiến đấu không ngừng để nhận ra Ngài trong những cái tầm thường và bất ngờ nhất của cuộc sống...


Tin Mừng cho chúng ta thấy nhiều phản ứng khác nhau của con người đối với Chúa Giêsu. Phần đông dân chúng chỉ nhìn thấy nơi Ngài như một người dân quê xuất thân từ cái miền nghèo nàn là Galilê. Những người trí thức thì nghiên cứu Kinh Thánh để rồi áp dụng những hiểu biết sách vở của họ vào con người Chúa Giêsu. Và, sĩ nhiên, những gì đã được Kinh Thánh nói đến, họ không tìm thấy nơi Chúa Giêsu... Một số khác thì đề nghị bắt giữ Chúa Giêsu vì Ngài là một tên lừa bịp...


Chúa Giêsu vẫn mãimãi là câu hỏi của chúng ta: "Còn các con, các con bảo Ta là ai?". Một câu hỏi như thế, chúng ta không chỉ trả lời bằng những kiến thức đã lĩnh hội được qua giáo lý, thần học, Kinh Thánh... Một câu hỏi như thế chỉ có thể được trả lời bằng một cuộc gặp gỡ thân tình với Ngài.
Cũng giống như người vú nuôi già và đứa bé người sói đã cảm thông với nhau trong thinh lặng và vượt lên trên tất cả những ngôn ngữ của loài người, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta đi vào thông hiệp với Ngài trong Ðức Tin.


Ðức tin đó sẽ luôn là mặt trận chiến dai dẳng trong tâm hồn chúng ta. Có lúc chúng ta cảm thấy như đi trong ánh nắng chan hòa. Có lúc, tất cả xung quanh chúng ta như ập phủ xuống và chúng ta không còn thấy gì nữa. Thiên Chúa đến với chúng ta bằng những câu hỏi mà chúng ta không ngừng nêu lên với Ngài... Tại sao Ngài bỏ con? Chúng ta hãy không ngừng tra vấn Thiên Chúa. Ðó là dấu hiệu của một cuộc đối thoại giữa Ngài với ta.






Tác giả Veritas

25 tháng 4, 2012

SƯ TỬ CÓ ÐÔI CÁNH




Tác giả Veritas
Khách du lịch đến thưởng ngoạn Venezia, một thành phố mơ mộng nằm trên sông nước và được làm tăng thêm vẻ đẹp bằng những công trình kiến trúc độc đáo cũng như bằng những tác phẩm nghệ thuật thời danh nằm ở mạn đông bắc Italia, không thể bỏ qua công trường Marcô, công trình mang tên của vị thánh bổn mạng của thành phố Venezia và cũng là vị thánh Giáo hội mừng kính hôm nay.
Trên con đường tiến gần đến công trường Marcô, du khách nhìn thấy một con sư tử có đôi cánh đứng sừng sững trên một ngọn tháp cao. Hình sư tử này nhắc đến sự nghiệp viết sách Phúc Âm đầu tiên của thánh Marcô, như chứng từ của sử gia Papias, sinh sống vào cuối thế kỷ thứ hai viết như sau:
"Marcô, người thông ngôn của Phêrô, đã viết ra đúng những gì nhớ được, tuy không theo thứ tự, về những điều Ðức Kitô đã nói và đã làm. Marcô không trực tiếp nghe Chúa giảng, cũng không phải là môn đệ của Ngài. Nhưng ông đã tháp tùng Phêrô, người đã giảng dạy theo những gì ông cảm thấy cần thiết, chứ không phải chủ tâm thuật lại lời Chúa một cách có hệ thống".
Marcô là người thông ngôn và lãnh trách nhiệm chép lại những lời Phêrô giảng, vì thế không lạ gì ở cuối bức thư thứ nhất, Phêrô gọi ông là "Marcô, người con của tôi".
Ngoài sự gần gũi với thánh Phêrô, Marcô cũng tiếp xúc lân cận với Phaolô, bắt đầu vào lần gặp gỡ đầu tiên vào năm 44, khi Phaolô và Barnaba đưa về Giêrusalem số tiền cộng đoàn Antiokia quyên được để trợ giúp cộng đoàn Mẹ. Khi trở về, Barnaba đem theo Marcô, là cháu của ông.
Sau đó, trong khi đồng hành với Phaolô và Barnaba để hoạt động truyền giáo ở đảo Cypre, vì một sự bất đồng ý kiến nào đó, Marcô đã bỏ về Giêrusalem. Vì lý do này, trong chuyến truyền giáo thứ hai, Phaolô đã nhất quyết không cho Marcô theo, mặc dù Barnaba tha thiết yêu cầu. Sự kiện này đã gây đổ vỡ đến sự cộng tác giữa Phaolô và Barnaba.
Nhưng trong những ngày cuối đời, khi chờ đợi ngày hành quyết, Phaolô đã viết thư nhắn với Timôthê: "Hãy đem cả Marcô đến nữa, vì tôi cần sự giúp đỡ của anh ấy lắm". Bạn bè người ta muốn gặp trong những ngày cuối đời phải là những người đồng sinh đồng tử!
Những chi tiết khác nhau đó của cuộc đời của thánh Marcô không lấy gì làm chắc. Có tài liệu cho là thánh nhân chết tự nhiên. Tài liệu khác lại cho là thánh nhân được phúc tử đạo. Vương cung thánh đường tại công trường Marcô ở Venezia tự hào là còn giữ lại hài cốt của Ngài.
Trong cuộc sống, Marcô đã chu toàn bổn phận mà mọi người Kitô được kêu gọi phải thực thi: Ðó là rao giảng Tin Mừng và làm chứng về Ðức Kitô. Marcô đã thực hiện công việc này đặc biệt qua công tác viết sách Phúc Âm, những người Kitô khác qua kịch nghệ, âm nhạc, thơ phú hay qua việc dạy đạo cho con em quanh bàn ăn của gia đình hoặc qua cuộc sống chứng tá trong những sinh hoạt và nếp sống hằng ngày.

HẠT TÁO


Tại một xứ Hồi giáo nọ, có một người đàn ông bị vua truyền lệnh treo cổ vì đã ăn cắp thức ăn của một người khác. Như thường lệ, trước khi bị treo cổ, tù nhân được nhà vua cho phép xin một ân huệ. Kẻ tử tội bèn xin với nhà vua như sau: "Tâu bệ hạ, xin cho thần được trồng một cây táo. Chỉ trong một đêm thôi, hạt giống sẽ nảy mầm, thành cây và có trái ăn ngay tức khắc. Ðây là một bí quyết mà cha thần đã truyền lại cho thần. Thần tiếc là bí quyết này không được truyền lại cho hậu thế".
Nhà vua truyền lệnh cho chuẩn bị mọi sự sẵn sàng để sáng hôm sau người tử tội sẽ biểu diễn cách trồng táo. Ðúng giờ hẹn, trước mặt nhà vua và các quan văn võ trong triều đình, tên trộm đào một cái lỗ nhỏ và nói: "Chỉ có người nào chưa hề ăn cắp hoặc lấy của người khác, người đó mớico thể trồng được hạt giống này. Vì đã từng ăn trộm nên tôi không thể trồng được hạt giống này".
Nhà vua tin người tử tội, nên mới quay sang nhìn vị tể tướng, có ý nhờ ông ta làm công tác ấy. Nhưng sau một hồi do dự, vị tể tướng mới thưa: "Tâu bệ hạ, thần nhớ lại lúc còn niên thiếu, thần cũng đã có lần lấy của người khác... Thần cảm thấy mình không đủ điều kiện để trồng hạt táo này". Nhà vua đảo mắt nhìn quanh các quan văn võ đang cómặt, ông nghĩ bụng: may ra quan thủ kho trong triều đình là người nổi tiếng trong sạch có thể hội đủ điều kiện. nhưng cũng giống như vị tể tướng, quan thủ kho cũng lắc đầu từ chối và tuyên bố trước mặt mọi người rằng, ông cũng đã có một lần gian lận trong chuyện tiền bạc. không còn tìm được người nào có thể thực hiện được bí quyết trồng cây ấy, nha vua định cầm hạt giống đến cho vào lỗ đã đào sẵn. Nhưng ông cũng chợt nhớ rằng lúc còn niên thiếu, ông cũng có lần đánh cắp một báu vật của vua cha...
Lúc bấy giờ, người tử tội chỉ vì ăn cắp thức ăn, mới chua xót thốt lên: "Các ngài là những kẻ quyền thế cao trọng. Các ngài không hề thiếu thốn điều gì. Vậy mà các ngài cũng không thể trồng được hạt giống này, bởi vì các ngài cũng đã hơn một lần lấy của người khác. Còn tôi, một con người khốn khổ, chỉ lỡ lấy thức ăn của người khác để ăn cho đỡ đói qua ngày, thì lại bị các ngài nghị án treo cổ...". Nhà vua và cả triều thần nghe như xốn xáo trong lương tâm. Ông ra lệnh phóng thích cho người ăn trộm.
Lời cầu chúc "bình an" của Ðức Kitô Phục Sinh là một thứ hạt táo được gieo vào tâm hồn chúng ta. hạt giống bình an đó chỉ có thể nảy mầm thành cây và mang lại hoa trái là nếu mỗi người ai cũng dọn sẵn đất đai cho nó. Ðất đai thuận tiện để cho hạt giống của Bình An ấy được nảy mầm, chính là lòng sám hối thực sự. Sám hối nghĩa là biết chấp nhận chính bản thân và sãn sàng cảm thông, tha thứ cho người khác. Có nhận ra những yếu đuối bất toàn của mình, con người mới dễ dàng cảm thông và tha thứ cho người. Và có cư sử như thế, chúng ta mới thấy được hạt giống Bình An nảy mầm trong tâm hồn chúng ta và mang lại hoa trái cho người xung quanh...


Tác giả Veritas

23 tháng 4, 2012

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH - NĂM B

Suy niệm Tin Mừng Lc 24, 35-48 Phục sinh, kêu gọi mọi người sám hối?

Phục sinh, kêu gọi mọi người sám hối?

Cả ba Phúc âm nhất lãm đều đề cập tới lần Chúa hiện ra với nhóm mười một tông đồ. Về lần hiện ra quan trọng này, chi tiết bên ngoài của biến cố hình như không được các thánh sử quan tâm diễn tả cho lắm; chỉ có tường thuật của Lu-ca là đi vào một số chi tiết để chứng minh nhân vật hiện ra đích thực là đức Giê-su mà các ông đã từng quen biết. Điều mà các tác giả quan tâm tới nhiều hơn là sứ điệp Chúa Phục Sinh muốn thông đạt cho cả nhóm. Chính Đấng Sống Lại đòi nhóm mười một và toàn thể những ai coi mình là môn đệ Người phải trở thành ‘chứng nhân về những điều (sứ điệp) này’. Tuy nhiên hiện nay người ta thích nói tới sự kiện phục sinh hơn là đề cập tới sứ điệp của nó, tới độ rất ít khi tín hữu được nhắc nhở hoặc quan tâm tìm hiểu sứ điệp phục sinh thực sự. Sứ điệp này gồm hai phần:
-          ‘Kêu gọi sám hối để được ơn tha tội
-          ‘Nhân danh Người rao giảng (điều này) cho muôn dân
Sám hối để được ơn tha tội: Mát-thêu và Mác-cô đã nói tới nội dung này khi đề cập tới việc ‘làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần’ (Mt 28,19), hay ‘ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ’ (Mc 16,16). Sứ điệp ‘hãy sám hối’ đã được Gio-an tẩy giả hô hào từ những ngày đầu, trước cà khi đức Giê-su xuất hiện công khai, qua nghi thức dìm mình vào giòng sông Gio-đan. Như vậy, sau ngày sống lại, khi đức Giê-su Ki-tô long trọng công bố trở lại sứ điệp này thì chắc hẳn nó phải chứa đựng một điều gì hoàn toàn mới lạ và cấp bách. Để có thể hiểu được tầm quan trọng của sứ điệp, đức Giê-su đã dày công giảng giải cho các môn đệ hiểu rằng đó chính là trọng tâm của các sách Ngôn sứ và Thánh vịnh… nói tóm lại, của toàn bộ Kinh Thánh. Đương nhiên sám hối đây không thể được hiểu theo nội dung ‘cải tà qui chính’ hoàn toàn luân lý. Sau biến cố Phục sinh, sám hối càng lộ rõ sứ điệp Tin Mừng của một niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa từ nhân và cứu độ, một khám phá và tín thác không ngừng vào Thiên Chúa đầy lòng xót thương “yêu thế gian tới nỗi đã ban Con Một…” Qua biến cố tử nạn và phục sinh của đức Giê-su, mười một tông đồ chắc hẳn đã chứng kiến, các ông phải được giải thích cho hiểu ý nghĩa và nội dung, các ông phải tin và trở thành ‘chứng nhân về những điều này’. Phục sinh chính là để hiểu và nắm bắt sâu sắc sứ điệp đã được công bố ngay từ đầu “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Nói cách khác, sứ điệp chính yếu và long trọng nhất của Tin Mừng Phục Sinh lại chính là “Sám hối để được ơn tha tội”.
Rao giảng cho muôn dân: Bằng các kiểu nói khác nhau (Mát-thêu: ‘Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ; Mác-cô: ‘Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng; Lu-ca: ‘Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đều từ Giê-ru-sa-lem…’), các tác giả Phúc Âm đều cho thấy phần hai của sứ điệp Phục Sinh là một ‘lệnh lên đường’. Phúc âm Gio-an còn nêu rõ sứ điệp này là chính yếu và quyết liệt hơn hết: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em…” Và để chu toàn ‘lệnh lên đường’, đồng thời để có thể ‘Sám hối và tin vào Tin Mừng’, Thánh Thần đã được trao ban ‘Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”’ (Ga 20,22); hay ‘Nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống’ (Lc 24, 49) theo cách nói của Lu-ca. Nếu Đấng sống lại không còn bị chi phối bởi không gian và thời gian, thì sứ điệp cứu rỗi của Chúa Phục sinh lại càng không thể bị giới hạn, không những bởi không gian và thời gian, mà còn bởi văn hóa, sắc tộc, truyền thống, thậm chí luân lý, cho dầu có ‘bán khai’ hay ‘man rợ’ tới mấy. Phục Sinh chính là tình yêu cứu độ của Thiên Chúa từ nhân được minh chứng là vô giới hạn, không gì ngăn cản nổi. Lệnh lên đường hay truyền giáo phải dựa trên nhận thức ơn cứu độ phổ quát và tình yêu xót thương của Thiên Chúa vượt xa sự hạn hẹp của loài người.
Lạy Chúa Ki-tô, Đấng Phục Sinh, xin dạy con biết tiếp nhận và sống sứ điệp phục sinh cách ý thức và mạnh mẽ. Trong tư cách là Ki-tô hữu hay linh mục, chính con phải là người đầu tiên sống ‘sám hối’ theo nội dung phục sinh, để có thể trở thành chứng nhân trung thực của sứ điệp cứu rỗi. Cũng xin cho con hiểu được tình yêu cứu độ của Chúa là không biên giới, để con hăng say lên đường gieo rắc tình yêu và lòng thương xót Chúa cho mọi dân nước. Amen 
Tác giả bài viết: Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

“Người ăn trước mặt các ông …”

“Ở đây các con có gì ăn không ? Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ.” (Lc 24,41-43).

“Người ăn trước mặt các ông …”
“Ở đây các con có gì ăn không ? Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ.” (Lc 24,41-43).
Người ăn … là để cho các môn đệ yên lòng và thấy rằng Ngài sống lại thật rồi … bởi vì Ngài có thể … ăn !!!
Một hành động tức thời và rất tâm lý của Chúa : ăn … để đảm bảo rằng mình … đang sống !!!
Nghĩa là “đã sống thì phải … ăn !” … Hết sống thì cũng ngừng … ăn ! Cho nên khi một người già hay bị bệnh lâu năm … chợt ngừng ăn … thì người ta cũng biết là họ sắp ra đi …
Mấy ông môn đệ Chúa - thời gian này bề bộn đầu óc những xáo trộn của mấy sự kiện quá lớn - vậy mà … vẫn phải nghĩ đến chuyện ăn … và đủ kiên nhẫn để có cá mà nướng, tìm ra mật ong để bồi dưỡng … thì biết rằng chuyện ăn uống và lo cho sự sống là cần … dù cái gì xảy ra … cũng từ từ mà tính !!!
Người ta vẫn hay ví von : ăn Bắc - mặc Kinh : mấy tay miền Bắc khá sành trong chuyện ăn : chế biến, thưởng thức … và màu mè - mấy nàng xứ Huế khá kỹ trong chuyện mặc : thanh tao, kín đáo … và bắt mắt …
Cái chuyện “ăn” và “mặc” - trong hôm nay - khá là “thời sự” và tốn kém nhiều giấy, mực … đồng thời cũng là những thứ tin “giật gân” của giới ngồi lê …
Nhưng “ăn” để làm chứng rằng Chúa đã sống lại … thì có lẽ … không mấy ai nghĩ tới !!!
Người ta “ăn” ở mọi dịp có thể : rửa tội cho con, con nhận bí tích Thêm Sức, con cái kết hôn, bổn mạng gia đình, kỷ niệm chịu chức, kỷ niệm thành hôn, giỗ cha giỗ mẹ, làm phép nhà, làm phép xe … Nghĩa là - rất xã hội - mọi chuyện phải có “lễ” và có “lạc” … thì mới thành sự !!!
Từ cái “ăn” đó … người ta cũng cầu kỳ tìm đến với cái “uống” … Cầu kỳ … nhưng lại không mấy thưởng thức … ngược lại dồn dập … để rồi “quắc cần câu” … một bữa nhậu … mệt bằng … ba ngày cuốc đất !!!
Ở đây Chúa ăn … để minh chứng rằng : Chúa sống và Ngài vẫn là “một” trước khổ nạn cũng như sau sống lại … Ngài đã thuộc thế giới “siêu” mọi qui luật … nhưng - để các môn đệ tin - Ngài ăn và ăn tượng trưng thôi … Một vài miếng … rồi đưa phần còn lại cho các ông …
Nhơ nhớ như ở đâu đó - khi diễn tả về thiên đàng, người ta cũng hay dùng đến hình ảnh những bữa ăn … và đặc biệt, trong Kinh Thánh, những bữa tiệc vẫn là những trình bày cụ thể nhất cho “thời của ơn cứu độ” … và “triều đại của Đấng Cứu Thế” …
Nôm na … người ta dẫn một ai đó lên thiên đàng … Lang thang trong miền cực lạc … người ta nhận thấy chỗ này là “tiệc” … chỗ kia là “yến” … mà sao có nơi thì khách đồng bàn hồng hào, vui vẻ … mà có nơi thì ốm o, buồn phiền … Thì ra đôi đũa của mỗi tay dài quá khổ … Đám nào biết cách gắp cho nhau, đưa vào miệng nhau … thì hân hoan và phong phú … Đám nào chỉ tìm cách gắp và bỏ vào miệng mình thôi … thì vương vãi tùm lum … và gầy còm, mỏi mệt …
Chúa “ăn” để minh chứng rằng : Chúa sống …
Ngồi lại với các môn đệ ở những giây phút tê tái phận người, Ngài cũng cùng “ăn” Bữa Tiệc Vượt Qua truyền thống … để rồi đưa các môn đệ … vào bữa tiệc Ân Tình của Nhiệm Tích Thánh Thể … Bữa Tiệc mà người môn đệ được Cha Piô Ngô Phúc Hậu gửi thư ngỏ : Tớ vẫn thương cậu, nhưng tớ không thể quên được hình ảnh cậu ôm hôn Thầy để nộp Thầy … Người môn đệ ấy đã rời bàn tiệc trước “giờ cao điểm” … và trước mặt y là … “đêm tối !” …
“Ăn” … dĩ nhiên rồi … nhưng “ăn” sao đó … để làm chứng … về Chúa sống lại …
“Uống” … dĩ nhiên rồi … nhưng “uống” sao đó … để làm chứng … về Chúa sống lại …

Bữa Tiệc Thánh Lễ - Lời và Mình Máu - phải là một Bữa Tiệc Mẫu … về cách thức “ăn” và “uống” … cho đến khi Ngài lại đến …


 
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp