Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

3 tháng 3, 2012

CHÚA NHẬT II MC B: THỬ THÁCH CỦA ĐỨC TIN

Thưa quý OBACE, có những đôi vợ chồng cưới nhau nhiều năm, họ khao khát có được một đứa con cho vui cửa vui nhà mà cũng không thể có được, họ phải đi xin một đứa con về nuôi, song điều đó cũng không đơn giản; và ngược lại có những gia đình, vì hoàn cảnh nào đó mà họ đã phải dứt ruột đem con của mình để cho người người khác nuôi giùm.
 Cứ nhìn hình ảnh, một bên là cha mẹ ruột đau đớn khi phải đưa con vào tay của người khác, chấp nhật từ bỏ tình mẫu tử, phụ tử với chính giọt máu của minh ngược hẳn với gương mặt vui mừng hạnh phúc của những vợ chồng phải đi xin con về nuôi khi đưa tay ra đón lấy đứa con của người khác làm con của mình, đón lấy giọt máu của người khác làm giọt máu của mình, thì chúng ta dễ hình dung về một Thiên Chúa đã chấp nhận trao ban cho nhân loại người con, là khúc ruột, là máu thịt của mình cho nhân loại.
Hình ảnh Thiên Chúa như một người cha già, trông cậy vào người con duy nhất, mà giờ đây chỉ vì yêu thương loài người là thụ tạo của mình mà chấp nhận một sư trao ban đánh đổi như thế. Hình anh ấy được diễn tả qua câu chuyện của Apraham. Sau bao nhiêu lần hứa hẹn, Thiên Chúa đã cho Apbraham sinh được Isaac trong lúc tuổi đã già, Isaac là tất cả niềm hy vọng, là niềm vui là hạnh phúc, là ước mơ trong tuổi già của Apbraham. Đó là niếm vui của một cặp vợ chồng đã già, tài sản đầy nhà, lúa thóc đầy kho, có thể nói họ không thiếu gì, chỉ thiếu một đứa con để nối dõi tông đường, là người thừa hưởng tất cả tài sản công khó của ông, vì thế Isaac là hạnh phúc và tương lai của Apbraham. Thế nhưng Thiên Chúa lại cứ muốn thử thách lòng tín trung và vâng phục của ông, khi Ngài đòi Apraham: Hãy đem đứa con một yêu dấu của ngươi là Isaac…dâng nó làm lễ toàn thiêu trên một ngọn núi ta sẽ chỉ cho, một đòi hỏi thật quá sức chịu đựng của một người cha: sát tế chính con của mình. Kinh Thánh cho thấy Apbraham đã không hề phản ứng giận dữ hay ca thán một lời, ông không hề tính toán hoặc oán trách Thiên Chúa, trái lại ông đã hoàn toàn tin tưởng rằng Thiên Chúa không hề lừa dối ông, Thiên Chúa không thể bắt ông chịu đựng quá sức, ông vẫn tin vào lời Thiên Chúa đã hứa cho ông trở thành cha của một dân tộc đông đức, dù lúc này ông đã gần trăm tuổi, ở cái tuổi mà theo thói thường thì không còn hy vọng sinh con, vậy mà Apraham vân tin và đem con mình đi sát tế mà lòng đau như cắt.
Đúng như Apraham đã tin, Thiên Chúa chỉ thử thách ông về lòng trung thành, Ngài đã ngăn tay ông lại khi ông đang cầm dao để sát tế con mình, Thiên Chúa đã hiểu lòng ông và đã trả lại cho ông Isaac một lần nữa là của ông, và một lần nữa Thiên Chúa lại lặp lại lời hứa vơi Apbraham, Ngài lấy danh dự mà thề sẽ chúc phúc cho ông và cho dòng dõi ông nên đông như sao trên trời như cát bãi biển.
Nếu như hành động sát tế con của Apbraham, thể hiện lòng tín trung của ông đối với Thiên Chúa, thì hành động của một Thiên Chúa đã trao ban con để cứu nhân loại này khỏi phải chết là một hành động yêu thương đến tột cùng - Đức Giêsu chính là Người Con ấy. Hôm nay trước mặt các môn đệ, Thiên Chúa Cha đã khẳng định tình yêu thương của Ngài với con mình là Đức Giêsu, và cũng bày tỏ cho con người thấy “trái tim” và tình yêu thương của Ngài danh cho Chúa Giêsu. Đó là tình yêu của một người cha đối với con, là”khúc ruột” là tương lai và là niềm hạnh phúc, tự hào của Người Cha, vậy mà, Thiên Chúa đã trao Người Con ấy cho con người, với chỉ một lời căn dặn: Đây là con Ta yêu dâu rất đẹp làng ta, các ngươi hãy nghe lời Người!
Thiên Chúa Cha đã cẩn thận, căn dặn các môn đệ hãy nghe lời của Chúa Giêsu nói, mà Chúa Giêsu, lúc này sắp nói cho các ông một điều vượt quá sức tưởng tượng của các ông: Đừng nói cho ai điều các con vừa xem thấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy. Bởi vì các tông đồ đang hết sức băn khoăn bởi những nghịch lý, một đàng các ông vừa mới được chứng kiến sự biến đổỉ hình dạng của Thày mình, mặt Người chói lọi như mặt trời, áo Người trở nên trắng tinh như tuyết, tức là các ông vừa nhìn thấy Thày các ông xuất hiện trong vinh quang của một vị Thiên Chúa, khiến các ông vừa hạnh phúc vừa sợ hãi, đàng khác Thày các ông lại nói đến chuyện Thày sẽ bị bắt, bị giết và sẽ trổi dậy từ cõi chết. Chính vì thế mà Chúa Cha đã phải dặn trước các môn đệ là: hãy nghe lời Người, để các tông đồ đỡ sốc trước những biến cố tử nạn sắp xảy ra.
Cho các tông đồ chứng kiến vinh quang trên núi, khiến các ông ngây ngất trong cái hào quang ấy, và chính Phêrô đã muốn dừng lại, muốn kéo dài vinh quang mà các ông vừa chứng kiến: Thưa Thày, chúng con được ở đây thì thất là tốt, con sẽ làm ba lêu, một cho Thày, một cho Mose, và một cho Elia, nhưng Đức Giêsu muốn các ông xuống núi, muốn các ông trở về với thực tại, mà cụ thể là cuộc thương khó mà Chúa Giêsu sắp bước vào, cho các tông đồ thấy trước vinh quang là để các ông thêm đức tin vào Thày của các ông, mà chỉ ít ngày nửa thôi, mặc dù là Con Thiên Chúa, nhưng Ngài lại bị con người hành hạ và giết chết; Cái vinh quang sáng láng mà các tông đồ vừa xem thấy là bảo đảm cho việc Ngài trổi dậy, đó là điều không dể dàng chấp nhận đối với các tông đồ lúc này, khi mà các ông còn đang nuôi bao hy vọng hòan toàn có tính cá nhân ở nơi Thày mình. Chỉ sau khi sự kiện đã xảy ra và Thày các ông đã chỗi dậy và ban cho các ông Thánh Thần, thì các ông mới hiểu thế nào là tình yêu thương trao tặng của Thiên Chúa Cha và thế nào là tình yêu thương vâng phục cứu độ của Đức Giêsu.
Thưa quý OBACE, Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được tình yêu thương ấy và đã chia sẻ với Timothe trong bài đọc hai rằng: chúng ta được mời gọi trở thành dân thánh, dân riêng của Chúa, không phải vì tài năng công sức của chúng ta, mà là vì ân sủng Thiên Chúa đã ban cho ta qua Đức Giêsu Con của Ngài, vì chính Chúa Giêsu đã dùng Tin mừng và cái chết của Ngài để đem đến cho ta sư sống trường sinh.
Cảm nghiệm của Thánh Phaolô cũng phải là cảm nghiệm của chúng ta hôm nay: Thiên Chúa chính là ân nhân cứu mạng chúng ta, vì chúng ta mà Ngài đã phải hy sinh Con mình! Cảm nghiệm như thế để chúng ta nhận ra tình yêu thương quá lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người, để rồi chúng ta cũng biết sống thế nào cho xứng với tư cách là những người được yêu thương.
Hãy vâng nghe lời Người đó là điều Thiên Chúa muốn chúng ta hôm nay, đó là nghe và làm theo lời mời gọi sám hối của Đức Giêsu đã gửi đến chúng ta: Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng, tức là chúng ta không thể chần chừ nữa, ma hãy có những việc làm cụ thể đề thay đổi, làm mới lại cuộc sống của mình, là cắt bỏ đi những cành nhánh gai góc, những tật xấu cố chấp để lập nên một nếp sống mới, và hãy để cho Tin Mừng của Chúa Giêsu dẫn dắt chúng ta trong đời sống gia đình, trong làm ăn buôn bán.
Hãy nghe lời Ngài, là cùng Ngài bước vào con đường thập giá, là đón nhận những khó khăn đau khổ cuộc sống thường ngày, là chấp nhận hy sinh và từ bỏ: hy sinh vì chồng vì vợ và vì con cái; từ bỏ những lối sống gian dối bất công, những suy nghĩ và hành động mang tính ích kỷ và những thú vui riêng như rượu chè, cờ bạc, số đề, chời bời, lười biếng để vun đắp cho đời sống đạo đức và cho hạnh phúc của gia đình.
Cụ thể hơn, là mỗi người, từ người già đến người trẻ, chúng ta được mời gọi trở về với việc thờ phượng Thiên Chúa, vì Ngài là cha yêu thương chúng ta, qua Bí tich Giải tội và nguồn trợ lực là Bí tích Thánh Thể, hãy để tâm, để giờ cho Chúa một cách trọn vẹn, qua việc dâng lễ một cách đầy đủ và thường xuyên hơn, qua việc siêng năng đọc kinh cầu nguyện, nhất là giờ kinh tối tại các gia đình, vì đó là những lúc Chúa nói với chúng ta rõ ràng nhất và hãy sống quan tâm đến nhau nhiều để biết chia sẻ cách cụ thể ngay trong gia đình, trong lối xóm và trong môi trường xứ đạo chúng ta. Đó là cách chúng ta vâng nghe lời người.
Còn với các bạn trẻ, các bạn đừng ngại ngùng khi Nghe Lời của Chúa, đừng xấu hổ khi làm theo lời Chúa, vì Chúa là vị quân sư, là thày dạy, Ngài sẽ chỉ cho các bạn biết cách phải sống trong xã hội hôm nay. Hãy mạnh dạn mở lòng để đón nhận Đức Giêsu , Ngài chính là quà tặng Thiên Chúa ban cho mỗi người, hãy để Người sống với các bạn, đồng hành với các bạn, Ngài sẽ là người bạn tốt, và là người để các bạn tâm sự và bày tỏ nỗi lòng, và nhất là Ngài sẽ đưa chúng ta đến với Chúa Cha
Mỗi người sống như thế thì Mùa Chay sẽ không phải là mùa u ám nặng nề, mà là dịp để mỗi người thể hiện vai trò và bổn phận làm con của Thiên Chúa, và Thiên Chúa cũng sẽ nói với mỗi người chúng ta: Con là con yêu dấu của Cha, con làm đẹp lòng Cha. Amen
Tác giả bài viết: Lm. Đỗ Đức Trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét