Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

18 tháng 7, 2012

CHỨNG NHÂN ĐƯỢC SAI ĐI

Chúa Nhật XV Thường Niên B Am 7, 12-15; Ep 1, 3-14; Mc 6, 7-13

Năm 1658, Tòa thánh tấn phong Giám Mục cho Đức Cha François Pallu (1626-1684) với chức năng Đại Diện Tông Tòa cho Tonkin ( Đàng Ngoài – Miền Bắc Việt Nam : từ sông Gianh trở ra Bắc kiêm nhiệm Nam Trung Quốc) và Đức Cha Pierre Lambert de la Motte (1624-1679) cho Cochinchine (Đàng Trong – Miền Nam Việt Nam: từ sông Gianh trở vào Nam kiêm nhiệm Campuchia, Lào, Thái Lan)
Các vị rời bỏ quê hương theo lời kêu gọi của Chúa Kitô ra đi đến Viễn Đông chăm sóc cánh đồng truyền giáo. Đức Cha Lambert de la Motte, cùng với bạn đồng chí hướng là Đức Cha François Pallu, đã tổ chức được các cộng đoàn kitô hữu son trẻ ở Việt Nam. Ngoài các chương trình mục vụ, huấn luyện đào tạo các linh mục bản xứ làm nền tảng cho hàng Giáo Phẩm Việt Nam sau này, xây dựng Giáo hội Việt Nam với tinh thần hội nhập và thích ứng vào văn hóa địa phương. Hai Đức Cha Pallu và Lambert với các thừa sai khác thực hiện một công trình khác rất quan trọng cho Giáo Hội Việt Nam: thành lập Dòng Nữ Mến Thánh Giá. Việc thành lập dòng là một quyết định chung do các thừa sai lấy trong Công Đồng Ayuthia 1664 xuất phát từ ý tưởng, sáng kiến khởi đầu và hành động tạo lập vào năm 1670 của Đức Cha Lambert. .
Tháng giêng 1665, đức cha Pallu, vì không thể đến nhiệm sở của mình ở Miền Bắc, do nhà Trịnh đang bách hại Kitô hữu, lên đường trở lại Âu Châu Đức, Ngài ủy thác Giáo Phận nhiệm sở của mình cho Đức Cha Lambert giám quản. Ở Châu Âu, Ngài trình bày và vận động Tòa Thánh trong công cuộc Truyền giáo, Xây dựng Hội Thừa sai Truyền giáo Hải ngoại Paris ( MEP ), và lập Chủng viện đào tạo các linh mục Thừa sai Paris đi truyền giáo cho miền Viễn Đông, là những người tổ chức và lãnh đạo thành công sự nghiệp truyền giáo cho Viễn Đông: ở Trung Hoa, Nhật Bản, đặc biệt là ở Việt Nam.
Cánh đồng truyền giáo Á Đông do Đức cha Lambertm đảm trách.
Vì không thể đến nhiệm sở, nên Đức Cha Pallu đệ đơn xin từ chức Đại Diện Tông Tòa Giáo Phận Đàng Ngoài… nhưng Đức Cha vẫn nặng tình với Giáo Phận của “ thuở ban đầu” chưa một lần gặp gỡ, luôn tìm cách giúp đỡ cho các thừa sai tại Bắc Việt. Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha làm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Phúc Kiến. Tuy phải trải qua nhiều gian khổ, nhưng tim ngài vẫn luôn sáng chói một niềm hy vọng: “Tôi phải đem Tin Mừng đến tận Trung Quốc”, cuối cùng thân xác ngài được chôn vùi tại đây theo như ngài mơ ước: “Tôi tự cho mình hạnh phúc nếu có thể đem xương cốt mình bắc một nhịp cầu tới Bắc Việt và tới Trung Quốc!”.
Do lao lực trong hành trình truyền giáo Đức Cha Lambert de la Motte, bị chứng bệnh đường ruột và sạn thận đã an nghỉ lành thánh trong Chúa tại Juthia, Thái Lan trước sự tiếc thương của nhiều người. Ngài ra đi sau một cuộc đời tận tụy gieo rắc Tin Mừng.
Đức Giêsu đã chọn 12 vị tượng trưng cho 12 chi tộc Israel, ý định của Người muốn thành lập một dân tộc Israel mới,  trên nền tảng mười hai Tông Đồ là những tổ phụ mới. Chúa gọi và chọn các ông như trong phần đầu của Tin Mừng. Việc Đức Giêsu  “gọi lại với mình” Nhóm Mười Hai,  chứng tỏ uy quyền của Người và sự chọn lựa của Người. Các ông được gọi, đi theo Đức Giêsu, trước tiên là ở "với Người" (Mc 3,14). Sống kết hợp mật thiết với Thầy, đồng hành với thầy và chứng kiến tất cả hoạt động giảng dạy và tất cả các hành vi quyền lực của Thầy. Được thầy trao quyền lưc ra đi, các ông nối tiếp công việc của Người, mang Tin Mừng theo ý Thầy đến khắp nơi trên thế giới.
Chúa Giêsu sai các môn đệ đi từng nhóm “hai người một”, có lẽ xuất phát từ truyền thống Do thái, theo luật Môsê, cần hai nhân chứng mới xác nhận được một lời khai (Đnl 19,15), có hai người thì chứng tá mới có giá trị (Ds 17,6; 19,5). Dân gian đã khôn ngoan đặt ra nhiều câu ngạn ngữ để nói về điều này: "Hai người có giá trị hơn một, nếu họ ngã, người này đỡ người kia dậy, nhưng khốn cho kẻ đi một mình" (Gv 4,9). Sau này vẫn trung thành theo ý Thầy, các Tông đồ luôn đồng hành từng cặp với nhau: Phêrô và Gioan (Cv 3,1; 4,13); Phalô và Barnabê (Cv 13,2); Giuđa và Sila (Cv 15,22b), Banaba và Marcô (Cv 15,39), Phaolô và Sila (Cv 15,40), Timôthê và Sila (Cv 17,4)… Hơn nữa con số hai cũng là biểu tượng của cộng đoàn, hai người một nghĩa là các thừa sai không làm việc đơn lẻ mà làm việc theo Công đoàn. Như Giáo Hội cũng chọn và sai hai Đức Cha François Pallu và Pierre Lambert de la Motte cho cánh đồng truyền giáo Viễn Đông đầy hứa hẹn. Cả hai cùng công tác trong sứ vụ để xây dựng Giáo hội Việt Nam non trẻ lớn lên trong vai trò của Đại diện Tông Tòa.
Trên đường sứ mạng Đức Giêsu truyền cho các ông không mang gì ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, tiền bạc... Người Tông đồ không lo lắng của cải vật chất, chỉ mang trái tim mong mỏi của Tin Mừng, các Ngài nhớ lại và sống khó nghèo như Thầy : “Con chồn có hang, con chim có tổ, Con người không có nơi tựa đầu”. Theo lệnh truyền của Chúa Kitô chỉ lo về Tin mừng, mọi sự khác đã có Chúa lo: “Tiên vàn các con hãy tìm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài, còn các sự khác Ngài sẽ ban cho”. Sống tinh thần phó thác vào Chúa.
Chúa đã bảo các Tông đồ và nói chúng ta: “Các con là chứng nhân của Thầy”(Lc 24,48), Người Kitô hữu qua bí tích Thánh Tẩy cũng được sai sứ mạng ra đi loan báo Tin Mừng qua đó làm vinh danh Thiên Chúa, tuy nhiên vinh danh này là nhớ bám víu tín thác vào Chúa như Thánh Phaolô khẳng định: "Vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời lên gương mặt Đức Kitô, nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong bình đất, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi" (2 Cr 4,6-7)…
Trong sứ mạng sai đi, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta sống: “… chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”(Pl 2,15).
Người chứng nhân sống ánh sáng:
“Con khám phá giá trị Phúc Âm trong những biến cố vui mừng và hy vọng, lo âu và sầu khổ, trở ngại và tiến bước của dân Chúa trên đường về Đất Hứa.
Con lấy Phúc Âm nuôi tâm hồn con, sự thông hiệp liên lỉ với Chúa Giêsu sẽ cho con có tinh thần của Ngài: "Chúa nhìn trần gian thế nào?" Đức Chúa Cha đã yêu trần gian đến nỗi sai con một Ngài xuống cứu trần gian (ĐHV 630, 632)
Cho nên nhờ sự ra đi của người môn đệ:
“Mỗi giây phút, con đang thực hiện chương trình của Thiên Chúa trong lịch sử"      
                                                                                                         (ĐHV 633).

                                             Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 14/07/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét