Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

31 tháng 12, 2011

DANH NGÔN

Dù kẻ thù có hạ mình đến thế nào đi nữa,
hãy nhớ rằng nó luôn luôn đáng sợ.
*******


Không có gì làm tổn thương và phá huỷ con người bằng sự thiếu vận động.
*******


Tinh thần của tuổi trẻ là đá quý kỳ lạ có thể nung sắt thành vàng.
*******


Hãy kính trọng thầy thuốc trước khi anh cần đến ông ta.
*******


Bạn muốn biết giá trị thực của một con người không?
Hãy mặc cho họ chiếc áo quyền thế to hơn đi.
*******


Người đàn ông có sức mạnh của khối óc và bàn tay.
Người đàn bà có sức mạnh thiên bẩm là con tim.
KHUYẾT DANH
*******


Vui nhất không gì bằng đọc sách
Cần nhất không gì bằng dạy con.
HÁN THƯ
*******


Không những phải học ở sách, mà còn phải học ở cuộc sống nữa.
N.KRUPSKAIA
*******

Lễ Mẹ Thiên Chúa

Photobucket

Tin Mừng:  Lc 2,16-21           
Khi ấy, các người chăn chiên hối hả ra đi đến Bê-lem. Họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy,và suy đi nghĩ lại trong lòng. Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa,vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ. Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su; đó là tên mà sứ thần đã đặt, trước khi Hài Nhi thành thai trong lòng mẹ.

“Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống…” (TV 90)

Năm 2011 đã trôi qua. Ngày 01.01.2012 là thời gian khởi đầu một năm mới. Năm cũ kết thúc để lại dấu ấn 12 tháng đã trôi qua. Thời gian là một vòng tròn, tuần hoàn đều đặn trong đó, 60 phút trong một giờ, 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần... cứ lặp đi lặp lại. Nhưng thời gian là một đường thẳng gồm những sự kiện, phút, giờ, ngày, tháng, năm riêng biệt, mỗi đơn vị trôi qua trong một chuỗi nối tiếp nhau không bao giờ kết thúc
. Thời gian đang xoay vần từ những ngày đông chí đến lập xuân, để bắt đầu một mùa xuân mới. Rõ ràng là thời gian đang qua đi, và thời gian không bao giờ trở lại. Thời gian luôn luôn mới, và thời gian không thể luân hồi.
Nếu không gian là môi trường chứa đựng vạn vật thì thời gian là môi trường chứa đựng sự thay đổi của muôn loài. Một đóa hoa từ lúc nở đến lúc úa tàn cần một khoảng thời gian nào đó tùy loại.Một đời người từ lúc sinh ra cho đến lúc qua đời cũng cần một khoảng thời gian nào đó. Như vậy sự thay đổi của vạn vật trôi trên dòng thời gian lịch sử.
Thời gian là chiều kích tự nhiên của đời người và người đời.Thời gian gắn liền với thân phận mỗi người. Sống trong thời gian là có một khởi đầu và sẽ có một kết thúc.

Thánh Vịnh 90 nói đến cái mau qua của thời gian:

Ngàn năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,
khác nào một trống canh thôi!” (câu 4)

Đời chúng con tàn tạ, kiếp sống thoảng qua, một tiếng thở dài.
Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,mạnh giỏi chăng là được tám mươi,mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khó, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi.” (câu 9-10).

Quả thật, những nhăn nheo của làn da, những vết chân chim ở đuôi mắt, già nua của tuổi tác, bệnh tật của thân xác… là “dấu tàn phá của thời gian”.
Nhìn thực tế chóng qua của dòng thời gian,Thánh Vịnh 90 mời gọi con người hãy biết hướng về Thiên Chúa là chủ của thời gian để cầu xin với một niềm tin tưởng lạc quan: “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.” (câu 12). Mỗi sớm mai thức dậy cần nguyện xin: “Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca.” (câu 14).

Thời gian năm tháng năm cũ trôi qua và đi vào qúa khứ. Nhưng cuộc sống con người không vô tình xuôi chảy như dòng nước. Bởi lẽ, con người sống trong thời gian là để yêu thương nhau.
Người ta vẫn thường nói thời giờ là tiền bạc. Đúng hơn, thời gian là tình yêu. Đơn giản là vì một trong những điều tốt nhất con người có thể dành cho nhau, đó là thời gian.
Thời gian thật quí. Thời gian là hồng ân. Sống trong thời gian là yêu để sống. Ai đang yêu là người đang sống trong thời gian.
Báo Tuổi trẻ Chúa nhật số 44/2000 có đăng câu chuyện thật ý nghĩa về tình yêu và thời gian.
Ngày xưa các vị Thần Hạnh Phúc,Khổ Đau,Tình Yêu,Giàu Sang và nhiều vị khác nữa cùng sống chung với nhau trên một hoang đảo.Một hôm cơn đại hồng thuỷ tràn đến, hòn đảo xinh xắn sắp chìm trong biển nước.Tất cả các vị Thần đều chuẩn bị thuyền để vượt biển vào đất liền lánh nạn.Riêng Thần Tình Yêu vì quá nghèo nên không có nổi một chiếc thuyền để ra đi.Thần đành ngồi im lặng đợi chờ đến giây phút cuối cùng mới quyết định quá giang các vị Thần khác.
Khi Thần Giáu Sang đi ngang qua,Thần Tình Yêu xin : Anh mang tôi đi cùng với.
Không được đâu, tôi có biết bao vàng bạc quý giá phải mang theo sao còn chỗ cho bạn.
Thần Đau Khổ đến gần. Thần Tình Yêu nài nỉ: Anh cho tôi đi với nhé.
Tôi bất hạnh và buồn chán quá,tôi chỉ muốn ở một mình thôi.
Thần Hạnh Phúc đi ngang qua cũng thế. Thần quá hạnh phúc cho đến nỗi không nghe được tiếng kêu cứu của Thần Tình Yêu.
Bỗng nhiên có giọng nói của một cụ già : Này tình yêu, tôi sẽ đưa anh vào đất liền.
Thần Tình Yêu nghe thế liền chạy nhanh đến thuyền của cụ già.Quá vui mừng vì thoát nạn,Thần Tình Yêu quên hỏi tên cụ già tốt bụng.
Khi tất cả các vị thần đều đến được đất liền, cụ già lẳng lặng bỏ đi mất. Khi đó Thần Tình Yêu mới sực nhớ là đã quên cám ơn người đã giúp mình thoát nạn liền quay sang hỏi Thần Kiến Thức : Thưa ông, cụ già vừa giúp tôi khi nãy tên gì vậy?
Thần Kiến Thức đáp: Đó là Thần Thời Gian
Thần Thời Gian ư ? Nhưng vì sao ông ta lại giúp tôi ?
Thần Kiến Thức mỉm cười : Vì chỉ có thời gian mới có thể hiểu được tình yêu vĩ đại như thế nào.
Tình yêu và thời gian là hai phạm trù khác biệt nhưng lại có tương quan chặt chẽ.Thời gian nuôi dưỡng tình yêu. Thời gian đo lường tình yêu.Tình yêu lớn lên hay lụi tàn theo dòng chảy của thời gian.Sống trong thời gian là yêu để sống.Thời gian không có tình yêu sẽ cô đơn lạnh lùng buồn chán.Tình yêu ý nghĩa hoá và thắp hồn cho thời gian. Bởi đó, kẻ đang yêu là người sống trong thời gian với đầy ắp niềm vui êm ả. Kẻ biết yêu là người biết nhìn thời gian như dòng ngọc bạc.
Kinh Thánh định nghĩa : Thiên Chúa là Alpha và Omêga,là khởi nguyên và cùng tận (Is 44,6). Điều ấy có thể diễn tả cách khác : Thiên Chúa là thời gian.
Thánh Gioan xác định : “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8)
Thiên Chúa là thời gian và là tình yêu. Như thế tình yêu và thời gian song hành là một. Sống trong Thiên Chúa là sống để yêu và sống trong thời gian là yêu để sống. Kẻ sống trong Thiên Chúa là người biết quý chuộng thời gian.
Mỗi buổi sáng thức dậy, nhìn lên bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, ngắm một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm... Mỗi một thực thể xinh đẹp ấy đều nhắc nhở cho ta biết là đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm mầu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người quanh mình.
Thời gian quý giá vẫn liên tục trôi qua không dừng nghỉ. Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng sông, một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó. Chỉ như thế chúng ta mới không bỏ phí đi giá trị của thời gian, và mới nhận ra được tình yêu đong đầy trong từng phút giây cuộc sống.
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình. Chúng ta còn được bao nhiêu thời gian trong cuộc sống? Đó là một câu hỏi không ai có thể trả lời được. Có thể là mười năm, hai mươi năm, có thể là một năm, có thể là vài ba tháng... nhưng cũng có thể chỉ là trong chốc lát nữa thôi. Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc. Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là mình đang sống, chúng ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể. Đời sống của ta quý giá, và đời sống của mọi người quanh ta cũng quý giá không thể lấy gì đánh đổi được.
Thánh Augustine từng nhận định rằng thời gian nếu xem như một hiện tượng chủ quan có thể rất khác so với thời gian nếu xem như một khái niệm trừu tượng. Nếu thời gian ở dạng trừu tượng, ta chẳng thể biết tương lai vì nó không ở đây, và cũng chẳng biết mặt mũi quá khứ là gì. Ta có thể có ký ức, có kỷ niệm, nhưng diễm xưa đã xa rồi còn đâu thấy nữa. Điều duy nhất hiện hữu là hiện tại, đó là con đường duy nhất về quá khứ và đến tương lai. Thánh Augustine viết: "Do đó, hiện tại có ba chiều: hiện tại của những chuyện quá khứ, hiện tại của những chuyện hiện tại và hiện tại của những chuyện tương lai".
Con người không làm chủ được thời gian. Quá khứ đã qua rồi. Tương lai chưa tới. Chỉ còn hiện tại. Hiện tại là thời gian quý nhất mà con người có trong tay.Sự giàu có của chúng ta là giây phút hiện tại. Sống giây phút hiện tại bằng yêu thương chính là hạnh phúc.Thời gian là một cái gì đó rất chậm đối với kẻ đang chờ, rất nhanh đối với người đang sợ, rất dài đối với kẻ đang buồn, rất ngắn đối với người đang vui. Nhưng đối với kẻ đang yêu thì thời gian hình như không hiện hữu.
Suy tư về thời gian, ĐGM Bùi Tuần viết: “Những ngày cuối năm thường vội vã. Những ngày đầu năm thường rộn ràng. Những vội vã và rộn ràng ấy thường gây nên nhiều cảm xúc. Tất cả đều mau qua. Nhưng đàng sau những gì mau qua ấy vẫn có một cái gì còn lại lâu dài. Sự còn lại đó là một hiện diện. Tôi nhận ra hiện diện đó chính là Chúa Giêsu.Chúa Giêsu hiện diện trong lịch sử và trong tôi một cách mầu nhiệm. Người gọi tôi hãy dấn thân vào lịch sử Năm Mới với cái nhìn của đức tin.”(x. Cái mới của Năm Mới 2012).
Tình yêu cần thời gian để kiến tạo hạnh phúc. Như thế sống là để yêu và yêu là để sống. Tình yêu cho cuộc sống màu xanh. Thời gian luôn đong đầy hạnh phúc. Vì thế phải yêu cho thật tình đừng dối gian nhau. Yêu cho thật nhiều không hề toan tính. Chúa Giêsu đã tha thiết kêu mời: Hãy yêu nhau “Như Thầy đã yêu anh em” (Ga 15,12).Chúa đã yêu bằng hành động cụ thể là hy sinh cho người mình yêu. Khi yêu nhau, người ta có thể hy sinh cho nhau thời giờ, tiền bạc, sức khỏe, công việc…Hy sinh cao cả nhất là hy sinh mạng sống “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Chúa đã thực thi sự hy sinh cao độ ấy “ Đức Kitô đã chết vì chúng ta” ( Rm 5,6; Ep 5,2; 1Ga 3,16), để chúng ta yêu thương “Nếu Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta như thế thì chúng ta phải thương yêu nhau” (1 Ga 4,19), nhờ đó mà “niềm vui được nên trọn vẹn” (Ga 15,9). Tình yêu thật vĩ đại cho những ai sống theo gương Chúa Giêsu trong hành trình cuộc đời mình.
Chúng ta cũng sẽ không phung phí thời gian để mơ mộng về tương lai hay nuối tiếc quá khứ. Từng giây phút ta đang sống trong bầu không khí trong lành quanh ta đều quý giá. Từng con người mà ta có may mắn được tiếp xúc cũng đều quý giá. "Thời gian là một cái gì đó rất chậm đối với kẻ đang chờ, rất nhanh đối với người đang sợ, rất dài đối với kẻ đang buồn, rất ngắn đối với người đang vui. Nhưng đối với kẻ đang yêu thì thời gian hình như không hiện hữu."
Thời gian là Tình yêu. Sử dụng thời gian quý giá mà Thiên Chúa ban cho mỗi người.
Dùng thời gian để suy nghĩ, đó là nguồn sức mạnh.
Dùng thời gian để đọc, đó là nền tảng sự khôn ngoan.
Dùng thời gian để tìm hiểu, đó là cơ hội để giúp người khác.
Dùng thời gian để cười, đó là âm nhạc của tâm hồn.
Dùng thời gian để ước mơ, đó là kiến tạo những gì thuộc về tương lai.
Dùng thời gian để thinh lặng, đó là cơ hội để gặp Chúa.
Dùng thời gian để yêu và được yêu, đó là món quà vĩ đại nhất của Thiên Chúa.
Dùng thời gian để cầu nguyện, đó là sức mạnh vĩ đại nhất trên trái đất này.

Lạy Chúa,
Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.”.
Mỗi một ngày mới, xin cho chúng con luôn biết sống tâm tình:
 “Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca.”. Amen.
 Kim ngọc 30.12.2011
 Tác giả bài viết: Lm Giuse Nguyễn Hữu An

5 phút mỗi ngày cho Lời Chúa tháng 1.2012

01/01/12 chúa nhật cuối tuần bát nhật gs – b Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa

                                                                             Lc 2,16-21

ghi nhớ suy niệm trong lòng
“Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng.” (Lc 2,19)
Suy niệm: Một trong những thành tựu quan trọng của công nghệ ngày nay là chế tạo ra những thiết bị có khả năng lưu trữ lượng thông tin khổng lồ, dung lượng ngày càng lớn, tốc độ truy cập ngày càng nhanh. Nhưng dù thế nào đi nữa những thiết bị đó không thể bì được với một bộ nhớ vô cùng kỳ diệu, đó là bộ nhớ của Đức Maria. “Còn Maria thì ghi nhớ tất cả những việc đó và suy niệm trong lòng.” Mẹ không chỉ ghi nhớ những sự kiện như một bộ máy lưu trữ; Mẹ ghi nhớ và suy niệm chúng với cả tấm lòng và cả đời sống của mình: tham dự vào Mầu Nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể được sinh ra từ cung lòng của Mẹ; trung thành với lời “xin vâng” ban đầu để theo sát Chúa Kitô suốt trọn hành trình cứu thế.
Mời Bạn: Giữa cuộc sống vật chất sôi động và lôi cuốn, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, các tiện nghi vật chất giúp sinh hoạt đời sống ngày càng dễ chịu, nhưng tinh thần thế tục, não trạng hưởng thụ ích kỷ cũng ngày càng lớn theo, khiến cho “bộ nhớ thần linh” về “những sự trên trời” ngày càng teo tóp lại… Bạn đừng để cuộc sống của mình trôi dạt theo dòng đời, đừng quên rằng cuộc sống còn là một mầu nhiệm, con người có một nguồn gốc thần linh, và được mời gọi xây dựng Nước Trời như Đức Maria. Đây chính là Tin Mừng Bình An mà Đức Kitô đã mang vào trần gian khi Ngài giáng sinh làm người, cũng là điều kiện của nền hoà bình mà loài người hôm nay nguyện ước.
Sống Lời Chúa: Cùng Đức Mẹ, “ghi nhớ và suy niệm” những mầu nhiệm đời mình trong mối tương quan với Chúa.
Cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa.”

Tác giả bài viết: 5 phút Lời Chúa

LẼ SỐNG


Ngày xưa có một ông vua, tuổi đã quá ngũ tuần mà vẫn chưa xem được một quyển sách nào. Bộ sách mà ông thèm khát được đọc nhất là bộ "Lịch sử loài người". Nhưng khốn nỗi, cuộc đời của ông, từ mái đầu xanh cho đến tóc điểm bạc, không lúc nào được rảnh rang. Ðời ông luôn luôn sống trên lưng ngựa, nằm sương, gối tuyết trên bãi chiến trường. Nay chinh phục nước này, mai ngăn chặn nước kia xâm lăng. Mắt ông chỉ thấy có gươm giáo và máu lửa. Ông rất ân hận vì chưa đọc được một trang sách của thánh hiền... Nay nước nhà đã hòa bình, ông muốn dành thời giờ còn lại để đọc cho kỳ được bộ lịch sử loài người, để xem con người xưa nay sống để làm gì? Nhưng tuổi ông đã cao, mà bộ sách lại quá dày. Biết sức mình không thể đọc hết bộ sách, cho nên nhà vua mới ra lệnh cho viên sử thần làm hộ cho mình công việc ấy. Với sự giúp đỡ của một ban gồm 50 người, viên sử thần mới bắt tay ngày đêm miệt mài đọc sách.
Sau 10 năm cắm cúi đọc sách, viên sử thần đã có thể tóm tắt bộ lịch sử loài người thành 10 quyển sách, và cho mang vào trình lên nhà vua. Nhưng vừa nhìn thấy 10 quyển sách và đo lường tuổi tác của mình, nhà vua lại cảm thấy không đủ sức để đọc hết bộ sách đã được rút ngắn. Nhà vua mới đề nghị cho ủy ban làm việc thêm một thời gian nữa. Sau 5 năm làm việc thêm, ủy ban đã có thể tóm lược lịch sử loài người thành 5 quyển. Nhưng khi ủy ban mang 5 quyển sách vào ra mắt nhà vua, thì cũng chính là lúc nhà vua đang hấp hối trên giường bệnh. Biết mình không thể đọc được dù một trang, nhà vua mới thều thào nói với viên trưởng ban tu sử hãy tóm tắt bộ lịch sử loài người thành một câu mà thôi. Vị trưởng ban tu sử mới tâu với nhà vua như sau: "Hạ thần xin vâng mạng. Lịch sử loài người từ khai thiên lập địa đến giờ là: loài người sinh ra để khổ rồi chết". Nhà vua gật đầu. Ðôi môi khô héo của nhà vua bỗng nở nụ cười mãn nguyện... rồi tắt thở. Và giữa lúc ấy, vị trưởng ban tu sử cũng nấc lên mấy tiếng rồi trút hơi thở cuối cùng.
Hôm nay là ngày cuối năm. Nhìn lại một năm qua với không biết bao đói khổ, chiến tranh, chết chóc cho nhân loại cũng như cho chính bản thân, có lẽ cũng có nhiều người đi đến kết luận bi quan như viên trưởng ban tu sử trong câu chuyện trên đây: "Loài người sinh ra để khổ rồi chết".
Ði qua một đoạn đường trong cuộc lữ hành trần gian, Giáo Hội muốn chúng ta mặc lấy thái độ hân hoan và lạc quan. Bài ca trên môi miệng của chúng ta trong ngày hôm nay không phải là bài ca bi ai, tả oán, mà phải là bài ca "Te Deum", ngợi khen Chúa, cảm tạ Chúa. Ngợi khen Chúa, cảm tạ Chúa bởi vì vinh quang của Ngài là con người được sống. Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải của người chết.
Không chối bỏ thực tại của khổ đau, chết chóc, nhưng chúng ta luôn được mời gọi để không nhìn vào đó như tiếng nói cuối cùng, như ngõ cụt. Bởi vì vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống, cho nên hướng đi của lịch sử loài người không phải là ngõ cụt của sự chết, mà là Sự Sống. Bên kia khổ đau, chết chóc, cuộc sống vẫn còn tiếp tục có ý nghĩa và đáng sống.
Còn tâm tình nào xứng hợp trong ngày cuối năm cho bằng cảm tạ và phó thác. Cảm tạ và phó thác cho Chúa bởi vì Ngài vẫn luôn là Thiên Chúa của Tình Yêu, Thiên Chúa của Sự Sống. Cảm tạ và phó thác cho Chúa bởi vì Ngài là Ðường, là Sự Thật và là Lẽ Sống của chúng ta. Cảm tạ và phó thác cho Chúa vì cuộc sống này vẫn tiếp tục có ý nghĩa và đáng sống.
Tác giả Veritas

SỰ CHỌN LỰA CỦA CHÚA


Vào dạo tháng 12 năm 1987, Ðức Hồng Y Jean Marie Lustiger, đương kiêm Tổng Giám Mục Paris, Pháp Quốc, đã cho xuất bản một quyển sách mang tựa đề " Sự chọn lựa của Thiên Chúa". Qua tựa đề này, ai cũng đoán được đây là một quyển tự thuật ghi lại cuộc hành trình Ðức Tin của ngài.
Sinh ra trong một gia đình Do Thái sùng đạo, ông ngoại là một thầy Rabbi uyên thâm, Jean Marie Lustiger đã tự ý trở lại với Ðức Tin Công Giáo vào năm 14 tuổi. Hành động này của Jean Marie dĩ nhiên đi ngược lại với xác tín của gia đình, nhất là mẹ cậu. Trước khi bị đưa lên xe chở đi qua trại tập trung Ðức Quốc Xã ở Auschwitz, bà còn nói với các con: "Các con hãy giữ mình, chớ theo đạo Công Giáo. Ðây là một cơn bệnh hiểm nghèo".
Nhưng tiếng Chúa còn mạnh hơn sự cảnh cáo của người mẹ. Cũng giống như thi sĩ Paul Claudel khi ngắm nhìn ánh nến lung linh trên bàn thờ, bỗng nhận ra tiếng gọi của Chúa, Jean Marie Lustiger cũng đã nghe được tiếng gọi thầm kín ấy một ngày thứ năm tuần thánh nọ khi cậu bước vào nhà thờ chính tòa Orleáns. Dân chúng đứng chen chúc đông nghẹt trong nhà thờ. Nhưng ngày hôm sau, khi cậu trở lại, nhà thờ bỗng trống vắng... Nhưng chính trong nỗi trống vắng của ngày thứ sáu tuần thánh đó mà Jean Marie Lustiger đã nhận ra tiếng gọi của Chúa.
Qua quyển tự thuật trên đây, Ðức Hồng Y Jean Marie Lustiger tuyên xưng rằng: "ơn cứu rỗi và sự hiện diện thầm kín của Ðấng Cứu Thế trong nhân loại là một Mầu Nhiệm của lòng thương xót". Thiên Chúa yêu thương con người một cách lạ lùng. Ngài mời gọi con người trên muôn vạn nẻo đường của con người. Do đó, theo Ðức Hồng Y Lustiger, Hy Vọng, chính là tin rằng Thiên Chúa không bao giờ thất vọng về con người.
Tin Mừng được loan báo như một vết dầu loang. Chính nhờ trung gian của nhiều người khác nhau mà Thiên Chúa ngỏ lời với con người. Nói như thi sĩ Pau Claudel, Thiên Chúa viết bằng những đường cong.
Những đường cong mà Thiên Chúa không ngừng viết để ngỏ với chúng ta chính là cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Mỗi một biến cố xảy đến, mỗi một cuộc gặp gỡ là một lời ngỏ của Thiên Chúa. Chính qua trung gian của những biến cố đó mà Thiên Chúa ngỏ lời với chúng ta. Do đó, người Kitô sẽ không ngừng thức tỉnh để lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa. Trong giấc ngủ say như cậu bé Samuel, trong một buổi trống vắng của ngày thứ sáu tuần thánh như trường hợp của Jean Marie Lustiger, trong niềm vui của gặp gỡ, của thịnh đạt, trong đau khổ của bệnh tật, mất mát: tiếng nói của Thiên Chúa vẫn vang dội trong lòng người.
Chúng ta cũng biết rằng cuộc đời của mỗi người chúng ta là lịch sử của một ơn gọi. Mỗi người chúng ta không phải là một con số trong năm tỷ người đang sống trên mặt đất, nhưng là một lịch sử các biệt trong Tình Thương của Chúa. Tiếng Chúa gọi chỉ ngỏ với từng người mà thôi. Tên gọi của từng người chúng ta có một âm vang đặc biệt trong tiếng gọi của Chúa. Mỗi người chúng ta chỉ có thể nói: Thiên Chúa yêu thương tôi và chỉ mình tôi mà thôi... Trong muôn nghìn đau khổ của cuộc sống, mỗi người chúng ta hãy lập lại lời tuyên xưng của thánh Gioan tông đồ: "Thiên Chúa là Tình Yêu", Ngài đang yêu thương tôi.


 Tác giả Veritas

30 tháng 12, 2011

HOÀNG TỬ VÀ CẬU BÉ NGHÈO


Văn hào Anh Mark Twain cách đây ba thế kỷ, có viết một quyển tiểu thuyết mang tựa đề "Hoàng tử và cậu bé nghèo". Chuyện kể lại tình bạn của hai cậu bé giống hệt nhau khiến người ta tưởng là sinh đôi. Một trong hai cậu bé tên là Edward, hoàng tử xứ Galles. Còn Tom Canty, người bạn của vị hoàng tử, lại là một cậu bé con nhà nghèo.
Một ngày kia, hai cậu bé có một ý nghĩ ngộ nghĩnh là thay đổi địa vị xã hội. Tom vào thế chỗ của vị hoàng tử Edward trong triều đình, còn Edward thì khoác lên mình mảnh áo rách rưới và bắt đầu cuộc phiêu lưu. Cậu lang thang đầu đường xó chợ bên cạnh những người cùng cực nhất trong xã hội.
Thế nhưng một lúc nào đó, hai cậu bé cũng cảm thấy mệt mỏi với trò chơi đầy phiêu lưu này. Edward mới sực tỉnh về ngôi vị hoàng tử của mình. Trong bộ quần áo rách rưới nhơ bẩn, cậu tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng mình là hoàng tử nối ngôi của xứ Galles. Nhưng cảnh sát đã không tin... Thế là hoàng tử Edward đành phải lặng lẽ bước vào tù vì tội giả mạo.
Giữa lúc Tom, cậu bé nghèo, sắp sửa được tấn phong làm vua, thì hoàng tử Edward xuất hiện... Không mấy chốc cậu đã được phục hồi trong ngôi vị hoàng tử của cậu. Chính nhờ kinh nghiệm của những tháng ngày làm người ăn xin, lang thang đầu đường xó chợ với những người cùng khổ, mà Edward đã trở thành một vị vua đạo đức và giàu lòng thương người.
Cũng giống như câu chuyện trên đây, Thiên Chúa đã đến giữa loài người để hoán đổi vị thế với chúng ta. Ngài mặc lấy thân xác nghèo hèn của chúng ta để chúng ta được mang lấy tước phẩm được làm con Chúa. Nhờ ân sủng của Ngài, Ngài chia sẻ với chúng ta sự sống thần linh và đón nhận trong thân xác Ngài tất cả những hệ lụy của kiếp sống khổ đau của con người.
Mang lấy trong thân xác Ngài khổ đau của nhân loại, Chúa Giêsu đã tự đồng hóa mình với từng người, nhất là những người khổ đau. Ðồng hóa mình với những người đau khổ, Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta con đường để gặp gỡ Ngài: Ngài hiện diện trong những đau khổ, bé mọn nhất. Tiếp rước những người đó chính là tiếp rước Ngài.
Thiên Ðàng là một gặp gỡ triền miên với Chúa, nhưng cuộc gặp gỡ này chỉ được chuẩn bị bằng những gặp gỡ của chúng ta với tha nhân, chúng ta sẽ gặp được Chúa. Chúng ta khước từ tha nhân, chúng ta cũng khước từ chính Chúa.
Tha nhân là Bí Tích của Thiên Chúa. Chính trong tha nhân mà chúng ta phải nhận ra và yêu mến Chúa.
Nơi bàn thờ, vị linh mục đọc lại lời của Chúa Giêsu: này là Mình Ta, này là Máu Ta... Khi chỉ cho chúng ta mỗi một con người, có lẽ Chúa Giêsu cũng sẽ nói: "Này là Mình Ta...".
Thánh lễ là một cuộc gặp gỡ với Chúa. Cuộc gặp gỡ này chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng biết nhận ra Chúa trong từng cuộc gặp gỡ với tha nhân... Xin Chúa thêm Ðức Tin để chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu trong tha nhân, nhất là những người cùng khổ, bé mọn trong xã hội.


Tác giả Veritas

29 tháng 12, 2011

TẠ ƠN CHÚA

1. Trong năm, nhất là cuối năm, các môn đệ Chúa tại Việt Nam hôm nay hay nhắc cho các tín hữu bổn phận phải cảm tạ Chúa về các ơn hồn xác Chúa đã thương ban.

Chính các môn đệ Chúa trong chức vụ mục tử càng ý thức về tầm quan trọng của việc cảm tạ Chúa. Bởi vì các ngài rất biết Chúa đã ban cho mình và cho cộng đoàn của mình biết bao ơn lành cao quý.
Cùng với mọi tín hữu, đặc biệt là trong tinh thần hiệp thông với các mục tử, tôi đến với Chúa Giêsu để cảm tạ Người.
Với đức tin, tôi nhìn thấy Chúa Giêsu trước mặt tôi. Chúa Giêsu trước mặt tôi cũng chính là Chúa Giêsu mà thánh sử Luca mô tả trong đoạn 10 của Phúc Âm Ngài. Theo đoạn đó thuật lại, Chúa Giêsu lắng nghe các môn đệ kể ra những thành tích các ngài đã đạt được do những việc các ngài làm nhân danh Chúa. Nghe xong, Chúa Giêsu không khen các ngài. Nhưng nhân dịp ấy, Chúa khuyên dạy các ngài mấy điều quan trọng phải quan tâm thực hiện, để cảm tạ Chúa.
Chúa cũng nhắc lại cho tôi những điều quan trọng đó, khi tôi kể ra những ơn Chúa đã ban. Tôi xin phép được chia sẻ vắn tắt.

2.
Điều quan trọng thứ nhất Chúa Giêsu nhắc bảo tôi là hãy làm các việc đạo đức dưới cái nhìn của Cha trên trời.
Khi thấy các môn đệ vui sướng vì nhiều thành tích, Chúa Giêsu liền nói với họ: “Các con chớ mừng vì quỷ thần phải khuất phục các con, nhưng hãy mừng vì tên các con được ghi trên trời” (Lc 10,20).
Với lời Chúa phán trên đây, tôi hiểu điều tôi nên mừng là phần thưởng trên trời. Việc tên tôi được ghi trên trời là do Chúa. Chính Chúa nhìn thấy việc tôi làm. Chính Chúa đánh giá việc tôi làm. Chính Chúa thưởng công cho tôi.
Chỉ có Chúa mới có quyền ghi tên tôi trên trời. Nên, khi tôi làm bất cứ việc gì, nhất là các việc đạo đức, tôi phải có ý hướng trong sáng. Nghĩa là ý hướng của tôi phải hướng về Chúa một cách trọn vẹn. Phải làm vì Chúa mà thôi. Chứ, nếu làm để tìm tiếng khen đời này, thì Chúa sẽ không thưởng công. Trái lại, Chúa sẽ nói với tôi, như xưa Chúa đã nói với dân chúng khi họ bố thí cầu nguyện và ăn chay mà có ý phô trương: “Anh em đã được thưởng công rồi” (x. Mt 6,1-18).
Tôi cảm tạ Chúa đã dạy tôi điều quan trọng trên đây. Tôi đem Lời Chúa soi vào các việc đạo đức tôi làm, thì thấy ý hướng của tôi nhiều khi bị vẩn đục, do chủ ý thì ít mà do vô tình thì nhiều. Tôi khiêm tốn thành khẩn xin Chúa tha thứ cho tôi.
3.
Điều quan trọng thứ hai Chúa Giêsu nhắc bảo tôi là hãy làm các việc đạo đức với ý thức mình là kẻ bé mọn.
Phúc Âm thánh Luca viết: “Ngay giờ ấy, được Thánh Thần tác động, Đức Giêsu hớn hở vui mừng và nói: Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn” (Lc 10,21).
Với lời cầu nguyện trên đây, Chúa Giêsu cho các môn đệ Người thấy rõ sự thực này: Nếu các ngài làm được các việc đạo đức đúng theo thánh ý Chúa, thì chính vì ơn Chúa thương. Mà Chúa thương các ngài, không phải vì các ngài thông thái khôn ngoan, nhưng chỉ vì các ngài bé mọn.
Sự thực trên đây mà Chúa Giêsu dạy các môn đệ xưa, được Người nhấn mạnh với tôi một cách tha thiết và dứt khoát. Bởi vì tôi được đào tạo, xem ra để nên người khôn ngoan thông thái. Đào tạo đó nhiều khi không chủ ý chuẩn bị cho việc sống bé mọn. Hơn nữa, môi trường văn hoá xã hội luôn đề cao người thông thái khôn ngoan. Thêm vào đó, là giáo sĩ, tôi thuộc về một bậc cơ chế được coi là quyền cao chức trọng, phải có trình độ cao. Với thực tế trên đây, tôi sẽ sống bé mọn thế nào theo ý Chúa? Và, cho dù biết sống bé mọn theo lý thuyết, nhưng sẽ phải làm thế nào, để đưa lý thuyết đó ra thực hành trong cuộc sống?
Tôi nhớ lời Chúa phán: “Không có Cha, chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Với tất cả sự nghèo khó nội tâm, tôi xin Chúa xót thương tôi, để biết thực thi ý Chúa. Chính từ việc cầu nguyện như thế, tôi bắt đầu sống bé mọn. Nhưng đó mới là một bước khởi đầu.
4.
Điều quan trọng thứ ba Chúa Giêsu nhắc bảo tôi là: Chúa sẽ mạc khải cho tôi nhiều điều huyền nhiệm về Chúa, khi tôi phục vụ những người bé mọn.
Lời Chúa phán: “Chúa mạc khải cho những người bé mọn” có ý khuyên tôi phải bé mọn. Ngoài ra lời đó cũng còn dạy tôi là hãy phục vụ những người bé mọn, thì sẽ được Chúa mạc khải cho  nhiều điều về Chúa.
Tôi nhớ tới nhiều người môn đệ Chúa phục vụ các người nghèo khổ bé mọn. Họ không coi mình là dụng cụ chuyển ơn thánh cho những người khổ đau. Trái lại, họ nhận thức là chính họ nhận được nhiều ơn Chúa qua những người nghèo khổ bé mọn. Chính vì thế, họ phục vụ như người đầy tớ. Họ ca ngợi những việc lạ lùng Chúa làm nơi những người bé mọn, nghèo khó. Họ học nơi người bé mọn nghèo khó nhiều giá trị cao quý.
Riêng đối với tôi, giá trị mà tôi cho là cao quý nhất tôi học được nơi họ, chính là nhiều người trong họ sống như một của lễ. Hơn nữa, họ thường có đức tin đơn sơ và rất mạnh, hay chạy lại với Chúa, đem gánh nặng đời mình đặt vào tay Chúa. Họ vui mừng nhận ra Chúa là Đấng hiền lành và khiêm nhường. Đúng như lời Chúa phán: “Hỡi tất cả những ai gồng gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ bổ sức cho. Hãy học cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,28-29).
Với cái nhìn trên đây, tôi cảm tạ Chúa đã sai tôi đi phục vụ những người bé mọn nghèo khổ.
5.
Ba điều quan trọng trên đây thường được Chúa nhắc nhở tôi, trong những lễ tạ ơn và trong mọi cuộc hồi tâm có mục đích tạ ơn Chúa.
Nghe những nhắn nhủ của Chúa, tôi thường thầm thĩ van xin: “Lạy Chúa, xin thương ban thêm đức tin cho con”. Bởi vì tôi thấy rõ ràng: Tôi chỉ có thể thực hành những điều Chúa dạy như trên nhờ tin vào Chúa mà thôi.
Tôi thường kết thúc việc tạ ơn bằng lời cầu xin dâng lên Chúa Cha. Lời đó cũng chính là lời cầu xin của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu: “Xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha mọi đàng” (Lc 22,43).
Lời cầu của Chúa Giêsu trên đây đem lại cho tôi sự bình an. Tôi ra đi, dấn thân vào một tình hình hỗn độn. Hiện nay, rất nhiều ý riêng tự phong là ý Chúa. Nhiều lễ tạ ơn bị Chúa chê bỏ (x. Dt 10,8).
Tôi chỉ tạ ơn Chúa thực sự, khi tôi tập trung vào Chúa, và với tất cả sự tự do mà nói với Chúa: “Này con đây, con đến để thực thi ý Chúa” (Dt 10). Và như thế, suốt đời tôi là thánh lễ tạ ơn.
Tác giả bài viết: ĐGM GB Bùi Tuần

PHÉP LẠ “CHO ĐI”

Tại nhiều nơi, dần dà vào dịp mừng Lễ Gia Thất lại trở thành một dịp để các gia đình Công giáo kỷ niệm 10 năm, 25 năm, 50 năm thành hôn. Đây là một nét hay cần nhân rộng. Bởi qua dịp này, nhiều người sẽ khám phá lại chiều kích hôn nhân mà mình đã sống, con cháu cũng vì đó sẽ hiểu hơn về đời sống chúng sắp bước vào. Tại các buổi lễ kỷ niệm, cảm nghiệm chung của nhiều người trong quãng thời gian dài chung sống đó là “Hồng Ân”. Bởi chỉ sức riêng con người thì không thể tưởng tượng được điều mà thời gian đã làm.

Phép lạ!!??
Với ông N.V.B., ông không thể nào tưởng tượng rằng mình đã cùng vợ dìu dắt, nương tựa nhau đi qua nửa thế kỷ. Còn cô, T.T.D. những tưởng cuộc hôn nhân đã tan vỡ trong 5 năm đầu tiên, ấy vậy mà sợi dây hôn phối đã không đứt trong suốt 20 năm kế tiếp. Ngẫm lại, ai ai cũng cho rằng cuộc hôn nhân của mình là một phép lạ. Mà quả là phép lạ thật! Có ai lường trước được sự quen biết, gặp gỡ giữa hai con người xa lạ, rồi yêu nhau, rồi cưới nhau, rồi gắn bó trọn đời? Có ai dám chắc rằng cuộc hôn nhân của mình sẽ bền chặt, không lục đục, rạn nứt? Có ai dám khẳng định con cái họ sinh ra sẽ hoàn toàn lành lặn? Có ai dám đinh ninh mình sẽ dạy con cho ngoan cho tốt?... Quả thực có rất nhiều sự bấp bênh trong đời sống gia đình mà nếu bình tâm, người ta có thể thấy thật nhiều phép lạ. Thế nhưng, vì những phép lạ xảy ra thường xuyên nên nhiều khi người ta coi thường. Dù vậy, chăm chú một chút, ta cũng sẽ nhận ra ngay những biến đổi kỳ diệu mà ta có thể gọi được là:
Phép lạ giữa đời thường
Trong số nhiều “phép lạ” ấy, theo chúng tôi, có một phép lạ lớn nhất: trở nên cha mẹ. Sở dĩ chúng tôi gọi đây là phép lạ lớn nhất là vì phép lạ này chẳng những tạo nên điều chưa có, quan trọng hơn là chúng tạo nên sự biến đổi của chính người tạo ra nó. Cụ thể, trong thân phận con người, ai cũng mong cho mình “được”, cái được của một lối nhìn lấy mình làm trung tâm: được có, được yêu, được chấp nhận, được hạnh phúc... Đó là quy luật chung của thái độ con người. Và trước khi làm cha mẹ ai cũng có thái độ ấy. Thế nhưng, khi một thanh niên làm cha, một thiếu nữ làm mẹ, tất cả những cái được ấy đều dần dần thay đổi. Thay vì mong muốn được chiều chuộng, cha mẹ bắt đầu biết chiều chuộng đứa con bé bỏng của mình. Thay vì mong muốn được yêu, cha mẹ bắt đầu yêu, yêu vô điều kiện đối với đứa con của mình. Và thay vì được muốn thêm thu nhập, muốn được sung sướng hơn, khi làm cha làm mẹ, người ta kinh nghiệm như đời mình bị đảo lộn tất cả: sẵn sàng hao tổn thu nhập vì con, sẵn sàng chịu vất vả khổ sở vì con. Cuối cùng, người cha người mẹ còn nghe thấy lời thúc bách như thể dám chấp nhận “chấm dứt tương lai” của mình để mở đường cho tương lai của con cái.
Nhìn vào cuộc đời ấy, chúng ta nhận ra nét đẹp vô cùng của cuộc đời làm cha mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà tình mẫu tử là tình cảm đẹp nhất trong tâm hồn con người. Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà ca dao ca ngợi tình yêu của cha mẹ luôn là mảng ca dao phong phú nhất trong kho tàng văn chương nhân loại. Nhìn vào phép lạ ấy, chúng ta nhận ra nét đẹp của cuộc đời cho đi.
“Cho đi” - Phép lạ vẫn đang diễn ra
Có thể nói bất cứ khi nào còn con người, còn có những kẻ dám dấn thân trong đời sống hôn nhân, dám đón nhận con cái, thì lúc ấy “phép lạ” vẫn diễn ra trên địa cầu này. Quả thực, hiện nay có rất nhiều người “sợ” phải dấn thân cho một cuộc phiêu lưu trong đời sống hôn nhân; có rất nhiều người “sợ” phải sinh con đẻ cái; có rất nhiều người sợ lãnh trách nhiệm phải chăm nom con cái của mình. Họ muốn tự do, thoát khỏi những ràng buộc của gia đình.
Thế nhưng có một điều họ không chịu hiểu rằng con người họ đã được đón nhận bao nhiêu hồng ân để lớn lên; họ phải có trách nhiệm phát triển và sáng tạo cho gia sản ấy phong phú thêm; rồi cuối cùng cuộc sống của họ sẽ trở nên đẹp khi lại mang tất cả vốn liếng và “phần lời” ấy để tiếp tục cho đi, cho đi cả bản thân mình. Như thế, từ quan điểm đời người là cho đi, chúng ta có thể khẳng định rằng “đỉnh cao” đời người không phải là tuổi trẻ, nhưng trong thực chất, chính là tuổi cho đi, là tuổi làm cha mẹ, hay là chính tuổi già. Quả thật, theo quan điểm này, chúng ta mới thấy được nét đẹp của những nếp nhăn trên trán, nét đẹp của những sợi tóc bạc, nét đẹp của một cuộc đời cho đi trọn vẹn. Ở đây, chúng ta thấy cuộc đời con người không bi đát nhưng tràn đầy ý nghĩa, bởi vì khi đó, con người thể hiện được điều mà Thiên Chúa muốn nơi họ ngang qua Mầu nhiệm Nhập Thể.
Tạm kết
Hằng năm chúng ta kỷ niệm biến cố Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa. Đứng trước biến cố ấy, ta vui mừng vì kỷ nguyên cứu độ khởi đi từ mầu nhiệm này mang lại. Thế nhưng nếu chỉ dừng lại ở chuyện lễ hội tưng bừng, dừng lại ở chuyện “được cứu” thay vì cộng tác vào chương trình cứu độ, e rằng ta làm mất đi ý nghĩa đích thực của lễ này. Quả thực, nếu Đức Kitô chỉ nghĩ cho riêng mình, không “xin vâng” trước thánh ý Chúa Cha; nếu Đức Maria và Thánh Giuse không “xin vâng” trước ý định Thiên Chúa thì đến khi nào ta mới được cứu độ. Vậy nên “cho đi” là nét đẹp trong Kitô giáo và là nét đẹp trong mỗi gia đình chúng ta. Không dừng lại ở nét đẹp, “cho đi” còn có khả năng tạo nên những phép lạ giữa đời thường. Ước mong trong Mùa Giáng Sinh này mỗi người trong chúng ta càng biết trân trọng hơn tình yêu đã đón nhận và biết quảng đại trao ban tình yêu ấy ngay chính trong gia đình mình.
(CSTMHĐGDĐM tháng 12-2011)

Tác giả bài viết: Phêrô Phạm Duy Khánh, OP

Chúa Nhật Lễ Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa

Các Mục Đồng Gặp Bà Maria, Ông Giuse Cùng Với Hài Nhi Khi Chúa Giêsu giáng sinh tại Bêlem, các thiên sứ đã báo tin vui đó cho những người chăn chiên đang thức đêm canh giữ đàn vật ngoài đồng (Lc 2,8-15). Trình thuật mà chúng ta nghe trong phần thứ nhất của bài Tin Mừng hôm nay tiếp nối với sự kiện đó.

Khi các thiên sứ đã từ biệt những người chăn chiên để về trời, thì “những người chăn chiên hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ” (c.16). Tương tự như sự hối hả của Đức Maria trong việc đi thăm viếng bà Êlisabét (1,39), sự hối hả của những người chăn chiên ở đây không phải là một thái độ tâm lý hay một sự háo hức và tò mò. Nhưng đây là một thái độ tôn giáo: sự hối hả này là sự diễn tả ra bên ngoài một thái độ tâm linh bên trong, thái độ sẵn sàng và mau mắn ứng đáp với sứ điệp của Thiên Chúa. Những người chăn chiên nhanh chóng vâng lời Thiên Chúa. Và họ đã gặp được Hài Nhi mới sinh, Đức Maria và Thánh Giuse, đúng như lời đã được loan báo cho họ.
“Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên” (cc.17-18). Vừa khi nhận được ân huệ thần linh là sự hiểu biết về mầu nhiệm liên quan đến Hài Nhi mới sinh tại Bêlem, những người chăn chiên liền hăng hái trở thành những người công bố sứ điệp cứu độ. Thiên Chúa, nhờ các thiên thần, đã mạc khải mầu nhiệm đang diễn ra cho những con người bé nhỏ, nghèo hèn và vô danh tiểu tốt trong nhân loại. Bây giờ mạc khải ấy của Thiên Chúa được loan truyền nhờ lời của những con người bé nhỏ nhưng đã được trải nghiệm cách thiết thân và cụ thể mầu nhiệm đó.
Tất nhiên trình thuật này đã vượt quá những dữ kiện lịch sử để trở thành câu chuyện mang tính chất “hệ hình”. Vì thế, sẽ là sai lầm nếu chúng ta cứ nhất định tìm trong câu chuyện này những dữ kiện lịch sử khách quan.
Các người chăn chiên không được mô tả trong tư thế đang bái lạy Hài Nhi, mà là trong sự thấy (= chiêm ngắm) và nhất là trong tư thế của những người công bố Tin Mừng. Thái độ và hành động của họ trình bày một khía cạnh rất quan trọng của đời sống đức tin trong Hội Thánh, nhất là vào những ngày của Mùa Giáng Sinh này: loan báo Tin Mừng về mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người.
Tất cả những ai nghe các người chăn chiên thuật chuyện đều ngạc nhiên. Đây không phải sự kinh ngạc tiêu cực xuất phát từ sự không hiểu biết, mà là phản ứng của con người phàm trần trước những sự thể hiện vĩ đại của Thiên Chúa, khi được tiếp cận với một sự kiện thần linh.
Nhưng sự ngạc nhiên bước đầu ấy cần phải được đào sâu, và không được phép ở mãi trong tình trạng “thô” ban đầu. Vì thế, trình thuật dần dần tập trung sự chú ý vào Đức Maria: Mẹ ghi nhớ mọi sự kiện đang diễn ra và suy đi nghĩ lại trong lòng (c.19). Mẹ làm như thế không phải để sau này có tài liệu mà kể lại, song là như hành động thẩm thấu ý nghĩa của mọi biến cố. Đó cũng phải là thái độ tâm linh và tinh thần đặc trưng của một lòng tin vốn đang lớn dần và ngày càng trở nên sâu sắc trong việc hiểu biết các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Đức Maria sử dụng tất cả năng lực trí tuệ, ý chí, con tim và tâm linh của mình để “thẩm thấu” các biến cố và các lời vốn siêu việt quá Ngài, để với sự trợ giúp của ân sủng, Mẹ ngày càng hiểu biết các biến cố và thực tại đó một cách sâu xa và chính xác hơn. Bây giờ Mẹ vẫn còn phải suy đi nghĩ lại để hiếu thấu ý nghĩa các biến cố liên quan đến Đức Giêsu. Và Mẹ sẽ chỉ đạt tới lòng tin thuần khiết và trọn vẹn cùng với các Tông Đồ với biến cố vượt qua của Chúa Giêsu. Cho đến trình thuật này, tác giả Lc khắc họa Đức Maria như là kiểu mẫu của Hội Thánh đang sống lời đã được lãnh nhận từ Thiên Chúa.
“Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ” (c.20). Cũng giống như các thiên sứ trong trình thuật về cuộc sinh hạ Đức Giêsu, các người chăn chiên, khi đã được chứng nghiệm một cách cụ thể (mắt thấy tai nghe) mạc khải đã được ban cho họ, thì lên đường với lời tôn vinh Thiên Chúa. Những người chăn chiên quay trở lại với đàn vật của mình chứ không đi loan báo tin vui cho toàn dân, cho dù các thiên sứ đã từng nói với họ rằng tin vui này cũng là tin mừng trọng đại cho toàn dân (2,10). Việc loan báo đích thực Tin Mừng cho thế giới sẽ chỉ được bắt đầu sau khi Đức Giêsu đã chết và phục sinh mà thôi. Còn ở đây, điều đáng quan tâm là sự kiện các người chăn chiên đã hoàn thành vai trò của mình và rời “sân khấu”.
“Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt bì, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giêsu; đó là tên mà sứ thần đã đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong lòng mẹ” (c.21). Nghi lễ cắt bì có giá trị đánh dấu sự kiện cậu bé trai Do Thái được hội nhập vào dòng dõi cụ Abraham và sống dưới Lề Luật Môsê. Tuy nhiên, cũng giống như trong trình thuật về lễ cắt bì cho Gioan Tẩy Giả (x. 1,59), giá trị tôn giáo và nghi lễ đó không phải là điều mà tác giả muốn nhấn mạnh. Điều ông muốn đặt nổi là tên gọi được đặt cho Hài Nhi trong dịp thi hành nghi lễ cắt bì. Bên cạnh đó, tác giả muốn nhấn mạnh sự vâng phục của cha mẹ Hài Nhi đối với lệnh truyền của Thiên Chúa: “Bà sẽ đặt tên cho Ngài là Giêsu” (1,31).
Trong phần kể về nghi lễ cắt bì và đặt tên cho Hài Nhi này, tác giả Lc không nêu tên của cha và ngay cả của mẹ Hài Nhi Giêsu, người có nhiệm vụ đặt tên cho Ngài, theo lời thiên sứ. Có lẽ tác giả muốn cho thấy rằng tất cả những điều đang xảy đến đây đều xuất phát từ cõi Trời và vì thế, Hài Nhi Giêsu được “dành trước” cho một sứ mạng độc đáo.
Về phương diện văn chương, c.21 này có vai trò làm cầu nối, vừa thuộc về phần trình thuật về cuộc giáng sinh của Hài Nhi Giêsu vừa thuộc về phần trình thuật về cuộcthanh tẩy và tiến dâng Ngài cho Thiên Chúa.
Tóm lại, bài Tin Mừng hôm nay (Lc 2,16-21) gợi ý cho chúng ta một số nội dung suy niệm:
- Thái độ và hành động của những người chăn chiên trình bày một khía cạnh rất quan trọng của đời sống đức tin trong Hội Thánh, nhất là vào những ngày của Mùa Giáng Sinh này. Đó là thái độ tâm linh luôn sẵn sàng và mau mắn ứng đáp với sứ điệp của Thiên Chúa; đồng thời là sự hăng hái loan báo Tin Mừng về mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người.
- Tác giả Lc khắc họa Đức Maria như là kiểu mẫu của Hội Thánh đang sống lời đã được lãnh nhận từ Thiên Chúa: Mẹ ghi nhớ mọi biến cố và suy đi nghĩ lại trong lòng (c.19).
- Kể lại nghi lễ đặt tên cho Đức Giêsu, tác giả Lc muốn đề cao sự vâng phục của cha mẹ Hài Nhi đối với lệnh truyền của Thiên Chúa: “Bà sẽ đặt tên cho Ngài là Giêsu” (1,31).
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện, DCCT

“Giáo dục giới trẻ về công lý và Hòa Bình”

CHÚA NHẬT CUỐI TUẦN BÁT NHẬT GIÁNG SINH 1/01/2012:THÁNH MARIA, ĐỨC MẸ CHÚA TRỜI CẦU CHO HÒA BÌNH THẾ GIỚI

Kính thưa quý OBACE, hôm nay chúng ta cùng với toàn thể nhân loại đón chào một Năm Mới 2012, bước qua năm mới ai cũng nong muốn và cầu chúc cho nhau một Năm mới Bình An và Hạnh phúc, đó là khao khát lớn nhất của cuộc sống con người. Nhìn vào thế giới những năm qua, người ta thấy đầy dẫy những bạo động, chiến tranh bất an, giết chóc, tranh giành quyền lực; Nhìn về cuộc sống quanh ta cũng đầy dẫy những bất công, gian dối lừa đảo, và cũng đầy dẫy bạo lực giết chóc, cướp của giết người, nhân tai, thiên tai xảy ra khắp nơi, tất cả những điều đó nó tạo nên một cảm giác bất an lo sợ cho con người. Vì thế mà con người vẫn cứ luôn khát khao chờ đợi và cầu chúc cho nhau bình an và hạnh phúc. Có một điều là, con người ngày hôm nay nói rất nhiều về hòa bình, về hạnh phúc, nhưng người ta lại không làm gì để đem lại hòa bình và hạnh phúc cho mình và cho anh em xung quanh.
Tin tường rằng Đức Giêsu- Hoàng Tử Bình an và Mẹ của Người được tôn vinh là Nữ Vương Hòa Bình, hôm nay Giáo Hội cử hành ngày cầu cho hòa bình thế giới với ước mong Hoàng tử Bình An và mẹ của Người đem sự bình an đến trong tâm hồn mỗi người. Trong những năm vừa qua Đức Thánh Cha đã liên tiếp đưa ra những chỉ dẫn để xây dựng hòa bình, chẳng hạn Năm 2006, ngài nói đến "hòa bình trong chân lý". Kế tiếp là "Con người, trái tim của hòa bình". Năm 2008, Ðức thánh cha nói đến "Gia đình nhân loại như là cộng đồng hòa bình". Sang năm 2009, ngài kêu gọi "chiến đấu chống lại nghèo đói để xây dựng hòa bình". Năm 2010, ngài nhấn mạnh: "muốn xây dựng hòa bình hãy bảo vệ thiên nhiên". Năm 2011, ngài khẳng định: "Tự do tôn giáo là con đường để xây dựng hòa bình" . Và năm 2012, ngài kêu gọi "giáo dục giới trẻ về công lý và hòa bình" để xây dựng hòa bình.
Thưa quý vị, trên đây là những chỉ dẫn của Giáo Hội, song có lẽ nhiều người vẫn chưa quan tâm hoặc nghĩ rằng việc xây dựng hòa bình là của người khác, chứ không phải lài của tôi, của nhà hàng xóm chứ không phải của nhà mình, của những tổ chức chính phủ chứ không phải của mình, nên chúng ta không bắt tay vào việc xây dựng hòa bình cho thế giới cho xã hội chúng ta. Vì thế mà năm nay Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến việc giáo dục giới trẻ về công lý và hòa bình; Vì công lý và hòa bình nó không phải là một kiến thức tự nhiên mà có, mà cần phải được học tập và thực hành ngay từ tấm bé ở trong gia đình ở nơi nhà trường.
Ngay từ nhỏ, thanh thiếu niên cần phải được học để biết phân biệt đâu là công lý, là hòa bình đích thực, vì trong thực tế, có nhiều sự giả dối được bao bọc bằng cái vỏ công lý, có nhiều sự giả dối được thực hành lâu ngày đã trở thành thói quen, có nhiều sự thật bị bóp méo để phục vụ cho những lợi ích riêng tư, và thậm chí có những điều giả dối bất công bị nhồi nhét lâu ngày khiến các thanh thiếu niên tưởng là sư thật. Chính vì thế, các thanh thiếu niên ngày nay như bị hoa mắt lạc đường không biết đâu là sư thật, và không biết tin vào ai, vì họ nhìn thấy sự giả dối đang được nhiều người ủng hộ; nhiều sự thật bị che đậy, và giới trẻ chỉ được biết có một nửa sư thật mà thôi… Cũng thế, ngày hôm nay sự giết chóc được mặc một cái áo sang trọng, sự ác và bất công được gọi bằng những từ hoa mỹ, sư đe dọa của chiến tranh được mang tên là nhân đạo, sự xung khắc được gọi là giải pháp hòa bình… Vì thế thanh thiếu niên cần được giáo dục để có thể nhìn đúng và nhìn thẳng vào sự thật và biết can đảm sống bênh vực cho công lý và hòa bình.
Để giáo dục cho thế hệ trẻ về công lý và hòa bình thì những người thày đầu tiên của họ chính là cha mẹ, là Giáo hội và nhà trường. Tuy nhiên gia đình vẫn là ngôi trường đầu tiên giáo dục cho cho con cái biết nhận ra và sống đúng với đòi hỏi của công lý và hòa bình. Công lý- theo Từ điển Tiếng Việt – là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người. Theo định nghĩa này thì việc giáo dục công lý tức là dạy cho người trẻ biết tôn trọng lẽ phải, biết tôn trọng quyền lợi của mọi người. Dạy họ biết tôn trọng lẽ phải tức là dạy họ biết đặt lẽ phải lên trên lý lẽ cá nhân cục bộ, lấy sự thật làm tiêu chuẩn để đánh giá và quyết định, dù sự thật có khiến đau lòng hoặc phải thiệt thòi; Dạy họ biết tôn trọng quyền lợi của mọi người tức là biết đặt sự thật và quyền lợi chung lên trên quyền lợi cá nhân, và biết tôn trọng quyền lợi của người khác khi quyền lợi của họ là chính đáng đúng đắn. Không thể dùng bất cứ sức mạnh hoặc áp lực nào để dành quyền lợi một cách bất công về cho mình, vì sự bất công chính là nguyên nhân gây ra chiến tranh bạo lực giết chóc, bất an bất hòa tranh chấp. Chúng ta có thể thấy điều đó ở ngay chung quanh ở môi trường xã hội chúng ta đang sống.
Để giới trẻ biết sống và bảo vệ cho công lý, thì chính cha mẹ, Giáo Hội, nhà trường và xã hội là những người phải biết thực thi công lý, giải quyết những bất công ngay từ trong gia đình, trong tổ chức của mình. Một gia đình mà cha mẹ gian dối thì con cái không thể sống công bình, một gia đình bất chấp và không quan tâm đến quyền lợi và sự bình an của nhau, của hàng xóm, thì con cái sẽ không biết thế nào là tôn trong quyền lợi của người khác. Một Giáo Hội mà không chỉ cho con cái của mình đâu là sự thậtt đâu là công bình, đâu là quyền lợi của mọi người thì giới trẻ sẽ lúng túng và không biết phải quyết định như thế nào. Một môi trường giáo dục là nhà trường mà sự gian dối bất công được coi như là bình thường, thì giới trẻ làm sao có thể biết tin vào ai để thực thi công lý, một xã hội đáng lẽ phải là người bảo vệ công lý và sự thật nhưng, giới trẻ vẫn thấy những bất công, giả dối, người dám lên tiếng cho sự thật lại không được ai bênh vực ủng hộ, người giả dối lại được nhiều người vỗ tay… thì giới trẻ làm sao có thể phân định đâu là đúng đâu là sai, đâu là sự thật đâu là giả dối…
Cũng thế, như Đức Thánh Cha Paul VI đã nói: Hòa bình không chỉ là không có chiến tranh bom đạn, mà hòa bình phải bắt đầu từ trong tâm hồn mỗi người. Một tâm hồn bất an, thì chỉ có thể đem đến bất hòa, một tâm hồn không có Ơn Chúa thì sẽ chỉ có sự dữ và sự xấu, một tâm hồn mà không để cho Chúa làm chủ, thì cái tôi và ích kỷ sẽ vào chiếm chỗ và tâm hồn ấy chỉ còn những bất hòa và cãi vã, hẹp hòi và bất khoan dung.
Đức Giêsu chính là Hoàng tử Bình an, trước mặt Philato Ngài đã khẳng định: Tôi đến la để làm chứng cho sự thật, ai thuộc về sự thật thì nghe tiếng tôi. Và, Chúa đã nói với các môn đệ: Thày ban bình an của Thày cho các con, bình an Thày ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Như thế, để có thể học biết thế nào là Công lý và Bình an, thì trước hết hãy đến với Đức Giêsu, Ngài sẽ chỉ cho chúng ta biết thế nào là công lý và bình an. Hãy lắng nghe lời chỉ dạy của Ngài, và đem ra thực hành chúng ta sẽ trở thành người thực thi và bảo vệ công lý đồng thời là người xây dựng hòa bình. Hãy bắt đầu đem sự bình an và công lý đến cho gia đình, cho hàng xóm láng giềng và cho môi trường xã hội chúng ta đang sống.
Đức Maria đã nêu gương cho chúng ta như thế, là Mẹ Thiên Chúa, mẹ của Hoàng tử Bình an, song mẹ vẫn khiêm nhường và âm thầm để phục vụ, mẹ luôn để cho Chúa Giêsu ở trong tâm hồn Mẹ, và bồng ẳm Chúa Giêsu không chỉ khi Ngài còn là một Hài Nhi, mà Mẹ đã ôm ấp Chúa suốt cả cuộc đời và đặc biệt dưới chân thập giá, Mẹ đã đưa tay ra để một lần nữa được ôm con vào lòng trong đau đớn và nước mắt. Mẹ đã âm thầm đêm ngày ghi nhớ tất cả những sự việc xảy ra để suy gẫm và nhận ra ý Chúa và thi hành, chính vì thế mà tâm hồn mẹ luôn bình an, dù có phải trải qua những cơn sóng gió thử thách và đau khổ, xin Mẹ giúp chúng ta biết noi gương Mẹ, học ở nơi Mẹ, để chúng ta cũng có được sư bình an trong tâm hồn và trở thành người xây dựng hòa bình và bênh vực công lý. Amen

Tác giả bài viết: Lm. Đỗ Đức Trí

GIA ĐÌNH CỘNG ĐOÀN PHỤNG TỰ

Kính thưa quý OBACE, Chúng ta cùng với GH VN và Giáo phận bước vào năm thứ hai của năm năm chuẩn bị mừng Kim Khánh thành lập Giáo Phận với chủ đề: Gia đình Giáo xứ sống Màu Nhiệm Giáo Hội và Tinh Thần Phụng Tự. Trong bầu khí của ngày lễ Thánh Gia Thất của Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse hôm nay, chúng ta được mới gọi nhìn vào các gia đình mẫu mực trong Thánh Kinh từ đó soi rọi và điều chỉnh lại gia đình mình.

Có một thực tế, là nhiều gia đình hôm nay đang sống chung với nhau mà các thành viên không thực sự cảm thấy hạnh phúc, không cảm thấy gia đình mình là một tổ ấm yêu thương; Và như một hậu quả dây chuyền, thế hệ cha mẹ không có kinh nghiệm thế nào là một gia đình hạnh phúc thì đến lượt con cái cũng không biết xây dựng và làm thể nào cho gia đình mới của mình hạnh phúc.
Lời Chúa trong bài đọc một hôm nay giới thiệu cho chúng ta gia đình của tổ phụ Apbraham một gia đình hết sức đạo đức và tin tường vào Chúa. Gia đình này là một gia đình khá giả trong vùng, có nhà cửa ruộng vườn chiên cừu…, chỉ có một thứ họ ước ao mà chưa có, đó là một đứa con nối dõi tông đường. Nỗi đau khổ thầm kín ấy cứ ngày ngày gặm nhấm tâm hồn hai ông bà già đến độ lúc ăn lúc ngủ họ cũng mơ về điều đó. Hôm nay trong một thị kiến, Chúa đã rất thân tình nói với ông rằng: Hỡi Apbraham đừng sợ! Ta sẽ là khiên che thuẫn đỡ cho ngươi, phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn. Apbraham như buồn bã thưa rằng: Chúa sẽ thưởng cho con cái gì? Con sẽ ra đi mà không có con cái, không có người thừa tự! Có vẻ buồn với Chúa, nhưng ông vẫn hòan toàn tin tưởng Chúa sẽ không lừa dối ông, ông nghĩ Chúa sẽ làm theo cách của ông, là ông sẽ có con với một người hầu để cho nó nối dõi cho ông vì Sara vợ ông đã cao niên rồi. Nhưng kế hoạch của Thiên Chúa thì không như ông nghĩ, phần thưởng mà Chúa hứa cho ông sẽ lớn lao hơn nhiều đó là chính Sara vợ ông sẽ sinh cho ông một người con trai và ông đặt tên cho con là Isaac. Thiên Chúa còn lặp lại với ông lời hứa: Dòng dõi của ngươi sẽ đông như sao trên trời, như cát dưới biển. Điều đó hoàn toàn vượt quá sự mong đợi của ông, và cũng cho thấy rằng Thiên Chúa luôn trung thành với lời Người đã hứa, Thiên Chúa luôn đáp trả cho những người tin tưởng Ngài vượt quá sự mong đợi của họ.
Thư Do Thái trong bài đọc hai đã hết lời ca ngợi đời sống đức tin và lòng đạo đức của Apbrahm, và nêu lên như một mẫu mực cho chúng ta. Tác giả nhấn mạnh rằng, nhờ tin mà Apbram đã lên đường ra đi theo lời mời gọi của Chúa, nhờ tin mà ông được hưởng phần gia nghiệp Chúa hứa, và cũng nhờ tin mà bà Sara dù hiếm muộn cao niên nhưng cũng vẫn sinh con. Thư Do Thái con kể thêm, nhờ tin mà dù đau đớn đến cắt ruột Apbraham đã hiến tế Isaac cho Chúa, và Thiên Chúa chỉ cần tấm lòng, Ngài đã nhận của lễ ông dâng và trả lại cho ông người con là Isaac.
Mẫu gương gia đình thứ hai là một gia đình hết sức đạo đức, chu toàn bổn phận phụng thờ và tuân giữ lề luật của Thiên Chúa, đó là gia đình của Giuse Maria. Dù gia đình này không phải là một gia đình giàu có, mặc dù mang dòng máu của vua Đavít nhưng Giuse vẫn chỉ là một anh thợ mộc nhà quê nghèo khó, thế nhưng cái nghèo ấy không làm cho đôi vợ chồng này nản chí buông xuôi, cũng không thấy họ cằn nhằn tính toán với nhau, trái lại họ vẫn cứ nhiệt thành với Chúa với lề luật theo hoàn cảnh của mình. Thánh Luca cho thấy họ không hề bỏ qua những quy định mà luật Chúa truyền, Giuse đã chu tòan đầy đủ của lễ thanh tẩy cho Maria theo luật quy định cho phụ nữ sau khi sinh.
Giuse và Maria còn chu toàn một quy định quan trọng khác nữa là sau khi sinh con trai đầu lòng, họ đem con dâng cho Thiên Chúa tại Giêrusalem, và chuộc con về bằng một của lễ của những người nghèo là một đôi chim bồ câu. Cái đẹp của gia đình này là ở chỗ đó, họ không nại vào cái nghèo, không nại vào hoàn cảnh để bỏ bê việc bổn phận với Chúa. Chính vì sự trung thành của Giuse Maria với Chúa, nên Chúa cũng trung thành với gia đình họ, gìn giữ và giúp gia đình vượt qua biết bao khó khăn. Bài học mà Giuse và Maria để lại cho các gia đình đó là dâng cho Chúa đứa con của mình. Mặc dù Hài Nhi Giêsu là Con Thiên Chúa thật, nhưng khi làm người, thì trẻ Giêsu hoàn toàn lệ thuộc vào cha mẹ của mình và thừa hưởng nếp sống đạo đức và bầu khí hạnh phúc từ cha mẹ và gia đình của mình. Qua lời của cụ già Simeon và bà Anna, đôi vợ chồng này đã hình dung ra sóng gió sẽ đổ xuống trên họ vì con trẻ này, với lời tiên báo một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn, hẳn ngay lúc đó đã làm cho tâm hồn của hai ông bà rướm máu, thế nhưng họ không hề hỏang sợ, họ vẫn ghi nhận tất cả mọi biến cố để suy gẫm và nhận ra thánh ý của Thiên Chúa mà thi hành.
Đời sống đạo đức của Gia đình Giuse Maria còn được Thánh Kinh kể lại rằng hàng năm hai ông bà vẫn có thói quen lên Gierusalem để mừng lể Vượt qua, và một lần vào năm trẻ Giêsu 12 tuổi, họ đã lạc mất con ở đền thờ và sau ba ngày mới tìm lại được. Chính thói quen này đã hình thành nên thói quen của trẻ Giêsu, khi công khai đi rao giảng Tin Mừng thì Thánh Kinh cũng ghi lại rằng: Chúa Giêsu vào Hội đường các ngày Sabat theo thói quen thường làm. Thói quen ấy hẳn Ngài được thừa hưởng và học ở nơi Giuse Maria.
Thưa quý OBACE, gương đức tin của gia đình Apbraham và mẫu gương đời sống đạo đức của gia đình Giuse Maria, hẳn sẽ là khuôn mẫu để mỗi người đang sống trong bậc gia đình soi rọi và điều chỉnh lại đời sống gia đình mình.
Chắc chằn một điều là không có gia đình nào mà không có khó khăn thử thách, không có gia đình nào mà “xuôi chèo mát mái” từ đầu đến cuối, thể nào cũng có sóng gió cách này cách khác: như vợ chông tổ phụ Apbraham và Sara với nỗi đau thầm kín, như vợ chồng Giuse Maria, nỗi đau xâu xé, song có điều khác nhau là, trong mỗi hoàn cảnh ấy chúng ta có phản ứng như thế nào? Chúng ta càm ràm than trách Chúa hoặc buông xuôi thất vọng hay là chúng ta kiên trì với Chúa và trung thành với lề luật và những bổn phận đồi với Chúa.
Có nhiều gia đình đang phải đau khổ vì những đứa con hư hỏng, đang bị giằng co, chán nản vì căn bệnh dai dẳng hiểm nghèo, những lúc như thế, hẳn là những lúc đức tin bị thử thách. Có nhiều người có đạo ngày nay, thay vì tin vào tình yêu, sư quan phòng và quyền năng của Thiên Chúa, khi gặp những thử thách người ấy lại chạy đi cúng bái, thuê thày mướn thợ về gọi hồn gọi vía trừ ma trừ tà, mà không chạy đến với quyền năng của Thiên Chúa và Giáo hội. Có người khác thì chỉ vì một xích mích bất đồng hay một thử thách nào đó với người này người khác, thay vì chạy đến với Chúa để được soi sáng hướng dẫn hòa giải thì họ buông xuôi bỏ cả việc xưng tội rước lễ.
Có nhưng gia đình nại vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn để chà đạp lên giới luật của Chúa, hủy hoại những đứ con bé nhỏ của mình, bỏ bê việc bổn phận đọc kinh cầu nguyện dâng lể thờ phượng Chúa. Hãy nhìn vào tấm gương gia đình Thánh Gia để điều chỉnh lại gia đình của mình: Chỉ những gia đình nào có Chúa thì mới có được niềm vui và hạnh phúc, gia đình không có Chúa, thì sự dữ, sự xấu và cãi vã nó sẽ đến và ở trong gia đình ấy. Vì thế để tìm được niềm vui và hạnh phúc cho gia đình, để có thề vượt qua những thử thách đau khổ trong gia đình, thì mỗi thành viên và cả gia đình phải biết dành cho Chúa một chỗ trong tâm hồn mình trong gia đình mình.
Noi gương gia đình Giuse Maria, hãy tạo lập nên những thói quen đạo đức cho vợ chồng và con cái qua việc đều đặn xưng tội rước lễ, đọc kinh cầu nguyện chung trong gia đình. “Cha mẹ hiền lành để đức cho con” vì thế các bậc cha mẹ đừng bao giờ trở thành gương mù gương xấu cho con cái, mà hãy làm thật nhiều việc đạo đức tốt lành, những việc làm này sẽ có ảnh hưởng và có thể thay đổi được đời sống con cái và gia đình chúng ta nên tốt hơn.
Xin các Đấng của gia đình Thánh gia chúc lành cho các gia đình chúng ta. Amen

Tác giả bài viết: Lm. Đỗ Đức Trí

HOÀNG TỬ VÀ CẬU BÉ NGHÈO


Văn hào Anh Mark Twain cách đây ba thế kỷ, có viết một quyển tiểu thuyết mang tựa đề "Hoàng tử và cậu bé nghèo". Chuyện kể lại tình bạn của hai cậu bé giống hệt nhau khiến người ta tưởng là sinh đôi. Một trong hai cậu bé tên là Edward, hoàng tử xứ Galles. Còn Tom Canty, người bạn của vị hoàng tử, lại là một cậu bé con nhà nghèo.
Một ngày kia, hai cậu bé có một ý nghĩ ngộ nghĩnh là thay đổi địa vị xã hội. Tom vào thế chỗ của vị hoàng tử Edward trong triều đình, còn Edward thì khoác lên mình mảnh áo rách rưới và bắt đầu cuộc phiêu lưu. Cậu lang thang đầu đường xó chợ bên cạnh những người cùng cực nhất trong xã hội.
Thế nhưng một lúc nào đó, hai cậu bé cũng cảm thấy mệt mỏi với trò chơi đầy phiêu lưu này. Edward mới sực tỉnh về ngôi vị hoàng tử của mình. Trong bộ quần áo rách rưới nhơ bẩn, cậu tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng mình là hoàng tử nối ngôi của xứ Galles. Nhưng cảnh sát đã không tin... Thế là hoàng tử Edward đành phải lặng lẽ bước vào tù vì tội giả mạo.
Giữa lúc Tom, cậu bé nghèo, sắp sửa được tấn phong làm vua, thì hoàng tử Edward xuất hiện... Không mấy chốc cậu đã được phục hồi trong ngôi vị hoàng tử của cậu. Chính nhờ kinh nghiệm của những tháng ngày làm người ăn xin, lang thang đầu đường xó chợ với những người cùng khổ, mà Edward đã trở thành một vị vua đạo đức và giàu lòng thương người.
Cũng giống như câu chuyện trên đây, Thiên Chúa đã đến giữa loài người để hoán đổi vị thế với chúng ta. Ngài mặc lấy thân xác nghèo hèn của chúng ta để chúng ta được mang lấy tước phẩm được làm con Chúa. Nhờ ân sủng của Ngài, Ngài chia sẻ với chúng ta sự sống thần linh và đón nhận trong thân xác Ngài tất cả những hệ lụy của kiếp sống khổ đau của con người.
Mang lấy trong thân xác Ngài khổ đau của nhân loại, Chúa Giêsu đã tự đồng hóa mình với từng người, nhất là những người khổ đau. Ðồng hóa mình với những người đau khổ, Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta con đường để gặp gỡ Ngài: Ngài hiện diện trong những đau khổ, bé mọn nhất. Tiếp rước những người đó chính là tiếp rước Ngài.
Thiên Ðàng là một gặp gỡ triền miên với Chúa, nhưng cuộc gặp gỡ này chỉ được chuẩn bị bằng những gặp gỡ của chúng ta với tha nhân, chúng ta sẽ gặp được Chúa. Chúng ta khước từ tha nhân, chúng ta cũng khước từ chính Chúa.
Tha nhân là Bí Tích của Thiên Chúa. Chính trong tha nhân mà chúng ta phải nhận ra và yêu mến Chúa.
Nơi bàn thờ, vị linh mục đọc lại lời của Chúa Giêsu: này là Mình Ta, này là Máu Ta... Khi chỉ cho chúng ta mỗi một con người, có lẽ Chúa Giêsu cũng sẽ nói: "Này là Mình Ta...".
Thánh lễ là một cuộc gặp gỡ với Chúa. Cuộc gặp gỡ này chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng biết nhận ra Chúa trong từng cuộc gặp gỡ với tha nhân... Xin Chúa thêm Ðức Tin để chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu trong tha nhân, nhất là những người cùng khổ, bé mọn trong xã hội.


 Tác giả Veritas

28 tháng 12, 2011

“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…”

LỄ MẸ THIÊN CHÚA Ngày đầu năm mới và cũng là ngày Quốc Tế Hòa Bình, Giáo Hội hân hoan cử hành lễ Đức Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi Giáo Hội đang cử hành mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, Ngài là Hoàng Tử Bình An, là hòa bình đích thực của nhân loại.

Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa và Giáo Hội muốn đặt lễ hôm nay lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.
Tại sao một thiếu nữ nhỏ bé sống ở làng nghèo Nadaret lại trở thành Mẹ Thiên Chúa? Nhìn về mặt bề ngoài, Mẹ Maria không có gì nổi bật so với những người phụ nữ thời ấy. Tên Maria là một tên rất phổ biến, giống như tên Tuyết, Cúc, Đào…trong giới phụ nữ Việt Nam. Mẹ Maria người làng Nadaret (Lc 1,26), một làng rất tầm thường như sau này Nathanael nhận xét: “Từ Nadaret làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1,46).
Ðể có câu trả lời, cần tìm về ý nghĩa của biến cố Truyền Tin.
Thi sĩ Hàn Mặc Tử viết bài thơ ‘Ave Maria’ bất hủ từ câu chuyện này.
Hỡi Sứ thần Thiên Chúa, Gabriel.
Khi Người xuống truyền tin cho Thánh Nữ.
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú.
Người có nghe náo động cả muôn trời.
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời.
Để ca tụng bằng hương hoa sáng láng.
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng.
Một đêm xuân là rất đỗi anh linh.
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp.
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập.
Cả Hàn Giang, cả màu sắc thiên không.
Lút linh hồn và ám ảnh hương lòng.
Cho sốt sắng, cho đê mê nguyền ước.
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước.
Cho tình tôi nguyên vẹn tựa trăng rằm…
Sứ thần Gabriel đến Nadaret chào thôn nữ Maria: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Ba tiếng “Đầy-ân-sủng” gộp lại trở thành như là tên gọi riêng của Đức Maria. Mẹ được tràn đầy ân sủng. Mẹ luôn luôn có Thiên Chúa ở cùng. Không có giây phút nào mà Mẹ không có Thiên Chúa với mình. Không có giây phút nào mà Mẹ không trọn vẹn thuộc về Chúa. Không có bất cứ dấu vết tội lỗi chen vào giữa Mẹ và Thiên Chúa (Lm Nguyễn Hồng Giáo).
Tại sao Thiên thần nói với Maria: hãy vui lên?. Lời mời gọi này nhắc lại lời Ngôn sứ Xôphônia thế kỷ thứ VI báo tin ngày cứu độ cho Israel: “Reo vui lên hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi…Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là vị cứu tinh, là Đấng anh hùng” (Xp 3,14-17). Sứ thần Gabriel cũng mời gọi Đức Maria hãy vui lên vì giờ cứu độ của Thiên Chúa đã đến. Sứ thần trình bày: “Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Đức Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Đavit tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacop đến muôn đời, và vương quyền của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,31-33).
Là một tâm hồn luôn luôn nghiền ngẫm Kinh thánh, chắc hẳn Đức Maria nhớ lại Lời Chúa đã dùng Ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavit xưa. Nhưng điều mà Mẹ không bao giờ nghĩ tới là mình có thể có vai trò gì trong việc thực hiện lời tiên tri ấy. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Sau khi được Sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Maria khiêm nhường thưa lại: ‘Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Và thế là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành thánh mẫu của Thiên Chúa.
Mẹ được Thiên Chúa sủng ái, và được trở nên cao trọng, vì Mẹ khiêm nhường. Đức khiêm nhường dẫn Mẹ đến chỗ hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa.
Trong bài Magnificat, chính Đức Mẹ đã nói về mình rằng:
Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
                      Phận nữ tỳ hèn mọn,
Chúa đoái thương nhìn tới.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường
Đức Mẹ thuộc truyền thống những người nghèo khó, hèn mọn được Thiên Chúa che chở cách riêng. CĐ Vaticanô II trong hiến chế tín lý về Giáo hội đã dạy: “Đức Maria đứng đầu trong hàng ngũ những người khiêm nhường và nghèo khó của Chúa vẫn mong đợi và lãnh nhận ơn cứu độ với lòng tin tưởng” (số 55).
Từ biến cố Truyền tin, qua lời đáp xin vâng của Mẹ, Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng dạ Mẹ. Đức Maria trở thành Mẹ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế. Giáo hội đã tuyên bố Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, Người có ngôi vị duy nhất trong hai bản tính. Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa làm người, nên là Mẹ của Thiên Chúa. Công đồng Êphêsô 431 đã minh định điều ấy khi tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Đức Maria đã trở thành Mẹ của Chúa qua thái độ khiêm nhường và lời đáp xin vâng phát xuất từ lòng tin của Mẹ. Do đó, khi tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, chúng ta không chỉ hiểu chức làm mẹ đó chỉ thuộc về thân xác mà thôi, nhưng nhìn nhận Đức Maria là Mẹ do hành vi tin hoàn toàn tự do của Ngài, như bà Êlisabet đã thốt lên : “Phúc cho em vì đã tin những lời Chúa phán”. Chúa Giêsu có lần đã tuyên bố : “Mẹ và anh em Ta là những ai biết lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa” (Lc 8,21).
Mẹ Thiên Chúa trở thành một tín điều và là mầu nhiệm của đức tin Công Giáo. Tước hiệu này đã trở nên một phần vĩnh viễn trong những kinh tuyên xưng đức tin và trong phụng vụ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Tín điều Mẹ Thiên Chúa được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh.
Tiên tri Isaia loan báo: “một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ là Emmanuel” (Is 7,14). Đức Maria sinh ra Đấng Emmanuel, nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Lời tiên tri được thực hiện khi sứ thần Gabriel báo tin cho Mẹ Maria : "Bà sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ ấy là Giêsu... Vì thế Con Trẻ sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa." (Lc 1,31-35).
Thánh Phaolô viết : ‘Thiên Chúa đã sai con mình đến sinh bởi người nữ và sinh dưới chế độ luật” (Gal 4,14). Trong Tin mừng Gioan, Mẹ Maria được gọi là Mẹ Chúa Giêsu (2,1 ; 19,26), và trong Tin mừng Luca, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đến thăm bà Elidabet (1,43).
Các Kitô hữu thời sơ khai được các Tông Đồ hướng dẫn, luôn có một niềm tin vững chắc vào thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Điều này được chứng tỏ bằng những việc tôn kính phổ quát như Kinh Tin Kính của các Tông Đồ.
Tước hiệu Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã được các giáo phụ như Thánh Cyrilô, Athanasiô, Ignatiô Antiochia, tin yêu và truyền dạy.
Công Đồng Êphêsô năm 431 tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.
Công Đồng Constantinople III (680-681) xác quyết rằng: Chúa Giêsu Kitô được sinh ra bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, và Đức Trinh Nữ Maria chính thức và thật sự là Mẹ Thiên Chúa theo nhân tính của Chúa Kitô.
Đức Giáo Hoàng Piô XI, đã ra thông điệp “Mediator Dei” mừng kỷ niệm 1.500 năm Công Đồng Êphêsô và công bố lễ Mẹ Thiên Chúa, mừng trong toàn thể Giáo Hôi vào ngày 11 tháng 10.
Đức Piô XII, đã thiết lập Năm Thánh Mẫu vào năm 1954 và tuyên bố rằng chức Mẹ Thiên Chúa là nguồn gốc tất cả mọi ơn sủng và đặc sủng của Mẹ Maria.
Công Đồng Vaticanô II dành chương VIII trong Hiến Chế Lumen Gentium, nói về Mẹ Thiên Chúa. Và trong Hiến Chế về Phụng Vụ, các Nghị Phụ Công Đồng đã chuyển lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 11 tháng 10 sang ngày 1 tháng 1 hàng năm.
Thánh Lễ thật phong phú với những lời cầu nguyện cùng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội. Cả 4 kinh nguyện Thánh Thể đều nhắc tới Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Trong kinh nguyện Thánh Thể I, linh mục chủ tế đọc : Hiệp cùng Hội Thánh, chúng con kính nhớ Đức Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh Mẹ Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV đọc : Cùng với Đưc Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa...
Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…” là lời kinh được đọc lên hàng triệu triệu lần mỗi ngày. Danh hiệu Mẹ Chúa Trời được đọc trong phụng vụ của Giáo Hội, trong kinh nguyện riêng tư tại gia đình, trên xe, trên giường bệnh... Càng hiểu biết và yêu mến mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, chúng ta càng hiểu biết và yêu mến cách trọn vẹn hơn mầu nhiệm Chúa Cứu Thế, Người Con rất yêu dấu của Đức Mẹ.
Giáo Hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm Dương lịch,cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới như một nhắc nhớ việc chiêm ngưỡng Mẹ là một Tạo Vật mới tinh tuyền của Thiên Chúa, một Evà mới khởi đầu một thời đại mới, một tạo dựng mới. Kỷ nguyên cứu độ đã khởi sự qua việc Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng Đức Mẹ sau lời xin vâng. Mẹ được tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu thế để bắt đầu kỷ nguyên cứu độ. Nếu Evà cũ đã bất tuân để vùi lấp con người trong khổ đau và sự chết, thì Đức Mẹ với tâm tình xin vâng đã đưa Chúa Giêsu đến với nhân loại mang lại sự sống và tình yêu. Từ đây nhân loại sẽ bước đi trong ánh sáng cứu độ. Chúa Giêsu vị Vua Thái Bình, Hoàng Tử Bình An đã đi vào lòng thế giới, để thiết lập vương quốc Nước trời qua Mẹ Maria.

Lễ Mẹ Thiên Chúa kết thúc tuần Bát Nhật Giáng Sinh làm tỏa sáng vẻ đẹp kỳ diệu của tình yêu cứu độ. Ngôi Hai đã vâng phục nhập thể cứu độ nhân loại. Với tiếng xin vâng, Đức Maria làm Mẹ Ngôi Lời nhập thể và làm Mẹ hết thảy những ai được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã chọn phần tuyệt hảo là lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Xin cho chúng con luôn biết noi gương Mẹ, gắn bó cùng Chúa trọn đời. Amen.
 Tác giả bài viết: Lm Giuse Nguyễn Hữu An