Tốc độ chụp còn được hiểu là thời gian phơi sáng – exposure time
Chụp ảnh là thao tác thu nhận hình ảnh thông qua một lượng ánh sáng nhật định trong một khoảng thời gian nhất định. Để điều chỉnh lượng ánh sáng là chức năng của khẩu độ, như đã nói ở phần trên.
Còn khoảng thời gian nhận sáng được điều chỉnh bởi một bộ phận khác gọi là màn trập (shutter). Ở đây, thời gian được điều chỉnh gián tiếp bởi tốc độ đóng mở màn trập.
Trước khi chụp, màn trập trong trạng thái đóng, khi bấm máy thì màn trập mở ra để nhận ánh sáng và tiếp tục đóng lại để chấm dứt quá trình chụp ảnh. Khoảng thời gian này (mở ra và đóng lại) được gọi là thời gian phơi sáng (exposure time).
Để có thời gian phơi sáng dài, thì ta cho màn trập hoạt động (shutter speed) chậm, và ngược lại, để có thời gian phơi sáng ngắn hơn thì ta tăng tốc độ màn trập lên.
Tốc độ chụp được tính bằng 1/ giây (1/30s, 1/60s, 1/ 250s,…) ngoài ra, tốc độ chậm hơn nữa được đo bằng giây 1s, 2s,…Tốc độ càng nhanh thì thời gian phơi sáng càng chậm.
Đối với các máy ảnh cơ, hoặc máy ảnh số chuyên nghiệp, màn trập này là một cơ phận nằm trước bộ phận cảm nhận ánh sáng (là phím hoặc bộ cảm biến). Điều này giống như người ta dùng một tấm màn đen che cặp mắt của ta.Nhiệm vụ của nó là ngăn không cho ánh sáng tiếp xúc lên bộ phận cảm nhận. Cho đến khi được “cho phép” (tức là khi ta bấm máy). Màn trập sẽ lập tức chuyển động “vén mở bức màn” và để ánh sáng tiếp xúc trực tiếp với bộ phận cảm nhận (có thể là phim hoặc bộ cảm biến) vầ sau đó thì đóng lại ngay.
Đối với máy ảnh Compact, thì cơ cấu không thiết kế như màn trập cơ khí, nhưng việc phơi sáng dựa trên trên trạng thái làm việc của sensors.
Trong quá trình chụp ảnh, ánh sáng luôn tiếp xúc với sensors. Trong giai đoạn trước khi bấm máy, thì bộ cảm biến ở trạng thái OFF (vô cảm đối với ánh sáng rọi vào). Cho đến khi ra lệnh chụp (lúc ta bấm máy). Một dòng lệnh sẽ kích hoạt trạng thái bộ cảm biến chuyển sang trạng thái ON (cảm nhận ánh sáng) ngay lập tức. Và do vậy, ở đây cho ta một khái niệm về màn trập điện tử. Tuy có sự khác biệt về cấu trúc nhưng chức năng của nó đối với việc hình thành bức ảnh cũng không thay đổi.
Về tác dụng tốc độ chụp nhanh thì cho ta những hình ảnh sắc nét, có thể “bắt dính”, làm “đông cứng” được các đối tượng đang chuyển động (hình 28), nhưng mặt khác do thời gian phơi sáng ít nên ảnh sẽ rơi vào tình trạng thiếu sáng.
Ngược lại, tốc độ màn trập chậm đi thì ánh sáng sẽ đi vào nhiều hơn, đầy đủ hơn.Nhưng nếu là đối tượng đang chuyển động thì chỉ thể sẽ “mờ” đi.
Đây không phải là khuyết điểm của máy ảnh số, nhưng là một đặc điểm của ngành nhiếp ảnh. Dựa vào những đặc điểm này người ta thường cho ra những bức ảnh nghệ thuật rất ấn tượng và đẹp mắt.
a. kết hợp tốc độ và khẩu độ
Về tác dụng, ở hình 29, ta thấy sự hỗ tương giữa 2 yếu tố khẩu độ và tốc độ đối với ánh sáng truyền vào.
Xét trên hai yếu tố ánh sáng và độ nét sâu, ta thấy tác động qua lại giữa khẩu độ và tốc độ như sau:
Tốc độ điều chỉnh độ dài thời gian ánh sáng đi vào, còn khẩu độ kiềm chế mức độ của nguồn sáng.
Khẩu độ lớn cho phép bức ảnh sáng lên nhưng không rõ nét (như đã biết ở phần khẩu độ). Ta có thể bổ khuyết điểm này bằng việc tăng tốc độ chụp (tức là giảm thời gian phơi sáng) để giảm bớt lượng ánh sáng nhận vào, đồng thời nhờ đó tăng thêm độ nét sâu của bức ảnh.
Khẩu độ nhỏ sẽ, hình ảnh sẽ có độ nét hơn nhưng sẽ làm cho tấm ảnh trở nên tối đi. Vì thế, ta bù đắp khuyết điểm này bằng việc giảm tốc độ chụp chậm đi (tức là tăng thời gian phơi sáng) nhằm gia tăng lượng ánh sáng nhận vào, bổ khuyết cho sự thiếu hụt độ sáng.
Giả sử ta có một bức ảnh được tạo bởi khẩu độ f/4 và tốc độ là 1/ 125.
- Nếu phải giảm khẩu độ xuống f/5.6 thì bạn nên giảm tốc độ chụp xuống 1/60 để việc phơi sáng của bức ảnh được cân bằng như lúc đầu.
Trong trường hợp bạn giảm khẩu độ thêm một mức là f/8, thì tốc độ tương ứng cần phải giảm xuống 1/3 để tăng thời gian phơi sáng lên bù lại cho khẩu độ đã thu nhỏ.
Hình 30: Sự bổ sung cho nhau giữa khẩu độ và tốc độ
Với một cặp giá trị tốc độ và khẩu độ sẽ cho một mức độ phơi sáng. Để giữ mức độ phơi sáng đó, khi phải giảm khẩu độ một cấp (vì môi trường dư sáng chẳng hạn) thì có thể tăng thời gian phơi sáng (giảm tốc độ) một mức và ngược lại.
Sự phối hợp này tựa như nguyên tắc cái “bập bênh” của trẻ em. Khi thông số này tăng lên/ giảm đi một mức thì thông số kia cần giảm đi/ tăng lên một cấp để tạo sự squân bình về độ sáng tối cho bức ảnh (hình 30).
Trong hình minh họa, khẩu độ, tốc độ được bố trí hai bên một bức ảnh mẫu. Có một đường nối kết hai cặp thông số đã tạo nên kết quả.
Các ví dụ tiếp theo cho thấy tác động điều chỉnh khẩu độ và tốc độ tương ứng sau
Ở ví dụ 2, khi phải giảm khẩu độ (f/4 --> f/5.6) thì cần thiết tăng bì trừ phần thời gian phơi sáng từ 1/25 --> 1/60 (giảm tốc độ là tăng thời gian).
Nguyên tắc đó cũng được áp dụng ở ví dụ 3, khi giảm khẩu độ xuống f/8 thì giảm tốc độ chụp xuống 1/30 để giữ quân bình cho mức phơi sáng của bức ảnh.
Lưu ý: về mặc lý thuyết của tốc độ chụp là như thế. Nhưng thực tế, để sử dụng tốc độ chậm từ 1/30 trở đi thì cần một tay nghề nhất định và những công cụ kèm theo (giá đỡ,…). Những người không chuyên như chúng ta thì chỉ nên tham khảo thêm. Vì ở những tốc độ chậm như vậy, máy ảnh rất nhạy cảm với sự rung tay, trong quá trình chụp ảnh. Điều này khiến bức ảnh bị mờ ngoài ý muốn.
b.Các chế độ ứng dụng của tốc độ và khẩu độ.
Đối với hầu hết các máy compact, thì tốc độ và khẩu độ ta điều không can thiệp được, tất cả đã được lập trình. Khi bộ phận đo sáng quét qua không gian ảnh chụp, thì nó đã tự động điều chỉnh theo chế độ chụp do ta cài đặt. Ta chỉ việc giữ nguyên máy ảnh và bâm chụp.
Tuy nhiên gần đây một số máy ảnh số cho phép ta kết hợp ưu thế của các chức năng khẩu độ và tốc độ để tạo ra những hiệu ứng độc đáo trên bức ảnh.
Ta có thể chọn các chế độ:
Tự động – Automatic/ Program mode
Ký hiệu là P. Với chế độ này, ta không can thiệp vào khẩu độ và tốc độ, nhưng máy sẽ tự động canh chỉnh. Mọi việc ta làm là tập trung vào đối tượng trước ống kính và bấm máy.
Chỉnh tay – Manual:
Ký hiệu là M. Nếu chọn chế độ này, ta sẽ tự canh chỉnh (chọn khẩu độ, tốc độ, đo sáng,…) và ấn định thông số theo sở thích mà không nhờ vào hệ thống của máy ảnh.
Chế độ ưu tiên khẩu độ - Aperture priority mode:
Ký hiệu là Av- Aperture value: chế độ này hết sức hữu dụng khi ta cần tạo hiệu ứng độ nét sâu cho bức ảnh, tức là tạo ra phông mờ cho ảnh (hình 31).
Hãy chắc chắn rằng ta muốn tạo ra một hiệu ứng về phông nền. Với khẩu độ nhỏ thì bức ảnh sẽ có độ nét sâu về trường ảnh lớn, mọi chi tiết đều rõ nét. Còn khi muốn tạo một phông ảnh mờ nhạt hoặc làm mờ các vật thể phía trước hoặc phía sau điểm canh nét thì chọn khẩu độ lớn.
Khi đó, ta điều chỉnh khẩu độ theo ý mình, thì máy ảnh sẽ tự động canh chỉnh tốc độ thích hợp với khẩu độ đã được chọn để đạt được mức phơi sáng tốt nhất theo hoàn cảnh môi trường lúc đó
Chế độ ưu tiên tốc độ - Shutter priority mode:
Ký hiệu là Tv – time value: với chế độ này máy ảnh cho phép ta ưu tiên sử dụng tốc độ để tạo ra những hiệu ứng đên từ sự chuyển động. Ở đây, ta có thể làm đong cứng các đối tượng đang diễn ra (hình 32) với tốc độ chụp nhanh. Tùy thuộc vào chuyển động của sự vật, máy ảnh có thể đạt tới tốc độ cực (1/ 4000s, 1/ 8000s,…) để có thể bắt được trạng thái đang diễn ra của sự kiện đó. Chính vì vậy, ứng dụng này thường được sử dụng trong việc săn ảnh thể thao, hay đời sống vật.
Còn chụp ở tốc độ chậm (1/30, 1’, 2’,…) Sẽ giúp ta thu nhận chính những chuyển động như nó đang diễn ra trên bức ảnh. Sự thay đổi vi trí của sự vật được thu nhận liên tục (vì thời gian chụp được kéo dài). Trên bức ảnh các sự vật này sẽ có một bóng mờ dọc theo hướng chuyển động của sự vật đó, tạo một cảm giác sống thực về sự chuyển động. Toàn bộ bức ảnh là sự đan xen giữa đối tượng chính mờ do chuyển động và các đối tượng đứng yên. Điều này tạo nên sự khác biệt mạnh mẽ giữa sự vật cố định và di động (hình 33b).
Trong chế độ này, ta thấy: Độ mờ do tốc độ mang lại chỉ ảnh hưởng đến đối tượng đang chuyển động mà thôi, các đối tượng tĩnh vẫn rõ nét. Và sự mờ đi này có định hướng theo chiều chuyển động của sự vật. đối với việc thay đổi khẩu độ ưu tiên cự, thì phông nền phía sau hoặc đối tượng phía trước điểm canh nét sẽ bị mờ và mờ toàn bộ và các đối tượng chính thì rõ nét. Thứ hai, độ mờ này diễn tả sự liên tục xuất hiện của đối tượng trong những vị trí khác nhau.
Do đó, tốc độ chụp càng chậm càng cho phép thể hiện vệt mờ càng nhuyễn tạo sự mềm mại và liên tục theo chuyển động của sự vật. như hình kế tiếp cho ta thấy sự khác biệt mang tính nghệ thuật.
(a) Tốc độ nhanh đã “đông cứng” được dòng suối đang chảy. Dòng nước đang chảy bỗng trở nên rời rạc như những hạt cát thủy tinh đang rơi rớt vương vãi. Do tốc độ thu nhận tín hiệu nhanh hơn tốc độ rơi của dòng nước nên đã “đông cứng” chuyển động các giọt nước ấy.
Tấm ảnh được thể hiện trong sáng mạnh mẽ nhưng “cứng hơn” tấm ảnh ở hình (b).(b) Tốc độ chậm cho phép bắt tín hiệu trong khoảng thời gian dài hơn, khiến các đối tượng chuyển động sẽ trở nên mờ đi. Đặc điểm này phản ánh được chuyển động thực của dòng suối. Những giọt nước bé nhỏ, nối tiếp nhau tạo nên dòng chảy mịn màng và hối hả tuôn xuống.
Hình 34: tốc độ chụp nên những hiệu ứng nghệ thuật
hopa.vn (Theo anhkythuatso)