“Đi theo Đức Giêsu, gắn bó với Người, làm môn đệ trung tín của Người, đó là điều làm cho người ta được có sự sống đời đời làm gia nghiệp và được cứu độ.”
Bài Tin Mừng hôm nay (Mc 10,17-27) gồm hai phần: cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và một người giàu có (cc. 17-22); người giàu có và Nước Thiên Chúa (cc.23-27).
“Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?" (c.17). Người đàn ông này như thể đã chờ đợi từ trước để được gặp Đức Giêsu. Anh ta chạy đến, những mong được gặp Người một cách trực tiếp. Anh ta quỳ xuống trước mặt Người, vừa để bày tỏ lòng tôn kính vừa để trình bày một nhu cầu đặc biệt, tương tự như trong trường hợp người phong hủi ở 1,40. Và anh ta thưa với Đức Giêsu một câu hỏi quan trọng: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Anh xin Đức Giêsu cho anh câu trả lời cho vấn đề quan trọng mà đã từ lâu anh thao thức và suy nghĩ về nó. Thái độ của anh chứng tỏ rằng vấn đề này là rất quan trọng đối với anh, rằng anh đặt tất cả hy vọng tìm được câu trả lời nơi Đức Giêsu, Đấng mà anh tin là sẽ có câu trả lời đúng đắn cho vấn đề. Người đàn ông tìm đến với Đức Giêsu trong mối bận tâm mạnh mẽ về sự sống đời đời, tức là về sự sống trong sự hiệp thông sâu xa và vĩnh cửu với Thiên Chúa. Anh ta coi Đức Giêsu là Thầy nhân lành, Đấng đang sống một tương quan đặc biệt với Thiên Chúa và có thể đưa ra cho anh câu trả lời. Anh không đặt một vấn đề lý thuyết, mà là một câu hỏi hiện sinh, và anh tìm câu trả lời không phải ở đâu khác ngoài một cuộc gặp gỡ trực tiếp và thiết thân với vị Thầy nhân lành.
“Đức Giêsu đáp: "Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa” (c.18). Có vẻ như Đức Giêsu cố ý “hạ nhiệt” người đàn ông giàu có. Không chỉ đơn giản chấp nhận được gọi là “Thầy nhân lành”, Đức Giêsu còn hỏi người đàn ông rằng tại sao anh ta lại gọi Người như thế, và Người nhắc anh rằng chẳng có ai nhân lành ngoại trừ một mình Thiên Chúa. Đức Giêsu không muốn từ chối được gọi là Thầy nhân lành, vì đúng Người là như vậy. Nhưng ai muốn gọi Người là Thầy nhân lành thì phải ý thức về mối tương quan đặc biệt của Người với Thiên Chúa.
Rồi Người nói tiếp: “Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ" (c.19). Về căn bản, những gì Đức Giêsu liệt kê ở đây đều chỉ thuộc về Thập Giới, phần nói về tương quan với tha nhân. “Anh ta nói: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ" (c.20).
Phần thứ nhất của cuộc gặp gỡ kết thúc.
Trong phần thứ hai, trước hết, tác giả mô tả thái độ của Đức Giêsu đối với người đàn ông đang đối thoại với Người: “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21a). Người nhìn anh với ánh mắt thiện cảm và đem lòng yêu mến anh.
“Rồi Người bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi" (c.21b). Đức Giêsu không nhắc đến những điều răn nữa. Người nói với anh ta về một lời mời gọi mới mẻ hẳn. Với tất cả thiện cảm và lòng yêu mến, Đức Giêsu đưa ra một khẳng định (Anh chỉ thiếu có một điều), ba yêu cầu (hãy đi, bán những gì anh có mà cho người nghèo) kèm một lời hứa (anh sẽ được một kho tàng trên trời), và hai lời mời gọi khác (hãy đến theo tôi). Điều duy nhất mà người đàn ông đang thiếu sẽ được giải quyết bằng lời mời gọi đi theo Đức Giêsu; tất cả những yêu cầu phía trước đều quy hướng về lời mời gọi sau cùng này. Vậy điều duy nhất mà người đàn ông này còn thiếu để có thể đạt tới sự sống muôn đời, là “theo Đức Giêsu”, tức là sống trong sự hiệp thông mật thiết với Người. Việc bán tất cả những gì anh có và đem cho người nghèo sẽ làm cho anh được tự do để có thể đi theo Đức Giêsu và trọn vẹn hiệp thông với Người.
Khi kêu gọi các đồ đệ đầu tiên, Đức Giêsu cũng chỉ đưa ra lời mời duy nhất là hãy đi theo Người (1,17.19; 2,14). Người cũng đã từng giải thích thế nào là đi theo Người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì? Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình? Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người” (8, 34-38).
Việc đi theo Đức Giêsu và gắn bó với Người sẽ đưa Người ta vào trong sự sống của Thiên Chúa, sự sống đời đời. Đó chính là điều mà Đức Giêsu muốn nói với người đàn ông giàu có đang gặp Người trong bài Tin Mừng hôm nay. Điều này cho thấy Đức Giêsu có một mối liên hệ vô cùng mật thiết và đặc biệt với Thiên Chúa hằng sống. Đàng khác, điều này cũng cho thấy người đàn ông này đang đi đúng hướng trong cuộc tìm kiếm của ông, khi ông gặp gỡ Đức Giêsu và hỏi Người về sự sống đời đời.
Nhưng tiếc là chính vào lúc anh ta gần chạm đích và chính vào lúc Đức Giêsu đưa ra câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi của anh ta, thì tất cả thái độ của anh ta lại hoàn toàn thay đổi. Thánh Marcô viết: “Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi” (c.22a). Người đàn ông đã thành kính và nhiệt tâm biết bao khi tìm đến với Đức Giêsu. Anh ta đã tràn đầy hy vọng khi đến với Người. Nhưng giờ đây, anh bỏ cuộc với một tâm trạng buồn bã. Thánh Marcô nói rõ lý do của phản ứng đó: “vì anh ta có nhiều của cải” (c.22b).
Cuộc gặp gỡ của người đàn ông giàu có với Đức Giêsu đã bắt đầu một cách sống động và thân tình, nhưng lại kết thúc một cách buồn thảm và đầy thất vọng. Chính người đàn ông tìm đến với Đức Giêsu để hỏi Người về sự sống đời đời, chứ không phải Đức Giêsu chủ động tìm anh ta. Nhưng đây là lần duy nhất lời mời gọi đi theo Người đã không được chấp nhận.
Khi người đàn ông giàu có đã bỏ đi, Đức Giêsu tận dụng cơ hội để dạy dỗ các môn đệ về sự giàu có và Nước Thiên Chúa. “Đức Giê-su rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ: "Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!" (c.23).
“Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ” (c.24a). Chỉ vừa mới đây, người đàn ông giàu có đã phải buồn sầu và sa sầm nét mặt vì những lời của Đức Giêsu (c.21); bây giờ đến lượt các môn đệ sững sờ vì những lời của Người. “Nhưng Người lại tiếp: "Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao!” (c.24b). Bây giờ Người không chỉ nói về người giàu, mà là về tất cả mọi người: đối với bất cứ ai, việc vào được Nước Thiên Chúa cũng đều là việc rất khó.
Sau hai lần than thở về sự khó khăn của việc vào Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu lại lặp lại cũng một nội dung đó, lần thứ ba, bằng một hình ảnh ẩn dụ: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa" (c.25). Trong thế giới Do Thái thời Đức Giêsu, lạc đà là loài súc vật to lớn nhất mà người ta thường thấy; còn lỗ kim là một trong những thứ nhỏ nhất. Hình ảnh con lạc đà chui qua lỗ kim diễn tả một điều không thể xảy ra. Thế mà điều đó còn được coi là dễ hơn việc người giàu có vào Nườc Thiên Chúa!
Nghe nói như thế, các môn đệ càng sửng sốt hơn nữa, và họ chỉ còn biết nói với nhau: "Thế thì ai có thể được cứu?" (c.26). Câu hỏi này không chỉ giới hạn vào phạm vi những người giàu có, mà là liên hệ tới mọi người, tương tự như lời than thở của Đức Giêsu ở câu 24. Như thế, trong lời bàn tán với nhau này, các môn đệ tỏ ra lo lắng về ơn cứu độ của chính các ông nữa. Cho đến đây, chúng ta gặp ba lối nói diễn tả cũng một thực tại dưới những góc nhìn khác nhau: “vào Nước Thiên Chúa” (cc.23.24.25), “được sự sống đời đời” (c.17), “được cứu” (c.26). Câu hỏi của các môn đệ cho thấy họ rất quan tâm đến sự sống đời đời, không hề thua kém gì người đàn ông giàu có vừa đến gặp Đức Giêsu. Nhưng những lời tuyên bố của Đức Giêsu làm cho họ sợ hãi, vì thấy rõ là có những chướng ngại không thể vượt qua được. Xem ra chỉ còn một con đường cho con người: sự tuyệt vọng về ơn cứu độ của chính mình.
Đối diện với sự lo lắng và nỗi sợ hãi đó của các môn đệ, Đức Giêsu đưa ra một lời quyết định. “Đức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: "Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được" (c.27). Trước hết, Đức Giêsu lặp lại, lần thứ tư, sự không thể được về phía loài người. Nhưng lập tức, Người thêm: “Đối với Thiên Chúa thì không phải thế”. Và Người khẳng định: “Vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”. Như thế là Đức Giêsu hướng cái nhìn của con người về phía Thiên Chúa. Khi con người nhìn vào thực lực của mình, trong lãnh vực cứu độ, thì con người chỉ có thể tuyệt vọng mà thôi. Con người cần phải ý thức một cách sâu xa về sự bất lực của mình, nhưng đồng thời cũng phải biết mở ra với chân trời của Thiên Chúa. Con người có thể và phải nhận biết quyền năng của Thiên Chúa, nhất là trong lãnh vực cứu độ. Và quyền năng ấy có thể làm được mọi sự, ngay cả những sự mà con người thấy rõ là không thể. Ở đây, Đức Giêsu không nói quyền năng ấy được thực hiện như thế nào, nhưng Người khẳng định rằng Thiên Chúa có quyền năng đó. Chính từ quyền năng đó của Thiên Chúa mà có ơn cứu độ và có sự sống đời đời cho con người. Vì thế, con người cần phải hướng niềm hy vọng của mình về Thiên Chúa và quyền năng của Người.
Gợi ý suy niệm và chia sẻ:
1. Người đàn ông giàu có và các môn đệ của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng đều có chung một mối bận tâm sâu xa về ơn cứu độ và sự sống đời đời. Đó cũng phải là một bận tâm chính yếu của chúng ta.
2. Việc tuân giữ các giới răn trong Thập Giới chưa thể đưa người ta vào Nước Thiên Chúa nếu người ta vẫn còn thiếu điều quan trọng nhất là đi theo Đức Giêsu. Đi theo Đức Giêsu, gắn bó với Người, làm môn đệ trung tín của Người, đó là điều làm cho người ta được có sự sống đời đời làm gia nghiệp và được cứu độ.
3. Của cải trần gian không phải là những thực tại xấu xa tự bản chất, nhưng chúng dễ dàng trở thành những chướng ngại vật ngăn cản người ta đi theo Đức Giêsu. Và chính vì thế, chúng ngăn cản người ta vào Nước Thiên Chúa, đến độ Đức Giêsu phải thốt lên: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa" (c.25).
4. Trong lãnh vực cứu độ, tự sức mình, con người bất lực, không thể đạt tới sự sống đời đời. Chúng ta phải khiêm tốn ý thức rõ ràng về thực tế đó. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi hướng cái nhìn về phía Thiên Chúa và quyền năng của Người, để không bao giờ tuyệt vọng về ơn cứu độ của mình cũng như của những người khác, nhất là của những người mà chúng ta có trách nhiệm phục vụ.
“Đức Giêsu vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?" (c.17). Người đàn ông này như thể đã chờ đợi từ trước để được gặp Đức Giêsu. Anh ta chạy đến, những mong được gặp Người một cách trực tiếp. Anh ta quỳ xuống trước mặt Người, vừa để bày tỏ lòng tôn kính vừa để trình bày một nhu cầu đặc biệt, tương tự như trong trường hợp người phong hủi ở 1,40. Và anh ta thưa với Đức Giêsu một câu hỏi quan trọng: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Anh xin Đức Giêsu cho anh câu trả lời cho vấn đề quan trọng mà đã từ lâu anh thao thức và suy nghĩ về nó. Thái độ của anh chứng tỏ rằng vấn đề này là rất quan trọng đối với anh, rằng anh đặt tất cả hy vọng tìm được câu trả lời nơi Đức Giêsu, Đấng mà anh tin là sẽ có câu trả lời đúng đắn cho vấn đề. Người đàn ông tìm đến với Đức Giêsu trong mối bận tâm mạnh mẽ về sự sống đời đời, tức là về sự sống trong sự hiệp thông sâu xa và vĩnh cửu với Thiên Chúa. Anh ta coi Đức Giêsu là Thầy nhân lành, Đấng đang sống một tương quan đặc biệt với Thiên Chúa và có thể đưa ra cho anh câu trả lời. Anh không đặt một vấn đề lý thuyết, mà là một câu hỏi hiện sinh, và anh tìm câu trả lời không phải ở đâu khác ngoài một cuộc gặp gỡ trực tiếp và thiết thân với vị Thầy nhân lành.
“Đức Giêsu đáp: "Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa” (c.18). Có vẻ như Đức Giêsu cố ý “hạ nhiệt” người đàn ông giàu có. Không chỉ đơn giản chấp nhận được gọi là “Thầy nhân lành”, Đức Giêsu còn hỏi người đàn ông rằng tại sao anh ta lại gọi Người như thế, và Người nhắc anh rằng chẳng có ai nhân lành ngoại trừ một mình Thiên Chúa. Đức Giêsu không muốn từ chối được gọi là Thầy nhân lành, vì đúng Người là như vậy. Nhưng ai muốn gọi Người là Thầy nhân lành thì phải ý thức về mối tương quan đặc biệt của Người với Thiên Chúa.
Rồi Người nói tiếp: “Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ" (c.19). Về căn bản, những gì Đức Giêsu liệt kê ở đây đều chỉ thuộc về Thập Giới, phần nói về tương quan với tha nhân. “Anh ta nói: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ" (c.20).
Phần thứ nhất của cuộc gặp gỡ kết thúc.
Trong phần thứ hai, trước hết, tác giả mô tả thái độ của Đức Giêsu đối với người đàn ông đang đối thoại với Người: “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21a). Người nhìn anh với ánh mắt thiện cảm và đem lòng yêu mến anh.
“Rồi Người bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi" (c.21b). Đức Giêsu không nhắc đến những điều răn nữa. Người nói với anh ta về một lời mời gọi mới mẻ hẳn. Với tất cả thiện cảm và lòng yêu mến, Đức Giêsu đưa ra một khẳng định (Anh chỉ thiếu có một điều), ba yêu cầu (hãy đi, bán những gì anh có mà cho người nghèo) kèm một lời hứa (anh sẽ được một kho tàng trên trời), và hai lời mời gọi khác (hãy đến theo tôi). Điều duy nhất mà người đàn ông đang thiếu sẽ được giải quyết bằng lời mời gọi đi theo Đức Giêsu; tất cả những yêu cầu phía trước đều quy hướng về lời mời gọi sau cùng này. Vậy điều duy nhất mà người đàn ông này còn thiếu để có thể đạt tới sự sống muôn đời, là “theo Đức Giêsu”, tức là sống trong sự hiệp thông mật thiết với Người. Việc bán tất cả những gì anh có và đem cho người nghèo sẽ làm cho anh được tự do để có thể đi theo Đức Giêsu và trọn vẹn hiệp thông với Người.
Khi kêu gọi các đồ đệ đầu tiên, Đức Giêsu cũng chỉ đưa ra lời mời duy nhất là hãy đi theo Người (1,17.19; 2,14). Người cũng đã từng giải thích thế nào là đi theo Người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì? Quả thật, người ta lấy gì mà đổi lại mạng sống mình? Giữa thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người” (8, 34-38).
Việc đi theo Đức Giêsu và gắn bó với Người sẽ đưa Người ta vào trong sự sống của Thiên Chúa, sự sống đời đời. Đó chính là điều mà Đức Giêsu muốn nói với người đàn ông giàu có đang gặp Người trong bài Tin Mừng hôm nay. Điều này cho thấy Đức Giêsu có một mối liên hệ vô cùng mật thiết và đặc biệt với Thiên Chúa hằng sống. Đàng khác, điều này cũng cho thấy người đàn ông này đang đi đúng hướng trong cuộc tìm kiếm của ông, khi ông gặp gỡ Đức Giêsu và hỏi Người về sự sống đời đời.
Nhưng tiếc là chính vào lúc anh ta gần chạm đích và chính vào lúc Đức Giêsu đưa ra câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi của anh ta, thì tất cả thái độ của anh ta lại hoàn toàn thay đổi. Thánh Marcô viết: “Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi” (c.22a). Người đàn ông đã thành kính và nhiệt tâm biết bao khi tìm đến với Đức Giêsu. Anh ta đã tràn đầy hy vọng khi đến với Người. Nhưng giờ đây, anh bỏ cuộc với một tâm trạng buồn bã. Thánh Marcô nói rõ lý do của phản ứng đó: “vì anh ta có nhiều của cải” (c.22b).
Cuộc gặp gỡ của người đàn ông giàu có với Đức Giêsu đã bắt đầu một cách sống động và thân tình, nhưng lại kết thúc một cách buồn thảm và đầy thất vọng. Chính người đàn ông tìm đến với Đức Giêsu để hỏi Người về sự sống đời đời, chứ không phải Đức Giêsu chủ động tìm anh ta. Nhưng đây là lần duy nhất lời mời gọi đi theo Người đã không được chấp nhận.
Khi người đàn ông giàu có đã bỏ đi, Đức Giêsu tận dụng cơ hội để dạy dỗ các môn đệ về sự giàu có và Nước Thiên Chúa. “Đức Giê-su rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ: "Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!" (c.23).
“Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ” (c.24a). Chỉ vừa mới đây, người đàn ông giàu có đã phải buồn sầu và sa sầm nét mặt vì những lời của Đức Giêsu (c.21); bây giờ đến lượt các môn đệ sững sờ vì những lời của Người. “Nhưng Người lại tiếp: "Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao!” (c.24b). Bây giờ Người không chỉ nói về người giàu, mà là về tất cả mọi người: đối với bất cứ ai, việc vào được Nước Thiên Chúa cũng đều là việc rất khó.
Sau hai lần than thở về sự khó khăn của việc vào Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu lại lặp lại cũng một nội dung đó, lần thứ ba, bằng một hình ảnh ẩn dụ: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa" (c.25). Trong thế giới Do Thái thời Đức Giêsu, lạc đà là loài súc vật to lớn nhất mà người ta thường thấy; còn lỗ kim là một trong những thứ nhỏ nhất. Hình ảnh con lạc đà chui qua lỗ kim diễn tả một điều không thể xảy ra. Thế mà điều đó còn được coi là dễ hơn việc người giàu có vào Nườc Thiên Chúa!
Nghe nói như thế, các môn đệ càng sửng sốt hơn nữa, và họ chỉ còn biết nói với nhau: "Thế thì ai có thể được cứu?" (c.26). Câu hỏi này không chỉ giới hạn vào phạm vi những người giàu có, mà là liên hệ tới mọi người, tương tự như lời than thở của Đức Giêsu ở câu 24. Như thế, trong lời bàn tán với nhau này, các môn đệ tỏ ra lo lắng về ơn cứu độ của chính các ông nữa. Cho đến đây, chúng ta gặp ba lối nói diễn tả cũng một thực tại dưới những góc nhìn khác nhau: “vào Nước Thiên Chúa” (cc.23.24.25), “được sự sống đời đời” (c.17), “được cứu” (c.26). Câu hỏi của các môn đệ cho thấy họ rất quan tâm đến sự sống đời đời, không hề thua kém gì người đàn ông giàu có vừa đến gặp Đức Giêsu. Nhưng những lời tuyên bố của Đức Giêsu làm cho họ sợ hãi, vì thấy rõ là có những chướng ngại không thể vượt qua được. Xem ra chỉ còn một con đường cho con người: sự tuyệt vọng về ơn cứu độ của chính mình.
Đối diện với sự lo lắng và nỗi sợ hãi đó của các môn đệ, Đức Giêsu đưa ra một lời quyết định. “Đức Giêsu nhìn thẳng vào các ông và nói: "Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được" (c.27). Trước hết, Đức Giêsu lặp lại, lần thứ tư, sự không thể được về phía loài người. Nhưng lập tức, Người thêm: “Đối với Thiên Chúa thì không phải thế”. Và Người khẳng định: “Vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được”. Như thế là Đức Giêsu hướng cái nhìn của con người về phía Thiên Chúa. Khi con người nhìn vào thực lực của mình, trong lãnh vực cứu độ, thì con người chỉ có thể tuyệt vọng mà thôi. Con người cần phải ý thức một cách sâu xa về sự bất lực của mình, nhưng đồng thời cũng phải biết mở ra với chân trời của Thiên Chúa. Con người có thể và phải nhận biết quyền năng của Thiên Chúa, nhất là trong lãnh vực cứu độ. Và quyền năng ấy có thể làm được mọi sự, ngay cả những sự mà con người thấy rõ là không thể. Ở đây, Đức Giêsu không nói quyền năng ấy được thực hiện như thế nào, nhưng Người khẳng định rằng Thiên Chúa có quyền năng đó. Chính từ quyền năng đó của Thiên Chúa mà có ơn cứu độ và có sự sống đời đời cho con người. Vì thế, con người cần phải hướng niềm hy vọng của mình về Thiên Chúa và quyền năng của Người.
Gợi ý suy niệm và chia sẻ:
1. Người đàn ông giàu có và các môn đệ của Đức Giêsu trong bài Tin Mừng đều có chung một mối bận tâm sâu xa về ơn cứu độ và sự sống đời đời. Đó cũng phải là một bận tâm chính yếu của chúng ta.
2. Việc tuân giữ các giới răn trong Thập Giới chưa thể đưa người ta vào Nước Thiên Chúa nếu người ta vẫn còn thiếu điều quan trọng nhất là đi theo Đức Giêsu. Đi theo Đức Giêsu, gắn bó với Người, làm môn đệ trung tín của Người, đó là điều làm cho người ta được có sự sống đời đời làm gia nghiệp và được cứu độ.
3. Của cải trần gian không phải là những thực tại xấu xa tự bản chất, nhưng chúng dễ dàng trở thành những chướng ngại vật ngăn cản người ta đi theo Đức Giêsu. Và chính vì thế, chúng ngăn cản người ta vào Nước Thiên Chúa, đến độ Đức Giêsu phải thốt lên: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa" (c.25).
4. Trong lãnh vực cứu độ, tự sức mình, con người bất lực, không thể đạt tới sự sống đời đời. Chúng ta phải khiêm tốn ý thức rõ ràng về thực tế đó. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng được mời gọi hướng cái nhìn về phía Thiên Chúa và quyền năng của Người, để không bao giờ tuyệt vọng về ơn cứu độ của mình cũng như của những người khác, nhất là của những người mà chúng ta có trách nhiệm phục vụ.
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Nguyễn Thể Hiện, DCCT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét