Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

28 tháng 5, 2012

THÁNH THẦN – HƠI THỞ CỦA TÌNH YÊU

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23

Hơi thở luôn là biểu lộ dấu hiệu của cuộc sống: Hơi thở còn chúng ta còn tồn tại. Không còn hơi thở, cuộc sống chúng ta mất.
Hơi thở quan trọng cho con người vì nuôi sống cơ thể bằng dưỡng khí của Trời đất, Hơi thở gắn bó chặt chẽ với nhịp điệu sinh hoạt thân xác và tinh thần của chúng ta. Khi lo lắng, sợ sệt, hơi thở trở nên nặng nề,khó chịu. Khi ta giận dữ, nóng nảy, hơi thở ta gấp gáp, mệt nhọc... Và hơi thở thật nhẹ nhàng, khoan khoái khi chúng ta thanh thản, bình an.
Hơi thở có thể giữ được tâm trạng bình thản: Khi chúng ta lo lắng, sợ hãi,  cần giữ hơi thở cho đều đặn, tâm hồn chúng ta sẽ trở lại bình an, thanh thản. Khi nóng giận, tức tối,  chúng ta cần giữ hơi thở nhẹ nhàng, đều đặn, sẽ lấy lại được sự an bình trong tâm.
Các tù nhân đi trại cải tạo về chia sẻ lại, nhà tù kín mít chỉ có chiếc ô thông gió nhỏ xíu, nhưng đó là nơi các anh em tù nhân thay phiên nhau cố gắng lại gần để hít thở... Lúc được ra ngoài lao động là lúc cố gắng thở bù... Nhờ vậy anh em mới giữ được cái tâm bình an và thân xác khỏe mạnh. Trong những điều kiện khó khăn về hít khí trời, chúng ta mới cảm nghiệm được sự cần thiết của không khí trong lành...
Hơi thở là hình ảnh nói về Chúa Thánh Thần, Chúa Kitô phục sinh - “Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.  Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 22-23).
Hơi thở là biểu tượng của Thánh Thần hay Thần Khí, chỉ Ngôi thứ ba của Thiên Chúa. Từ “thần khí” trong tiếng Hippri là “ruah” nghĩa là gió, hơi thở hay sự chuyển động của không khí, xuất hiện hơn 90 lần trong bản văn Kinh thánh bằng tiếng Hippri. Đó là nguyên lý của sự sống và sức mạnh và qua Thánh Thần, Thiên Chúa biểu lộ sức mạnh và ý chí của Ngài. Ngay phần đầu của sách Sáng thế, nhờ “Thần Khí của Chúa,” Thiên Chúa bắt đầu công cuộc sáng tạo: "Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước" (St 1, 1-2)
Thần Khí được nói đến bằng hình ảnh của Gió: Người như là gió. Người ta không thấy gió, người ta không biết gió bắt nguồn từ đâu và đến đâu thì dừng lại (x. Ga 3, 8). Ngoài hình ảnh khí, gió, ngoài ra hình ảnh của Chúa Thánh Thần được nhắc tới là nước, Lửa và Bồ câu.
Nước được trình bày biểu tượng của Thánh Thần như Chúa Giêsu nói với Nicodemo: "Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” (Ga 3, 5). Đức Giêsu gặp gỡ người đàn bà Samaria, Ngài mô tả Thánh Thần như “nước hằng sống” làm vọt lên trong mỗi người ân sủng của đời sống vĩnh cửu (x. Ga 4, 14).  Chúa Thánh Thần cũng được nói đến qua hình ảnh của Lửa như Sách Tông Đồ Công Vụ đã kể về ngày lễ Hiện xuống: “Họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho (Cv 2, 3-4. Chúa Thánh Thần cũng lấy hình Chim Bồ Câu xuống trên Chúa Giêsu khi Ngài chịu phép rửa tại sông Giodan: “Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu” (Lc 3, 22).
Chúa Kitô phục sinh tỏ hiện vinh quang Ngài tại nhà Tiệc ly, cửa đã đóng kín, người đứng giữa “thổi hơi vào” (enephysêsen) các môn đệ. Làn hơi của Đức Giêsu chính là Thánh Thần; Động từ “thổi hơi vào” (emphysian) ở Ga 20,22 đã được dùng tại Sách Sáng thế Ký  2,7 LXX : Thiên Chúa thổi hơi mang sức sống vào Ađam để nguyên tổ có sức sống, như thế Thần Khí là sức sống của con người. Trên thập giá, Đức Giêsu đã “trao Thần Khí” (paredôken to pneuma;) Người đã trao ban Thánh Thần cho những người đứng dưới chân thập giá, đặc biệt cho thân mẫu Người. Các nhà giải thích Kinh Thánh nhấn mạnh rằng Thần Khí ban cho Đức Maria là tượng trưng Hội Thánh hoặc Dân mới của Thiên Chúa, và cho người môn đệ Người thương mến, tượng trưng các Kitô hữu (Theo giải thích của Cha FX.Vũ Phan Long).
Chúa thổi hơi ban Thần Khí để rửa sạch các môn đệ khỏi tội lỗi và làm cho họ thành một cuộc tạo dựng mới. Ân ban Thần Khí khai mạc sứ mạng của các môn đệ: Trong nhà Tiệc ly môn đệ họp lại voi Mẹ Maria vào ngày lễ Ngũ Tuần. Bỗng có tiếng từ trời gió thổi, ào ào khắp nhà các đấng đang họp. Lại thấy có hình lưỡi lửa tỏa ra đổ trên đầu từng người một và tất cả đều được tràn đầy Thánh Linh: Lưỡi tượng trưng cho lời nói. Lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Với ân ban của Chúa Thánh Thần, các Tông đồ trở nên nhiệt thành can đảm đi rao giảng Tin mừng và làm chứng cho Chúa nơi các dân tộc, tiếp nối sứ mạng ra đi rao giảng mà Chúa Giêsu đã truyền trước khi về Trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”( Mt 28, 19-20 ). Ở cùng với các ông qua sự hiện diện và tác động của Thần Khí mà Chúa Giêsu đã hứa ban. Thần Khí được Đức Giêsu phục sinh trao ban cho các môn đệ là Thần Khí xuống đã đánh dấu khởi đầu sứ vụ của Đức Giêsu (x. Ga 1,32-33).
 Khi còn ở trần thế Đức Giêsu đã nói đến Thần Khí sự thật, Đấng ở lại (menei) với các môn đệ (Ga 14,17) như Ngài đã ở lại (emeinen) trên Đức Giêsu (Ga 1,32). Ngài là Đấng Phù Trợ ở giữa các môn đệ để thay thế sự vắng mặt của Chúa Giêsu. Sự hiện diện của Ngài bảo đảm cho họ sẽ không mồ côi (Ga 14, 15 - 18; 16, 7-8). Các môn đệ tin vào Chúa Giêsu, nên được đón nhận Ngài (Ga 7,39; 14,12-14). Còn thế gian không thể nhận lấy Đấng Phù Trợ vì họ không tin vào Chúa Giêsu.,
Kể từ khi khai sinh trong Chúa Thánh Thần vào ngày lễ Ngũ Tuần, Giáo hội của Đức Kitô luôn đứng vững và phát triển dưới sự hướng dẫn, tác động của Chúa Thánh Thần như lời Chúa Giêsu truyền: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất”(Cv 1,8).
Đấng đó sẽ thúc đẩy và soi sáng các môn đệ hiểu sâu sắc giáo huấn của Chúa Kitô như Ngài đã giải thích: Thánh Thần sẽ dạy dỗ các môn đệ mọi điều và nhắc nhở cho họ những gì Chúa Giêsu đã giảng dạy cho họ (x. Ga 14, 26). Thánh Thần vừa nghe vừa loan báo những điều giấu kín, và Ngài là trung gian truyền tải sứ điệp của Thiên Chúa: “Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến (Ga 16,13).
Chúa Thánh Thần soi sáng trí lòng, sưởi ấm tâm hồn, thúc giục chúng ta làm điều lành, tránh điều xấu, điều dữ như thánh Phaolô nhấn mạnh: “Hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an” (Rm 8,6). Ngay khi được rửa tội, Thánh Thần triển khai các hành động của Người như một hạt giống nhỏ bé trong tim chúng ta. Hạt giống ấy sẽ lớn lên dần dần trong âm thầm thinh lặng, nhưng chắc chắn sẽ kết quả. Thánh Thomas Tiến sĩ nhấn mạnh rằng: “Chúa Thánh Thần được trao ban đến để cư ngụ trong chúng ta và làm cho chúng ta nên mới”.
Thật thế, mới về tinh thần, mới về cách cư xử với nhau, mới về cách chứng nhân như Thánh Phaolô nhấn mạnh: “Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ" (Gal 5, 22).
Xin ngự đến, lạy Thánh Thần sáng tạo,
Ðến viếng thăm và tuôn đổ ơn trời
Xuống cõi lòng và tâm trí bề tôi
Là sản phẩm do tay Ngài mà có.
Xin Thần Khí ở cùng chúng ta luôn mãi...
"Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước"
                                                                                                 (Gal 5, 25).
                                                                               Lm. Vinh Sơn, Sài gòn 26/05/2012

Tác giả bài viết: Lm. Vinh Sơn

SỨ MẠNG CỦA PHÊRÔ

THỨ SÁU TUẦN VII PHỤC SINH LỜI CHÚA: Ga 21, 15-19
 THỨ SÁU TUẦN VII PHỤC SINH
SỨ MẠNG CỦA PHÊRÔ
LỜI CHÚA: Ga 21, 15-19
15 Sau khi dùng bữa với các môn đệ tại Biển Hồ Tibêria, Đức Giêsu Phục Sinh hỏi ông Simon Phêrô: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giêsu nói với ông: “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. 16Người lại hỏi: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người nói: “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”. 17Người hỏi lần thứ ba: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: “Anh có yêu mến Thầy không?” Ông đáp: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giêsu bảo: “Hãy chăm sóc chiên của Thầy. 18Thật, Thầy bảo cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”. 19Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: “Hãy theo Thầy”.
SUY NIỆM :
Chúa Giêsu đã gọi nhiều môn đệ và chọn 12 người làm nền tảng cho tòa nhà Hội Thánh. Sau khi hoàn tất công cuộc cứu chuộc ở trần gian để trở về cùng Cha, Chúa Giêsu đã đặt một vị thủ trưởng chỉ huy chăm sóc anh em. Và Chúa đã chọn Phêrô vì thấy ông đầy nhiệt huyết và có niềm tin vững vàng.
Trình thuật Tin Mừng hôm nay ghi lại câu chuyện thân mật rất riêng giữa Chúa Giêsu và vị tông đồ niên trưởng là Phêrô. Tại Biển hồ Tibêria, sau khi dùng bữa, lúc này chỉ còn hai thầy trò, Chúa Giêsu lên tiếng hỏi Phêrô: “Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” Câu hỏi của Thầy quá đơn giản nếu không muốn nói là dư thừa vì rất nhiều lần Phêrô tuyên xưng lòng tin vào Thầy, nhất là sau ba lần vấp ngã chối Chúa, ông đã phần nào ý thức được sự yếu đuối của mình nên trả lời đầy vẻ khiêm tốn: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Nghe vậy, Chúa Giêsu liền trao cho ông nhiệm vụ chăm sóc chiên con.
Có lẽ để kiểm tra lại lòng yêu mến của Phêrô, Chúa Giêsu lại hỏi thêm 2 lần nữa. Lúc này Phêrô cảm thấy như bị Thầy coi thường, ông tỏ vẻ không hài lòng nên đã trả lời vẻ hờn dỗi « Khổ lắm, nói mãi ! Thầy đi guốc trong bụng con rồi còn gì », Thầy biết rõ mọi sự rằng con yêu mến Thầy…Nghe vậy Chúa Giêsu nói rõ cho Phêrô biết đường tương lai, định mệnh của cuộc đời ông là phải chết cách nào.
Có nhiều người thắc mắc cho rằng « Tại sao Chúa Giêsu hỏi Phêrô đến ba lần ?» Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh cho Phêrô biết sứ mạng sắp tới rất quan trọng mà cũng thật khó khăn, nếu ông không có  lòng yêu mến cao độ trổi vượt thì không thể chu toàn được. Chúa Giêsu cũng muốn Phêrô ý thức sứ mạng cao quý của người lãnh đạo là phải chịu thiệt thòi, đau thương thậm chí phải hy sinh cả mạng sống.
Câu hỏi dành cho Phêrô năm nào bây giờ Chúa Giêsu cũng hỏi mỗi người chúng ta: « Con có mến Thầy không ? » Lấy gì để đo lường lòng mến của chúng ta đối với Chúa. Chúng ta đặt lòng tin mến của mình nơi Chúa thì ít nhưng nơi tạo vật thì nhiều. Chúng ta đã đặt lòng tin vào tiền bạc, giàu sang, danh vọng, địa vị chức tước, vào một đam mê lệch lạc hoặc những thú vui bất chính…Mỗi ngày chúng ta hãy cật vấn lòng yêu mến của mình đối với Chúa.
Trên bước đường theo Chúa không phải lúc nào chúng ta cũng đi trên nẻo đường bằng phẳng với cây cao bóng mát, cỏ hoa rộn ràng nhưng cũng có đoạn đường gồ ghề sỏi đá, chông gai. Không phải lúc nào chúng ta cũng trải qua những ngày nắng đẹp nhưng cũng có những lúc u sầu ảm đạm, thậm chí có cả giông tố bão bùng. Không phải lúc nào việc ta làm cũng được mọi người chấp nhận, tán dương nhưng cũng có những chống đối, vùi dập khiến ta bị tổn thương và thất vọng ê chề. Hãy nhìn lên Thầy Giêsu – Đấng đã chiến thắng bằng đức khiêm tốn vâng phục, bằng sự từ bỏ ý riêng mình để ý Cha nên trọn.
Chấp nhận đi theo Chúa là chúng ta phải chấp nhận thiệt thòi đi vào đường hẹp, chấp nhận lội ngược dòng. Vì đường Cứu Độ không phải là con đường của dễ dãi, của hưởng thụ nhưng là con đường từ bỏ. Vì có hạnh phúc nào mà không dệt từ những đau khổ, có vinh quang nào mà không phải đi qua thập giá. Nhưng người theo Chúa phải luôn xác tín dù đường đời có đau khổ cũng là đau khổ có Chúa. Dù tình yêu có trắc trở gian nan cũng là vẫn là những ân ban huyền nhiệm để ta được lớn lên, được hiệp thông trong Tình Yêu của Chúa Ba Ngôi.
Xin Chúa cùng đồng hành với chúng ta trên nẻo đường kiếm tìm Chân Lý và Tình Yêu Đích Thực. Amen.
M. Anh Thư, OP

THEO THẦY LÀM CHỨNG NHÂN

Thứ Bảy sau Chúa Nhật VII Phục Sinh LỜI CHÚA: Ga 21, 20-25

 20 Khi ấy, ông Phê-rô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giê-su thương mến đi theo sau ; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giê-su trong bữa ăn tối và hỏi : "Thưa Thầy, ai là kẻ nộp Thầy ?" 21Vậy khi thấy người đó, ông Phê-rô nói với Đức Giê-su : "Thưa Thầy, còn anh này thì sao ?" 22 Đức Giê-su đáp : "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ? Phần anh, hãy theo Thầy." 23 Do đó, mới có tiếng đồn giữa anh em là môn đệ ấy sẽ không chết. Nhưng Đức Giê-su đã không nói với ông Phê-rô là : "Anh ấy sẽ không chết", mà chỉ nói : "Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh ?"
24 Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực.
25 Còn có nhiều điều khác Đức Giê-su đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ : cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.
SUY NIỆM:
Bài Tin Mừng hôm nay tiếp nối đối thoại giữa Chúa Giêsu và ông Phêrô khi Chúa chọn Phêrô sẽ là người đứng đầu Giáo Hội sơ khai, và tiên báo về cái chết của Phêrô giống như cái chết của Thầy. Khi nhìn thấy Gioan đi đàng sau mình Phêrô liền hỏi Chúa Giêsu: “còn anh này thì sao?”. Gioan, môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến trong suốt những năm tháng tháp tùng theo Thầy đi Công bố Tin Mừng Cứu Độ. Gioan lại được ơn linh ứng của Thánh Thần để ghi chép lại những lời của Thầy mình qua một lối văn khác với ba tác giả Tin Mừng trước, mang nội dung ý tưởng thần học cao siêu hơn. Ông đã làm chứng về Ơn Cứu Độ mà Chúa Giêsu đã thực hiện trong suốt ba năm đi theo Thầy. Qua lời Chúa Giêsu nói với ông Phêrô: "Nếu Thầy muốn nó cứ ở lại mãi cho tới khi Thầy đến’’, ý Ngài muốn nói lời chứng của Gioan được ghi chép lại sẽ tồn tại và linh ứng cho đến ngày tận thế, ngày Chúa Giêsu sẽ lại đến trong thế gian trong cương vị là một vị thẩm phán tối cao. Theo sử sách ghi lại Gioan: con ông Giê-bê-đê, được Chúa Giêsu gọi là Môn đệ yêu dấu. Đối diện với cái chết tử đạo khi bị nấu trong nồi dầu sôi trong cuộc bách hại tôn giáo ở Rôma. Nhưng lạ thay, ngài được cứu thoát khỏi cái chết. Thánh Gioan bị kết án đi làm hầm mỏ tại trại tù ở đảo Patmos. Tại đây, Ngài đã viết cuốn sách Khải Huyền chứa đầy những lời tiên tri. Thánh Gioan được trả tự do, và trở về làm Giám mục ở Edessa, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngài chết vì già yếu. Ngài là tông đồ duy nhất đã chết một cách bình an. Ngài cũng là môn đệ được Chúa Giêsu trao phó cho trách nhiệm nghĩa vụ làm con thay thế Thầy mình đem Mẹ Maria về nhà để săn sóc.
Gioan đã ghi chép, để lại cho chúng ta những lời giáo huấn của chính Chúa Giêsu đã nói và giảng dạy, và chính Gioan đã làm chứng về những điều mình đã viết là sự thật. Qua 20 thế kỷ Tin Mừng của Thánh Gioan vẫn luôn là những lời chứng thực về Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa đã ban cho con người, và vẫn đang tiếp tục là chứng nhân để truyền đạt lại cho chưa biết Chúa.
Riêng với Phêrô, Chúa Giêsu đã nói với ông : Phần con, cứ theo Thầy". Phêrô đã tiếp nối công việc của Thầy đã trao, Ngài đã chèo lái con thuyền Giáo Hội từ những ngày sơ khai, Phêrô đã rao truyền những lời giáo huấn của Thầy mình cho những anh em chưa biết Chúa, và Phêrô đã bảo vệ nguồn chân lý về Ơn Cứu Độ nơi Thầy của mình trao ban, Phêrô hạnh phúc được lãnh nhận phúc tử đạo giống như cái chết của Thầy mình. Từ những gian nan thử thách mà Phêrô đã trải qua trong suốt triều đại Giáo hoàng của Ngài, Ngài đã chèo lái đưa con thuyền Giáo Hội vượt qua biết bao trở ngại chông gai, và tiếp nối cho đến hôm nay con thuyền đó vẫn vững chắc bền bỉ để lướt qua những sóng gió trần gian.
Lời mời gọi đó như chính Chúa cũng đang mời gọi mỗi người chúng ta hãy tiếp bước theo Ngài, để làm chứng nhân cho Chúa bằng chính cuộc sống hiện tại, tùy theo chức vụ và ân sủng mà Thiên Chúa đã trao ban cách riêng cho mỗi người. Nhìn lại chính chúng ta, cuộc sống chứng nhân về Đức Kitô hôm nay của mỗi tín hữu đã tiếp nối gieo và gặt hái được đến đâu. Đức tin mà chúng ta đã được hạnh phúc hơn biết bao người khác, là được lãnh nhận ngay từ lúc chập chững bước vào đời, và được trau luyện qua những năm tháng thực hành sống đạo.
Trong mỗi thánh lễ chúng ta long trọng tuyên xưng đức tin: “Lạy Chúa chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết và tuyên xưng Chúa đã sống lại cho tới khi Chúa đến”. Chúng ta thực hành được lời tuyên xưng đó được bao nhiêu lần, và đã trao ban niềm tin đó cho bao nhiêu anh chị em được nhận ra ánh sáng đức tin để biết Chúa, hay những lời đó chỉ là lời tuyên xưng vang lên trên cửa môi chúng ta trong ngôi thánh đường, và nó chỉ cô đọng mãi bên trong thánh đường, chưa đủ sức để lời tuyên xưng đó vang vọng ra được bên ngoài để mọi người chung quanh nhận biết Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa, qua việc Chúa Giêsu Giáng Sinh, rao giảng Tin Mừng, chịu chết và Phục Sinh. Để rồi cũng giống như dụ ngôn nén bạc đã bị chôn vùi không được dùng để làm sinh lợi thêm. (Mt 25, 18)
Lạy Chúa, xin cho chúng con nhận ra tiếng Chúa kêu mời như Chúa đã nói với Phêrô:“cứ theo Thầy”, để mỗi người sẽ mạnh dạn kiên trung vững bước theo Chúa, và như Gioan đã chứng thực về những lời của Chúa là sự thật, xin cho chúng con cũng sẽ là những chứng nhân bằng chính cuộc sống từ đời thường này. Amen.
Lm. Josehp Trần Quốc Thấng
Tác giả bài viết: Lm. Josehp Trần Quốc Thắng

CHÚA THÁNH THẦN VÀ GIÁO HỘI

CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG B 27-5-2012 - Ga 20, 19-23 ------------------

------------------
Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo hội. Là Kitô hữu, xác quyết ấy không ai dám phủ nhận. Nhưng ktrong thực tế, nhiều lúc các nhiệm thể Chúa Kitô là Giáo hội, lại nói năng, cư xử và hành động cách vô hồn, nghĩa là suy nghĩ, phát ngôn và làm việc theo tính toán của khôn ngoan con người chứ không để hay không chịu cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói rằng Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội và nếu không có Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ chỉ là một tổ chức nhân đạo.
Trưa Chúa nhựt 31-5-2009, sau thánh lễ tại Vương cung Thánh đường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời với ít nhứt 30 ngàn tín hữu hành hương tập trung tại quảng trường thánh Phêrô. Trong bài suy niệm trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói rằng có nhiều người chỉ xem Giáo hội như một tổ chức nhân đạo. Trong thực tế, bản chất đích thực và sự hiện diện lịch sử của Giáo hội đã không ngừng được Thánh Thần và Chúa Kitô hướng dẫn và sinh động.
Sách công vụ các tông đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy.
Chúng tôi xin làm chứng cùng với Thánh Thần là… (Cv. 5, 32)
Thánh Thần và chúng tôi quyết định là…(Cv. 15,28)
Nếu không có Thánh Thần can dự, thì lời chứng của các tông đồ dù có xác tín mãnh liệt thế nào đi nữa, thì cũng chỉ được kể là chứng gian.
Nếu không để Thánh Thần cùng suy nghĩ và hành động thì quyết định của các tông đồ trong lần họp Công đồng đầu tiên tại Giêrusalem không biết đã đưa Giáo hội đi đâu, về đâu.
Phaolô, một tông đồ đầy kinh nghiệm về Thánh Thần, hay nói đúng hơn, một con người đã được dìm mình trong Thánh Thần đã sống và đã nói : “Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa” (1C. 2,4)
“Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy ra cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng : xiềng xích và gian nan đang chờ đợi tôi.” (Cv. 20,22-23).
Hơn lúc nào hết, Giáo hội toàn cầu và mỗi Giáo hội địa phương phải đương đầu và đối phó với nhiều vấn nạn và thách thức gay go mà thế giới và thực tế cuộc sống gợi nên. Xử lý tình huống và chọn lựa một hướng đi phù hợp với tin mừng cứu độ của Đức Giêsu không hề đơn giản chút nào. Dù rằng trong Giáo hội không thiếu những con người tầm cỡ, khôn ngoan, đạo đức và thức thời. Nhưng khởi động, diễn biến và kết thúc mọi vấn đề vẫn luôn là, và phải là tác động của Thánh Thần. Bằng không đó chỉ là sự ‘khôn ngoan đối đáp người ngoài’ theo lẽ tự nhiên của “một tổ chức nhân đạo”, chứ không phải của Giáo hội Chúa Kitô. Chính “Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì.” (Ga. 6,63). Tuy dù Thánh Thần và Giáo hội có phải công bố hay lên tiếng những điều ngược với lỗ tai người đương thời, kể cả người tin hay không tin, nhưng cuối cùng vẫn chính là : “Thánh Thần và chúng tôi quyết định !”.
Muốn biết lời chúng tôi nói, điều chúng tôi quyết định có phải là lời của Thánh Thần, quyết định của Thánh Thần, hãy xem tương quan chúng tôi với Mẹ Hội Thánh và với Đức Giêsu, Đấng sáng lập Giáo hội. Chắc chắn điều chúng tôi rao giảng, việc chúng tôi hành động, tất cả đều được gợi hứng và thúc đẩy bởi giáo huấn của Hội Thánh và Tin Mừng của Đức Giêsu.°
Lm. Phaolô Dương Công Hồ - Chánh xứ Đạ Teh, giáo phận Đà Lạt
 
Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Dương Công Hồ

CHÚA THÁNH THẦN HỆN XUỐNG: THÁNH THẦN QUY TỤ VÀ SAI ĐI

Kính thưa quý OBACE, tất cả chúng ta ngồi đây đều đã lãnh nhận Ơn Chúa Thánh Thần qua Bí Tích rửa tội, và hầu hết đã lãnh nhận Thánh Thần qua Bí Tích Thên Sức, tức là chúng ta đang được đầy tràn Ơn Chúa Thánh Thần, thế nhưng chúng ta lại biết rất ít về Chúa Thánh Thần và không sử dụng hết Ơn mà Thánh Thần đã ban cho chúng ta.

Hôm nay, cùng với Giáo Hội long trọng mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, để nhắc cho chúng ta nhớ rằng Chúa Thánh Thần vẫn đang hiện diện và hoạt động mạnh mẽ trong Giáo Hội, trong thế giới và nơi mỗi người tín hữu, và mời gọi chúng ta biết cầu xin với Chúa Thánh Thần trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì Thánh Thần chính là Đấng mà Chúa Giêsu Phục sinh ban tặng cho các tông đồ và cho mỗi chúng ta. 
Có thể nói rằng ơn ban đầu tiên của Chúa Giêsu Phục sinh chính là Chúa Thánh Thần, Tin Mừng cho thấy, cuộc khổ nạn của Đức Giêsu đã để lại sự hụt hẫng cho các tông đồ, bao nhiêu hy vọng đã tiêu tan; trước mặt các ông lúc này là gian khổ và sợ hãi, chíng lúc ấy, Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các ông ban cho các ông sự bình an và thổi hơi trên các ông để ban cho các ông Thánh Thần, là sức sống mới, là sức mạnh và là niềm an ủi cho các ông: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ. Như thế, cùng với ơn của Thánh Thần là quyền năng tha tội, đã được Chúa Phục Sinh ban cho các tông đồ.
Sách Công vụ Tông Đồ đã thuật lại khung cảnh của ngày hiện xuống thật uy nghi long trọng, khi mọi người đang tụ họp trong căn phòng đóng kín cửa, thì có tiếng động mạnh, gió lùa và có những hình lưỡi như bằng lửa xuất hiện trên đầu các tông đồ, và các tông đồ có thể nói các thứ tiếng khác nhau. Tường thuật trên gợi lên cho chúng ta nhiều hình ảnh, trước hết đó là hình ảnh của một cuộc thần hiện của Thiên Chúa, giống như ngày xưa tại núi Sinai khi ban lề luật cho Mose, khai sinh dân tộc cũ, thì ngọn núi Sinai rung chuyển và bốc cháy, thì hôm nay Thánh Thần đã khai trương một dân tộc mới của Thiên Chúa là Giáo Hội trong bầu khí uy nghiêm của một cuộc thần hiện như thế, để khai mở một thời đại mới thời đại, mà mọi người tin vào Đức Giêsu được sống sống trong sự hướng dẫn và thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.
Mọi người ở Giêrusalem hôm ấy đã thấy sự biến đổi lạ lùng ở nơi các tông đồ, trước đây họ chỉ biết các ông như những con người bình thường, nhưng nay các ông đã trở thành những con người mạnh dạn và thông thái, đứng lên rao giảng về Đức Kitô phục sinh mà không còn sợ hãi nữa. Chính Thánh Thần đã làm nên sự biến đổi kỳ diệu này, mọi người nghe các ông giảng thì cảm phục và tin theo. Ngay hôm đó có hàng ngàn người tin vào lới giảng của các tông đồ. 
Hơn thế nữa, tất cả các sắc dân về Giêrusalem hôm đó, đều có thể nghe và hiểu lời giảng của các tông đồ. Điều này gợi lên cho chúng ta câu chuyện xảy ra thời ông Noe, khi con cháu ông nên đông đúc, thì đồng thời chúng trở nên kiêu căng và muốn xây dựng một ngọn tháp cao từ đất tời trời. Chính vì sự kiêu căng đó, Thiên Chúa đã để cho họ rơi vào cảnh chia rẽ, mỗi người nói một thứ tiếng, khiến họ không còn nghe nhau và không còn hiểu nhau, thì nay, Thánh Thần là Đấng đã quy tụ mọi dân nên một, tuy khác nhau về màu da, nứơc tóc, khác nhau về ngôn ngữ và văn hóa, tất cả đều có thể nghe và hiểu lời giảng của các tông đồ và làm nên một dân mới dân đi theo sự hướng dẫn của Lời Chúa. Điều này cũng đã ứng nghiệm lời tiên báo của tiên tri Gioen loan báo rằng: Ta đổ Thần khí ta trên hết thảy người phàm và con trai con gái của người sẽ thành ngôn sứ. Hôm nay Thánh Thần đã được tuôn đổ một cách dồi dào đầy tràn trên các tông đồ và qua các ông, Thánh Thần còn tiếp tục được trao ban cho hết mọi người tin vào lời giảng của các ông và biến tất cả mọi người trở thành ngôn sứ, là người rao giảng về Đức Giêsu cho mọi người.
Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho chúng ta tin vào Đức Giêsu và đồng thời tháp nhập chúng ta vào với Đức Giêsu, biến chúng ta thành chi thể của Ngài. Đó là điều Thánh Phaolô đã giải thích cho chúng ta rằng: Có nhiều đặc sủng khác nhau như chỉ có một Thánh Thần, có nhiều việc phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa… Thần khí tỏ mình ra nơi mỗi người mỗi cách là vì ích chung. Điều có có nghĩa là dưới sự hướng dẫn và hoát động của Thánh Thần, mỗi người chúng ta được mới gọi sống và làm việc, làm chứng cho Chúa Giêsu theo những cách thức khác nhau, theo nhưng nhiệm vụ khác nhau, nhưng không vì thế mà có sư chia rẽ, trái lại tất cả đều được mới gọi làm việc vì một mục tiêu chung, lý tương chung đó là phục vụ cho Tin Mừng, phục vụ Chúa Kitô.
Chính vì thế Giáo Hội của Chúa Kitô là nơi quy tụ, đón tiếp tất cả mọi người, không còn phân biệt ngôn ngữ hay văn hóa, dân tộc hay quốc gia, không phân biệt Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, vì tất cả có chung một phép rửa và một Thánh Thần, là nên một dân duy nhât. Cũng chính vì thế, mọi thành viên trong đại gia đình Giáo hội đều phải mở rông vòng tay, mở rông cửa cho tất cả các anh em của chúng ta, không vì bất cứ một lý do gì, mà chúng ta lại dựng rào cản trở anh em.
Thưa quý OBACE, Thánh Thần đã được ban cho chúng ta, có thể chúng ta đã lãng quên, thì hôm nay, chúng ta được mời gọi làm mới lại Ơn của Thánh Thần, nhận ra sự hướng dẫn của Thánh Thần. Thánh Thần là vị Quân Sư thông thái, chỉ khi chúng ta sẵn sàng thì chúng ta mới có thể nhận ra được sư hướng dẫn của Ngài. Nói như Đức Thánh Cha JP II, là chúng hảy trở thành một học trò ngoan ngoãn dễ bảo của Thánh Thần, Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đi trên con đường chân lý và sư thật vì Ngài là Thần của Sự Thật.
Mỗi khi gặp khó khăn thử thách, không biết giải quyết thế nào, hãy cầu xin Chúa Thánh Thần, vì ơn của Ngài là ơn Thông Minh và Ơn Soi sáng, Ngài sẽ soi đường chỉ bảo cho chúng ta biết điều đúng điều sai, điều tốt điều xấu và ban sức mạnh giúp chúng ta can đảm quyết định chon lựa theo Tin Mừng dù có phải thiệt thòi trước mặt người đời.
Trong kinh Chúa Thánh Thần chúng ta thường đọc trước mỗi công việc có lời xin: Xin Ngài đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con và sửa lại mọi sư trong ngoài chúng con. Có thể nói đó là hoạt động đặc biệt của Chúa Thánh Thần, mỗi người hãy xin Ngài đốt sạch những rác rưởi của sự nhỏ nhen hẹp hòi, sự lười biếng trễ nải dục vọng của xác thịt trong con người chúng ta và thắp lên trong ta ngọn lửa mến Chúa nồng nàn thiết tha, mến Chúa và yêu anh em một cách thật lòng và yêu anh em thật tình. Xin Thánh Thần mở mắt để chúng ta có thể nhìn thấy những điều kỳ diệu Thiên Chúa đang thực hiện trong vũ trụ và trong cuộc đời, để chúng ta khiêm tốn nhìn nhận quyền năng của Thiên Chúa, nhìn ra sư giới hạn nhỏ bé của con người và dành cho Ngài tâm tình tôn thờ xứng hợp.
Các bạn trẻ thân mến sự kiêu căng đã làm cho con cháu ông Noe chia rẽ, thì ngày hôm nay tội lỗi và sư kiêu căng cũng đang làm cho chúng ta xa Chúa và xa lìa anh em. Đừng cậy dựa vào quyền lực thế giá trần gian, đừng nghĩ rằng mình có thể làm được tất cả mà không cần Thiên Chúa; Đừng tưởng rằng khoa học và sự tiến bộ, có thể giải quyết mọi vấn đề cho bạn, và cũng đừng nghĩ rằng :có tiền mua tiên cũng được. Chúng có thể giải quyết được một vài vấn đề nào đó thuộc về nó, nó có thể mua được tiên…, nhưng chắc chắn tất cả những thứ đó không giải quyết được khát vọng sâu xa trong cuộc đời con người, và càng không thể giải quyết được vấn đề hạnh phúc đời đời cho bạn. Hạnh phúc đời đời và khát vọng sâu thẳm của con người thì chỉ có Thiên Chúa – Đức Giêsu mới có thể đáp ứng cho các bạn được mà thôi, và Thánh Thần của Ngài sẽ là Đấng dẫn các bạn đi đúng con đường tìm kiếm hạnh phúc thật, và Thánh Thần sẽ lấy Lời của Đức Giêsu để lấp đầy những khát vọng trong cuộc đời chúng ta. Hãy mở rộng lòng và sẵn sàng để cho Thánh Thần hoạt động và hướng dẫn chúng ta, Ngài sẽ đưa chúng ta đến hạnh phúc. 
Xin cho mỗi người biết nhận ra sự hiện diện của Thánh Thần và luôn biết cậy dựa nơi Ngài. Amen
 
 
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Đỗ Đức Trí

Thần Khí sự thật… dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn

Suy niệm Tin Mừng Ga 15, 26-27; 16, 12-15


            Tôi vẫn thường thắc mắc về ý nghĩa đích thực của ‘sự thật toàn vẹn’. Nhiều bản văn Thánh Kinh Anh ngữ dùng ‘all truth, whole truth, all the truth’ để dịch từ ‘aletheia pase tiếng Hy Lạp. Đối với tôi, vấn đề chính ở đây là xác định được nội dung của ‘sự thật’ hay ‘chân lý’ mà đức Giê-su nhiều lần đề cập tới, thậm chí có lúc còn tự đồng hóa mình với aletheia (xem Ga 14,6). Nói như thế vì tôn giáo nào cũng thường tự cho mình là dạy sự thật hay chân lý duy nhất đúng, và đề ra cả một hệ thống giáo thuyết phức tạp để quảng diễn chân lý đó. Trong lãnh vực này, đạo Công giáo cũng không là ngoại lệ.
Thế nhưng nếu có thứ chân lý của hiểu biết, thì cũng có chân lý hay sự thật của cứu rỗi. Khi tuyên bố với các kỳ mục trong Hội Thánh Ê-phê-xô rằng: ngài đã rao giảng cho họ ‘tất cả ý định của Thiên Chúa’, Phao-lô chỉ đơn thuần khảng định rằng, ngài rao truyền cho họ tất cả những hiểu biết cần thiết để tiến tới ơn cứu độ (Cv 20,17-35). Ngài cũng nói cho các tín hữu Cô-rin-tô rằng: “Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu… mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì!” (1 Cr 13,2). Đức Giê-su đã từng khảng định: có sự thật giải thoát, có chân lý thánh hóa’ (Ga 4:22; 17:17-19). Trong cuộc đối đáp giữa đức Giê-su và Phi-la-tô, thuật ngữ ‘sự thật’ đã được hai người hiểu rất khác nhau là vì thế. Rõ ràng ‘chân lý toàn vẹn’ không thể chỉ là hiểu biết, mà phải là ‘sự thật cứu rỗi’.
Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi”. Có điều gì các môn đệ không chịu nổi hay chậm hiểu? Các lý luận thần học hay các tín lý trong đạo chăng? Đương nhiên là các ông không thể hiểu nổi… nhưng đức Giê-su đâu có đòi điều này nơi các người bình dân. Không, các ông đang đi tìm sự cứu rỗi cho mình và cho dân Ít-ra-en. Nhưng, cũng như phần đa các người Do Thái khác, các ông cho rằng sự cứu rỗi rõ ràng hệ tại ở việc tuân giữ lề luật. Thực hiện Giao Ước với Gia-vê như thế là con đường duy nhất dẫn tới giải thoát, cả về mặt chính trị lẫn thiêng liêng. Làm sao các ông chịu hiểu ra rằng, sự cứu rỗi và giải thoát duy nhất phải tới từ Đức Ki-tô, từ cuộc tử nạn của Người, vì qua đó Thiên Chúa biểu lộ được trọn vẹn tình yêu và lòng nhân ái Người?
Rõ ràng, khi giáo huấn các môn đệ bằng các dụ ngôn và lời giảng dạy, đức Giê-su cố giải thích cho các ông hiểu nội dung này. Người cho rằng thực hiện trước mắt các ông nội dung này, qua tử nạn thập giá ngài chịu, là điều tối ư quan trọng. Kể cả thời gian sau khi sống lại, Người vẫn  không ngừng giải thích cho các ông hiểu sự thật giải thoát này. Tuy nhiên xem ra các ông chưa thấm. Đúng là các ông không có sức chịu nổi, và sẽ chẳng bao giờ chịu nổi, bao lâu còn bị truyền thống xã hội và tôn giáo ngàn năm vây quanh. Đức Giê-su thấy cần phải “sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha… một Đấng Bảo Trợ”. Công việc chính của Đấng này là ‘làm chứng về Thầy’, làm cho đức Giê-su được nhận biết, nhất là qua cuộc tử nạn thập giá và phục sinh Người, như dấu chỉ chân thực nhất của mạc khải vĩ đại ‘Thiên Chúa đã yêu thế gian tới nỗi đã ban Con Một Người…’ (Ga 3,16). Phải chăng ‘sự thật toàn vẹn – all truth - aletheia pase’ chính là đây, là sự thật cứu rỗi và giải thoát, chứ không chỉ của hiểu biết? Sự thật này chỉ Thần Khí Chúa mới ‘dẫn’ tới được. Phao-lô khảng định với các Ki-tô hữu gốc Do Thái đang sinh sống tại Rô-ma rằng: không có Thần Khí này họ vẫn chỉ là ‘nô lệ và phải sợ sệt như xưa’, nhưng một khi lãnh nhận Thần Khí “Anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên Áp-ba! Cha ơi!” (Rm 8:14-17). Chính vì thế mà đức Giê-su gọi Chúa Thánh Thần là ‘Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha’ (Ga 15:26). Và công việc của Thánh Thần không chỉ là dạy dỗ các tín hữu biết mọi lẽ đạo, mà phải là ‘làm chứng về Thầy…’, và ‘cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu’.
Thần học hay giáo lý, chủ yếu vẫn là công việc của trí tuệ và hiểu biết con người. Điều tôi và mọi ki-tô hữu thực sự cần là ‘sự thật toàn vẹn’ có sức cứu rỗi và giải thoát. Vì thế sống Thánh Thần liên tục là điều kiện thiết yếu để tôi vun trồng niềm tin yêu vào Thiên Chúa cứu độ trong đức Ki-tô Giê-su… và biến đời tôi thành nhân chứng sống động của tình yêu nhân hậu đó. Tôi có xác tín điều đó không?
Lạy Đấng Bảo trợ là Thánh Thần Chúa đang hiện diện thẳm sâu trong cõi lòng con, xin không ngừng dẫn con tới ‘sự thật toàn vẹn’ mà rất nhiều khi con quên lãng. Trong mọi hoàn cảnh, nhất là giữa những thử thách yếu đuối và sa ngã, xin hãy cứ tiếp tục ‘rên siết khôn tả’ trong con (Rm 8:26), cho tới khi con dám chân thành mở miệng thốt lên từ đáy lòng mình: ‘Áp-ba! Cha ơi!’ Amen
Tác giả bài viết: Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

NGƯỜI TÍN HỮU CUỐI CÙNG


Tiểu thuyết gia Graham Greene thuật câu chuyện ông dự định viết như sau:
Ðây là một chuyện giả tưởng sẽ xảy ra trong tương lai rất xa, khi toàn thế giới chỉ còn được thống trị do một đảng duy nhất. Cảnh đầu tiên ở trong câu chuyện diễn ra trong một khách sạn nhỏ vào lúc màn đêm đã bao trùm vạn vật. Một người khách già nua, mệt nhọc, xốc xếch trong chiếc áo đi mưa đã phai màu, mang một chiếc xách tay tiến vào khách sạn, xin thuê một phòng. Ông ta viết tên họ, nghề nghiệp và địa chỉ vào bản lý lịch và chệnh choạng đi lên phòng. Người quản gia nhìn vào bản lý lịch và buộc miệng hỏi anh thư ký:
- Anh có biết ai đấy không?
- Làm sao tôi biết được. Anh thư ký trả lời.
- Ðức Giáo Hoàng đấy! Người quản gia quả quyết để anh thư ký tròn xoe đôi mắt hỏi vặn lại: Ðức Giáo Hoàng? Ðức Giáo Hoàng là gì?
Ðạo công giáo lúc ấy đã bị tiêu diệt hoàn toàn, chỉ còn Ðức Giáo Hoàng là người duy nhất được sống sót. Mạng Ngài còn được dung tha vì hai lý do: thứ nhất, đẻ chứng minh cho chính Ngài và cho mọi người là Giáo Hội đã chết và thứ hai, để theo dõi xem có tín hữu nào còn lần mò đến để tiếp xúc với Ngài không.
Khi đã biết chắc chắn 100% là duy có Ngài là độc nhất còn mang đức tin công giáo, nhà độc tài cho độ Ngài đến và tự tay lảy có súng, kết liễu cuộc đời người tín hữu cuối cùng. Nhưng trong giây phút, giữa lúc bóp cò và Ðức Thánh Cha chết, một ý tưởng lóe ra trong đầu óc nhà độc tài: Có thể điều này ông tin lại có thật, thì sao?
Xuyên qua đời sống tính nhân của các tín hữu, có thể những người xem thấy đời sống chứng tá của họ tự hỏi: Tại sao họ lại sống như thế? Tại sao họ không chạy theo trào lưu, sống như nhưng kẻ khác, thời bây giờ ai lại không mánh mum lừa đảo, chợ đen chợ đỏ, v.v...? Lý tưởng nào hay ai đã ghi hình ảnh trên họ? Tại sao họ lại sống ở giữa chúng ta? Như thế đời sống chứng nhân đã là một sự tuyên xưng thầm lặng của tín hữu, nhưng nó rất mãnh liệt và hữu hiệu. Ðó là những lời phát biểu của Ðức cố Giáo Hoàng Phaolô VI trong lời giáo huấn của Ngài mang tựa đề "Truyền giáo trong xã hội tân tiến", Chúa Giêsu đã khẳng định: "Các con là muối đất", "Các con là ánh sáng thế gian". Ngài gọi những tín hữu như thế với lòng xác tín là họ xứng đáng để phơi bày và chia sẻ cho anh chị em đang sống bên cạnh.
  

Tác giả Veritas

THẾ GIỚI TRONG TĂM TỐI


Một cuốn phim mang tựa đề: "Thế giới trong tăm tối" diễn tả câu chuyện một nhà khảo cổ danh tiếng tổ chức cuộc khai quật khoa học ở Giêrusalem. Ngọn đồi Calvariô được cẩn thận đào bới, kể cả những phiến đá và hang động của một nghĩa trang bên cạnh cũng được thăm dò, khám phá kỹ lưỡng, vì theo Phúc Ăm thánh Gioan, xác của Chúa Giesu được chôn cất trong một phần mộ gần nơi ngài bị xử án tử hình thập tự.
Sau bao công khó đào xới, khám sát, một ngày kia nhà khảo cổ tuyên bố: "Tôi đã tìm được xác ông Giêsu" và ông tổ chức một cuộc họp báo rầm rộ với nhiều phóng viên và nhiếp ảnh viên, dể trình bày thành quả mỹ mãn của bao ngày tháng đào xới, khảo cứu vất vả. Ông đã trưng dẫn trước mắt mọi người một xác đã khô đét, nhưng còn có thể nhận ra tay chân của xác này bị đâm thủng, cạnh sườn bị đâm thâu, có cả những dấu chứng tỏ thân xác này bị nhuộm máu qua những tấm khăn quấn liệm xác.
Cuốn phim quay cảnh mọi người im lặng theo dõi lời thuyết trình của nhà khảo cổ, tình cờ có một phụ nữ phát biểu lớn tiếng: "Ðây là một sự thật hiển nhiên: ông ta đã bị đóng đinh, chết và được xác táng". Và nhà khảo cổ tiếp lời: "Vâng, đúng thế, chết và được an táng, nhưng... làm gì có chuyện phục sinh. Xác ông ta vẫn còn nằm đây".
Tiếp đến cuốn phim diễn tả hậu quả của cuộc tìm được xác ông Giêsu của nhà khảo cổ này: không ai còn mừng lễ Phục Sinh nữa, một vị linh mục tắt ngọn đèn chầu, cất Mình Thánh Chúa và đóng cửa nguyện đường, chuông các nhà thờ im tiếng, các nữ tu cởi khăn trùm đầu, thánh giá tại nhiều nơi bị hạ xuống, đèn bên những ngôi mộ bị dập tắt. Bóng tối chìm đắm trong màn đêm u tối dày đặc.
Cuốn phim kết thúc bằng cảnh chính nhà khảo cổ đang hấp hối. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông ta đã thú nhận: "Tôi đã đánh lừa thế giới, chính tôi đã làm xác giả của ông Giêsu và bí mật đặt vào trong mộ mấy năm trước khi tôi khởi sự đào bới tìm xác Ngài".
Sau lời tuyên bố đó là cảnh hàng ngàn người tuôn đến mộ thánh ở Giêrusalem như chúng ta chứng kiến hằng năm trong tuần thánh. Những ngọn nến được thắp lên và những tín hữu đã mang những ngọn nến được thắp sáng, ngọn nến của niềm hy vọng, đi khắp nơi để soi sáng những con đường tăm tối. Chuông các nhà thờ ngân vang như báo tin: Chúa Giêsu đã Phục Sinh, tình yêu mạnh hơn hận thù, sự sống mạnh hơn cái chết.
Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu không chỉ liên hệ đến cuộc đời của Ngài, nhưng nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của toàn thể nhân loại cũng như ảnh hưởng mật thiết đến cuộc sống, đến lòng tin và niềm hy vọng của chúng ta.
Chúng ta hãy chung lời cầu nguyện cho nhau và với nhau để mỗi người trong chúng ta được cùng chết, cùng an táng với Chúa Giêsu cho con người cũ ích kỷ và tội lỗi của chúng ta. Chết thật sự để chúng ta cùng sống lại với Chúa Giêsu trong một con người hoàn toàn mới, con người Phục Sinh.

Tác giả Veritas

27 tháng 5, 2012

THẾ GIỚI TRONG TĂM TỐI


Một cuốn phim mang tựa đề: "Thế giới trong tăm tối" diễn tả câu chuyện một nhà khảo cổ danh tiếng tổ chức cuộc khai quật khoa học ở Giêrusalem. Ngọn đồi Calvariô được cẩn thận đào bới, kể cả những phiến đá và hang động của một nghĩa trang bên cạnh cũng được thăm dò, khám phá kỹ lưỡng, vì theo Phúc Ăm thánh Gioan, xác của Chúa Giesu được chôn cất trong một phần mộ gần nơi ngài bị xử án tử hình thập tự.
Sau bao công khó đào xới, khám sát, một ngày kia nhà khảo cổ tuyên bố: "Tôi đã tìm được xác ông Giêsu" và ông tổ chức một cuộc họp báo rầm rộ với nhiều phóng viên và nhiếp ảnh viên, dể trình bày thành quả mỹ mãn của bao ngày tháng đào xới, khảo cứu vất vả. Ông đã trưng dẫn trước mắt mọi người một xác đã khô đét, nhưng còn có thể nhận ra tay chân của xác này bị đâm thủng, cạnh sườn bị đâm thâu, có cả những dấu chứng tỏ thân xác này bị nhuộm máu qua những tấm khăn quấn liệm xác.
Cuốn phim quay cảnh mọi người im lặng theo dõi lời thuyết trình của nhà khảo cổ, tình cờ có một phụ nữ phát biểu lớn tiếng: "Ðây là một sự thật hiển nhiên: ông ta đã bị đóng đinh, chết và được xác táng". Và nhà khảo cổ tiếp lời: "Vâng, đúng thế, chết và được an táng, nhưng... làm gì có chuyện phục sinh. Xác ông ta vẫn còn nằm đây".
Tiếp đến cuốn phim diễn tả hậu quả của cuộc tìm được xác ông Giêsu của nhà khảo cổ này: không ai còn mừng lễ Phục Sinh nữa, một vị linh mục tắt ngọn đèn chầu, cất Mình Thánh Chúa và đóng cửa nguyện đường, chuông các nhà thờ im tiếng, các nữ tu cởi khăn trùm đầu, thánh giá tại nhiều nơi bị hạ xuống, đèn bên những ngôi mộ bị dập tắt. Bóng tối chìm đắm trong màn đêm u tối dày đặc.
Cuốn phim kết thúc bằng cảnh chính nhà khảo cổ đang hấp hối. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông ta đã thú nhận: "Tôi đã đánh lừa thế giới, chính tôi đã làm xác giả của ông Giêsu và bí mật đặt vào trong mộ mấy năm trước khi tôi khởi sự đào bới tìm xác Ngài".
Sau lời tuyên bố đó là cảnh hàng ngàn người tuôn đến mộ thánh ở Giêrusalem như chúng ta chứng kiến hằng năm trong tuần thánh. Những ngọn nến được thắp lên và những tín hữu đã mang những ngọn nến được thắp sáng, ngọn nến của niềm hy vọng, đi khắp nơi để soi sáng những con đường tăm tối. Chuông các nhà thờ ngân vang như báo tin: Chúa Giêsu đã Phục Sinh, tình yêu mạnh hơn hận thù, sự sống mạnh hơn cái chết.
Cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu không chỉ liên hệ đến cuộc đời của Ngài, nhưng nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của toàn thể nhân loại cũng như ảnh hưởng mật thiết đến cuộc sống, đến lòng tin và niềm hy vọng của chúng ta.
Chúng ta hãy chung lời cầu nguyện cho nhau và với nhau để mỗi người trong chúng ta được cùng chết, cùng an táng với Chúa Giêsu cho con người cũ ích kỷ và tội lỗi của chúng ta. Chết thật sự để chúng ta cùng sống lại với Chúa Giêsu trong một con người hoàn toàn mới, con người Phục Sinh.

Tác giả Veritas

26 tháng 5, 2012

SỨC MẠNH LỜI CHÚA


Tokichi Ishi-I, một tên giết người không gớm tay, đã đạt được kỷ lục hạ sát nhiều nạn nhân nhất bằng những phương thế dã man không thể tưởng tượng nổi.
Hắn ta tàn nhẫn hạ sát đàn ông, phụ nữ, kể cả trẻ em. Với bàn tay khát máu, hắn đã thủ tiêu bất cứ người nào tình cờ hắn gặp và muốn giết. Nhưng cuối cùng hắn cũng bị bắt và bị kết án tử hình.
Lúc ở nhà tù chờ ngày hành quyết, hai phụ nữ công tác tông đồ thử khuyên nhủ hắn, nhưng tất cả những câu hỏi han, trò chuyện của họ cũng không làm cho hắn mảy may động tâm, trái lại hắn nhìn thẳng vào họ với một cặp mắt dữ tợn như một hung thú.
Cuối cùng, mất hết kiên nhẫn, hai phụ nữ ra về. Họ chỉ để lại cho hắn quyển Tân Ước, với một hy vọng mỏng manh là hắn ta sẽ đọc và Lời Chúa sẽ hoạt động nơi tiếng nói con người trở nên hoàn toàn bất lực. Niềm hy vọng của họ đã trở thành sự thật. Ishi-I đã đọc và những câu chuyện trong Tân Ước hình như có một sự thu hút mãnh liệt khiến hắn cứ tiếp tục đọc, đọc mãi và cuối cùng hắn đọc đến câu chuyện diễn tả cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Câu Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha trên thập giá: "Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm", đã thắng sự chống trả cuối cùng trong tâm hồn của hắn. Sau đó anh thuật lại: "Ðọc đến câu này tôi mới dừng lại. Con tim tôi hình như bị đánh động, bị đâm thâu bằng một con dao dài. Tôi có thể gọi đó là tình yêu của ông Giêsu hay tôi phải gọi đó là lòng thương xót của Ngài? Tôi không biết, nhưng điều duy nhất tôi biết là sự hung dữ, tàn bạo nơi tôi đã tan biến và tôi đã tin".
Ông Chrgwin, tác giả đã viết câu chuyện trên trong quyển sách mang tựa đề "Thánh Kinh trong thế giới truyền giáo" đã kết thúc câu chuyện bằng sự ngạc nhiên tột độ của những nhân viên nhà giam có phận sự đến dẫn độ Ishi-I đi hành quyết. Họ đã không gặp được tên sát nhân hung bạo như họ chờ đợi, nhưng là một con người hòa nhã, lễ độ. Ishi-I, tên sát nhân đã được Lời Chúa tái sinh.
Lời Chúa có sức mạnh vạn năng. Lời Chúa có thể biến đổi tâm hồn một tên sát nhân giết người không gớm tay như anh Tokichi Ishi-I và bao tâm hồn sa ngã khác. Lời Chúa có thể là động lực cho bao công tác bác ái của các tu sĩ nam nữ, đang dấn thân phục vụ những trẻ con bị bỏ rơi, những người già nua hấp hối không ai chăm sóc, những kẻ phải sống bên lề xã hội.
 


Tác giả Veritas

CÁI BẬT LỬA

Ðể kỷ niệm một trận chiến, một quận công bên Anh Quốc đã làm một bữa tiệc khoản đãi một nhóm cựu sĩ quan đã từng chiến đấu sát cánh bên ông.


Tong bữa tiệc, ông dem kho một cái bật lửa rất đẹp mà Nữ hoàng Anh đã tặng cho ông. Cái bật lửa đã được truyền từ tay người này đến tay người nọ để được trầm trồ khen ngợi.


Sau bữa ăn, mọi người được mời ra phòng khách để uống trà. Ông quận công mới đem thuốc lá ra mời mọi người. Nhưng mặt ông bỗng biến sắc, vì ông lục lạo mãi trong túi áo mà vẫn không tìm ra cái bật lửa. Ông hỏi quan khách có ai thấy nó ở đâu không. Mọi người chia nhau đi tìm khắp nơi mà tuyệt nhiên vẫn không thấy cái bật lửa. Lúc bấy giờ, một viên sĩ quan mới đề nghị cho tất cả mọi quan khách nên lật túi áo của mình ra may ra mới có thể tìm thấy nó chăng. Lần lượt tất cả mọi người đều kéo tất cả những gì có trong túi áo của mình ra. Duy chỉ có một người không chịu chấp nhận công việc này. Mọi người đều đưa mắt nhìn về ông và ai cũng đoán chắc đây là người đã đánh cắp cái bật lửa, bởi vì dáng vẻ của ông tiều tụy, áo quần của ông lại rách rưới. Ông lấy danh dự của một cựu sĩ quan để thề thốt và dứt khóat không mở túi áo ra cho mọi người xem.


Vài tuần lễ sau, ông quận công lại mở một bữa tiệc khác và lần này, ông khám phá ra cái bật lửa trong túi áo của ông. Cảm thấy xấu hổ vì đã nghi oan cho một viên sĩ quan đã từng chiến đấu bên cạnh mình, ông quận công đã quyết định đến thăm anh ta để xin lỗi.


Nhà của viên cựu sĩ quan này nằm trong khu phố lầy lội nghèo nàn. Sau khi đã xin lỗi, ông quận công đã hỏi viên sĩ quan: "Tại sao trong bữa tiệc hôm đó, anh đã khước từ không mở túi ra cho mọi người xem?".


Anh ta mới giải thích như sau: "Hẳn ngài đã thấy được căn nhà tôi đang ở tồi tàn như thế nào. Từ lâu, tôi đã thất nghiệp mà vẫn phải nuôi nhiều miệng ăn trong nhà. Ngài đâu có biết rằng hôm đó, tôi đã nhét vào túi tôi tất cả những đồ ăn thừa trên bàn để mang về cho vợ con tôi".


Sau khi hiểu được hoàn cảnh đáng thương của một người đã từng vào sinh ra tử với mình, ông quận công quyết định đền bù bằng cách tìm cho viên cựu sĩ quan một công việc xứng đáng.


Câu chuyện đáng thương tâm trên đây có lẽ cũng diễn ra trong cuộc sống chúng ta dưới nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. Nhưng tựu trung, có lẽ mẫu số chung của câu chuyện ấy thường giống nhau: đó là chúng dễ nhìn và đoán xét người theo bề ngoài. Lại nữa, một xã hội có quá nhiều lừa gạt đảo điên cũng khiến cho chúng ta có thái độ e dè, nghi kỵ đối với những người thân thuộc.


Là tín hữu, chúng ta hãy nhìn ngắm cung cách cư xử của Chúa Giêsu. Ngài không nhìn người bằng nhãn hiệu có sẵn. Ngài không đến với người bằng những định kiến. Bên kia bộ quần áo sang trọng hay rách rưới, Chúa Giêsu chỉ nhìn thấy hình ảnh cao quý của chính Thiên Chúa. Ngài dành yêu thương cho những người nghèo khổ, phường thu thuế, bọn gái điếm, những kẻ tội lỗi, những ngwòi con bị xã hội đẩy ra bên lề. Ngài muốn cho mọi người thấy rằng Ngài chỉ có một cái nhìn duy nhất về con người: đó là cái nhìn của cảm thông, của tha thứ, của yêu thương.




Tác giả Veritas

24 tháng 5, 2012

Để tất cả nên một

24/05/12 thứ năm tuần 7 psGa 17,20-26

để tất cả nên một
“…để tất cả nên một, như, lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.(Ga 17,21)
Suy niệm: Lời cầu nguyện cuối cùng trọng thể nhất và tha thiết nhất của Đức Giêsu với Chúa Cha và cũng là Di chúc của Người để lại cho các môn đệ trước khi bước vào cuộc khổ nạn chính là lời cầu nguyện cho hiệp nhất, một sự hiệp nhất thật sâu xa và trọn vẹn đến mức đôi bên “ở trong nhau”: “để chúng nên một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha và họ ở trong chúng ta.”
Mời Bạn: Thực trạng hiệp nhất của giáo xứ, của cộng đoàn bạn hiện nay như thế nào? Có luôn hướng tới sự hiệp nhất trọn vẹn trong Chúa Ba Ngôi như khuôn mẫu và nguồn mạch cho sự hiệp nhất trong cộng đoàn không? Bạn nhớ rằng chính tình yêu thương hiệp nhất trong cộng đoàn tín hữu là lời loan báo Tin Mừng đích thức nhất. Như các cộng đoàn tín hữu tiên khởi đã minh chứng đời sống yêu thương hiệp nhất của các ngài đã khiến lời loan báo của họ trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn, và nhất là, đáng tin cậy hơn.
Chia sẻ: Cùng với cộng đoàn nhìn lại: cá tính nào, lối sống nào của tôi cần phải sửa đổi để xây dựng cộng đoàn mỗi ngày một hiệp nhất yêu thương hơn?
Sống Lời Chúa: Đọc lại nhiều lần Lời Chúa hôm nay, để cảm nghiệm thật sâu xa tình yêu hiệp nhất với anh chị em trong Chúa Ba Ngôi.
Cầu nguyện: Lạy Cha, ơn Hiệp nhất mà chúng con đang tha thiết cùng với Đức Giêsu cầu xin để trở nên cụ thể và sinh động thật sự… chỉ có thể được Cha ban cho Giáo Hội nhờ Thánh Thần của Cha. Xin Cha thương và ban cho Giáo Hội chúng con ơn Hiệp nhất ấy trong Cha. Amen.

cả thế giới không chứa nổi “lời”

26/05/12 thứ bảy tuần 7 psTh. Philípphê Nêri, linh mục
Ga 21,20-25

cả thế giới không chứa nổi “lời”
“Còn nhiều điều khác Đức Giêsu đã làm. Nếu viết lại từng điều một, thì tôi thiết nghĩ: cả thế giới cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra.” (Ga 21,25)
Suy niệm: Câu cuối cùng trong Tin Mừng Gioan trên đây phải chăng là một lối thậm xưng quá đáng? Cuộc đời 33 năm của Chúa Giêsu ở trần gian có gì là dài so với các bậc vĩ nhân khác? Ấy là chưa kể suốt 30 năm đầu của đời Ngài, người ta chẳng biết gì ngoài một vài sự kiện nho nhỏ! Thế nhưng bạn có biết không, bộ Thánh Kinh, bộ sách nói về Ngài, và cách riêng bốn cuốn Phúc Âm, là bộ sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất và có nhiều ấn bản nhất trên thế giới. Bạn sẽ còn kinh ngạc hơn khi bước vào đại thư viện của các trường đại học, các học viện tôn giáo. Ở đó bạn sẽ thấy không biết cơ man nào là sách viết về Ngài; không biết bao nhiêu tác giả suy tư, quảng bá giáo huấn của Ngài. Nói “cả thế giới không chứa nổi” các sách viết về Ngài, thiết tưởng không có gì là quá đáng; trái lại, Tin Mừng đã nói tiên tri về điều mà ngày nay vẫn đang tiếp tục được thể hiện.
Mời Bạn: Đức Giêsu Kitô chính là Lời hằng sống, có từ nguyên thuỷ nơi Chúa Cha (x. Ga 1,1) và vẫn nói trong thế gian này cho đến tận thế nơi những người tin Ngài, những chứng nhân của Ngài. Bạn hãy là một trong những người làm cho “LỜI” được tiếp tục vang lên trong thế giới này.
Sống Lời Chúa: Mời bạn lắng nghe và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày để bồi dưỡng kiến thức đức tin và làm chứng cho LỜI bằng chính cuộc sống của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết say mê Lời Chúa để Lời đó biến đổi cuộc sống của con và biến đổi cả nhân loại. Amen.

HIỆP NHẤT TRONG TÌNH YÊU

Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh B LỜI CHÚA: Ga 17, 20-26

alb64_cau_nguyen.jpg20 Khi ấy, Đức Giê-su ngước mắt lên trời và cầu nguyện rằng : "Lạy Cha, Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con,21 để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. 22 Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một : 23 Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một ; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con.
24 Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo thành. 25Lạy Cha là Đấng công chính, thế gian đã không biết Cha, nhưng con, con đã biết Cha, và những người này đã biết là chính Cha đã sai con. 26 Con đã cho họ biết danh Cha, và sẽ còn cho họ biết nữa, để tình Cha đã yêu thương con, ở trong họ, và con cũng ở trong họ nữa."
SUY NIỆM:
Trước khi từ giã các môn đệ thân tín để trở về cùng Chúa Cha, Đức Giêsu đã dâng lời nguyện tế hiến (Chương 17) để cầu nguyện cho các môn đệ thân yêu của Ngài còn ở trần gian.
Mỗi người chúng ta cũng có phần trong lời cầu nguyện này của Chúa Giêsu: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con” (c.20). Lời cầu nguyện của Đức Giêsu thật tha thiết và cảm động, được xuất phát từ thâm tâm sâu lắng của Ngài. Lời cầu nguyện đặc biệt này đủ để an ủi và động viên các môn đệ, giúp các ông thêm mạnh mẽ và can đảm làm chứng tá cho Ngài giữa bao gian nan thử thách. Đời chứng tá của chúng ta chắc chắn cũng được nâng đỡ và phù trợ bằng sức mạnh chuyển cầu của chính Đức Giêsu bên cung lòng Chúa Cha.
Trọng tâm lời cầu nguyện của Chúa Giêsu chính là “Xin cho chúng nên một” (cc. 21-23). Đây là yếu tố nền tảng để các môn đệ có thể chu toàn sứ mệnh chứng tá giữa trần gian. Yếu tố này cũng là dấu hiệu thiết thực nhất để mọi người tin vào sứ điệp Tin Mừng mà chúng ta mang đến cho họ.
Nên một “như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (c.21). Chúa Giêsu đã thực sự “ở trong Cha” với một tình yêu tuyệt đối khi Ngài tự nguyện xuống trần gian, hoà mình trong kiếp nhân sinh, để hoàn tất thánh ý Cha qua cái chết và phục sinh của Ngài, nhờ đó cả nhân loại được ơn cứu độ. Chúng ta cũng được Chúa mời gọi hãy thành tâm tìm kiếm và chu toàn thánh ý Chúa Cha, bằng một tình yêu tinh ròng như Chúa Giêsu trong cuộc đời mỗi người, để chúng ta cũng được hoà nhập vào trong tình yêu của Cha và Con ngay từ cuộc sống trần thế này. Chúa Giêsu đã chia sẻ cho các môn đệ vinh quang phục sinh của Ngài. Vinh quang ấy chính là sự sống viên mãn trong tình yêu hiệp nhất với Chúa Cha, và nhờ đó các môn đệ được “nên một như chúng ta là một” (c. 22). Mỗi chúng ta cũng được chia sẻ vinh quang phục sinh của Đức Giêsu bằng đức tin và lòng mến, nếu mỗi ngày sống chúng ta biết trung kiên vác thập giá theo Ngài.
Trong tình yêu hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con, có sự hiện hữu của mỗi chúng ta theo chương trình yêu thương của Ngài “Con ở trong họ và Cha ở trong Con” (c.23). Chính sự hiệp nhất trong một tình yêu kỳ diệu ấy, là dấu hiệu căn bản để thế gian nhận ra sự hiện diện gần gũi và đầy yêu thương của Thiên Chúa. Trong ý nguyện sâu thẳm này, Đức Giêsu muốn mỗi người chúng ta hãy đi sâu vào mối tương quan thân mật với Chúa Cha và với chính Ngài, bằng một đời sống tâm linh tràn sức sống yêu thương. Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể hiệp nhất với nhau trong một gia đình, một cộng đoàn, một giáo xứ . . . Bởi lẽ chính sự hiệp nhất trong một tình yêu duy nhất này, mới có sức xoá tan mọi bất hòa, chia rẽ, để tạo nên một bầu khí chan hòa yêu thương trong an bình và hiệp nhất.
Kiếp nhân sinh chỉ là một cuộc sống tạm gởi, cuộc sống mai hậu mới là viên mãn trường cửu. Chúa Giêsu đã đi trước dọn chỗ cho chúng ta trong cung lòng yêu thương của Chúa Cha nơi Quê Trời vĩnh phúc: “Con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã ban cho con cũng ở đó với con” (c.24). Hạnh phúc thật sự của chúng ta là có được một vị trí nơi Quê hương Nước Trời, chứ không phải là những thành công, địa vị mau qua nơi trần thế này.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã về trời để dọn chỗ cho mỗi chúng con. Nhưng chúng con biết rằng, để tới được vị trí Chúa đã chuẩn bị trước, chúng con phải nỗ lực nhiều lắm từ những năm tháng nơi trần gian. Chúng con phải kinh qua muôn khổ đau và sẵn sàng vác thập giá hằng ngày để theo Chúa. Thập giá của chúng con thì nhiều hình thái lắm Chúa ơi! Từ những đớn đau nơi thân xác do bệnh tật, đến những khó khăn muôn mặt trong cuộc sống hằng ngày. . . Nhưng có lẽ thập giá nặng nhất chính là mỗi chúng con phải từ bỏ cái tôi ích kỷ của mình, để hoà nhập với mọi người trong một cộng đoàn, một tập thể, một môi trường . . . Khó lắm Chúa ạ!
Lời cầu nguyện của Chúa hôm nay thật sự rất cần thiết cho chúng con giữa những ưu tư, thao thức đầy trăn trở này. Xin Chúa giúp chúng con mỗi ngày biết sống gắn bó mật thiết hơn với Chúa và được đi sâu vào mối tương quan thân mật với Chúa Cha. Nhờ đó, chúng con mới đủ tình yêu, đủ nghị lực để vượt qua mọi thách đố, gian nan, tiến đến một sự hiệp nhất yêu thương trong tình yêu Chúa và tình đồng loại. Amen.
Thiên Thảo SJP