Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

4 tháng 5, 2012

Suy niệm Chúa Nhật V Phục Sinh B : Nho

“Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho. Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi. Còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn” (Ga 15,2).

Chúa Giêsu khá tinh tường về kỹ thuật trồng NHO … Chuyện cắt tỉa là chuyện quan trọng để năng xuất hiệu quả …
Bù vào cái nắng và gió kinh khủng của miền đất Phan Rang - Tháp Chàm … thì NHO Ninh Thuận cũng là thứ NHO có thương hiệu …
Những gốc NHO thẳng đứng, ngay ngắn và ngắt búp ngay khi lên tới giàn … Những nhành NHO tuyển - tức là nhành cấp I - được nhẹ nhàng gắn vào giây thép giàn ở hai phía trái ngược nhau… Khoảng 1 m 50 … thì những nhành cấp I cũng được ngắt búp để có những nhành cấp II sẽ ra hoa và kết trái …
Quả NHO vỏ mỏng, nhiều nước, vị chua ngọt, nhiều chất bổ … Ngoài quả ra, rễ và lá NHO cũng đều là những vị thuốc … Thần Nông Bản Thảo Kinh - cuốn sách y học cổ xưa vào bậc nhất của Trung Hoa - đã từng giới thiệu về công hiệu làm thuốc của NHO : nho ích khí, tăng lực, cường trí, làm cho người béo khoẻ, chịu đựng được đói khát, phong hàn … Ăn lâu ngày, người sẽ thấy nhẹ nhàng, thoải mái, trẻ mãi không già !!!
Những nhà nghiên cứu khẩu phần dinh dưỡng của các nước Tây Phương nhìn thấy cái được gọi là “nghịch lý Pháp” … khi người Pháp có xu hướng dùng nhiều chất béo động vật nhưng tỷ lệ bệnh tim mạch lại thấp : đấy là vì người Pháp dùng rượu vang nho khá nhiều …
Cho nên thật là thú vị khi nghe Chúa nói đến NHO : “Thầy là cây NHO thật … Cha Thầy là người trồng NHO … Nhành nào trong Thầy không sinh trái thì Người chặt đi … Còn nhành nào sinh trái thì Người tỉa sạch để nó sai trái hơn …”
Vậy là con người thuộc lớp nhành được tuyển - nhành cấp II - sẽ trổ hoa và kết trái …
Dĩ nhiên là muốn sinh hoa và kết trái … thì phải gắn kết với nhành cấp I … và thân cây … để có được giòng nhựa nguyên, giòng nhựa luyện … đồng thời cũng phải chấp nhận chuyện bị cắt tỉa …
Những giàn NHO và những chùm NHO thật là đẹp … nhưng … còn nỗi đau của cắt tỉa ??? Cắt tỉa một gốc NHO … nỗi đau ấy là nỗi đau … của thực vật … Khi con người nằm một chỗ, không còn biết gì nữa … ngoài chuyện “ăn” và “bài tiết” … thì người ta bảo chuyện sống như vậy là “sống thực vật” … Còn chuyện cắt tỉa một con người bằng bàn tay của Thiên Chúa với chiếc kéo Lời … thì lại là cả một chuyện vô cùng khác … bởi vì con người có lý trí, có suy nghĩ, có tự do … và cũng có chọn lựa …
Chúa Giêsu chỉ lấy câu chuyện thân và nhành, chuyện cắt tỉa … như những hình ảnh rất giới hạn để diễn tả …
Nhành gắn vào thân và chịu để được tỉa sạch … thì mang lại hoa trái : thế giới của thực vật là thế … nhưng thế giới của con người … thì sao ??? Và Thiên Chúa hầu như luôn thấy mình “bất lực” do trân trọng con người cùng với những gì làm nên họ : lý trí - ý chí - tự do - sáng tạo - tình yêu - và chọn lựa …
Gắn lý trí - gắn ý chí - gắn tự do - gắn sáng tạo - gắn tình yêu - gắn chọn lựa vào Chúa Giêsu, bằng lòng để cho Thiên Chúa tỉa sạch bằng lưỡi kéo Lời Ngài và Thánh Thần … thì sẽ sinh hoa kết trái, sẽ có một đời sống tốt lành được diễn tả bằng những việc làm tốt lành … và ai ai cũng được thưởng thức những hoa trái tốt lành ấy : những quả nho bổ dưỡng và chữa bệnh … của một đời người : ấy là tin, ấy là hy vọng, ấy là yêu thương …
Đấy cũng là Tái Tạo Dựng … từ biến cố Sống Lại … của Đấng chết để đền bù và Sống Lại để con người được sống … Công trình Tạo Dựng liên tục được thể hiện nơi từng con người … Ở từng giây, từng phút … Thiên Chúa Tạo Hoá đến gặp … và Người ước mong sao nhìn thấy con người ra đón … để rồi … tay trong tay, “Thiên Chúa tản bộ trong vườn với gió hiu hiu thổi chiều hôm.” (St 3,8). Hoàn toàn khác với cảnh xưa … khi loài người nghe tiếng bước của Thiên Chúa … thì “chúng - nam lẫn nữ - đi núp mình khuất mặt Thiên Chúa giữa những cây trong vườn !” …
NHO - người trồng, thân, nhành - khi những yếu tố thiên thời địa lợi ấy hòa quyện … thì sẽ mang lại niềm vui và sức mạnh … bởi vì Thiên Chúa Tình Yêu hiện diện trong hình Bánh và Rượu để trở thành lương thực thần linh cho cả hồn lẫn xác …
NHO : bồ đào : viên ngọc trong suốt …
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét