Nhạc nền

** *
Photobucket* Photobucket *
PHÔI PHA

30 tháng 11, 2011

Cận cảnh làng cối xay gió Zaanse Schans ở Hà Lan

Làng cối xay gió Zaanse Schans nằm ở ngoài ô thủ đô Amsterdam với khoảng 10 phút đi tàu từ nhà ga trung tâm. Đây là một không gian yên bình và thơ mộng với những chiếc cối xay gió cổ kính, với đồng cỏ bát ngát...

Mùa hè năm 2011, tôi và gia đình đã có một tour du lịch vòng quanh Châu Âu. Thủ đô Hà Lan là một trong những điểm đến đầu tiên của cuộc hành trình.
Làng cối xay gió Zaanse Schans giờ trở thành điểm du lịch của nhiều du khách.

Cận cảnh làng cối xay gió Zaanse Schans ở Hà Lan
Cận cảnh làng cối xay gió Zaanse Schans ở Hà Lan
Cận cảnh làng cối xay gió Zaanse Schans ở Hà Lan
Cận cảnh làng cối xay gió Zaanse Schans ở Hà Lan
Cận cảnh làng cối xay gió Zaanse Schans ở Hà Lan
Cận cảnh làng cối xay gió Zaanse Schans ở Hà Lan
Cận cảnh làng cối xay gió Zaanse Schans ở Hà Lan
Cận cảnh làng cối xay gió Zaanse Schans ở Hà Lan
Cận cảnh làng cối xay gió Zaanse Schans ở Hà Lan


Theo: Zing/BĐVN


5 phút mỗi ngày cho Lời Chúa tháng 12.2011

01/12/11 thứ năm đầu tháng tuần 1 mv
Mt 7,21.24-27

nghe và thực hành lời chúa
“Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời cả đâu, nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên Trời mới được vào mà thôi.” (Mt 7,21)
Suy niệm: Chiều ngày 31/3/2011, một ngôi nhà 5 tầng thuộc quận Đống Đa, Hà Nội bỗng nhiên chuyển động và nghiêng dần khiến dân cư chung quanh hoảng sợ vội vã tránh xa. Trong thoáng chốc toàn bộ ngôi nhà cao tầng đó đã sụp đổ hoàn toàn và chỉ còn lại một đống hoang tàn. Tiếp sau sự cố ấy, báo chí phanh phui ra hàng loạt những ngôi nhà cao tầng khác ở Hà Nội và Sài Gòn cũng đang nghiêng trầm trọng và có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Ai trong chúng ta biết nền móng của một ngôi nhà quan trọng như thế nào. Đối với ngôi nhà đức tin cũng thế. Ngôi nhà này được xây dựng trên nền móng là Lời Chúa. Muốn cho ngôi nhà đức tin kiên cố thì chúng phải được xây dựng trên nền móng vững chắc là việc thực thi Lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày.
Mời Bạn: Việc giữ đạo qua những thực hành như đi lễ đọc kinh là điều cần thiết nhưng chưa đủ; chúng ta còn phải thực hành Lời Chúa dạy trong những việc thuộc đời sống hằng ngày. Chính “chất” Tin Mừng thấm đậm bên trong những công việc thường nhật, là thứ bê tông chắc chắn biến đổi chúng trở nên nền tảng vững bền để xây dựng ngôi nhà đức tin, mà nếu không có chúng, đức tin sẽ chỉ là một đức tin chết.
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày tôi chọn một việc thường làm nhất trong ngày để làm một cách thật hoàn hảo theo tinh thần Phúc Âm.
Cầu nguyện: Lạy Chúa xin cho chúng con luôn biết chăm chỉ lắng nghe Lời Chúa và biết can đảm thực hành Lời ấy trong cuộc sống thường ngày. Amen.


BẢO CHỨNG CỦA TRƯỜNG SINH BẤT TỬ


Công chúa Touwan bên Trung Quốc từ trần vào khoảng năm 104 Trước Công Nguyên, nhưng được những người sinh sống đồng thời tin tưởng là bà sẽ trường sinh bất tử vì bà được an táng trong một quan tài bằng ngọc thạch. Chồng bà nhắm mắt lìa đời 9 năm trước đó cũng được an táng trong một quan tài tương tự.
Ðôi vợ chồng được an nghỉ trong hai ngôi mộ xây cất trong vùng đồi núi hoang vu. Mãi đến năm 1969 người ta mới khám phá ra và cả thế giới ngạc nhiên trước sự giàu sang của thời đại ấy được biểu lộ qua 2,800 của lễ được dâng tặng lúc cử hành lễ an táng, nhưng đặc biệt nhất là hai cái quan tài, mỗi cái gồm tất cả hai ngàn mảnh ngọc nhỏ được kết chung lại bằng những sợi chỉ bằng vàng.
Những người sinh sống vào thời đại ấy quan niệm rằng: vàng và ngọc thạch không bị thời gian làm hư  hại vì thế chúng ta bảo chứng cho sự trường sinh bất tử.
Trên ba vòng bán nguyệt của khung cửa chính ở nhà thờ chánh tòa Milanô bên Italia có khắc ba dòng chữ:
- Phía dưới hình một hoa hồng được chạm trổ tinh vi của một vòng bán nguyệt, người ta đọc được hàng chữ: "Mỗi hạnh phúc chỉ kéo dài trong khoảnh khắc".
- Bên vòng bán nguyệt của khung cửa kia, dưới hình một cây thập giá có ghi hàng chữ: "Mỗi đau khổ chỉ kéo dài trong một khoảnh khắc".
- Ở vòng nguyệt của khung cửa giữa dẫn vào lòng chính của vương cung thánh đường có khắc dòng chữ: "Chỉ có sự đời đời mới là quan trọng".
Ở giữa một bên là quan niệm đi tìm thuốc tiên hay sử dụng quan tài bằng ngọc thạch để được trường sinh bất tử và bên kia là quan niệm cuộc đời con người chấm cùng bằng cái chết, những người Kitô hữu xây dựng cuộc sống vĩnh cửu bằng những giây phút hiện tại và tin tưởng rằng cái chết là ngưỡng cửa dẫn vào cuộc sống đời đời và chính cuộc sống này mới thực sự quan trọng.
Vì thế họ chọn thái độ "sống gửi thác về". Họ thu nhặt những giá trị qúi như vàng ngọc bằng cách sống tốt, sống thật những giây phút hiện tại, bằng cách áp dụng "hai đạo luật vàng: mến chúa yêu người", vì họ biết rằng chỉ có những gì được làm vì tình yêu mới có giá trị vĩnh cửu.
Vì thế họ quan niệm đời sống là một cuộc hành trình, phải luôn cất bước ra đi: nước mắt, nụ cười chỉ có giá trị tương đối, để mỗi ngày họ bắt đầu lại, mỗi ngày họ cất một bước chân mới đi về nhà cha. Năm phụng vụ đã gần kết thúc. Giáo hội mời gọi chúng ta tiếp tục sống, nhưng với chú tâm sống tốt, sống thật từng phút giây hiện tại vì chúng là những hạt cát, những viên gạch xây dựng cho cuộc sống mai sau.



Tác giả Veritas



29 tháng 11, 2011

DANH NGÔN

Thói xấu nhất là sự buông tuồng, kẻ thù nguy hiểm nhất là sự ngu dốt.
*******


Con người vượt được nguy hiểm ở biển cả nhưng lại chết chìm trong giọt nước.
*******


Chúng ta cần khiêm tốn, bởi vì thành tựu của tôi và bạn đều chẳng được bao nhiêu.
Chúng ta đều chỉ là người khách qua đường, một thế kỷ sau sẽ đều bị lãng quên hoàn toàn.
*******


Học vấn không có quê hương nhưng người học phải có tổ quốc.
LOUIS PASTEUR
*******


Bạn hãy tin chắc rằng những gì bạn mang trong lòng mới là kho tàng quí báu của bạn.
DÉMOPHILE
*******


CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN


Thánh Clêmentê Hofbauer, nổi tiếng là một người nóng tính.
Ngài được cử làm bề trên một cô nhi viện. Một hôm trong nhà không còn lương thực, Clêmentê đã phải đích thân đi xin ăn. Ngài vào nhà một người giàu có đang tổ chức  một sòng bạc. Người chủ nhà vừa gặp cơn đen lại vừa bị người hành khất quấy rầy. Ông không kiềm nổi cơn bực bội nên đã nhổ tung nước bọt vào mặt thánh nhân. Bình thường có lẽ Clêmentê đã có phản ứng mạnh. Nhưng vốn luyện tập nhẫn nại, nên ngài đã đứng lên lau mặt rồi vui vẻ nói với người đã phỉ nhổ mình: "Ðó là qùa ông dành cho tôi, xin cảm ơn ông. Thế còn qùa của các trẻ mồ côi đâu?". Bị đánh động bởi cử chỉ điềm nhiên vui vẻ của thánh nhân, người chủ nhà đành  phải lấy tiền trao cho ngài để giúp đỡ các em mồ côi.
Cái dũng của thánh nhân chính là biết dùng sự thinh lặng, nhẫn nhục để biến cải tâm hồn con người. Cổ nhân thường nói: "Một câu nhịn bằng chín câu lành". Không có sức mạnh nào có thể thắng nổi sự bất bạo động. Bởi vì, khí giới dù có tối tân và có sức đe dọa đến đâu cũng không thể thuyết phục được tâm hồn con người. Chỉ có lòng tha thứ mới có thể bẻ gãy được thứ vũ khí ác hại nhất là hận thù.

Tác giả Veritas


28 tháng 11, 2011

Điệu lý mong chờ

Hồn tôi trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông (Tv 130:6). Điệu lý là một trong những làn điệu đặc trưng và độc đáo mang tính dân tộc, những ca khúc mang làn hơi dân ca khiến người ta luôn cảm thấy lắng đọng và yêu thích.

 

Công giáo cũng có những “điệu lý” mang âm hưởng riêng, một trong các làn điệu đó là “điệu lý mong chờ” được thể hiện trong suốt đời người Công giáo, đặc biệt là trong Mùa Vọng. Khi mong chờ, người ta thường có tâm trạng buồn hoặc bâng khuâng, nhưng nỗi mong chờ của người Công giáo không buồn thảm mà là “nỗi mong chờ thánh thiện”.
GIỜ ĐÃ HẸN
Người ta thường nói: “Điều gì đến sẽ đến” (What will be wil be, Que sera sera). Có khởi đầu ắt có kết thúc, sau thời gian mong chờ là lúc mãn nguyện (hoặc thất vọng). Thiên Chúa đã xác định: “Hãy an ủi dân Ta: Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giêrusalem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong, vì Thành đã bị tay Đức Chúa giáng phạt gấp hai lần tội phạm” (Is 40:1-2). Làm gì Chúa cũng báo trước, Chúa bảo chúng ta mong chờ nghĩa là “giờ đã hẹn”.
Nỗi mong chờ đó được Chúa đến gắn kết với sự sám hối và đền tội. Ngôi Hai đến để thực hiện Lòng Thương Xót. Chính Lòng Chúa Thương Xót đó được thể hiện trọn vẹn đối với những người biết ăn năn và chấn chỉnh theo lời mời gọi: “Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Đức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu” (Is 40:3-4). Sa mạc ở đây không phải là sa mạc Sahara hay bất kỳ một sa mạc nào, mà đó là Sa-Mạc-Tâm-Hồn. Tâm hồn cần tĩnh lặng như sa mạc để có thể lắng nghe Tiếng Chúa.
Khi đã “gặp” được Thiên Chúa, người đó sẽ không thể im lặng mà sẽ thông báo cho người khác biết: “Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền” (Is 40:9-10), đồng thời người đó tràn ngập hạnh phúc vì nhận thấy “lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình dẫn dắt” (Is 40:11).
Đó là điều vừa minh nhiên vừa mặc nhiên vì Thiên Chúa “chúc bình an cho dân Ngài, cho kẻ trung hiếu và những ai hướng lòng trí về Ngài” (Tv 85:9). Thiên Chúa luôn trung tín trong mọi Lời Ngài đã tuyên bố, không bao giờ nuốt lời hoặc chậm trễ: “Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” (2 Pr 3:9). Sự mong chờ Chúa đến sẽ được bù đắp: “Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên. Tín nghĩa mọc lên từ đất thấp, công lý nhìn xuống tự trời cao” (Tv 85:11-12).
Khi đón tiếp một vị chức sắc, cả đời và đạo, chúng ta luôn chuẩn bị chu đáo: Làm vệ sinh, dọn dẹp cho gọn gàng, sơn phết cho đẹp mắt, trang trí lộng lẫy,… Chúng ta cũng phải dọn tâm hồn cho sạch sẽ và ngay thẳng để đón tiếp Thiên Chúa, nhưng Ngài không muốn chúng ta dọn đường cho Ngài theo kiểu phàm tục mà theo Ý Ngài: “Công lý đi tiền phong trước mặt Ngài, mở lối cho Ngài đặt bước chân” (Tv 85:14). Ngài đến để cứu những gì đã mất (Lc 19:9) và phục hồi nhân phẩm cho chúng ta.
Làm hang đá, trang trí nhà thờ, làm hoạt cảnh Giáng sinh,… Tất cả cũng cần, nhưng vẫn chỉ là phụ, cái cần thiết nhất là chuẩn bị “máng cỏ tâm hồn” của chính chúng ta để Vương Nhi Giêsu ngự xuống.
GIỜ ĐÃ ĐIỂM
Nhìn vào những dấu chỉ của thời đại, những việc xảy ra hàng ngày, chúng ta đủ thấy rõ: Giờ đã điểm. Do đó mà đừng chần chừ, đừng lần lữa, hãy cấp tốc thay đổi cách sống ngay!
Con người tính tháng, tính ngày, thời gian dài hay ngắn tùy mức độ sự việc. Có khi vài ngày cũng là dài, và có khi vài năm vẫn là ngắn. Thánh Phêrô so sánh: “Đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày” (2 Pr 3:8). Ngày của Chúa sẽ vô cùng bất ngờ, có thể ngay sau khi chúng ta vừa chợt nghĩ đến, Ngài đến như kẻ trộm và như chủ về bất ngờ: “Ngày đó, các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị thiêu huỷ” (2 Pr 3:10). Chúa đến theo lời Ngài hứa, Ngài đến để đòi công lý cho chúng ta. Thật hạnh phúc, vì nỗi mong chờ của chúng ta là “mong đợ trời mới và đất mới, nơi công lý ngự trị” (2 Pr 3:13). Tuy nhiên, chúng ta không thể giả bộ mong chờ, làm ra vẻ chờ đợi, nhưng phải sống như thánh Phêrô nói: “Trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh chị em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an” (2 Pr 3:14). Rất đáng quan ngại nên rất cần chú ý lời cảnh báo của Chúa Giêsu: “Liệu còn lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18:8).
Thiên Chúa đã sai sứ giả đi trước Chúa Con, sứ giả này sẽ dọn đường cho Chúa Con (x. Is 40:3). Sứ giả đó tên là Gioan và có “biệt danh” là Tẩy giả, nghĩa là người làm Phép rửa. Ông đã kêu gọi: “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi” (Mc 1:3). Đó là “tiếng kêu trong sa mạc” nhưng không phải ông nói cho đất cát và không khí nghe, mà ông kêu gọi chính chúng ta. Théo chính thánh Gioan Tẩy Giả thuật lại, ông đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội. Thời đó, mọi người từ khắp miền Giuđê và thành Giêrusalem kéo đến với ông, họ thú tội và ông làm phép rửa cho họ trong sông Giođan (Mc 1:5).
Thánh Gioan sống rất giản dị: mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng (x. Mc 1:6). Người giản dị là người sâu sắc, người coi trọng bề ngoài là người nông cạn. Lẽ thường là vậy. Thánh Gioan còn là người sống rất khiêm nhường: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người” (Mc 1:7). Mà đức khiêm nhường rất quan trọng vì khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức.
Khi hòa chung “điệu lý mong chờ”, chúng ta phải sám hối và đền tội. Nhưng để có thể sám hối và đền tội, chúng ta phải sống khiêm nhường. Người khiêm nhường thì luôn giản dị. Một chuỗi hệ lụy tuyệt vời: Giản dị à Khiêm nhường à Sám hối à Đền tội, và hệ lụy tất yếu tiếp theo là được cứu độ.
Thánh Gioan là người tiền phong, được coi trọng, nhưng ông xác định: “Tôi làm phép rửa cho anh chị em trong nước, còn Người sẽ làm phép rửa cho anh chị em trong Thánh Thần” (Mc 1:8). Thật vậy, Chúa Thánh Thần rất quan trọng trong cuộc đời chúng ta, nhưng Chúa Thánh Thần thường xuyên bị chúng ta lãng quên! Hãy canh tân và chấn chỉnh, vì Giờ Đã Điểm!
Lạy Chúa, Ngài muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế, vì Ngài không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi (x. Mt 9:13). Chúng con hoàn toàn bất xứng, nhưng chúng con luôn tín thác nơi Ngài. Xin canh tân và cứu độ chúng con để chúng con được sống dồi dào (x. Ga 10:10). Chúng con cầu xin nhân Danh Đấng Thiên Sai. Amen.

TRẦM THIÊN THU

Tác giả bài viết: Trầm Thiên Thu


BÀ VỢ CỦA SOCRATE


Nhà hiền triết Hy Lạp Socrate chẳng may có một người vợ khó tính như chằng tinh. Nhưng ông đã chịu đựng tất cả những dở chứng của bà một cách kỳ diệu. Một ngày nọ, ông đang làm đạo với các môn sinh ngay trước cửa nhà, bà vợ bắt đầu dùng một lời lẽ thô tục để rủa sả ông. Nhưng ông vẫn một mực điềm nhiên như không nghe biết gì. Bà vợ không cầm nổi cơn giận, đã múc một gáo nước tạt vào người ông. Nhà hiền triết cũng không để lộ một phản ứng. Mãi một lúc sau, ông mới bỗng đùa với đám môn sinh: "Sau cơn sấm sét thì lại có mưa giông".
Thánh Basiliô khuyên dạy như sau: "Ðừng ăn miếng trả miếng". Kẻ chiến thắng trong một cuộc chiến phi lý là người bất hạnh nhất, bởi vì người đó sẽ mang theo tất cả phần lỗi� Hãy để cho kẻ thù ta là thầy dạy ta. Ðừng bắt chước điều ta ghét bỏ. Ðừng trở nên gương soi cho một kẻ đang giận dữ bằng cách phản chiếu chính khuôn mặt giận dữ của người đó.



Tác giả Veritas



27 tháng 11, 2011

Mùa Vọng có ý nghĩa gì?

Tìm Hiểu Ý Nghĩa, Tập Tục và Tinh Thần Mùa Vọng (Advent)
 
1. Tại sao gọi là Mùa Vọng?

- Mùa Vọng dịch từ tiếng La tinh "Adventus", có nghĩa là "đến". Vọng là mong đợi, mong chờ điều sắp đến.

2. Mùa Vọng có mấy nghĩa? 
 

- Có 4 nghĩa:
 

1)  Mùa Vọng nhớ lại thời gian dân Do thái mong đợi Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để "giải phóng" dân Israel khỏi ách tội lỗi. Ngài "đã đến" lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Ngài đã giải phóng họ khỏi ách tội lỗi bằng giáo lý và cái chết của Ngài.

2)  Mùa Vọng còn có ý nghĩa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế. Không ai biết được ngày giờ nào.

3)  Ngày nay, mùa Vọng để dọn lòng mừng kỷ niệm lễ Chúa Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12.

4)  Mỗi người cần "tỉnh thức, sẵn sàng" đón Chúa đến vào ngày tận thế đời mình (giờ chết), để Chúa đưa mình về Nước Chúa muôn đời.

3. Thời gian mùa Vọng dài bao lâu?
 

- Giáo hội ấn định mùa Vọng dài 4 tuần lễ trước lễ Giáng Sinh (trong tháng 12) để nhớ thời gian dân Do thái, sau khi được đưa ra khỏi đất nô lệ Ai cập đã đi lang thang trong sa mạc 40 năm trước khi được vào đất hứa.

4. Nghi lễ mùa Vọng có gì khác? 
1)  Bàn thờ, giảng đài, phủ khăn màu tím lạt có ý gì?
- Mầu tím lạt, nhắc nhớ giáo dân ăn năn sám hối tội lỗi.

2)  Vòng hoa 4 cây nến, tượng trưng cho điều gì?
 

- 4 cây nến tượng trưng cho tuần trước lễ Chúa Giáng sinh, mỗi tuần đốt thêm một cây. Ba cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho Chúa nhật thứ 3, nói lên niềm vui như Thánh Phaolô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến! Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu. Nến tượng trưng cho ánh sáng Chúa Kitô.

Đầu tiên tại miền Bắc nước Đức, vòng hoa kiểu này được các gia đình đạo Tin lành trưng bày, sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo vào năm 1925 tại tỉnh Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.

3)  Chủ tế mặc áo lễ mầu gì?
- Mầu tím lạt, nhiều nhà thờ Mỹ chủ tế mặc mầu xanh lá thông.

4)  Bài đọc trong thánh lễ như thế nào?
- Theo chu kỳ năm 3 năm: ABC. Năm nay là năm C.

5)  Ca đoàn hát những bài có ý nghĩa gì?
- Những bài có ý nghĩa chờ mong như: Trời cao hãy đổ sương xuống...Này dân Sion, Chúa ngươi sắp tới...

6)  Tinh thần mùa Vọng là gì?
 
- Là đáp lại lời kêu gọi của thánh Gioan Tiền hô: Hãy dọn đường đón Chúa: Quanh co uốn cho ngay, gồ ghề san cho phẳng, hố sâu lấp cho đầy, nơi cao phải bạt xuống.

7)  Cá nhân tham gia mùa Vọng nên làm gì?
 
- Nên làm "hang đá tâm hồn" cho Chúa Hài Đồng theo tinh thần của lễ của 3 nhà đạo sĩ mang tới dâng Chúa: vàng (mến Chúa yêu người), nhũ hương (cầu nguyện), mộc dược (hi sinh hãm mình).

- Tham gia tĩnh tâm, xưng tội do giáo xứ, cộng đoàn tổ chức.

- Không nên quá chú trọng vào các gói quà (gift), thiệp mừng, các sản phẩm thương mại, máng cỏ lập lòe đèn điện, các cuộc vui trần tục mà quên đi TÌNH THƯƠNG BAO LA của Ngôi Hai giáng trần chuộc tội muôn dân.

Tóm tắt, Mục tiêu sống mùa Vọng:
Mùa Vọng về ta chờ đón Chúa
Làm hang đá sạch sẽ thơm tho
Ấm áp không phải hơi bò
Nhưng là tình mến, hy sinh, nguyện cầu.
Church of Saint Columba
 1327 Lafond Avenue
 St. Paul, MN 55104
 
Phone: (651) 645-9179    Fax: (651) 645-9170

Cách loại bỏ virus từ ổ USB

Các ổ đĩa cắm ngoài sử dụng chuẩn kết nối USB đã trở nên thông dụng, hầu hết chúng được sử dụng để di chuyển dữ liệu từ nhiều hệ thống một cách thường xuyên. Thậm chí, ổ USB còn rất hữu ích và chúng cũng là "lối đi" dễ dàng cho vi rút máy tính.

Bất kì khi
nào bạn kết nối ổ USB với máy tính đã nhiễm vi rút, vi rút sẽ chuyển sang ổ đĩa. Để bảo vệ các dữ liệu của bạn cũng như các hệ thống mà bạn kết nối tới, 8 giải pháp sau có thể sẽ cho bạn câu trả lời.
1. USB Guardian
Cách loại bỏ virus từ ổ USB, Tin tức trong ngày, Cach loai bo vi rut tu o USB, loai bo virus, virus, loai bo virus tu o USB, o USB, bao
USB Guardian cho phép bạn tận hưởng sự an toàn khi chia sẻ tệp tin khi bạn sao chép phim ảnh, ca nhạc, tài liệu mà không lo vấn đề sẽ bị nhiễm vi rút chuyển qua USB. Tải miễn phí phần mềm tại đây.

2. USB WriteProtector
Cách loại bỏ virus từ ổ USB, Tin tức trong ngày, Cach loai bo vi rut tu o USB, loai bo virus, virus, loai bo virus tu o USB, o USB, bao
USB Write Protector chỉ cho phép dữ liệu có thể đọc từ ổ USB nhưng không cho phép dữ liệu được ghi vào ổ đĩa. Điều này giúp bạn tránh khỏi các hiểm họa từ virus khi kết nối với máy tính. Tải miễn phí phần mềm tại đây.

3. USB FireWall
Cách loại bỏ virus từ ổ USB, Tin tức trong ngày, Cach loai bo vi rut tu o USB, loai bo virus, virus, loai bo virus tu o USB, o USB, bao
USBFireWall cũng có thể quét tất cả các phân vùng để tìm và diệt các chương trình tự động chạy. Khi bạn nhấn đôi chuột vào phân vùng hoặc ổ đĩa cũng đồng nghĩa với việc bạn khởi chạy virus. Tải miễn phí phần mềm tại đây.

4. USB Disk Security
Cách loại bỏ virus từ ổ USB, Tin tức trong ngày, Cach loai bo vi rut tu o USB, loai bo virus, virus, loai bo virus tu o USB, o USB, bao
USB Disk Security cung cấp các bảo vệ chống lại bất kì các chương trình độc hại nào cố gắng lây nhiễm qua ổ USB. Chương trình cung cấp mức độ bảo vệ cao nhất chống lại các hành động ăn cắp thông tin quan trọng và ngăn các truy cập không được phép. Tải miễn phí phần mềm tại đây.

5. USB immunizer
Cách loại bỏ virus từ ổ USB, Tin tức trong ngày, Cach loai bo vi rut tu o USB, loai bo virus, virus, loai bo virus tu o USB, o USB, bao
USB Immunizer là một công cụ đơn giản có thể giảm nguy cơ ổ USB của bạn bị nhiễm các chương trình độc hại tự động lây nhiễm. Tải miễn phí phần mềm tại đây.

6. Autorun Eater
Cách loại bỏ virus từ ổ USB, Tin tức trong ngày, Cach loai bo vi rut tu o USB, loai bo virus, virus, loai bo virus tu o USB, o USB, bao
Autorun Eater sẽ loại bỏ bất kì tệp tin ‘autorun. inf’ đáng ngờ nào trước khi người sử dụng có thể truy cập ổ đĩa. Tải miễn phí phần mềm tại đây.

7. USB Threat Defender
Cách loại bỏ virus từ ổ USB, Tin tức trong ngày, Cach loai bo vi rut tu o USB, loai bo virus, virus, loai bo virus tu o USB, o USB, bao
USB Threat Defender không chỉ là giống các chương trình loại bỏ virus từ tệp tin autorun. inf virus remover mà nó còn cung cấp khả năng tối đa. Đây là mức bảo vệ với việc phát hiện virus khi mà một chương trình diệt virus tốt nhất đã bỏ qua. Việc bảo vệ hai lớp này giúp các nguy cơ lây nhiễm virus bị hạn chế tối đa. Tải miễn phí phần mềm tại đây.

8. Panda USB and AutoRun Vaccine
Cách loại bỏ virus từ ổ USB, Tin tức trong ngày, Cach loai bo vi rut tu o USB, loai bo virus, virus, loai bo virus tu o USB, o USB, bao
Panda USB Vaccine cho phép người dùng được "tiêm phòng" máy tính của họ và vô hiệu hóa AutoRun một cách hoàn toàn do vậy không thể có bất kì chương trình tự động nào từ ổ USB/CD/DVD có thể khởi chạy.
Việc sử dụng máy tính với hệ điều hành Windows luôn đồng nghĩa với việc máy tính của bạn có nguy cơ bị rình rập bới các phần mềm độc hại luôn tìm cách tấn công và làm hỏng hệ thống của bạn. Sử dụng các giải pháp trên giúp bạn ngăn ngừa được nhiều nguy cơ hơn. Tải miễn phí phần mềm tại đây.
                                                                                                                                                      Theo XHTT


PHẢI CANH THỨC

Photobucket


Thác Máu độc đáo ở Nam Cực

Các cộng đồng vi khuẩn cổ độc đáo bên dưới sông băng Taylor đã hình thành nên một thác nước có màu đỏ kì lạ, được gọi là thác Máu.
Các cộng đồng vi khuẩn cổ độc đáo bên dưới sông băng Taylor đã hình thành nên một thác nước có màu đỏ kì lạ, được gọi là thác Máu.

Nam Cực thường gợi hình ảnh của màu trắng và xanh dương, nhưng lục địa băng giá này đôi khi có thể bị ảnh hưởng bởi màu sắc bất thường. Hơn một thế kỉ trước, khi nhà địa chất học Griffith Taylor lần đầu tiên khám phá Nam Cực, ông đã tìm thấy một vết màu đỏ kì lạ tràn ra từ mỏm sông băng trông như thác nước. Toàn bộ khu vực này gợi hình ảnh của một thác máu.

Nguồn gốc của thác Máu là một hồ nước mặn bị mắc kẹt dưới dòng sông băng khổng lồ xuất hiện ít nhất là 1,5 triệu năm trước. Không giống như các sông băng ở Nam Cực khác, Taylor không đóng băng hoàn toàn mà chỉ kết thành từng tảng lớn trên bề mặt. Bên dưới vẫn còn là nước, bởi vì vài triệu năm trước đây, thung lũng Taylor là vùng biển bao quanh giống như một vịnh hẹp.

Khi khí hậu thay đổi và biển rút lui, một hồ nước mặn đã chiếm thung lũng. Sắt có chứa muối từ nước biển đọng lại trong đáy hồ. Nhiệt độ của nước trong hồ là -5 độ C, nước rất mặn. Độ mặn gấp 2 đến 3 lần so với nước biển bình thường. Chính vì vậy mà nó không bao giờ đóng băng, nước chỉ có thể từ từ thẩm thấu vào băng khiến cho chúng có sắc đỏ đặc biệt. Thác Máu là một sông băng gỉ giàu chất sắt.

Tuy nhiên, thác Máu còn sở hữu một bí mật nữa, được các nhà khoa học đến từ đại học Harvard khám phá ra. Phải mất nhiều năm liền, họ mới lấy được một mẫu nước trong hồ dưới lòng sông băng Taylor này. Họ đã phát hiện ra toàn bộ thác Máu là một hệ sinh thái của vi khuẩn cổ bị mắc kẹt qua hàng thiên niên kỉ dưới lòng đất, mà không có các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng chúng đến từ thế giới bên ngoài. Phân tích mẫu nước gồm có hóa chất và vi sinh vật, các nhà khoa học khẳng định đây là hệ sinh thái của vi khuẩn tự dưỡng hiếm có dưới bề mặt sông băng.

Mẫu nước có ít nhất 17 loại vi khuẩn khác nhau và không có oxy. Nhưng chúng vẫn sống, vẫn tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt với một nhiệt độ cực thấp và ánh sáng mặt trời cũng không thể xuyên qua cả một lớp băng dày nhiều tầng của dòng sông băng Taylor để chiếu ánh nắng xuống mặt hồ, nằm sâu 400 m bên dưới. Duy chỉ có chất sắt và các hợp chất lưu huỳnh là nguồn năng lượng cơ bản nuôi sống cộng đồng vi khuẩn cổ tồn tại qua hàng triệu năm nay. Nhưng một vết nứt ở sông băng khiến cho hồ nước ở dưới mặt băng chảy ra, tạo thành thác mà không làm ô nhiễm hệ sinh thái bên trong hồ.

Khi các nhà địa chất đầu tiên phát hiện ra thác nước tại sông băng Taylor ở thung lũng khô McMurdo trong năm 1911, họ nghĩ rằng màu đỏ của nước là do tảo sản sinh ra, nhưng bản chất thật sự của nó hóa ra là do sắt oxit gây ra ngoạn mục hơn nhiều so với tuyên đoán ban đầu.

Nơi này không bình thường cung cấp cho các nhà khoa học một cơ hội duy nhất để nghiên cứu cuộc sống bên dưới bề mặt sông băng Taylor, cuộc sống của vi sinh vật cổ đại trong điều kiện khắc nghiệt mà không cần phải khoan các lỗ khoan sâu trong chỏm băng vùng cực, với nguy cơ ô nhiễm liên quan đến môi trường mỏng manh xung quanh các tảng băng.


Một số hình ảnh về thác Máu độc đáo:



Thác Máu độc đáo ở Nam Cực






Theo BĐVN





CHÚA NHẬT I MV B: ANH EM HÃY TỈNH THỨC

Hôm nay chúng ta cùng với cả Giáo Hội bước vào Mùa Vọng, mùa của đợi chờ và hy vọng. Mùa vọng không chỉ là mùa giúp người tín hữu đợi chờ chuẩn bị cho ngày Đại lễ Giáng Sinh kỷ niệm việc Thiên Chúa đến lần thứ nhất, mà con là mùa nhắc nhở cho chúng ta về ngày Chúa trở lại lần thứ hai, ngày mà tất cả mọi người sẽ phải tính sổ cuộc đời với Chúa, nhưng trước hết vẫn là ngày Chúa đến với mỗi người trong ngày cuối cùng cuộc đời của mình đó là ngày chết.
 Ngày ấy chúng ta sẽ phải thanh tóan cho Chúa tất cả những gì Chúa đã ký gởi nơi chúng ta. Ngày ấy sẽ là ngày vui mừng hân hoan hay là ngày kinh hoàng, điều đó hoàn toàn tùy thuộc thái độ và cách sống của mỗi người ngay ngày hôm nay.
Ngày xưa người Do Thái đã phải trải qua hàng ngàn năm đợi chờ Chúa đến lần thứ nhất, niềm hy vọng và đợi chờ này là sức mạnh giúp họ vượt qua những thử thách đổng thời giúp họ điều chỉnh lại thái độ sống của mình. Chúng ta nghe tâm tình của dân Do Thái được thể hiện qua lời ngôn sứ Isaia: Lạy Đức Chúa, Ngài là cha chúng con, là Đấng cứu chuộc chúng con, tại sao Ngài lại để chúng con xa đường lối Ngài, tại sao Ngài làm cho lòng chúng con ra chai đá chẳng còn biết kính sợ Ngài? Dân Israel ý thức được rằng chình vì tội lỗi của họ, vì sự ngỗ nghịch cứng lòng của họ, vì sự quay lưng lại với Thiên Chúa khiến cho họ phài trăm ngàn đau khổ: Tất cả chúng con đã trở nên như đồ nhiểm uế, các việc làm của chúng con chỉ như chiếc áo dơ bẩn, và tội ác chúng con đã phạm đã khiến Ngài ngoảnh mặt làm ngơ. Với một thái độ thành tân khiêm nhường như thế, họ tha thiết nài xin Thiên Chúa: Lạy Chúa, xin Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước thánh nhan. Bởi vì tội lỗi từ nguyên tổ loài người đến tội lỗi của bao thế hệ con cháu, đã khiến cho cửa trời như bị đóng lại, mối dây liên hệ với Thiên chúa như bị cắt đứt, nay dân Chúa đang nài xin Chúa xé trời mà ngự xuống để giải thoát họ.
Thiên Chúa không mãi đứng từ xa để nhìn con người đau khổ trong tội lỗi, vì thế khi đến thời đã định, Ngài đã cho Con của Ngài xuống thế để đồng hành, để yêu thương, để chữa lành và để cứu con người khỏi phải án chết và ban tặng cho con người sự sống mới của Thiên Chúa. Đức Giêsu chính là Người Con ấy, Ngày đã đến để tìm kiếm và cứu chữa những tâm hồn đau thương dập nát, băng bó những tâm hồn bị thương tích, công bố năm hồng ân và ngày cứu độ của Thiên Chúa. Tất cả những ai đón nhận Ngài và tin Mừng của Ngài cùng sống theo những điều Ngài hướng dẫn thì được cứu độ, được chia sẻ hạnh phúc làm con Thiên Chúa với Ngài. Thánh Phaolô trong thư gửi cho cộng đoàn Corintô đã diển tả điều đó khi nói rằng: Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta và xin Chuá Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an. Thánh Phaolô cũng mời gọi mọi người luôn ý thúc rằng mình đã được Thiên Chúa yêu thương và cứu chuộc, được nghe Lời Chúa, được hiểu biết màu nhiệm Thiên Chúa, được ơn Chúa trợ giúp và làm cho nên phong phú sung mãn thì cần phải ăn ở cho xứng đáng cho đến ngày Chúa Kitô trở lại lần thứ hai, phải sống làm sao để không ai có thể trách cứ được anh em điều gì cho đến ngày vinh quang Chúa tỏ hiện.
Chúa sẽ trở lại lần thứ hai trong vinh quang với quyền năng của một vị thẩm phán, đó là điều Đức Giêsu đã khẳng định và là niềm tin của Giáo Hội và của mỗi người chúng ta. Trong Tin mừng đã nhiều lần Chúa nói đến ngày này, ngày Chúa sẽ là Đức vua phân biệt người lành và kẻ dữ như người mục tử phân biệt chiên ra khỏi dê, Ngày Người trở lại như ông chủ trở về đòi các đầy tớ tính sổ va nộp cả vốn lẫn lời. Chắc chắn Chúa sẽ trở lại, nhưng Ngài lại không hẹn giờ, vì thế, cuộc trở lại lần thứ hai là cuộc trở lại trong bất ngờ, và Ngài cảnh báo chúng ta: Anh em phải canh thức vì anh em không biết khi nào chủ nhà sẽ đến. Con người luôn để mình rơi vào tình trạng bất ngờ, mê ngủ hoạc là chè chén say sưa bỏ bê công việc, như câu chuyện Chúa kể hôm nay.
Người chủ kia trẩy đi phương xa và trao quyền lại cho đầy tớ mỗi người một việc và ra lệnh cho họ phải canh giữ và tỉnh thức. Mỗi người đều có công việc riêng của mình và hoàn cảnh riêng của mình, tất cả đều do ông chủ là Thiên Chúa trao cho, mà mỗi người phải hết mình và tận tâm để chu toàn. Qua lời dặn dò, ông muốn những người đầy tớ này không chỉ giữ nguyên vẹn an toàn, mà còn phai làm việc để sinh lời những đồng vốn ông trao gửi. Ông sẽ trở về có thể là chập tối, lúc nửa đêm hay lúc gà gáy về sáng, ông không muốn thấy đầy tớ của ông mê man say ngủ, mà ông muốn họ phải tỉnh thức, thắp đèn chờ đón ông. Tinh thức, thắp đèn, chờ đón, đó là một thái độ chờ đợi trong sẳn sàng và chủ động làm việc chứ không phải là ủ rũ thụ động chờ đợi trong mòn mỏi.
Thưa quý OBACE, Hãy canh thức là điều chúng ta luôn được nhắc nhở, song cũng lại là điều chúng ta dễ quên nhất. Biết chắc chắn rằng Chúa sẽ đến bất cứ lúc nào, song chúng ta vẫn bị bất ngờ. Chính sư lôi kéo của thế gian làm cho chúng ta quên ngày chúng ta phải trở về, nhiều người đã sống như thể mình sẽ không bao giờ phải chết hoặc là tránh né không dám nhắc đến ngày phải trở về, vì thế họ để cho công việc, tiền bạc, của cải chiếm hết thời gian và những lo toan của họ, khiến họ không còn giờ để lo cho Ngày Chúa đến với mình nữa.
Nhiều người đã quên mất thân phận của mình chỉ là một người đầy tớ, một người quản lý được Chúa trao cho tài sản để sinh lời cho Chúa, mà lại coi mình như là ông chủ bà chủ và ngủ mê trong trong công việc của mình, lo hưởng thụ và không lo làm lời những đồng vốn, những nén bạc Chúa trao hoặc lại đem đi chôn giấu.
Lời Chúa hôm nay đang đánh thức chúng ta, vì có nhiều người vẫn thức nhưng không tỉnh, mà sống trong trạng thái lơ mơ không biết đâu là cùng đích cuộc đời, không xác định được cái gì là bền vững, cái gì là mau qua, đâu là hạnh phúc thật và đâu là ảo ảnh. Hạnh phúc thật của chúng ta là Thiên Chúa và Nước Trời, mọi sự ở trần gian: tiền bạc của cải danh vọng quyền lực rồi sẽ qua mau, chỉ có Thiên Chúa là bển vững và hạnh phúc ngài ban là vĩnh cửu. Những ai còn đang mê ngủ, hảy tỉnh dây để điều chỉnh cuộc sống của mình của gia đình mình đi cho đúng đường của Chúa thì mới có thể đạt được hạnh phúc thật.
Nhiều người cha người mẹ đang mê ngủ trong sự lười biếng của mình, ngủ mê trong khối tài sản của mình, lấy lý do bận rộn để bỏ quên việc canh thức cho chính mình và cho gia đình mình. Hảy canh thức bằng cách sắp xếp và điều chỉnh lại nếp sống đạo đức của cả gia đình bằng việc giúp nhau lãnh nhậnn Bí tích, tham dự Thánh lể, rước lể, bằng đọc kinh cầu nguyện và đọc Lời chúa mỗi ngày, thắp lên ngọn lửa yêu thương trong gia đình, vì gia đình và con cái chính là tài sản quý giá nhất mà Thiên Chúa trao cho mỗi chúng ta, hãy làm cho gia đình trở nên phong phú và đầy tình yêu thương. Hãy canh thức đừng để cho sự nghi kỵ và ích kỷ tham lam nó làm đổ vỡ tình nghĩa gia đình giữa cha mẹ và con cái giữa anh em ruột thịt, đừng để cho đồng tiền nó cướp đi hạnh phúc và hơi ấm của gia đình, nó gây chia rẽ trong gia đình trong anh em, láng giềng.
Còn với các bạn trẻ, Lời Chúa mời gọi các bạn canh thức, tức là canh chừng đừng để mình ngủ quên trong xả hội hưởng thụ hôm nay; công việc, tương lai của các bạn, danh vọng địa vị sẽ để làm gì nếu ngay đêm nay Chúa là ông chủ đòi bạn tính sổ cuộc đời. Hãy canh thức đừng để mình rơi vào tình trạng nghiện ngập bê tha, ăn chơi buông thả, đừng quên mình là người Công giáo, người con Chúa. Đừng nghĩ rằng mình còn trẻ thì ngày ấy chưa đến, sẽ không phải chết, đừng sợ nghĩ đến cái chết, vì khi biết nghĩ đến ngày mai mình phải chết sẽ giúp cho mình biết sống tốt hơn và mỗi ngày sống hãy sống yêu thương cho đầy tràn, hãy sống cho có ý nghĩa và hãy sống có ích cho chính mình, cho đời, hãy sống như thể ngày mai mình sẽ phải chết, để mình khỏi mê ngủ và không uổng phí cuộc đời vào những chuyện mau qua.
Cầu chúc cho mọi người có một mùa vọng thật sốt sáng. Amen


Tác giả bài viết: Lm. Đỗ Đức Trí